Ba ngày sau,Thành Phú Xuân, thủ phủ khu vực trung bộ Văn Lang.- Đây là thành Phú Xuân, quy mô lớn như vậy.Đó là cảm nhận đầu tiên của Trần Cảnh khi đến thành Phú Xuân.
Sinh sống từ kinh Thành từ nhỏ.
Có thể nói cậu cũng là người được tiếp xúc với tràng cảnh lớn.
Nhưng quả thật tòa thành trước mắt vẫn khiến cậu kinh ngạc.
Đập vào mắt đầu tiên chính là bức tường thành cao lớn.Quả thực là rất cao, có lẽ phải tới ba, bốn mươi mét.
Cao hơn cả tưởng thành ở kinh đô.
Đặc biệt có rất nhiều tháp canh trên đó.
Từ mỗi tháp canh có một cột sáng nối lên tời.
Chúng hợp lại với nhau ở trên bầu trời trung tâm tòa thành.
Từ mỗi cột sáng lại có một màng mỏng lan ra xung quanh, kết nối với nhau thành một màn chắn trong suốt.
Nhìn từ xa như một cái bát úp xuống bao trọn tòa thành.- Quản gia, sao kinh thành chúng ta không có tường thành cao như vậy.
Mà cũng không có cái màng ánh sáng kia.- Thiếu chủ, kinh thành là trung tâm quốc gia.
Xung quanh có rất nhiều cứ điểm bảo vệ, Vị trí của nó gần như rất khó để kẻ địch đột kích tới nên tường thành không cần quá cao.
Hơn nữa vì quy mô kinh thành quá lớn, nếu thường xuyên duy trì trận pháp phòng ngự sẽ rất tốn kém.
Bình thường chỉ duy trì các trận pháp dò xét có hao phí nhỏ hơn.
Hơn nữa kinh thành có rất nhiều cao thủ bảo vệ, cơ hội để kẻ địch đột kích gần như bằng không.
Ở đây thì lại không như vậy.
Thiếu gia chắc nhận ra điều gì khác biệt ở nơi này chưa,- Tòa thành này có vẻ gần bờ biển.
Ta thấy phía xa có khoảng màu xanh lam rất lớn.- Đúng vậy thiếu chủ.
Tòa thành này được xây dựng sát bờ biển.
Thứ nhất vừa thuận lợi thông thương, thứ hai cũng là để bảo vệ vùng biển của vương triều.
Vì vị trí như vậy nên nó phải đối mặt với rất nhiều kẻ địch.
Chưa nói đến các vường triều bên cạnh, chỉ lũ yêu ma quỷ quái từ biển lên cũng khiến chúng ta đau đầu rồi.
Chính vì hoàn cảnh như vậy nên tòa thành được xây dựng theo kiểu quân thành, không những tường thành cao lớn vững chắc mà trận pháp phòng ngự lúc nào cũng được duy trì.
Hơn nữa tòa thành này có một chút khác biệt trong phương thức quản lý.- Khác biệt trong quản lý?- Đúng vậy.
Ở kinh thành việc duy trì trật tự và bảo vệ dựa hoàn toàn vào lực lượng quân đội của vương triều.
Nói cách khác tất cả phí tổn đều do hoàng thất gánh.
Nhưng ở thành Phú Xuân thì khác.
Việc phòng ngự do cộng đồng các gia tộc và hoàng thất cùng phòng ngự.
Phí tổn sẽ được tất cả mọi người cùng gánh vác.
Tất nhiên gánh vác càng nhiều, trách nhiệm càng nhiều thì lợi ích, quyền lợi cũng càng lớn.- Nói như vậy có nghĩa là ở khu vực này ai đóng góp nhiều thì sẽ có ảnh hưởng lớn.- Cũng có thể hiểu như vậy.
Như ở thành Phú Xuân, họ Nguyễn và hoàng thất cùng gánh vác ba phần, bốn phần còn lại có hai phần do ba họ lớn còn lại chia sẻ.
Hai phần còn lại do những họ khác chia sẻ.
Nhưng đó chỉ tính ở trong thành thị, còn những vùng khác thì phải xem thế lực của ai lớn.
Nếu tính toán chi tiết thì vùng trung bộ có đến năm phần địa bàn thuộc ảnh hưởng của họ Nguyễn.
Thiếu chủ, chúng ta vào thành thôi.- Được thôi.Đoàn người liền mau chóng di chuyển vào thành.
Ở cổng thành có binh lính thủ vệ, mỗi người ra vào đều bị kiểm tra kỹ lưỡng.
Mặt cả đám lính như bị ai thiếu nợ.
Ấy vậy mà khi đến lượt nhóm của Trần Cảnh, sắc mặt đám lính liền thay đổi một trăm tám mươi độ.
Thậm chí còn không kiểm tra thẻ bài thân phận.
Chỉ hỏi han qua loa rồi tiễn đi với vẻ mặt lấy lòng thấy rõ.Về đến phủ họ Trần trong thành, cậu được người quản lý đích thân ra đón.
Có vẻ thông tin cậu đến đây đã được thông báo cho vị này.Vốn dĩ cậu định vào phòng nghỉ ngơi ngay, nhưng suy nghĩ lại nếu người ta đã ra tận nơi đón mình cũng không thể khiến người ta mất mặt nên đành theo ông ta đến phòng tiếp khách.
Những người đi cùng đều được sắp xếp ở nơi khác, duy chỉ có ông lão quản gia là đi theo cậu.Qua câu chuyện, cậu mới biết người quản lý ở đây không ngờ là con trai của bác Trần Liễn, anh họ của cha cậu.
Theo họ thì cậu phải gọi anh ta là anh.Người này tên Trần Khải, ba mươi tuổi, một cao thủ cảnh giới Dị nhân cấp.
Còn trẻ như vậy đã đạt cảnh giới đó, có thể nói anh ta cũng là cao thủ hàng đầu trong đám hậu bối của họ Trần.
Nhưng trái với tính cách ngang ngược thường thấy của những người trẻ tuổi vừa có quyền, vừa có thực lực.
Ông anh họ này của cậu có phong cách nói chuyện khá khiêm tốn- Quản gia Trần Quân, đã lâu không gặp.
Ông dạo này vẫn khỏe chứ.- Cảm ơn thiếu gia, nhờ ơn của ngài lão vẫn khỏe mạnh.- Haha ông khách khí quá.
Lần này gặp, ông khiến ta còn áp lực hơn lần trước đó.- Khải huynh và quản gia quen biết nhau à.- Cảnh đệ không biết, huynh từng được quản gia Trần Quân cứu mạng một lần hồi còn trẻ đó.- “Lại còn có chuyện như vậy.” Cậu nhìn về phía quản gia- Thưa thiếu chủ, hồi trước có một lần đi săn thú, lão vô tình bắt gặp cậu Khải bị thương nên có giúp đỡ một chút.
Không thể gọi là cứu mạng được.
Cậu Khải quá coi trọng lão rồi.- Quản gia khiêm tốn rồi.
Ta chịu ơn lão, chưa bao giờ quên.
Thôi ta vào việc chính một chút nhỉ.Chấm dứt câu chuyện ngoài lề, anh Khải liền nói khái quát qua tình hình ở khu vực trung bộ và di tích cho cậu nghe.
Nếu là nhóm khác đến nhận nhiệm vụ, chỉ đơn giản là gặp một người phụ tá của anh Khải, nhận nhiệm vụ, lấy người dẫn đường.
Nhưng vì cậu là trường hợp đặc biệt nên anh Khải mới đich thân nói qua mọi chuyện.Không hổ danh là người đứng đầu lâu năm