Thần Điêu Hiệp Lữ

Trên Đỉnh Hoa Sơn


trước sau

Sáng sớm hôm sau, đoàn người khởi hành, sợ quân dân thành Tương Dương long trọng đưa tiễn, nên lặng lẽ ra cửa Bắc mà đi Hoa Sơn. Chu Bá Thông, Lục Vô Song, Tứ Thủy Ngư Ẩn, huynh đệ họ Võ vết thương chưa khỏi, thì cưỡi ngựa đi thong thả. Cũng không có việc gì cần kíp, nên mỗi ngày chỉ đi vài chục dặm là dừng.

Ít ngày sau thì đến Hoa Sơn. Những người bị thương được dưỡng thương dọc đường, đến nơi thì đã đỡ hẳn. Đoàn người lên núi, Dương Quá chỉ chỗ mai táng Hồng Thất Công và Âu Dương Phong, Hoàng Dung lúc còn ở dưới chân núi đã mua sẵn gà, rượu, thực phẩm, bây giờ liền nổi lửa nấu mấy món ăn mà sinh thời Hồng Thất Công thích nhất để cúng. Quần hùng nhất nhất vái lạy. Mộ phần của Âu Dương Phong nằm ngay bên cạnh Hồng Thất Công. Quách Tĩnh căm thù Âu Dương Phong tận xương, nghĩ đến việc Âu Dương Phong giết hại năm vị ân sư như Chu Thông, Hàn Bảo Câu, tuy đã cách mấy chục năm, song vẫn vô cùng căm hận. Chỉ có Dương Quá nghĩ đến tình xưa, cùng Tiểu Long Nữ quì vái trước mộ. Chu Bá Thông bước đến vái một cái, nói:

- Lão độc vật ơi lão độc vật, lão sinh tiền tác ác đa đoan, sau khi chết lại nằm cạnh lão khiếu hóa, cũng có thể nói là may mắn ba đời. Hôm nay người người đều đến cúng viếng lão khiếu hóa, chỉ có hai đứa nhóc con tới khấu đầu trước mộ lão mà thôi, lão nằm dưới đất có biết hẳn cũng hối hận về sự tàn bạo ngày trước của mình đấy nhỉ?

Lời khấn của Lão Ngoan đồng kỳ dị, ai nghe cũng thấy tức cười.

Mọi người lấy chén đũa ra, định ngồi ăn uống ngay bên mộ, bỗng nghe từ sau núi theo gió vọng lại tiếng binh khí va chạm nhau cùng tiếng la hét, hiển nhiên có người đang động thủ. Chu Bá Thông chạy ngay về phía phát ra tiếng huyên náo. Mọi người chạy theo sau. Qua hai cái thung lũng, thì thấy trên một bãi đá bằng phẳng tụ tập ba, bốn chục nam nữ tăng tục, tay người nào cũng lăm lăm binh khí. Đám người kia cãi cọ ầm ĩ, thấy đoàn người Chu Bá Thông, Quách Tĩnh... chạy đến, chỉ tưởng là khách du sơn, nên cũng chẳng buồn để ý. Một đại hán cao lớn nói to:

- Mọi người cứ làm loạn cả lên thế này không được. Danh hiệu "Đệ nhất võ công thiên hạ" quyết không phải cứ to mồm là giành được. Hôm nay các lộ hảo hán đều tụ tập ở đây, tại sao mọi người không dựa vào binh khí, quyền cước mà thư hùng một phen? Chỉ cần người nào luôn thắng không bại, mọi người đều phục, sẽ tôn làm "Đệ nhất võ công thiên hạ".

Một đạo nhân râu dài vung kiếm nói:

- Đúng đấy. Võ lâm tương truyền có cuộc "Hoa Sơn luận kiếm". Hôm nay chúng ta cũng thử luận một phen, xem rốt cuộc ai là anh hùng thời nay?

Những người còn lại vỗ tay khen phải, rồi có mấy người nhảy ra trước, nói to:

- Ai dám ra nào?

Chu Bá Thông, Hoàng Dược Sư, Nhất Đăng đại sư nhìn nhau, vì cả đám người kia không một ai quen mặt.

Cuộc "Hoa Sơn luận kiếm" lần thứ nhất, Quách Tĩnh còn chưa ra đời, bấy giờ Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, Trung Thần Thông vì tranh nhau bộ "Cửu Âm chân kinh" mà hẹn nhau lên đỉnh Hoa Sơn tỷ thí, ai võ nghệ cao nhất sẽ được sở hữu, kết quả Trung Thần Thông Vương Trùng Dương độc quán quần hùng, được tôn là "Đệ nhất võ công thiên hạ".

Hai mươi lăm năm sau, Vương Trùng Dương tạ thế, tại cuộc "Hoa Sơn luận kiếm" lần thứ hai, ngoài Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, còn có thêm ba người tham gia là Chu Bá Thông, Cầu Thiên Nhẫn, Quách Tĩnh. Mỗi người tu vi tinh thâm, đều có sở trường riêng, nhưng thật sự đạt bốn chữ "Đệ nhất thiên hạ" thì cũng khó nói, luận võ công đơn thuần, tựa hồ Âu Dương Phong mạnh nhất. Không ngờ mấy chục năm sau, lại có một đám hảo thủ võ lâm hẹn nhau làm cuộc "Hoa Sơn luận kiếm" lần thứ ba. Việc này khiến đoàn Hoàng Dược Sư vô cùng kinh ngạc, càng lạ nữa, là mấy chục người kia toàn người lạ, chẳng lẽ đúng là "Trường Giang sóng sau đè sóng trước, một lớp người mới hơn lớp người cũ"? Chẳng lẽ cả đoàn người mình đều là ếch ngồi đáy giếng, không biết rằng ngoài trời có trời, trên người có người?

Chỉ thấy đám kia nhảy ra sáu người, chia làm ba cặp sử dụng binh khí bắt đầu động thủ. Sau vài chiêu, Hoàng Dược Sư, Chu Bá Thông... đều cười, ngay Nhất Đăng đại sư là người trang nghiêm hiền từ cũng phải tủm tỉm. Thêm vài chiêu nữa thì Hoàng Dược Sư, Chu Bá Thông, Dương Quá, Hoàng Dung... đều không thể nhịn nổi, cùng cười phá lên. Nguyên lai sáu người động thủ võ công quá ư tầm thường, ngay với huynh đệ họ Võ, tỷ muội Quách gia cũng còn thua xa. Xem chừng bọn này chỉ là một nhóm người tầm thường trong giang hồ, chẳng hiểu gì về cuộc "Hoa Sơn luận kiếm" cũng học đòi.

Sáu người kia nghe đoàn Chu Bá Thông cười to thì ngừng đấu, nhảy tách ra, gằn giọng quát:

- Đúng là một bọn chán sống muốn chết! Các lão gia đây đang tỷ võ luận kiếm, tranh danh hiệu "Đệ nhất võ công thiên hạ", các người lại cười cợt nỗi gì. Mau mau xéo xuống núi, sẽ được bọn ta tha mạng.

Dương Quá cười ha ha, hú một tiếng dài, sơn cốc tứ phía âm vang, lập tức gió quạt mặt đất, mây mù tụ lại. Đám người kia thoạt tiên tái mặt, rồi thân hình run rẩy, nghe tiếng ù ù bất tuyệt, các thứ binh khí đều rơi xuống đất.

Dương Quá quát:

- Tất cả hãy xéo đi!

Đám người kia ngẩn ngơ một hồi, đột nhiên bảo nhau cắm đầu cắm cổ chạy xuống núi, binh khí cũng không dám nhặt, thoáng chốc đã không còn một bóng người.

Anh Cô, Quách Phù... cười gập cả bụng, cười không nói được. Hoàng Dược Sư thở dài, nói:

- Bọn mù quáng khi thế đạo danh vẫn còn khá nhiều, nhưng không ngờ trên đỉnh Hoa Sơn lại có hạng người như vậy.

Chu Bá Thông nói:

- Thiên hạ "Ngũ Tuyệt" năm xưa, Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, Trung Thần Thông đã tạ thế, cao thủ thời nay liệu có mấy người xứng danh "Ngũ Tuyệt"?

Hoàng Dung cười, nói:

- Nhất Đăng đại sư và gia gia của tiểu muội công lực còn thâm hậu hơn trước, năm xưa đã nằm trong "Ngũ Tuyệt", hiện nay càng xứng. Nghĩa đệ Quách Tĩnh của Chu huynh được Bắc Cái chân truyền, có thể xứng đáng. Quá nhi tuy trẻ tuổi nhưng võ công trác tuyệt, anh tài mấy lứa trẻ không ai sánh kịp, huống hồ còn là nghĩa tử của Âu Dương Phong. Đông và Nam là hai vị cũ, Tây và Bắc hai vị tất do nghĩa đệ của Chu huynh và Dương Quá kế thừa.

Chu Bá Thông lắc đầu, nói:

- Không đúng, không đúng!

Hoàng Dung hỏi:

- Sao lại không đúng?

Chu Bá Thông nói:

- Âu Dương Phong là Tây Độc, tên tiểu tử Dương Quá thủ đoạn và tâm địa đều không tàn độc, gọi nó là tiểu độc vật thì oan cho nó.

Hoàng Dung cười, nói:

- Tĩnh ca ca cũng không làm khiếu hóa tử, Nhất Đăng đại sư hiện cũng không còn làm hoàng đế nữa rồi. Tiểu muội thấy nên đổi ngoại hiệu của mấy vị đi. "Đông Tà" của gia gia muội thì khỏi cần đổi. Nhất Đăng đại sư hiện không còn làm hoàng đế, đang làm hòa thượng, nên gọi là "Nam Tăng", Quá nhi thì tiểu muội tặng cho chữ "Cuồng", các vị thấy có được không?

Hoàng Dược Sư là người đầu tiên khen hay, nói:

- Đông Tà, Tây Cuồng, một già một trẻ hai ta chính thành một cặp.

Dương Quá nói:

- Thiết tưởng tiểu tử ít tuổi, không thể sánh vai với các vị tiền bối.

Hoàng Dược Sư nói:

- A ha, tiểu huynh đệ, huynh đệ nói thế sai rồi. Huynh đệ đã có chữ "Cuồng" trong ngoại hiệu, thì cứ chơi ngông một chút đã sao? Hơn nữa, với danh tiếng lừng lẫy, võ công cao cường như huynh đệ hiện giờ, chẳng lẽ còn chưa thắng Lão Ngoan đồng hay sao?

Hoàng Dược Sư biết nữ nhi cố ý không nhắc đến Chu Bá Thông là muốn khích Lão Ngoan đồng, nên mới châm chọc một câu như thế. Dương Quá cũng hiểu tâm ý của hai cha con Hoàng Dược Sư, nên nhìn Tiểu Long Nữ mỉm cười, nghĩ: "Chữ Cuồng quả có lý".

Chu Bá Thông nói:

- Nam Đế, Tây Độc đều đổi ngoại hiệu, còn Bắc Cái thì đổi thành gì?

Chu Tử Liễu nói:

- Hào kiệt thiên hạ thời nay khi nhắc đệ tử Quách huynh đều gọi là Quách đại hiệp, mà không gọi tên. Quách huynh mấy chục năm nay khổ thủ thành Tương Dương, bảo cảnh an dân, lòng hiệp nghĩa như thế, cái dũng nhất thời của Chu Gia, Quách Giải thời cổ quyết không sánh kịp. Đệ nói gọi Quách huynh là Bắc Hiệp, chắc ai ai cũng tâm phục.

Nhất Đăng đại sư, Võ Tam Thông đều vỗ tay khen hay. Hoàng Dược Sư nói:

- Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp, bốn người đều có rồi, còn Trung ương thì ai giữ đây?

Đoạn nhìn Chu Bá Thông một cái, nói tiếp:

- Dương phu nhân là truyền nhân duy nhất của phái Cổ Mộ. Năm xưa Lâm Triêu Anh nữ hiệp võ công trác tuyệt, "Ngọc nữ tố tâm kiếm pháp" xuất thần nhập hóa, ngay cả Trùng Dương Chân Nhân cũng phải e ngại ba phần. Bấy giờ giả dụ Lâm nữ hiệp tham gia cuộc "Hoa Sơn luận kiếm", đừng nói danh hiệu "Ngũ Tuyệt" đã khác đi, ngay Trùng Dương Chân Nhân cũng vị tất được tôn xưng là "Đệ nhất võ công thiên hạ". Võ nghệ của Dương Quá là do phu nhân truyền thụ, đệ tử được xếp vào "Ngũ Tuyệt", sư phụ càng xứng đáng. Vậy địa vị Trung ương thuộc về Dương phu nhân.

Tiểu Long Nữ mỉm cười, nói:

- Địa vị ấy, tiểu nữ không thể nào dám nhận.

Hoàng Dược Sư nói:

- Thế thì thuộc về Dung nhi. Hoàng Dung võ công tuy không cực mạnh, nhưng túc trí đa mưu, vô cùng cơ biến, xưa nay trí vẫn thắng lực, xếp Hoàng Dung vào "Ngũ Tuyệt" là xứng đáng.

Chu Bá Thông vỗ tay reo cười:

- Hay lắm, hay tuyệt! Hoàng lão tà, Quách đại hiệp gì gì, Lão Ngoan đồng nói thực, đều không phục, chỉ có con nhãi Hoàng Dung tinh linh cổ quái, Lão Ngoan đồng hễ gặp là luống cuống chân tay, không cựa quậy nổi. Xếp Hoàng Dung vào "Ngũ Tuyệt" là hay nhất.

Mọi người nghe vậy đều sững sờ, luận về võ công, Hoàng Dược Sư, Nhất Đăng đại sư đều tự biết còn thua Chu Bá Thông ba phần, sở dĩ chưa nhắc đến tên lão, chỉ là vì muốn chọc tức cho lão cuống lên để vui cười một phen. Ai ngờ Chu Bá Thông ngây thơ hồn nhiên, không so đo tính toán chút gì, tuy rất hiếu võ, song hoàn toàn không có ý tranh hùng dương danh, chẳng hề tính xếp mình vào hàng "Ngũ Tuyệt".

Hoàng Dược Sư cười, nói:

- Lão Ngoan đồng ơi là Lão Ngoan đồng, huynh mới là bậc anh tài. Hoàng lão tà ta coi nhẹ cái danh, Nhất Đăng đại sư coi cái danh là hư ảo, chỉ có Chu huynh trong lòng không hề nghĩ đến chữ "Danh", còn cao hơn bọn tiểu đệ một bậc. Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp, Trung Ngoan Đồng, trong "Ngũ Tuyệt", huynh đứng đầu!

Mọi người nghe mười một chữ "Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp, Trung Ngoan Đồng" thì nhất tề reo hò, song cũng tức cười.

Địa vị "Ngũ Tuyệt" đã định xong, người người hoan hỉ, liền tản đi các nơi trên đỉnh Hoa Sơn mà thưởng ngoạn phong cảnh.

Dương Quá chỉ đỉnh Ngọc Nữ nói với Tiểu Long Nữ:

- Hai ta học "Ngọc nữ kiếm pháp", đỉnh Ngọc Nữ kia không thể không đến xem.

Tiểu Long Nữ nói:

- Đúng vậy.

Hai người dắt tay nhau lên đỉnh núi, thấy có một ngôi miếu nhỏ, cạnh miếu có tạc một con ngựa đá. Đây là miếu Ngọc Nữ. Trong miếu, trên một phiến đá lớn có một chỗ lõm sâu, nước đọng ở đó xanh ngắt.

Dương Quá năm xưa từng lên Hoa Sơn, tuy chưa thăm đỉnh Ngọc Nữ, song từng nghe Hồng Thất Công kể về các thắng cảnh trên núi, bèn nói với Tiểu Long Nữ:

- Đây là cái chậu gội đầu của Ngọc Nữ, nước trong quanh năm không cạn.

Tiểu Long Nữ nói:

- Chúng mình vào trong điện bái lạy Ngọc Nữ đi.

Vào trong điện, thấy tượng thần Ngọc Nữ dung mạo xinh đẹp, phong tư uyển chuyển, rất giống bức chân dung sư tổ Lâm Triêu Anh trong tòa Cổ Mộ. Hai người cùng kinh ngạc.

Tiểu Long Nữ nói:

- Không lẽ vị nữ thần này chính là tổ sư bà bà của chúng mình?

Dương Quá nói:

- Tổ sư bà bà đương niên hành hiệp thiên hạ, có ơn với nhiều người, người ta nhớ đến ân đức mà lập miếu thờ, không chừng đúng là tổ sư bà bà.

Tiểu Long Nữ gật đầu, nói:

- Nếu là một tiên cô thông thường, hà tất còn có một con ngựa đá? Chắc là để tưởng nhớ con ngựa của tổ sư bà bà.

Hai người kề vai quì lạy trước tượng Ngọc Nữ, tám ý tương thông, cùng lầm rầm khấn:

- Nguyện đời đời kiếp kiếp hai chúng con được kết làm phu phụ.

Bỗng có tiếng bước nhẹ vào điện. Hai người đứng dậy, thấy Quách Tương đi vào. Dương Quá vui mừng nói:

- Tiểu muội tử, hãy cùng hai ta đi chơi nhé!

Quách Tương nói:

- Vâng!

Tiểu Long Nữ cầm tay Quách Tương, ba người ra khỏi điện.

Qua một cái cầu đá, đến một núi cao, thấy ở lưng chừng núi có một cái đầm lớn. Quách Tương ngó xuống đầm, chỉ thấy từ dưới đầm một luồng hàn khí xộc lên, không khỏi rùng mình. Cái đầm lớn này sâu không thấy đáy, khác hẳn với cái vực sâu ở Tuyệt Tình cốc. Cái vực ở Tuyệt Tình cốc bị sương mù bao phủ, nhìn từ trên xuống không biết quang cảnh bên dưới thế nào, người ta cứ việc tha hồ tưởng tượng. Cái đầm này thì nhìn rõ ràng ngay trước mắt, có điều là càng nhìn càng thấy sâu thăm thẳm mà sợ. Tiểu Long Nữ kéo tay Quách Tương, nói:

- Cẩn thận!

Dương Quá nói:

- Cái đầm này nghe đồn nó thông ra tận Hoàng Hà, là một trong tám hồ chứa nước lớn nhất thiên hạ. Đời Đường phương bắc bị đại hạn, Đường Huyền Tông từng viết lời khấn cầu mưa lên mặt mảnh ngọc, rồi ném xuống đầm này.

Quách Tương nói:

- Cái đầm này thông ra tận Hoàng Hà thật ư? Lạ quá nhỉ?

Dương Quá cười, đáp:

- Là tương truyền thế thôi, chưa ai lặn xuống, khó biết có thông ra hay không.

Quách Tương hỏi:

- Lúc Đường Huyền Tông ném mảnh ngọc xuống đầm, có Dương quí phi ở bên cạnh nhà vua hay chăng? Sau đó trời có mưa hay không?

Dương Quá cười ha ha, nói:

- Chuyện ấy sao tiểu muội lại hỏi ta, ông trời muốn mưa thì mưa, không muốn mưa thì nắng, vị tất nghe lời cầu xin của hoàng đế lão nhi.

Quách Tương nhìn đăm đăm xuống đầm, rầu rầu nói:

- Đó, dù là cao quí như đế vương, cũng chưa chắc muốn sao được vậy.

Dương Quá thầm nghĩ: "Tiểu cô nương này mới một chút tuổi đầu mà đa sầu đa cảm thế. Phải tìm cách làm cho tiểu cô nương vui lên mới được". Đang tìm lời an ủi, thì Tiểu Long Nữ động kêu "Ôi kìa" và nói:

- Ai lên núi thế kia?

Dương Quá nhìn theo tay chỉ của Tiểu Long Nữ, thấy dưới chân núi có hai người đang luồn lách trong lớp cỏ cao đi lên. Hai người ấy khinh công rất cao, luồn lách rất khôn khéo kín đáo, rõ ràng sợ bị người ta phát hiện, nhưng Tiểu Long Nữ nhãn lực hơn hẳn người thường, vẫn phát hiện từ xa.

Dương Quá nói nhỏ:

- Hai kẻ kia lén lén lút lút, võ công rất lợi hại, lên Hoa Sơn tất có duyên cớ, chúng ta hãy nấp vào một chỗ xem họ giở trò gì.

Ba người liền nấp vào sau tảng đá và gốc đại thụ.

Lát sau có tiếng bước chân vọng tới. Lúc này trời đã nhá nhem. Vầng trăng non treo phía trên ngọn đại thụ. Quách Tương dựa vào bên người Tiểu Long Nữ, hoàn toàn không quan tâm đến hai kẻ đang đi lên núi. Nàng nhìn mặt nghiêng của Dương Quá, bỗng nghĩ: "Ước gì suốt đời mình được ở bên cạnh đại ca ca, Long tỷ tỷ như thế này, thì không còn mong gì hơn". Lúc này nàng chỉ muốn thời gian dừng lại, vĩnh viễn ngừng trôi, dù trong thâm tâm biết rằng điều đó quyết không thể xảy ra.

Tiểu Long Nữ trong bóng tối nhá nhem vẫn nhìn rất rõ, thấy dưới hàng mi dài và cong của Quách Tương có ngấn nước mắt, nghĩ bụng: "Thần tình tiểu cô nương hơi lạ, không biết có tâm sự gì. Mình và Quá nhi phải tìm cách giúp tiểu cô nương vui lên mới được".

Chỉ nghe hai kẻ kia đã lên đến đỉnh núi, nấp sau một khối nham thạch lớn, lát sau, một người lên tiếng:

- Tiêu Tương huynh, Hoa Sơn rừng thẳm núi cao, khắp nơi có thể ẩn thân. Chúng ta lánh ở đây vài ngày, con lừa trọc ấy dù có thần thông quảng đại đến mấy, cũng chưa chắc tìm thấy. Chờ khi lão ta đi nơi khác tìm, hai ta hãy đi sang miền Tây.

Dương Quá không nhìn thấy mặt hai kẻ kia, nghe khẩu âm, kẻ vừa nói chính là Doãn Khắc Tây, còn "Tiêu Tương huynh" tất là Tiêu Tương Tử. Chàng nghĩ: "Đám võ sĩ Mông Cổ sang Trung Nguyên ta lộng hành, Kim Luân pháp vương, Ni Ma Tinh, Hoắc Đô đã bỏ mạng. Đạt Nhĩ Ba, Mã Quang Tá làm ít điều ác, chỉ còn hai gã Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây. Lần trước mình đã tha mạng cho hai tên này, nhưng xem ra chúng không biết hướng thiện; chẳng hiểu lại đến giở trò gian ác gì đây?"

Chỉ nghe Tiêu Tương Tử nói:

- Doãn huynh đừng mừng vội, con lừa trọc tìm chưa thấy chúng ta, lão nhất định sẽ rình ở dưới chân núi. Chúng ta lớ ngớ đi xuống là rơi vào tay lão.

Doãn Khắc Tây nói:

- Tiêu Tương huynh thâm mưu viễn lự, nói rất đúng, vậy huynh có cao kiến gì?

Tiêu Tương Tử nói:

- Đệ nghĩ trên núi này có rất nhiều tự quán, chúng ta chọn một chỗ vắng vẻ, bất kể trụ trì là hòa thượng hay đạo sĩ, ta đều hạ thủ giết quách, chiếm lấy tự quán, ở lại ít lâu. Con lừa trọc ấy quyết không thể ngờ hai ta lại ở trên núi lâu như vậy. Lão ta sẽ nôn nóng tìm kiếm vài lượt, rình dưới chân núi vài tháng rồi cũng bỏ đi thôi.

Doãn Khắc Tây vui mừng nói:

- Kế của Tiêu Tương huynh hay lắm!

Hắn mừng rỡ nên nói to hơn.

Tiêu Tương Tử vội nói:

- Đừng lớn tiếng!

Doãn Khắc Tây nói:

- Chết, đệ mừng quá quên biến đi mất.

Tiếp đó hai gã hạ thấp giọng, Dương Quá không nghe rõ, thầm lấy làm lạ: "Hai tên này rất sợ một vị hòa thượng, sợ bị hòa thượng tóm được. Hai tên này võ công rất lợi hại, hiện thời ngoài mấy vị như Hoàng đảo chủ, Nhất Đăng đại sư, Quách bá bá, ít ai có thể địch nổi chúng, huống hồ hai tên này liên thủ lại càng lợi hại, không biết vị cao tăng ấy là ai mà làm cho chúng run sợ như vậy? Mà không biết vì sao lại phải khổ sở truy đuổi hai tên ác nhân này như vậy?" Lại nghĩ: "Tiêu Tương Tử nói sẽ giết người chiếm chùa, chủ ý tàn ác, mình đã biết trước, làm sao có thể bỏ qua?"

Có tiếng Quách Phù gọi vang vọng phía xa:

- Dương đại ca, Dương đại tẩu, nhị muội... Dương đại ca, Dương đại tẩu, nhị muội... về ăn cơm... về ăn cơm thôi!

Dương Quá ngoảnh lại nhìn Tiểu Long Nữ và Quách Tương, xua xua tay, bảo họ đừng lên tiếng đáp ứng. Một hồi sau, Quách Phù không gọi nữa.Bỗng nghe từ lưng chừng núi có tiếng quát:

- Hai vị bằng hữu mượn sách không trả, hãy ra đây gặp nào!

Tiếng quát vang vọng núi rừng, hiển nhiên nội lực sung mãn, tuy không uy mãnh, nhưng công lực như thế thật chẳng thua gì tiếng hú của Dương Quá.

Dương Quá kinh ngạc, nghĩ: "Trên thế gian còn có một vị cao thủ như thế mả mình lại chưa biết!"

Chàng hơi nhô người ra nhìn về phía người nói, dưới ánh trăng thấy có một vệt xám chạy nhanh lên núi, nhìn kỹ gồm hai người, một hòa thượng áo xám dắt một gã thiếu niên. Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây nấp trong cỏ cao, không dám thở mạnh. Dương Quá thấy thân hình và bộ pháp của vị hòa thượng thì kinh ngạc: "Người này khinh công vị tất cao hơn mình và Long nhi, nhưng còn phải dắt theo một người mà chạy lên dốc núi như bay, nội lực thâm hậu ngang với Quách bá bá, Nhất Đăng đại sư. Tại sao trên giang hồ chưa hề nghe nhắc đến nhân vật này?"

Vị hòa thượng chạy lên gần mé trái, nhìn tứ phía, không thấy tung tích Tiêu, Doãn hai gã, bèn chạy sang quả núi mé tây. Quách Tương không nhịn được, gọi:

- Này hòa thượng, hai kẻ kia núp ở đây này!

Tiếng gọi vừa dứt, nghe chíu chíu, có hai ngọn phi chùy, một mũi táng môn đinh bắn nhanh tới chỗ Quách Tương đang nấp. Dương Quá phẩy tay áo cuốn lấy ba mũi ám khí. Quách Tương nội công không sâu, tiếng gọi truyền đi không xa, vị hòa thượng lại chạy quá nhanh nên không nghe thấy tiếng gọi của nàng. Quách Tương thấy hòa thượng vẫn chạy đi xa hơn, vội nói:

- Đại ca ca, mau gọi họ lại đi.

Dương Quá ngâm lên:

- Hữu duyên thiên lý lai tương hội, vô duyên đối diện bất tương phùng!

Hai câu này từng chữ vang đi rất xa. Vị hòa thượng đang chạy ở lưng chừng quả núi bên kia lập tức dừng chân, ngoảnh đầu lại, nói:

- Phiền cao nhân chỉ điểm bến mê.

Dương Quá lại ngâm:

- Đạp phá thiết hài vô mịch xứ, đắc lai toàn bất phí công phu.

Vị hòa thượng cả mừng, dắt gã thiếu niên chạy như bay trở lại.

Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây nghe tiếng ngâm của Dương Quá thì hoảng sợ, nhìn nhau ra hiệu, từ trong bụi cỏ chạy vọt sang mé đông. Dương Quá thấy vị hòa thượng cước lực tuy nhanh, nhưng khoảng cách khá xa, trên Hoa Sơn này khắp nơi đầy bụi cỏ, thạch động, nếu để hai tên ác nhân kia lẩn đi, đêm tối thế này khó bề tìm được, bèn giơ ngón tay búng một cái, một ngọn phi chùy xé gió bay vút đi, chính là dùng thứ ám khí ban nãy Tiêu Tương Tử đã tập kích Quách Tương. Dương Quá chưa biết vị hòa thượng tìm hai tên kia về chuyện gì, chưa muốn lấy mạng chúng, mũi phi chùy bay vụt qua trước mặt chúng chừng một thước, gió tạt rát da, hai gã khẽ kêu la, quay đầu sang mạn bắc. Dương Quá lại búng một mũi táng môn đinh, buộc hai gã chuyển hướng.

Hai lần ngăn chặn như thế, vị hòa thượng kia đã chạy tới gần. Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây biết khó bề thoát thân, bèn rút binh khí cầm tay, đứng kề vai nhau, một gã cầm cây bổng, một gã cầm nhuyễn tiên. Sợi Kim long tiên ngọc ngà châu báu của Doãn Khắc Tây đã bị Dương Quá làm gãy nát ở cung Trùng Dương, sợi nhuyễn tiên này tuy cũng gắn nhiều vàng ngọc, nhưng không đẹp và quí bằng Kim long tiên ngày trước.

Vị hòa thượng nhìn bốn phía, thấy người giúp mình không xuất hiện, thì chưa thèm để ý đến hai tên Tiêu, Doãn kia, mà chắp tay thi lễ về phía trống không, nói:

- Tiểu tăng Giác Viễn ở Thiếu Lâm tự kính tạ cư sĩ cao nghĩa.

Dương Quá nhìn vị hòa thượng, thấy thân hình cao cao, phong thái nho nhã, nếu không mặc tăng bào thì giống như một thư sinh tướng công. So với vị hòa thượng này, Hoàng Dược Sư có ba phần sơn lâm phóng túng hơn, Chu Tử Liễu thì có ba phần sang trọng cung đình hơn. Hòa thượng Giác Viễn tuổi trạc ngũ tuần, đúng là một vị túc nho uyên thâm quảng bác, một danh gia kinh thuật siêu nhân. Dương Quá không dám xem thường, liền từ chỗ nấp bước ra, vái dài đáp lễ, nói:

- Tiểu tử Dương Quá bái kiến đại sư.

Chàng nghĩ: "Phương trượng và thủ tòa Đạt Ma viện của Thiếu Lâm tự mình đều quen biết, tu vi võ công của hai người ấy xem chừng không bằng vị cao tăng này, tại sao mình chưa hề nghe họ nhắc đến vị này?"

Giác Viễn cung kính nói:

- Tiểu tăng được Dương cư sĩ tôn phạm, may mắn quá chừng.

Rồi bảo gã thiếu niên đứng bên cạnh:

- Mau khấu đầu chào Dương cư sĩ.

Gã thiếu niên bước lên quì lạy, Dương Quá đáp nửa lễ. Lúc này Tiểu Long Nữ và Quách Tương cũng đều xuất hiện, Giác Viễn chắp tay rất mực cung kính.

Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây đứng chôn chân tại chỗ; nếu xông tới động thủ, tự biết không phải là đối thủ của Giác Viễn, Dương Quá và Tiểu Long Nữ, nếu bỏ chạy, cũng hoàn toàn không thể thoát thân. Hai gã đứng đó, mắt láo liên, chờ cơ hội.

Dương Quá nói:

- Thủ tòa La Hán đường Vô Sắc thiền sư của quí tự hào sảng khoáng đạt, tương giao với tại hạ đã hơn mười năm. Sáu năm trước, tại hạ có được phương trượng quí tự Thiên Minh thiền sư mời đến núi Thiếu Thất lễ Phật, được trò chuyện với phương trượng và Thủ tòa Đạt Ma viện Vô Tướng thiền sư, mở rộng tầm mắt. Có lẽ khi ấy đại sư đi vắng, nên tại hạ không có duyên bái kiến.

Thần điêu đại hiệp Dương Quá danh tiếng lẫy lừng thiên hạ, song Giác Viễn lại không biết, chỉ nói:

- Thì ra Dương cư sĩ có quen biết Thiên Minh sư thúc, Vô Tướng sư huynh và Vô Sắc sư huynh. Tiểu tăng nhận một chức vị an nhàn ở Tàng kinh các, ba chục năm nay không hề bước ra khỏi cửa, chỉ vì chức phận thấp kém, nên không dám giao tiếp với quí khách đến bản tự.

Dương Quá thầm lấy làm lạ: "Thiên hạ thật là rộng lớn, bậc kỳ tài dị năng nơi nào cũng có. Vị Giác Viễn đại sư này võ công tuyệt thế mà giấu kín không lộ, trong Thiếu Lâm tự e rằng cũng không ai hay biết, nếu không Vô Sắc giao hảo với mình như thế, nếu biết bản tự có một nhân vật cỡ đó, hẳn đã kể với mình".

Dương Quá và Giác Viễn đối đáp với nhau, cánh Hoàng Dược Sư đã nghe thấy, biết mé núi này có chuyện, bèn nhất tề kéo đến. Trong lúc Dương Quá và Giác Viễn nói chuyện, mọi người đã tới nơi, Dương Quá liền dẫn kiến mọi người. Hoàng Dược Sư, Nhất Đăng đại sư, Chu Bá Thông, Quách Tĩnh, Hoàng Dung nổi danh đã mấy chục năm trong võ lâm, có thể nói bất cứ ai trong giang hồ cũng đều biết, riêng Giác Viễn lại không hề biết, chỉ cung kính hành lễ và sai gã thiếu niên vái lạy mọi người. Mọi người thấy Giác Viễn uy nghi, nghiêm trang, cũng không khỏi kính nể.

Giác Viễn thi lễ xong, bèn chắp tay nói với Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây:

- Tiểu tăng giám quản Tàng kinh các, chỉ một trang giấy bị mất, tiểu tăng cũng bị nghiêm trách, cuốn kinh thư mà hai vị đã mượn, xin trả lại cho, thật cảm đại đức.

Dương Quá vừa nghe đã biết Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây ăn cắp cuốn kinh thư gì đó ở Tàng kinh các của Thiếu Lâm tự, nên Giác Viễn mới nhất quyết đuổi theo, song thấy đối với hai tên đạo tặc, Giác Viễn còn nói năng tử tế thì thật không ngờ.

Doãn Khắc Tây cười hi hi nói:

- Đại sư nói sai rồi. Hai chúng tôi gặp bất hạnh, may được đại sư thi ân thu lưu, báo đáp còn chưa kịp, ai lại đi mượn kinh thư của đại sư mà không trả lại, phiền đại sư phải cất công theo đòi? Hơn nữa, hai chúng tôi hoàn toàn không phải là đệ tử cửa Phật, đi mượn kinh thư của đại sư làm gì kia chứ.

Doãn Khắc Tây xuất thân buôn bán châu báu, miệng lưỡi giảo hoạt, lời hắn vừa nói nghe cũng có lý. Nhưng cánh Dương Quá thừa biết hắn và Tiêu Tương Tử không phải là người lương thiện, kinh thư mà chúng đánh cắp cũng không phải là kinh Phật thông thường, mà hẳn là quyền kinh kiếm phổ của phái Thiếu Lâm.

Cứ như Dương Quá, chỉ cần nhảy tới giáng cho mỗi tên một chưởng, lục soát kinh thư trong người chúng là xong, hà tất phải phí lời? Song Giác Viễn là người nho nhã, lại nói với mọi người:

- Sự việc thế nào, tiểu tăng xin thưa cùng các vị, mong các vị bình đạo lý cho.

Quách Tương không nhịn được, liền nói:

- Đại sư, hai người này lén lút nấp ở chỗ kia, bàn nhau giết người cướp chùa, may mà bị đại sư tìm thấy. Nếu họ không rắp tâm hành ác, thì sao lại có mưu đồ xấu xa như vậy?

Giác Viễn hướng về phía Tiêu, Doãn hai gã, nói:

- Tội quá, tội quá, hai vị cư sĩ có nghiệt tâm như thế, hãy sớm thành tâm hối cải.

Mọi người thấy Giác Viễn nói năng hành sự có phần cổ hủ, tựa hồ hoàn toàn không rõ thế sự, đối với hai tên gian ác mà lại khuyên chúng thành tâm hối cải, thì không khỏi tức cười.

Doãn Khắc Tây thấy Giác Viễn không động thủ, mà định nói lý lẽ, thì có thêm vài phần hi vọng, bèn nói:

- Mọi người cần phải bình đạo lý cơ mà?

Giác Viễn gật đầu, nói:

- Thưa các vị, một hôm tiểu tăng đang đọc kinh thư trong Tàng kinh các, bỗng nghe sau núi có tiếng ẩu đả, rồi có người kêu cứu. Tiểu tăng chạy ra xem, thấy hai vị cư sĩ đây nằm dưới đất, bị bốn võ quan Mông Cổ đánh cho chỉ còn thở thoi thóp, tiểu tăng không nỡ lòng nào, liền tới khuyên bốn vị võ quan, rồi dìu hai vị cư sĩ bị thương vào Tàng kinh các nghỉ ngơi. Xin cứ hỏi hai vị cư sĩ đây, có đúng vậy không?

Doãn Khắc Tây nói:

- Không sai. Đúng là như thế, bởi vậy hai chúng tôi vô cùng cảm kích ơn cứu mạng của đại sư.

Dương Quá hừ một tiếng, nói:

- Với võ công của hai vị cư sĩ này, đừng nói bốn võ quan Mông Cổ, dù bốn chục, thậm chí bốn trăm võ sĩ Mông Cổ cũng không đánh ngã nổi. Giác Viễn đại sư đã bị hai gã này đánh lừa rồi.

Giác Viễn lại nói:

- Hai vị đây dưỡng thương một ngày, nói nằm một chỗ buồn quá, xin tiểu tăng cho mượn kinh thư. Tiểu tăng thiết nghĩ hoằng pháp quảng đạo là việc tốt, mấy khi được hai vị cư sĩ nảy sinh tuệ căn, thân cận Phật pháp, thế là liền cho họ mượn đọc mấy bộ kinh thư. Ai ngờ có một buổi tối hai vị cư sĩ này nhân lúc tiểu tăng tham thiền nhập định, lại lấy đi bốn quyển "Kinh Lăng Già" mà tiểu đệ tử Quân Bảo đang tụng. Tự tiện lấy đi, không mở miệng hỏi, khó tránh khỏi vi phạm cái đạo của bậc quân tử, vậy xin hai vị trả lại cho.

Nhất Đăng đại sư Phật học tinh thâm, Chu Tử Liễu theo hầu sư phụ lâu ngày, cũng từng đọc không ít kinh Phật, nghe nói thế, đều nghĩ: hai kẻ này lấy trộm kinh thư trong Thiếu Lâm tự, mình cứ ngỡ chỉ là sách quyền kinh kiếm phổ, ai dè lại là bốn quyển "Kinh Lăng Già". Bộ "Kinh Lăng Già" tuy là do Đạt Ma tổ sư sở truyền, nhưng trong kinh lại chép rằng đó là yếu chỉ thuyết pháp của Phật Như Lai trên đảo Lăng Già, minh tâm kiến tính, tuyên thuyết Phật pháp Đại thừa, không liên quan gì đến võ công. Hai tên ác nhân này lấy trộm mang đi làm gì? Hơn nữa "Kinh Lăng Già" trong thiên hạ nơi nào cũng có, không phải là bí kíp, vì sao Giác Viễn lại truy đuổi đến cùng, tất bên trong có chuyện gì đây.

Chỉ nghe Giác Viễn nói:

- Bốn quyển "Kinh Lăng Già" ấy là nguyên bản Đạt Ma tổ sư mang theo khi đi sang phía đông, viết bằng văn tự Thiên Trúc, chỉ e hai vị cư sĩ không biết đọc, trong khi đó là vật báu truyền thụ bao đời của Thiếu Lâm bổn tự.

Mọi người chợt hiểu: "Thì ra là nguyên bản Đạt Ma tổ sư mang theo từ Thiên Trúc sang, tất quí giá vô cùng."

Doãn Khắc Tây cười hi hi, nói:

- Hai chúng tôi không biết văn tự Thiên Trúc, ai lại đi mượn đọc bộ kinh ấy? Tuy gọi là báu vật, nhưng đem bán cũng chẳng đáng giá bao nhiêu. Trừ cao tăng Phật gia, chẳng ai thiết đến nó. Mà các đại hòa thượng hóa duyên qua ngày, làm gì có tiền bạc để mua.

Mọi người nghe hắn giảo biện đã tức giận, riêng Giác Viễn vẫn điềm đạm nói:

- Bộ "Kinh Lăng Già" tổng cộng có bốn bản dịch Hán văn khác nhau, hiện còn giữ được ba bản. Một là bản dịch của Bạt Đà La thời Lưu Tống, tên là "Lăng Già A Bạt Đa La bảo kinh", gồm bốn quyển, người đời gọi là "Bốn quyển Lăng Già". Hai là bản dịch thời Nguyên Ngụy của Bồ Đề Lưu Chi dịch, tên là "Nhập Lăng Già kinh" gồm mười quyển, người đời gọi là "mười quyển Lăng Già". Ba là bản dịch thời nhà Đường của Bảo Thoa Nan Đà, tên là "Đại Thừa Nhập Lăng Già kinh" gồm bảy quyển, người đời gọi là "Bảy quyển Lăng Già". Trong ba bản dịch ấy, bản "Bảy quyển Lăng Già" dịch rõ ý, dễ hiểu nhất, tiểu tăng có mang theo đến đây nếu hai vị cư sĩ tâm cận Phật pháp, tiểu tăng sẵn lòng gửi tặng. Nếu hai vị muốn bản "Bốn quyển Lăng Già" hoặc bản "Mười quyển Lăng Già", cũng không phải là không thể, tiểu tăng sẽ đi tìm mang tới.

Nói đoạn rút từ trong ống tay áo ra bản "Bảy quyển Lăng Già", đưa cho gã thiếu niên, sai mang tặng Doãn Khắc Tây.

Dương Quá nghĩ thầm: "Vị Giác Viễn đại sư này quá ư cổ hủ, ít thấy trên đời, chẳng trách bộ kinh thư do đại sư giám quản bị hai tên ác nhân lấy đi."

Chỉ nghe chàng thiếu niên nói:

- Sư phụ, hai kẻ kia có mưu đồ bất lương, họ lấy mất bộ kinh quí, đâu phải là có tâm cận Phật pháp?

Chàng thiếu niên thân hình nhỏ bé, nhưng lời nói chứng tỏ trung khí sung mãn, giọng vang như chuông.

Mọi người thấy chàng ta diện mạo kỳ dị, trán nhọn gáy nhỏ, ngực rộng chân dài, mắt tròn tai to, tuy chỉ độ mười hai, mười ba tuổi, nhưng rất chững chạc, uy nghiêm.

Dương Quá lấy làm lạ, hỏi:

- Vị tiểu huynh đệ này cao tính đại danh là gì?

Giác Viễn nói:

- Tiểu đồ họ Trương, tên Quân Bảo, từ nhỏ sống trong Tàng kinh các, giúp tiểu tăng quét nhà, phơi sách, tuy hắn gọi tiểu tăng là sư phụ, kỳ thực hắn chưa xuống tóc, vẫn còn là tục gia đệ tử.

Dương Quá khen:

- Danh sư xuất cao đồ, đệ tử của đại sư khí vũ bất phàm.

Giác Viễn nói:

- Sư phụ không phải danh sư, nhưng tên đồ nhi này thì quả là bất phàm. Chỉ tiếc tiểu tăng tu vi nông cạn, không khỏi thiệt thòi cho nó. Quân Bảo, hôm nay ngươi được gặp nhiều bậc cao sĩ, đúng là tam sinh hữu hạnh, ngươi hãy thỉnh giáo các vị. Tục ngữ có câu "Nghe người khôn nói chuyện một buổi hơn đọc sách mười năm".

Trương Quân Bảo đáp:

- Vâng.

Chu Bá Thông nghe Giác Viễn cứ nói vòng vo đâu đâu mãi, tuy sự việc không liên quan đến mình, nhưng cũng là người đầu tiên hết nhịn nổi, lên tiếng:

- Này hai gã Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây kia, hai đứa bay lừa được vị đại hòa thượng chứ không lừa nổi Lão Ngoan đồng này. Hai đứa bay có biết "Ngũ Tuyệt" thời nay gồm những ai không?

Doãn Khắc Tây nói:

- Không, xin nói cho biết.

Chu Bá Thông dương dương đắc ý nói:

- Được, hai đứa bay đứng cho vững mà nghe đây: Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp, Trung Ngoan Đồng. Trong "Ngũ Tuyệt", Lão Ngoan đồng này đứng đầu, hiểu chưa. Lão Ngoan đồng đã đứng đầu "Ngũ Tuyệt", lời nói tất nhiên có sức nặng. Bộ kinh thư ấy ta nói là hai đứa bay lấy trộm, tức là hai đứa bay lấy trộm. Cho dù không phải hai đứa bay lấy trộm, thì nó cũng đang ở trong người hai đứa bay, mau lấy ra trả cho đại hòa thượng! Nếu trì hoãn, mỗi đứa sẽ ăn một cái bạt tai, rồi tính sau. Hai đứa bay thích chìa má bên trái hay má bên phải nào?

Nói đoạn lão xoa xoa hai tay chuẩn bị động thủ.

Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây cau mày, thầm biết Lão Ngoan đồng võ công cao lạ thường, nói sao làm vậy đang chưa biết làm thế nào, thì Giác Viễn nói:

- Chu cư sĩ nói sai rồi! Thế sự không qua được một chữ "Lý". Bộ "Kinh Lăng Già" hai vị cư sĩ nếu đã mượn, tức là đã mượn. Nếu không mượn, tức là không mượn. Nếu quả thật hai vị cư sĩ không mượn, thì có lý nào lại vu cho họ lấy trộm?

Chu Bá Thông cười ha hả, nói:

- Các vị xem đại hòa thượng này có ra sao không? Ta giúp y đòi lại bộ kinh, y lại đi thanh minh cho kẻ cắp, có lý nào như thế? Đại hòa thượng, ta nói cho hòa thượng biết, Lão Ngoan đồng ta cứ thích vu cho hai đứa kia lấy trộm đấy. Bộ kinh ấy nếu quả thật chúng chưa lấy trộm, thì ta đoan chắc rằng ngay ngày mai hai đứa kia sẽ đến Thiếu Lâm tự lấy trộm. Nói tóm lại, quân trộm cắp là quân trộm cắp, chưa trộm cắp, thì sẽ trộm cắp. Hôm qua chưa trộm cắp, ngày mai tất trộm cắp, hôm nay đã trộm cắp, ngày mai tiếp tục trộm cắp.

Giác Viễn gật đầu lia lịa, nói:

- Chu cư sĩ nói rất hợp với thiền lễ. Phật gia nói sắc tức là không, không tức là sắc, ranh giới giữa sắc và không, vốn không nên phân định một cách gượng ép. Nói "lấy trộm sách" e bất nhã, chi bằng nói là "không hỏi cứ mượn". Hai vị cư sĩ nếu đã có cái tâm "không hỏi cứ mượn", thì dù chưa "không hỏi cứ mượn", thể nào cũng "không hỏi cứ mượn".

Mọi người nghe hai bên nói lý, một người cổ hủ, một người cả vú lấp miệng em, ai cũng có cái lý của mình, nếu cứ tiếp tục, không biết bao giờ mới dừng.

Dương Quá cướp lời Chu Bá Thông, nói với hai gã Tiêu, Doãn:

- Hai đứa ngươi giúp Mông Cổ xâm phạm cương thổ của bọn ta, giết hại bách tính nước ta, có chết cũng chưa hết tội. Nhưng hôm nay có hai võ hiệp cao tăng Nhất Đăng đại sư và Giác Viễn đại sư ở đây, nếu ta xuất thủ giết hai đứa ngươi, hai vị cao tăng hẳn không nỡ nhìn. Vậy ta chỉ cho hai con đường cho hai đứa ngươi tự lực chọn, một là ngoan ngoãn đưa trả bộ kinh thư, từ nay không được đặt chân lên Trung Thổ. Hai là mỗi đứa tiếp một chưởng của ta, sống chết tùy vận khí của từng đứa.

Doãn, Tiêu nhìn nhau, không dám tiếp lời. Hai gã từng ăn đòn của Dương Quá, thừa biết một chưởng của chàng, chúng không thể chịu nổi. Doãn Khắc Tây nghĩ: "Chỉ cần qua được hôm nay, mai sau luyện thành võ công, sẽ trở lại báo thù rửa hận. Trong đám người kia, chỉ có Giác Viễn hòa thượng là dễ nói chuyện nhất, muốn thoát nạn, phải dựa vào gã hòa thượng ấy", bèn nói:

- Dương đại hiệp, chuyện giữa tại hạ và đại hiệp, để sau hãy tính. Đại hiệp võ công cao hơn tại hạ, tại hạ không dám đắc tội với đại hiệp. Còn chuyện có mượn kinh thư hay không, cứ để Giác Viễn đại sư bàn tính tỉ mỉ với hai chúng tôi, việc ấy đâu có liên quan đến Dương đại hiệp?

Dương Quá chưa trả lời, Giác Viễn đã gật đầu lia liạ, nói:

- Đúng, đúng thế, Doãn cư sĩ nói rất có lý.

Dương Quá lắc đầu cười khổ, ngoảnh đầu lại, thấy Trương Quân Bảo mục quang long lanh, ngọ nguậy muốn hành động. Dương Quá bèn nháy mắt, ngụ ý bảo cậu ta cứ hành động, chàng sẽ đứng sau hỗ trợ.

Trương Quân Bảo hiểu ý, nói to:

- Doãn cư sĩ, hôm ấy tiểu tử đang đọc kinh ở hành lang, cư sĩ lẻn đến sau lưng tiểu tử, điểm huyệt tiểu tử rồi lấy đi bốn quyển "Kinh Lăng Già", chuyện ấy có hay không?

Doãn Khắc Tây lắc đầu nói:

- Nếu ta muốn mượn sách, thì ta chỉ việc hỏi mượn là tiểu sư phụ cho mượn, hà tất phải điểm huyệt?

Giác Viễn gật đầu nói:

- Ờ, ờ, kể cũng có lý.

Trương Quân Bảo nói:

- Hai vị bảo không hề mượn, vậy có dám để cho tiểu tử lục soát trên người hay không?

Giác Viễn nói:

- Khám người thì quá ư vô lý. Nhưng vụ này phải trái chưa rõ, hai vị cư sĩ có cách gì hay, có thể cho biết?

Doãn Khắc Tây đang định giảo biện, Dương Quá cướp lời:

- Giác Viễn đại sư, hai tên gian tặc kia quyết không
có ý tiềm tâm Phật học, bốn quyển "Kinh Lăng Già" có điểm nào đặc dị hay không?

Giác Viễn hơi trầm ngâm, nói:

- Người xuất gia không nói dối, Dương cư sĩ đã hỏi, tiểu tăng đành nói thật. Bên lề bộ "Kinh Lăng Già" còn có một bộ kinh thư khác, do chính Đạt Ma sư tổ tự tay viết, gọi là bộ "Cửu Dương chân kinh".

Lời này vừa dứt, ai nấy giật mình. Thời trước các võ sĩ tranh đoạt "Cửu Âm chân kinh" mà dẫn đến chỗ chém giết nhau khắp cả thiên hạ, cuối cùng năm đại cao thủ tụ tập tại "Hoa Sơn luận kiếm", bộ kinh đó rốt cuộc do Vương Trùng Dương là người võ công cao nhất sở hữu. Sau đó việc Hoàng Dược Sư đuổi hết đệ tử, Chu Bá Thông bị nhốt ở đảo Đào Hoa, Âu Dương Phong mắc bệnh tâm thần, Đoàn hoàng gia xuất gia đi tu bao nhiêu việc đều có liên quan đến bộ "Cửu Âm chân kinh". Ai dè ngoài bộ "Cửu Âm chân kinh", Đạt Ma sư tổ còn viết bộ "Cửu Dương chân kinh". Bốn chữ này mọi người lần đầu nghe thấy, còn bộ "Cửu Âm chân kinh" thì quá nổi tiếng, Hoàng Dược Sư, Chu Bá Thông, Quách Tĩnh, Hoàng Dung, Dương Quá, Tiểu Long Nữ đều đã trước sau nghiên tập, võ công Thiếu Lâm tự là do Đạt Ma sư tổ sở truyền, bộ kinh do sư tổ tự tay viết ra tất nhiên rất hệ trọng, quần hùng vừa nghe thấy đều giật mình.

Giác Viễn không thấy sự kinh ngạc của mọi người, nói tiếp:

- Chức phận của tiểu tăng là giám quản Tàng kinh các, tất cả các bộ kinh thư tất nhiên đều phải xem qua một lượt. Cứ ngỡ trong kinh Phật toàn chép những câu danh ngôn chí lý, song tiểu tăng lại đọc thấy trong bộ "Cửu Dương chân kinh" rất nhiều pháp môn cường thân kiện thể, dịch trợ tẩy tủy, tiểu tăng nhất nhất luyện theo mấy chục năm nay, kết quả là bách bệnh không sinh; mấy năm qua bèn truyền thụ một số môn dễ luyện cho Quân Bảo. Bộ "Cửu Dương chân kinh" chẳng qua chỉ dạy người ta bảo dưỡng cái thân xác hữu sắc hữu tướng mà thôi, cái thân xác này vốn cũng không đáng gì cho lắm. Bộ kinh thư tuy do Đạt Ma sư tổ trước tác, cuối cùng chỉ là cái học bỉ tướng tiểu đạo, dù có bị mất đi cũng không sao. Nhưng bộ kinh "Lăng Già" là đại điển của nhà Phật, hai vị cư sĩ lại không biết văn tự Thiên Trúc, có mượn cũng vô dụng. Chi bằng hãy trả lại cho tiểu tăng.

Dương Quá thầm kinh hãi: "Giác Viễn đã học xong công phu thượng thừa trong võ học mà hoàn toàn không biết, cứ tưởng chỉ là pháp môn cường thân kiện thể, bách bệnh không sinh mà thôi. Chuyện lạ nhường này, trong võ lâm chưa từng xảy ra. Nếu mình không tận mắt chứng kiến Giác Viễn đại sư cố chấp, một mực giữ lễ, ắt sẽ cho rằng Giác Viễn cố ý giả bộ, giấu kín võ công. Chẳng trách các vị thiền sư cao tăng Thiên Minh, Vô Sắc, Vô Tướng chung sống với Giác Viễn mấy chục năm trong chùa mà không biết rằng đang ở bên cạnh một dị nhân".

Nhất Đăng đại sư thì nghĩ thầm: "Vị sư huynh bảo "Cửu Dương chân kinh" chỉ là cái học bỉ tướng tiểu đạo, quả nhiên thâm ngộ Phật lý. Cái học Thiền tông cố nhằm minh tâm kiến tính. Nếu biết "Cửu Dương chân kinh" là võ công, thì Giác Viễn đã chẳng học theo".

Doãn Khắc Tây vỗ vỗ trên người, cười, nói:

- Tại hạ tứ đại giai không, trên người làm gì có kinh thư?

Tiêu Tương Tử cũng phẩy phẩy áo, nói:

- Tại hạ cũng không có.

Trương Quân Bảo bỗng nói:

- Để tiểu tử lại soát!

Chàng ta bước tới giơ tay nắn nắn ngực Doãn Khắc Tây. Doãn Khắc Tây tay trái chộp cổ tay Trương Quân Bảo, tay phải đẩy nhẹ vào vai cậu ta một cái, Trương Quân Bảo lập tức bị ngã lộn một vòng.

Giác Viễn kêu lên:

- Úi chao, không hay rồi, Quân Bảo! Ngươi hãy khí trầm Vu Uyên, lực ngưng Sơn Căn, xem y có đẩy nổi ngươi xê dịch không nào?

Trương Quân Bảo bò dậy, nói:

- Vâng, thưa sư phụ!

Đoạn lao người về phía Doãn Khắc Tây. Mọi người đang chán chường, chợt nghe Giác Viễn chỉ điểm võ nghệ cho Trương Quân Bảo, đều vui thích, nghĩ bụng: "Không ngờ vị hòa thượng quân tử này cũng biết dạy đồ đệ đánh nhau".

Chỉ thấy Trương Quân Bảo xông thẳng đến, Doãn Khắc Tây chộp lấy cánh tay chàng ta mà đẩy về phía trước một cái. Trương Quân Bảo y theo cách bình thời sư phụ đã dạy, khí trầm hạ bàn, cái đẩy của đối phương chỉ khiến nửa thân trên hơi nghiêng, còn toàn thân không bị xê dịch. Doãn Khắc Tây kinh ngạc, nghĩ: "Ta chỉ e ngại Chu Bá Thông, Quách Tĩnh, Dương Quá, là những đại cao thủ hạng nhất trong võ lâm, ngoài mấy người ấy ra, ta hoàn toàn có thể tung hoành thời nay, ai ngờ tới một tên tiểu hài đồng mà cũng không hạ nổi". Bèn gia tăng kình lực đẩy thật mạnh.

Trương Quân Bảo vận khí kìm lại. Không ngờ lực đẩy của Doãn Khắc Tây đột nhiên mất tiêu, Trương Quân Bảo đứng không vững, ngã chúi xuống đất. Doãn Khắc Tây đỡ dậy, cười nói:

- Tiểu sư phụ, không cần dùng đại lễ đâu.

Trương Quân Bảo đỏ bừng cả mặt, trở lại bên cạnh Giác Viễn, nói:

- Sư phụ, vẫn chưa được.

Giác Viễn lắc đầu, nói:

- Đấy là đối phương cố ý lấy không thắng có. Trong lúc vận khí, ngươi cần phải vận khí ghìm mình, thây kệ ngoại lực từ phía nào đẩy tới. Ngươi hãy nhìn ngọn núi kia coi.

Đoạn chỉ tay về phía một ngọn núi nhỏ ở mé tây, nói tiếp:

- Ngọn núi sừng sững ở đó, thiên cổ vẫn vậy. Đại phong từ phía tây thổi tới, bạo vũ từ phía đông tràn sang, ngọn núi vẫn không di chuyển, cũng không cố ý kháng cự.

Trương Quân Bảo ngộ tính rất cao, nghe sư phụ nói xong liền gật đầu, nói:

- Sư phụ, đệ tử hiểu rồi, phải soát người y mới được.

Rồi chậm rãi tiến tới trước mặt Doãn Khắc Tây.

Dương Quá thấy cậu ta hai lần lao vội tới, lần này được Giác Viễn chỉ dẫn vài câu, lập tức cước bộ trầm ổn, thì nghĩ: "Sư đồ cậu ta tu tập Cửu Dương chân kinh đã lâu, nhờ vậy nội công thâm hậu. Song hai người hoàn toàn không ngờ bộ kinh thư ấy không chỉ dạy cách cường thân kiện thể, mà còn dạy cách khắc địch chế thắng, hộ pháp phục ma, cho nên quyết khiếu đánh địch khi lâm trận họ lại chẳng biết chút gì".

Trương Quân Bảo đến cách Doãn Khắc Tây chừng bốn thước, giơ hai tay nắm cánh tay đối phương. Doãn Khắc Tây cười hô hô, tay trái vỗ "bộp" một cái vào ngực Trương Quân Bảo. Đại địch đứng đầy xung quanh, Doãn Khắc Tây không dám đả thương Trương Quân Bảo, cái vỗ vừa rồi chỉ sử có một thành kình lực hi vọng làm cho đối phương cảm thấy đau, không dám gây sự với hắn nữa.

Trương Quân Bảo hoàn toàn không biết cách né tránh, vừa thấy bàn tay đối phương vụt qua trước mắt, ngực đã trúng một chưởng, bèn kêu lên:

- Sư phụ, đệ tử bị đánh.

Doãn Khắc Tây đánh một chưởng vào ngực Trương Quân Bảo, cảm thấy từ ngực đối phương có một luồng lực đẩy trở lại, may mà hắn chỉ sử có một thành kình lực nếu không có khi đã nguy hại. Hắn huơ huơ tay trái, nắm lấy vai Trương Quân Bảo định nhấc bổng lên mà ném đi, song không nhấc lên nổi.

Doãn Khắc Tây ngượng ngùng bối rối, ngay mấy chiêu cầm nã thủ pháp của hắn cũng chỉ làm cho Trương Quân Bảo chao đảo chứ không ngã, bất đắc dĩ phải đánh mấy chưởng, cười nói:

- Tiểu sư phụ, ta không đánh nhau với ngươi đâu. Quân tử động khẩu không động thủ, ngươi hãy lui về đi, chúng ta nói lý lẽ thì hơn.

Mỗi chưởng của hắn đều đánh vào người Trương Quân Bảo, chưởng lực mạnh dần, nhưng cơ thể Trương Quân Bảo mỗi lần đều sinh ra phản lực, lực gia tăng thì lực đề kháng của đối phương cũng gia tăng tương ứng

Trương Quân Bảo kêu to:

- Ối, ối, sư phụ, y đánh đệ tử đau quá, sư phụ mau đến giúp đệ tử.

Doãn Khắc Tây nói:

- Ta bất đắc dĩ phải làm thế, là ngươi tới đánh ta, chứ không phải ta tới đánh ngươi. Lão sư phụ, sư phụ muốn đánh tại hạ, thì cứ việc đánh, sư phụ có ơn cứu mạng đối với tại hạ, tại hạ nhất quyết không dám đánh lại đâu.

Giác Viễn lắc đầu, nói:

- Đúng, Doãn cư sĩ nói có lý... ừm, Quân Bảo, giúp thì ta không đến giúp, nhưng ngươi phải nhớ, cần phân định hư thực cho rõ ràng, mỗi chỗ đều có hư thực, mọi chỗ đều có hư thực. Ngươi nhớ lời ta dặn, khí phải căng lên, thần cần thu vào, toàn thân không có chỗ nào khuyết hãm, không có chỗ nào lồi lõm, không có chỗ nào gãy nối.

Trương Quân Bảo từ năm, sáu tuổi làm công việc phục dịch trong Tàng kinh các, từ đấy Giác Viễn đem căn cơ công phu ghi trong "Cửu Dương chân kinh" truyền thụ cho cậu ta, có điều cả hai thầy trò đều không biết đó là tu vi nội công tinh thâm nhất trong võ học. Tăng chúng Thiếu Lâm đa phần tinh thông quyền nghệ, nhưng Giác Viễn cho rằng quả đấm không phù hợp với bản chỉ Phật gia, cũng không phải là hành động bậc quân tử nên làm, cho nên mỗi khi thấy người ta luyện võ, Giác Viễn đều tránh xa. Mãi đến lúc này, khi Trương Quân Bảo động thủ với Doãn Khắc Tây, Giác Viễn mới dạy cho đệ tử cách chống đỡ nhưng cũng chỉ để phòng thân, chứ hoàn toàn không có ý công kích kẻ địch. Trương Quân Bảo nghe sư phụ chỉ dạy, liền vận khí toàn thân, tuy không được như Giác Viễn nói "toàn thân không có chỗ nào khuyết hãm, không có chỗ nào lồi lõm, không có chỗ nào gãy nối", song bất kể Doãn Khắc Tây ra đòn gì, cậu ta cũng chỉ cảm thấy hơi đau chứ không sao cả.

Nhưng không thể qua đó đem so sánh công lực của Doãn, Trương hai người với nhau. Doãn Khắc Tây nếu thực sự hạ sát thủ, dĩ nhiên có thể dễ dàng giết chết Trương Quân Bảo; nhưng hắn thấy Dương Quá, Tiểu Long Nữ, Chu Bá Thông, Quách Tĩnh... đứng đầy bên cạnh, làm sao hắn dám hạ độc thủ? Hai người quấn lấy nhau hồi lâu, Trương Quân Bảo cố nhiên không thể lục soát người đối phương, mà Doãn Khắc Tây cũng không đánh ngã được Trương Quân Bảo.

Mấy người trong nhóm Dương Quá thấy tức cười, còn Tiêu Tương Tử thì không ngớt cau mày.

Quách Tương gọi:

- Tiểu huynh đệ, hãy xuất thủ đánh hắn đi chứ, sao huynh đệ chỉ chịu đòn mà không đánh trả?

Giác Viễn vội nói:

- Không được, chớ giận chớ buồn, chớ đánh chớ chửi!

Quách Tương nói:

- Huynh đệ cứ thỏa sức đánh hắn đi, đánh không lại sẽ có người giúp huynh đệ.

Trương Quân Bảo nói:

- Đa tạ cô nương!

Rồi vung quyền đánh vào ngực Doãn Khắc Tây.

Giác Viên lắc đầu, thở dài, nói:

- Nghiệt chướng, nghiệt chướng, giận dữ nổi lên, linh đài sẽ không thể như gương trong nước lặng.

Trương Quân Bảo đấm một quả vào ngực Doãn Khắc Tây, cậu ta chưa từng luyện quyền thuật, quả đấm này chỉ như người thường đấm đá, làm sao đả thương nổi đối phương? Doãn Khắc Tây ngoài miệng cười hô hố, nhưng trong bụng căm tức, hắn thành danh mấy chục năm nay, bất luận bằng hữu hay địch nhân đều không dám coi thường hắn, ai ngờ hôm nay trước mắt mọi người hắn lại không thể hạ gục một gã hài đồng, không dám giết đã đành, ngay cả quẳng nó ra xa cũng không dám, chỉ có thể đánh cho nó thấy đau mà lui đi thôi.

Giác Viễn nghe Trương Quân Bảo không ngớt kêu đau, thì chỉ lên tiếng xin tha:

- Doãn cư sĩ, xin cư sĩ chớ nặng tay đả thương tính mạng tiểu đồ. Hài tử này rất thông minh, hiền lành, tốt bụng, nó biết tiểu tăng để mất kinh thư tổ truyền, trở về chùa tất bị phương trượng phạt nặng, nên mới bám riết lấy cư sĩ lục soát, xin cư sĩ chớ đánh nó thật...

Cầu xin một hồi rồi, Giác Viễn bất giác lại chỉ điểm cho Trương Quân Bảo:

- Quân Bảo, trong kinh có nói, cần dụng ý, không dụng kình. Theo người mà động, nên co nên duỗi, bị đánh chỗ nào, tâm phải dụng ở chỗ đó...

Trương Quân Bảo đáp:

- Vâng!

Thấy Doãn Khắc Tây tâm ý bèn đưa tới chỗ đó, quả nhiên dùng tâm sử kình, chỗ bị đánh bớt đau hẳn.

Doãn Khắc Tây nói:

- Cẩn thận này, ta đánh vào đầu ngươi đó!

Trương Quân Bảo giơ cánh tay trước mặt, tinh thần chăm chú, chờ đối phương đánh tới, nào ngờ Doãn Khắc Tây nhứ nhứ quả đấm, chân trái tung đòn, huỵch một cái, đá cho Trương Quân Bảo ngã lộn đi một vòng. Trương Quân Bảo lăn đến bên cạnh Dương Quá mới đứng dậy được.

Giác Viễn kêu lên:

- Doãn cư sĩ, sao cư sĩ lại nói dối lừa người như thế? Cư sĩ bảo nó cẩn thận, sẽ đánh vào đầu, song lại đá nó là sao?

Mọi người nghe đều buồn cười, nghĩ bụng trong trò đấu võ, hư thực bất định, ai lại đi trách đối phương nói dối, đánh lừa?

Trương Quân Bảo tuy nhỏ tuổi, tâm ý lại kiên định, cậu xoa xoa chỗ chân bị đá, nói:

- Không lục soát không được!

Cậu ta lại định bước tới. Dương Quá giữ tay cậu ta lại nói:

- Tiểu huynh đệ, hãy khoan!

Trương Quân Bảo bị nắm cánh tay, nửa người lập tức tê dại, không thể cử động, kinh hãi ngoảnh đầu.

Dương Quá nói nhỏ:

- Tiểu huynh đệ chỉ chịu đòn không đánh trả, thì không thể chế ngự được hắn. Ta dạy cho huynh đệ một chiêu mà đánh hắn, hãy nhìn đây!

Đoạn phất ống tay áo rỗng bên phải trước mặt Trương Quân Bảo, tay trái đấm ra cách ngực Trương Quân Bảo nửa thước thì đột nhiên vòng xuống đánh vào mạng mỡ, miệng nói nhỏ:

- Sư phụ của tiểu huynh đệ dạy rằng bị đánh chỗ nào, tâm phải dụng ở chỗ đó. Câu ấy rất quan trọng, khi tiểu huynh đệ đánh người khác ở chỗ nào, tâm cũng phải dụng ở chỗ đó. Đánh người phải chú ý, như sư phụ tiểu huynh đệ vừa dặn, phải tập trung tinh thần, dụng ý chứ không dụng kình.

Trương Quân Bảo cả mừng, ghi nhớ chiêu thức Dương Quá vừa dạy, đến trước mặt Doãn Khắc Tây, hữu thủ thành chưởng, huơ lên trước mặt, tay trái đấm ngang ra, thẳng đến trước ngực Doãn Khắc Tây. Hắn giơ ngang cánh tay che kín, quả đấm của Trương Quân Bảo đột nhiên vòng xuống, hự một cái, đánh trúng mạng mỡ Doãn Khắc Tây.

Doãn Khắc Tây nhìn thấy Dương Quá truyền thụ chiêu số cho Trương Quân Bảo, hắn coi thường nghĩ rằng hắn có bị Trương Quân Bảo đấm một trăm quyền, hai trăm quyền, thì cũng chẳng sao. Ai ngờ một quyền vào mạng mỡ lại làm cho hắn đau thấu xương, toàn thân run rẩy, đau đến cong gập người lại.

Doãn Khắc Tây không biết Trương Quân Bảo đã luyện công phu cơ bản trong "Cửu Dương chân kinh", chân lực sung mãn, không chút tầm thường, có điều chưa từng sử dụng, bây giờ được sư phụ và Dương Quá chỉ điểm, hiểu cách dụng ý không dụng kình, giống như bảo kiếm đã rút khỏi bao, uy lực của sự sắc nhọn đã khác hẳn lúc còn ở trong bao.

Doãn Khắc Tây vừa kinh ngạc vừa tức giận, thấy Trương Quân Bảo lại lặp lại chiêu vừa xong, biết đối phương sắp đấm xuống mạng mỡ, bèn chộp lấy cổ tay phải, giáng một chưởng, đẩy Trương Quân Bảo văng ra xa mấy trượng.

Trương Quân Bảo nội lực tuy mạnh, nhưng khi lâm địch chưa biết chút gì về cách chiết giải, làm sao địch nổi Doãn Khắc Tây? Cú văng vừa rồi, trán cậu ta bị chạm vào đá, máu chảy ròng ròng. Cậu ta không ngán, đưa tay áo lau máu, đến bên cạnh Dương Quá, quì xuống khấu đầu, nói:

- Dương cư sĩ, xin dạy thêm cho tiểu đệ một chiêu.

Dương Quá nghĩ thầm: "Nếu mình để cho Doãn Khắc Tây nhìn thấy, hắn sẽ có đề phòng, mất hết uy lực". Bèn ghé tai Trương Quân Bảo nói nhỏ:

- Lần này ta sẽ dạy cho tiểu huynh đệ ba chiêu liền. Chiêu thứ nhất tả hữu hỗ điều, khi ta dùng tay trái, kỳ thực là phải dùng tay phải, còn khi ta dùng ống tay áo bên phải, thì lúc đánh hắn, tiểu huynh đệ phải dùng tả quyền.

Trương Quân Bảo gật đầu. Dương Quá liền dạy cho cậu ta chiêu "Thôi tâm trí phúc", Trương Quân Bảo làm theo, xuất quyền đẩy chưởng, ghi nhớ cách tả hữu hỗ điều.

Dương Quá nói:

- Chiêu thứ hai, ta dùng tay trái là dùng tay trái, dùng ống tay áo bên phải là dùng tay phải, gọi là chiêu "Tứ thông bát đạt", thế quyền đi mở lớn khép rộng, đều đầy uy lực.

Trương Quân Bảo làm thử hai lần thì nhớ.

Dương Quá lại nói nhỏ:

- Chiêu thứ ba "Lộc tử thùy thủ", là chiêu khó nhất, bộ vị không được nhầm lẫn. Tiểu huynh đệ không biết nhận huyệt cũng không sao, ta sẽ đánh dấu huyệt ấy trên lưng hắn, tiểu huynh đệ cứ việc dùng ngón tay ấn mạnh chỗ đó là chế ngự được hắn.

Rồi chàng xoay người, xoay phải vặn trái, đột nhiên tay trái biến thành hình hổ trảo, ngón tay giữa đặt trên ngực Trương Quân Bảo, nói nhỏ:

- Chiêu này toàn dựa vào bộ pháp thủ thắng, tiểu huynh đệ nhớ chưa?

Trương Quân Bảo gật đầu, nói:

- Nhớ rồi!

Cậu ta nhẩm lại trong óc một lần, rồi bước tới trước mặt Doãn Khắc Tây.

Lúc Dương Quá dạy chiêu số, Doãn Khắc Tây nhìn rõ rành rành, nghĩ bụng: "Ba chiêu này quả thật tinh diệu, nếu là Dương Quá nhà ngươi đột nhiên thi triển đánh ta, thì ta cũng khó chống đỡ, nhưng nhà ngươi đã diễn trước mặt ta, lại để cho thằng nhãi con không biết võ công kia thi triển, nếu ta không đối phó nổi, chẳng hóa ra Doãn Khắc Tây này ngu xuẩn quá sao. Dương Quá ơi là Dương Quá, nhà ngươi coi thường người khác quá đấy". Hắn bực tức nên cũng không cần nghĩ sâu, thấy Trương Quân Bảo đến gần, không đợi cậu ta xuất chiêu, liền giáng một quyền vào vai cậu ta. Trương Quân Bảo sợ lẫn lộn chiêu số Dương Quá vừa dạy, thấy đối phương đấm tới đành nghiến răng chịu đau không tránh. Doãn Khắc Tây một quyền này cốt trước tiên đánh gục uy thế, nên sử dụng năm thành kình lực, khiến xương vai Trương Quân Bảo kêu lách cách. Trương Quân Bảo vừa kêu đau, vừa thi triển chiêu thứ nhất "Thôi tâm trí phúc".

Lúc Dương Quá truyền thụ quyền pháp cho Trương Quân Bảo, Doãn Khắc Tây đã nhìn rất rõ, nên đã có cách ứng phó, quyết làm cho Trương Quân Bảo sứt đầu chảy máu, không còn khả năng thi triển chiêu thứ hai, thứ ba nữa. Ai ngờ chiêu "Thôi tâm trí phúc" này Trương Quân Bảo lúc thi triển phương vị lại tả hữu hỗ điều, ngược hẳn với Dương Quá. Doãn Khắc Tây gạt ngang cùi chỏ bên trái, tưởng có thể gạt hữu chưởng của Trương Quân Bảo, không ngờ chỉ gạt vào khoảng không, hự một tiếng, bị trúng luôn một quyền, tay phải lại chộp vào khoảng không, bụng dưới lại trúng một chưởng, chỉ cảm thấy nội tạng đảo lộn, toàn thân vã mồ hôi lạnh, hai đòn quả không nhẹ chút nào. Nếu hắn không tự cho mình giỏi, cứ chờ Trương Quân Bảo xuất chiêu rồi hãy chiết giải, thì quyền pháp sở học của Trương Quân Bảo dẫu có tinh diệu, cậu ta cũng chưa thể xuất chiêu nhanh như chớp, Doãn Khắc Tây hoàn toàn có thể hóa giải; giả dụ có bị trúng một quyền, thì cũng tránh được đòn thứ hai.

Trương Quân Bảo một chiêu đắc thủ, phấn chấn hẳn lên, tiến lên một bước, thi triển chiêu thứ hai "Tứ thông bát đạt". Chiêu này tuy chỉ là một chiêu quyền pháp, nhưng hàm chứa bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, tám cửa Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Tử, Cảnh, Kinh, Khai. Doãn Khắc Tây bụng đau chưa đỡ, thấy cậu bé lại sấn tới tấn công, vừa rồi hắn bị trúng đòn, đã ngộ ra rằng quyền pháp Dương Quá truyền thụ là theo kiểu tả hữu hỗ điều, cứ tưởng chiêu này cũng hoán đổi phương vị, thấy cậu bé xuất thủ cực nhanh, bèn bước sang trái phóng quyền đánh trước. Hắn đâu ngờ chiêu này phương vị không hề tả hữu hỗ điều. Hắn liệu địch đã sai, có khác gì bị trói chân trói tay, khi xuất chiêu lại toàn đánh vào khoảng không, còn chính hắn thì lại bị trúng chưởng liên tiếp ở vai trái, chân phải, trước ngực, sau lưng. May mà Trương Quân Bảo đánh nhanh quá chưa kịp vận nội lực, nên Doãn Khắc Tây bị trúng bốn chưởng không đau mấy, chỉ luống cuống chân tay mà thôi.

Giác Viễn bỗng gọi:

- Doãn cư sĩ, vừa rồi cư sĩ nhầm lẫn. Nên biết trước sau phải trái hoàn toàn không định hướng, ra đòn sau chế ngự được người, kẻ ra đòn trước bị người chế ngự.

Dương Quá nghĩ: "Vị hòa thượng này hiểu rất sâu diệu lý quyền thuật, câu vừa nói giúp mình không ít. Ra đòn sau chế ngự được người, kẻ ra đòn trước bị người chế ngự, cái lý này trước đây mình chỉ hiểu lờ mờ. Khi đệ tử của hòa thượng giao đấu với kẻ khác, hòa thượng lại đi chỉ điểm cho đối phương, kể cũng lạ thật". Nhưng chàng lại nghĩ: "Doãn Khắc Tây có ngẫm nghĩ dăm ba năm, cũng chưa hiểu ra đạo lý ấy đâu".

Doãn Khắc Tây nghe Giác Viễn, đâu nghĩ rằng Giác Viễn vừa vô tình thổ lộ quyết khiếu võ học thượng thừa, chỉ cho rằng Giác Viễn cố ý nói nhăng nói cuội để làm rối trí hắn, bèn quát:

- Lão giặc trọc, nói thối lắm. Úi chao...

Tiếng "Úi chao" là do hắn bị trúng một cước của Trương Quân Bảo vào chân trái. Hắn cuồng nộ, giơ cao song chưởng, vận mười thành kình lực mà đánh xuống.

Trương Quân Bảo chưa kịp sử chiêu thứ ba, dưới ánh trăng chỉ thấy râu tóc đối phương dựng nguợc, một luồng chưởng lực nặng như núi đè xuống đỉnh đầu, vội kêu:

-Thôi chết!

Định nhảy lùi lại thì toàn thân đã bị chưởng lực bao trùm.

Giác Viễn nói:

- Quân Bảo, lực của ta tiếp lực của người, trong cong cầu thẳng, mượn lực đánh người phải dùng phép bốn lạng gạt ngàn cân.

Mấy câu nhắc của Giác Viễn đúng là tinh nghĩa của quyền học trong "Cửu Dương chân kinh", tiếc rằng nói ra quá muộn, rơi vào tình thế này, Trương Quân Bảo dù có thông minh tuyệt đỉnh cũng không thể nào hiểu ngay để dùng nó hoá giải chưởng lực của kẻ địch. Lúc này cậu ta bị chưởng lực của Doãn Khắc Tây đè cho ngộp thở, đầu óc trống rỗng, toàn thân lạnh toát như rơi vào hố băng.

Doãn Khắc Tây bị trúng đòn liên tiếp, nên dốc toàn lực vào chưởng này, quyết hạ gục gã thiếu niên cứ bám lấy hắn không buông, dù đám người kia có tha cho hắn hay không cũng thây kệ, gì thì cũng phải rửa cái nhục với gã thiếu niên vô danh tiểu tốt này. Sắp đắc thắng, hắn bỗng nghe "chíu", một viên sỏi bay ngang tới má trái của hắn, viên sỏi tuy nhỏ, song kình lực mạnh đáng sợ. Doãn Khắc Tây đành lùi lại tránh né.

Viên sỏi chính là được Dương Quá dùng công phu "Đạn chỉ thần thông" bắn tới, trước khi bắn viên sỏi, chàng đã ngắt mấy đóa hoa tươi, vo thành viên tròn, lúc viên sỏi bay đi, chàng cũng búng luôn mấy viên tròn đó. Viên sỏi bay ngang tới má trái của Doãn Khắc Tây, còn mấy viên tròn đó thì bay sượt qua sau lưng hắn. Doãn Khắc Tây bị viên sỏi buộc phải lùi lại một bước, huyệt Đại Chùy ở sau gáy hắn liền bị "viên hoa" đánh dấu.

Nếu Dương Quá búng mấy "viên hoa" trúng vào huyệt đạo, mấy "viên hoa" ấy tuy nhỏ, cũng tất có kình phong, Doãn Khắc Tây sẽ tránh được. Đằng này chàng chỉ búng sượt qua, chạm vào áo mà đánh dấu vị trí huyệt bằng nước hoa màu hồng, Doãn Khắc Tây không cảm thấy gì hết.

Doãn Khắc Tây lùi lại, sức ép chưởng lực đè xuống thân thể Trương Quân Bảo lập tức mất đi, cậu ta liền bước sang mé tây một bước, thi triển chiêu thứ ba "Lộc tử thùy thử" mà Dương Quá đã dạy.

Doãn Khắc Tây ngẩn người, nghĩ: "Chiêu thứ nhất nó hoán đổi phương vị phải trái, chiêu thứ hai bỗng nhiên không hoán đổi, còn chiêu này ta không thể lỗ mãng, phải nhìn rõ thế quyền đánh tới đâu mà đối phó". Hắn nghĩ thế không sai, chỉ tiếc là sớm đã nằm trong dự liệu của Dương Quá. Khi truyền thụ chiêu này, Dương Quá đã đoán rằng nhất định hắn sẽ chậm lại, nhưng thời cơ chỉ trong giây lát, chiêu "Lộc tử thùy thử (Hươu chết sẽ vào tay ai?) này phải thần tốc, cổ nhân có câu "Hươu đã trúng tên, thiên hạ cùng đuổi theo", há có thể do dự chậm trễ?

Trương Quân Bảo nhào bên trái ngoặt sang phải, đã vòng ra sau lưng Doãn Khắc Tây; lúc này ánh trăng chiếu vào lưng hắn, thấy rõ trên cổ áo có vết màu hồng to bằng đốt ngón tay. Trương Quân Bảo nghĩ: "Dương cư sĩ thần thông quảng đại, không thấy cư sĩ bước tới đây làm sao có thể đánh dấu sau lưng hắn?" Bèn không kịp suy nghĩ, dùng ngón tay trái gập thành hình hổ trảo, ấn mạnh xuống chỗ đánh dấu. Huyệt Đại Chùy này rất hệ trọng, là nơi giao hội của Thủ, Túc Tam Dương Đốc mạch, ở đốt sống lưng thứ nhất, bên dưới ba đốt cổ gáy. Thân người có hai mươi bốn đốt sống lưng, Y kinh thời cổ nói là ứng với hai mươi bốn tiết khí, huyệt Đại Chùy là tiết khí thứ nhất. Huyệt Đại Chùy của Doãn Khắc Tây bị ấn mạnh, chân tay hắn tê dại, hai gối mềm nhũn, tức thời khuỵu xuống.

Mọi người đứng xem đều hoan hô, trừ một mình Tiêu Tương Tử.

Trương Quân Bảo thấy kẻ địch đã không thể chống cự, bèn nói:

- Đắc tội!

Rồi đưa tay lục soát khắp người Doãn Khắc Tây một hồi, nhưng không thấy kinh "Lăng Già" đâu cả.

Trương Quân Bảo ngẩng lên nhìn Tiêu Tương Tử. Tiêu Tương Tử đã hiểu ý cậu bé, nghĩ bụng võ công hắn tương đương Doãn Khắc Tây, Doãn Khắc Tây đã bị gã thiếu niên này hạ nhục, thì hắn biết đối phó cách gì hay hơn?

Bèn vỗ vỗ áo mấy cái, nói:

- Trên người ta cũng không có kinh thư, hẹn ngày sau gặp lại.

Rồi hắn lao vút đi về mạn tây nam.

Giác Viễn phẩy tay áo một cái, đã chắn trước mặt hắn. Tiêu Tương Tử nảy sinh ác niệm, hắn hít một hơi, vận toàn bộ nội kình mà hắn khổ luyện được trong thâm sơn vào song chưởng, một luồng âm phong ngần ngật ập tới ngực Giác Viễn.

Dương Quá, Chu Bá Thông, Nhất Đăng, Quách Tĩnh bốn người cùng kêu lên:

- Hãy cẩn thận!

Chỉ nghe "bình" một tiếng, ngực Giác Viễn đã trúng chưởng, ai nấy thầm thốt lên: "Nguy rồi!" Song chỉ thấy Tiêu Tương Tử bay văng đi mấy trượng như một cái diều đứt dây, rồi rơi xuống đất, nằm co quắp ngất lịm. Thì ra Giác Viễn không biết võ công, song chưởng của Tiêu Tương Tử giáng vào người Giác Viễn, Giác Viễn đã không thể chống đỡ, cũng không biết tránh né, chỉ đứng chịu trận, nhưng Giác Viễn tu tập "Cửu Dương chân kinh" đã tới mức đại thành, chân khí trong người lưu chuyển, địch yếu mình yếu, địch mạnh thì mình mạnh. Chưởng lực đánh vào người Giác Viễn bật ngược cả lại, thành thử Tiêu Tương Tử coi như dùng công lực cả đời mà đánh chính mình, làm sao không bị trọng thương?

Mọi người vừa kinh ngạc vừa vui mừng, cùng tấm tắc khen Giác Viễn nội lực mạnh mẽ. Nhưng Giác Viễn không hiểu, chỉ nói:

- A Di Đà Phật! A Di Đà Phật!

Trương Quân Bảo cúi xuống lục soát khắp người Tiêu Tương Tử, cũng không thấy kinh thư.

Dương Quá nói:

- Lúc nãy tại hạ nghe hai tên gian tặc này nói chuyện với nhau, bộ kinh thư chúng đã lấy trộm được rồi, chỉ không biết chúng giấu ở chỗ nào mà thôi.

Võ Tu Văn nói:

- Chúng ta hãy tra khảo chúng một phen, xem chúng có chịu khai ra hay không.

Giác Viễn nói:

- Tội quá tội quá, nhất định không nên làm như vậy.

Hoàng Dung nói:

- Hạng người như chúng, có chặt tay chặt chân chúng cũng không chịu khai ra đâu, tra khảo chỉ vô ích.

Lúc ấy bỗng nghe ở dốc núi mé tây có tiếng chân vượn rầm rập. Mọi người ngoảnh nhìn, thấy Thần điêu của Dương Quá đang vẫy cánh xua đuổi một con vượn màu xám nhạt. Con vượn này to lớn lạ lùng, nhưng nó sợ Thần điêu hung dữ, không dám đánh nhau, cứ chạy qua chạy lại, kêu lên kinh hãi. Quách Tương thấy nó đáng thương, bèn gọi:

- Điêu đại ca, tha cho con vượn kia đi.

Thần điêu cụp cánh vào, đứng lại, vẻ oai vệ.

Doãn Khắc Tây đứng dậy, dìu Tiêu Tương Tử, vẫy vẫy con vượn. Con vượn chạy tới bên hắn, tựa hồ nó được Doãn Khắc Tây thuần dưỡng. Hai người một vượn thong thả khập khiễng đi xuống núi. Mọi người thấy tình cảnh ấy, cảm thấy thương hại, cũng không gây khó dễ với hai tên kia nữa.

Quách Tương ngoảnh lại, thấy vết thương ở trán Trương Quân Bảo vẫn chưa cầm máu, bèn rút chiếc khăn tay băng bó cho cậu ta.

Trương Quân Bảo cảm kích, định lên tiếng cảm tạ, nhưng thấy Quách Tương rơm rớm nước mắt, thì trong bụng lấy làm lạ, không biết vì sao cô nương ấy lại đau lòng, thành thử không nói nữa.

Chỉ nghe tiếng nói dõng dạc của Dương Quá:

- Cuộc gặp gỡ hôm nay thật là hào hứng. Sau này giang hồ tương hội, sẽ lại uống rượu chuyện trò. Chúng ta tạm biệt ở đây.

Nói rồi chàng phất tay áo, nắm tay Tiểu Long Nữ, cùng Thần điêu sánh vai nhau đi xuống núi.

Lúc này trăng sáng, gió nhẹ rì rào, Quách Tương không nhịn được nữa, lệ ứa ra thành hai hàng trên má.

Chính là:

ç§9風æ¸&

Thu phong thanh

ç§9æSƦÜ}

Thu nguyệt minh

落è0èaéæ"£

Lạc diệp tụ hoàn tán

å¯é´0棲復é©a

Hàn nha tê phục kinh

ç:¸æ¬ç:¸è¦9çx¥ä½"æ¥

Tương tư tương kiến tri hà nhật

æ­¤æ"æ­¤å¤Sé:£çºæ’&

Thử thời thử dạ nan vi tình

Mùa thu con gió trong veo

Mùa thu trăng sáng dõi theo bóng nàng

Lá bay kìa hợp rồi tan

Lạnh lùng quạ khóc mênh mang đêm trường

Bao giờ gặp lại người thương

Đêm nay tình ấy tỏ tường cùng ai*

(*Thu tứ , tam ngũ thất ngôn thi - Lý Bạch, Dịch thơ: Vi Nhất Tiếu.)

[Bộ tiểu thuyết này đến đây là hết. Các nhân vật Quách Tương, Trương Quân Bảo, Giác Viễn, sự tích "Cửu Dương chân kinh" sẽ được kể tiếp trong bộ tiểu thuyếtỶ Thiên Đồ Long ký ]Hết

Viết thêm:

"Thần điêu hiệp lữ" được đăng tải lần đầu tiên tờ "Minh báo" ngày 20 tháng 5 năm 1959. Bộ tiểu thuyết được đăng báo chừng ba năm, cũng là được viết trong ba năm. Ba năm ấy là giai đoạn mới ra mắt và gian khổ nhất của tờ "Minh báo". Khi tôi sửa lại, hầu như ở mỗi đoạn tôi đều nghĩ đến tình cảnh vất vả mà tôi cùng mấy vị đồng sự từng gánh chịu năm xưa.

"Thần điêu hiệp lữ" muốn thông qua nhân vật Dương Quá miêu tả sự trói buộc của tập tục lễ giáo thế gian đối với tâm linh và hành vi của con người. Tập tục lễ giáo đều mang tính chất tạm thời, nhưng trong thời gian tồn tại, chúng có một sức mạnh xã hội cực kỳ mạnh mẽ. Quan niệm thày trò không được kết hôn, trong ý nghĩ của con người hiện đại dĩ nhiên đã không còn tồn tại, song vào thời đại của Quách Tĩnh, Dương Quá, thì đó là thiên kinh địa nghĩa. Liệu rằng rất nhiều tập tục qui định mà thời nay chúng ta coi là thiên kinh địa nghĩa, vài trăm năm nữa có thể sẽ bị người ta cho là hoàn toàn vô nghĩa hay chăng?

Quy phạm đạo đức, chuẩn mực hành vi, phong tục tập quán là các mô hình hành vi xã hội thường tùy thời đại mà thay đổi, song tính cách và tình cảm của con người thì thay đổi rất chậm. Niềm vui, nỗi buồn, niềm đau, nỗi nhớ trong Kinh Thi ba ngàn năm trước, so với tình cảm của chúng ta thời nay hoàn toàn không có khác biệt gì lớn. Bản thân tôi thủy chung cảm thấy trong bộ tiểu thuyết, tính cách và tình cảm của con người quan trọng hơn rất nhiều so với ý nghĩa xã hội. Quách Tĩnh nói:"Vì nước vì dân mới là bậc đại hiệp". Câu này đến thời đại ngày nay vẫn có ý nghĩa tích cực lớn lao. Nhưng tôi tin chắc rằng trong tương lai, giới hạn quốc gia nhất định sẽ bị xóa bỏ, khi đó những quan niệm như "yêu nước", "chống địch" sẽ chẳng còn ý nghĩa gì đáng kể. Còn những tình cảm và phẩm đức, như tình ruột thịt giữa cha mẹ con cái anh em, tình bạn chân thành, tình yêu nam nữ, chính nghĩa, nhân thiện, dũng cảm cứu người, hiến thân cho xã hội v.v... tôi tin rằng từ nay trở đi trong một thời gian lâu dài vẫn sẽ được mọi người ca ngợi, mà có lẽ không một thứ lý luận chính trị, chế độ kinh tế, cải cách xã hội, tín ngưỡng tôn giáo nào thay thế được.

Truyện tiểu thuyết võ hiệp không tránh khỏi sự ly kỳ và trùng hợp quá mức. Tôi chỉ cố làm sao để chuyện võ công có thể không thành sự thực, nhưng tính cách con người thì cần phải thành sự thực. Chuyện li hợp của Dương Quá và Tiểu Long Nữ quá ly kỳ, tựa hồ toàn do ý trời và sự trùng hợp, thực ra nên coi đó là kết quả của tính cách hai người. Hai người ấy nếu không chung tình đến mức ấy, cả hai nhất định sẽ không nhảy xuống sơn cốc, Tiểu Long Nữ nếu tính cách không lạnh lùng, nhất định sẽ khó lòng sống một mình dưới đáy sơn cốc mười sáu năm trời. Dương Quá nếu không chí tình như thế, tất nhiên cũng sẽ không thủy chung suốt mười sáu năm, dù chết cũng không hối hận. Đương nhiên, nếu dưới đáy sơn cốc không phải là đầm sâu, mà là nham thạch cả, thì hai người nhảy xuống đó sẽ tan xương nát thịt, chỉ chết cùng một chỗ mà thôi. Thế sự ngẫu hợp biến ảo, thành bại cùng thông tuy có liên quan đến cơ duyên, vận khí, có may rủi, nhưng suy cho cùng, vẫn là do tính cách con người mà ra.

Giống quái điểu Thần điêu không có trong thế giới hiện thực. Ở đảo Madagasca châu Phi có một loài "chim voi" (Aepyornistitan) thân cao hơn mười thước Anh, trọng lượng một ngàn pound (khoảng 450 kg), là loài chim lớn nhất thế giới, đã tuyệt chủng vào khoảng năm 1660. Loài "chim voi" này chân rất nhỏ, thể trọng quá lớn, không thể bay được. Trứng của loài "chim voi" to gấp sáu lần trứng đà điểu. Tại Viện bảo tàng New York, tôi đã nhìn thấy trứng hóa thạch của loài "chim voi", to hơn cái ấm tích một chút. Nhưng tôi tin rằng trí khôn của loài "chim voi" nhất định rất thấp.Bản "Thần điêu hiệp lữ" đã tu sửa này có một số thay đổi không thật lớn, chủ yếu là bổ sung những chỗ bị bỏ sót trong nguyên tác.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện