Đào Thanh Phong đi ngang qua một sạp báo, bị hình ảnh trên tờ bìa một tạp chí hấp dẫn tầm mắt. Sạp báo tất nhiên phần lớn bán tạp chí đang lưu hành, hoặc truyện tranh học sinh tiểu học trung học thích. Đào Thanh Phong tiện tay cầm cuốn tạp chí lên, đọc tựa đề ‘Trào lưu hiện đại-thu san’. Hình bìa là Sa Châu mặc áo len màu vàng nhạt, quần jean tím, mang giày thể thao. Đào Thanh Phong nhớ từng gặp người này trong buổi phỏng vấn, nam số ba của ‘Hoàng hậu Quy Ninh’.
Sa Châu là ngôi sao trẻ đang nổi, tốt nghiệp trường lớp chính quy, hình tượng chàng trai ấm áp. Tuy cũng thuộc phái thần tượng như Đào Thanh, nhưng vị trí trong giới cao hơn nhiều. Nói một cách dễ hiểu là trong lúc Đào Thanh phải đau khổ cầu xin thậm chí phải chấp nhận những phim kém chất lượng, thì Sa Châu đã từ từ chuyển hình sang phái thực lực.
Hình bìa này được chụp ngay sau khi Sa Châu nhận vai chính trong bộ phim điện ảnh ‘Mùa xuân ấm áp’. di","ễn.dàl/l/qlyddư.oon Nam chính điển hình ‘chàng trai nhà bên’, vừa học giỏi vừa tốt tính, nhờ xã hội rèn giũa từ từ bớt đi sự ngông cuồng thời thiếu niên, càng ngày càng kiên định, cuối cùng đạt được hạnh phúc mỹ mãn. Không có bi thương tê tâm liệt phế, không kịch tính quá nhiều, hẳn là sẽ được đề cử một giải thưởng nào đó, nhưng không hẳn sẽ đạt. Có điều đối với diễn viên thần tượng như Sa Châu, bộ phim này xem như một bước chuyển hình tốt.
Mấy cuốn tạp chí đặt bên ngoài dĩ nhiên là cho khách xem trước nên, nên Đào Thanh Phong lấy xem cũng không bị nói gì. Ông chủ sạp thấy Đào Thanh Phong cứ lật trang liên tục, cho rằng Đào Thanh Phong chỉ xem hình. Thật ra là do tốc độ đọc của Đào Thanh Phong vốn đã nhanh, nay gặp chữ sắp theo hàng ngang dễ đọc nên tốc độ càng nhanh hơn nữa, quét mắt một lượt đã hiểu rõ hết nội dung toàn bài. Chỉ mười mấy giây đã xem xong bài phỏng vấn Sa Châu.
Điều khiến Đào Thanh Phong ấn tượng nhất là cái nhìn của Sa Châu về nhân vật Uy Viễn tướng quân sắp diễn trong ‘Hoàng hậu Quy Ninh’: Uy Viễn tướng quân Lưu Cảm Cô của triều Đại Hưng là mối tình đầu của hoàng hậu Quy Ninh thời thiếu nữ. Nhưng trong lòng Uy Viễn tướng quân chỉ có quốc gia đại nghĩa, đã nhanh chóng chặt đứt tình cảm mới manh nha của hoàng hậu Quy Ninh. Giai thoại ‘Hương Xương nửa đêm chạy tới phủ tướng quân’ đã thể hiện đầy đủ sự chính phái của Uy Viễn tướng quân.’ Sa Châu còn bày tỏ, ‘Hoàng hậu Quy Ninh’ chưa bắt đầu quay, không rõ kịch bản lắm. Nhưng lúc còn nhỏ từng nghe kể các giai thoại, Uy Viễn tướng quân là hình tượng người đàn ông chân chính, thật sự rất giống tôi’ Sa Châu cười tổng kết.
Đào Thanh Phong giật giật khóe miệng, thầm nghĩ: Lưu Cảm Cô là vị tướng dũng mãnh đóng quân canh giữ biên cương hơn nửa đời. Sách sử có ghi Lưu Cảm Cô chỉ có ba lượt hồi kinh, vả lại hành trình vô cùng chặt chẽ, hoàn toàn không thể nào có thời gian dư để phát sinh quan hệ mập mờ kiểu ‘Hương Xương nửa đêm chạy đến tướng quân phủ’ mô tả. Loại diễn nghĩa cấp thấp như ‘thuyết ngũ vương diễn nghĩa’ lại được truyền bá còn rộng rãi hơn cả chính sử?! diơ,ễn.đàl/q.y,đôm;n Đào Thanh Phong càng không hiểu, đối với Lưu Cảm Cô, Hương Xương là người yêu của bằng hữu tốt kiêm chủ thượng, cho nên cự tuyệt người đẹp trong đêm khuya là chuyện rất đáng để khen ngợi sao?! Có thể thành tiêu chuẩn của một nam nhân chân chính?! Chẳng lẽ với thân phận như vậy, trừ cự tuyệt còn có cách nào khác?!
Thôi thôi, tất cả đã thành mây bay, tùy đời sau muốn bàn thế nào thì bàn vậy.
Đọc xong, ý niệm muốn đi tìm sách sử để kiểm chứng của Đào Thanh Phong càng mãnh liệt hơn, bèn thuận miệng hỏi ông chủ sạp báo, “Ở đây có ‘Sử Đại Sở’ không ạ?”
Ông chủ sạp báo sửng sốt hồi lâu mới đáp, “Kiểu sách như vậy thì cậu phải tới nhà sách hoặc thư viện mới có!”
Mắt Đào Thanh Phong sáng lên, hỏi tiếp, “Thư viện? Nhà sách? Xin hỏi đi như thế nào?”
Ông chủ sạp thấy Đào Thanh Phong che kỹ, chỉ nghĩ là cậu sinh viên trẻ sợ lạnh, chứ không nghi ngờ gì, nhiệt tình chỉ cho đường đến thư viện thành phố. Đào Thanh Phong cảm ơn, nhanh chóng tìm một chỗ có thể bắt taxi đi ngay.
Ngoài cửa lớn thư viện thành phố. Đào Thanh Phong đã đập mặt vào tấm kính cánh cửa xoay, đau đến mức mắt muốn nổ đom đóm. Sau đó học khôn, đứng im một chỗ xem thử người ta làm sao bước vào. Hồi lâu cẩn thận nương theo vòng xoay của cánh cửa, căng thẳng tới mức nhắm chặt hai mắt, không dám thở mạnh. Chờ qua được rồi, mới quay đầu nhìn lại, thở phào một hơi.
Đào Thanh Phong vừa xoay người đã bị hấp dẫn bởi những dãy sách đầy ấp cao đụng trần nhà của thư viện. Lần đầu tiên, từ sau khi tỉnh lại, có cảm giác quen thuộc và nhẹ nhõm.
Đào Thanh Phong nhanh chóng bước lại xem. Không may, dãy thứ nhất toàn là sách tiếng Anh. Đào Thanh Phong trợn mắt phát hiện, tất cả sách trên giá, đều xem không hiểu, mồ hôi lạnh chảy ròng ròng.
Ở thời này sách nước ngoài cũng chiếm một phần rất lớn, có cơ hội phải học tập thêm mới được. Đào Thanh Phong âm thầm hạ quyết tâm, đi tiếp qua mấy dãy khác, rốt cuộc tới khu sách tiếng Hoa.
Không may lần hai, tuy viết bằng tiếng Hoa, nhưng toàn là sách tham khảo về vật lý và Tây y. Cuồn nào cuốn nấy dày như cục gạch, nào là ‘Bách khoa toàn thư về quang điện từ’, nào là ‘Một ngàn chương phương pháp phân tích số học kinh điển’, ‘Một ngàn đơn thuốc tây’, ‘Vật lý lượng tử’…
Đào Thanh Phong tiếp tục trợn mắt há hốc mồm: rõ ràng nhận được mặt chữ, vì sao hợp lại vẫn không hiểu?! Đào Thanh Phong lần đầu tiên có cảm giác hoài nghi sâu sắc với bản thân. Những kiến thức này, rốt cuộc là gì?
Ngay khi Đào Thanh Phong sắp bị nhấn chìm trong mặc cảm ngu dốt, may mắn đã tới
được khu lịch sử tiếng Hoa.
“Sử Đại Việt’, ‘Sử Đại Mân’ ‘Sử Đại Pha’… Đào Thanh Phong nhìn lướt qua, thở phào nhẽ nhõm. Đều là những bản mình đã từng đọc, ngàn năm sau vẫn như cũ không đổi…
Tầm mắt Đào Thanh Phong dừng lại ở cuốn ‘Sử Đại Hưng’.
Đại Hưng là triều trước Đại Sở. Đào Thanh Phong sống trong những năm Hữu Quang, suýt chút được tham dự vào biên soạn bộ ‘Sử Đại Hưng’, nên từng xem qua rất nhiều tài liệu liên quan. Không biết sau đó ai đã biên soạn? Có khi nào là Yến Đạm Sinh?
Đào Thanh Phong từ từ lật bìa sách mạ vàng ra, người biên soạn: ‘Lưu Vấn’, một cái tên xa lạ. Không phải Yến Đạm Sinh.
Mặc dù cùng ở Lễ Bộ, nhưng trước khi mình về quê chịu tang, Yến Đạm Sinh đã được chọn làm người chịu trách nhiệm tiếp đãi sứ thần các nước, tổ chức các ngày lễ lớn, nhiệm vụ vinh quang nhất Lễ Bộ. Yến Đạm Sinh hẳn sẽ không trở thành Hiệu Sách Lang, tới cục Hoằng Văn làm công việc biên soạn tìm tài liệu vừa kham khổ vừa tẻ nhạt.
Nếu tính từ mốc Đào Thanh Phong mất, thì hai mươi năm sau người tên Lưu Vấn này mới ra đời. Trong vòng sáu mươi năm sau đó, qua ba đời vua, cuốn ‘Sử Đại Hưng’ này mới hoàn thành.
Cung đình nội loạn, chính biến đẫm máu, ngay cả bản sách sử cũng phải trì hoãn đến sáu mươi năm, huống chi cuộc sống của dân chúng? Đoạn thời gian kia hẳn là những ngày u tối.
Đào Thanh Phong kẹp quyển sách dưới cánh tay, đợi một lát đọc kỹ lại, tìm xem bên trong có những tài liệu nguyên thủy đã từng đọc được ở cục Hoằng Văn không.
Tiếp theo ‘Sử Đại Hưng’ là ‘Sử Đại Sở’. Tay Đào Thanh Phong run run, cầm cuốn sách dày cộm, giống như đối đãi với vật sống, cẩn thận từng li từng tí, vuốt ve tờ bìa.
Đời sau sẽ viết như thế nào về Hữu Quang? Sau khi mình chết đã xảy ra những chuyện gì?
Đào Thanh Phong nhìn bốn phía tìm ghế trống ngồi. Ghế trong thư viện gần như đã được lấp đầy hết, chỉ còn một bàn nhỏ ở góc khuất có ghế trống. Đào Thanh Phong nhanh chóng đi tới, đặt ‘Sử Đại Hưng’ xuống, lật xem ‘Sử Đại Sở’ trước.
Triều Đại Sở gồm mười sáu vị hoàng đế, kéo dài hai trăm sáu mươi lăm năm, thì bị thay thế bởi triều Đại Ngu. ‘Sử Đại Sở’ do quan sử Đại Ngu biên soạn dựa trên tài liệu do Ngôn Quan của Đại Sở ghi chép lại.
Thời Đào Thanh Phong sống là vị vua thứ ba của Đại Sở, đế vương già nua, bị con bức nhường ngôi. Đời vua thứ tư bạo ngược đa nghi, huyết tẩy kinh thành, giết ba trăm tám mươi mốt quan triều cũ. Nhưng sau đó cũng chẳng gây dựng được thành quả gì, sau hai năm nắm quyền, không thể không nhường ngôi cho hoàng thúc – vị vua thứ năm của Đại Sở.
Đào Thanh Phong cứ tưởng bị vị vua đời thứ tư làm loạn, Đại Sở sẽ mất nước. Nào ngờ theo sách sử ghi lại, chỉ hai năm sau, vị vua thứ năm lên ngôi, cai trị Đại Sở bốn mươi năm, lặp lại trật tự, bảo vệ Đại Sở kéo dài gần hai trăm năm nữa.
Khi đó Đào Thanh Phong bị bắt nhốt vào ngục tối, chờ ra Ngọ Môn chém đầu, hoàn toàn ngăn cách với bên ngoài, tin tức không thông.
Sư phụ Từ Đường Ông của Đào Thanh Phong là đại nho rất được tôn kính thời Hữu Quang, có quan hệ không cạn với vị vua đời thứ ba, cho nên mới bị vua đời thứ tư diệt trừ tận gốc. Thật ra Đào Thanh Phong xuất thân bần hàn, lại không màng danh lợi, chẳng thể quy vào thế lực chính trị như sư phụ kỳ vọng, nhưng vua mới đa nghi, đã nhổ cỏ là phải nhổ tận gốc.
Hơn ba trăm mạng người. Hẳn là đường xuống suối vàng cũng không cô đơn. Nào ngờ trời xui đất khiến, có thể nhặt lại cái mạng nhỏ, sống lại một lần nữa ở thời không khác. Hẳn là không phải ai cũng được may mắn như vậy.
Đào Thanh Phong lật nhanh tới chương Hữu Quang. Quả nhiên có ghi nhận cuộc chính biến đẫm máu kia. Tân đế đổi niên hiệu thành Hi Nguyên, cho nên đời sau gọi là ‘Chính biến Hi Nguyên’. Chết một Tam Công, một Thái tử Thiếu Phụ, hai mươi quan viên của sáu bộ gặp nạn, và hơn ba trăm dân chúng bị liên lụy. Tất nhiên không thể kể hết tên tất cả, chỉ viết ba bốn đại thần quan trọng.
Đào Thanh Phong nằm trong nhóm ‘hơn ba trăm dân chúng’ kia. Hiệu Sách Lang không tính là quan lớn, huống chi còn chưa chính thức nhậm chức, vừa mãn ba năm tang hồi kinh đã bị chém đầu.
Hoàng đế Hi Nguyên chỉ được miêu tả một đoạn ngắn: tính tình bạo ngược, đa nghi bảo thủ, kế vị không tới hai năm phải nhường ngôi.
Đào Thanh Phong khép sách lại, hốc mắt ửng đỏ, hít sâu mấy hơi, mới cảm thấy như mùi máu tươi nồng đậm bám trên trang giấy tán đi một chút. Có chút hối hận không mang cành quế theo. Ngực muộn phiền, cơ hồ hít thở không thông. Đào Thanh Phong kéo khăn quàng cổ ra, nhưng ngại trong thư viện nhiều người, vẫn không lấy khẩu trang và mũ xuống.
Không dám đoán, cũng không dám xem tiếp, xem ‘người nào đó’ có bị liên lụy trong cuộc chính biến hay không.
Đào Thanh Phong đặt ‘Sử Đại Sở’ qua một bên, bình phục tâm tình, cầm ‘Sử Đại Hưng’ lên, xem thử trong đây có những tài liệu đã từng đọc được về Đại Hưng không.