Hôm nay là ngày 11 tháng 8,
Nghỉ hè đã quá nửa,
Nhìn lại thì thấy Nobita làm được rất nhiều việc đấy,
Cơ mà ngẫm nghĩ thì lại chả có tí kích thích nào cả.
Thế giới trước khi Doraemon đến thật yên bình,
Yên bình đến nhàm chán a.
Công việc cứ lặp đi lặp lại khiến Nobita lại một lần nữa tụt hết ý chí chiến đấu quá mức tối thiểu.
Bởi thế hôm nay Nobita quyết tâm làm mới bản thân.
Đến ngân hàng rút tiền nhuận bút,
Nobita hiên ngang ngẩng cao đầu đi vào tiệm kính mắt đổi một đôi kính.
Nói đến cái này thì toàn là nước mắt a,
Kiếp trước có hàng tá người đeo kính không có độ nhằm
“Lưu manh giả danh trí thức a”
Chúng đeo vào thấy rạng rỡ hẳn ra a.
Cơ mà Nobita đeo hai cái đít chai vào mặt chỉ tổ nhìn càng ngu hơn thôi,
Chả thấy tí trí thức tẹo nào.
Thế nên hôm nay Nobita quyết tâm thay một bộ kính mắt,
Cũng không nghiên cứu nhiều về lĩnh vực này nhưng Nobita kiếp trước đã thấy không ít “Cẩu hình nhân dạng” ( ý chửi xéo mấy con cờ hó tính nết nhưng có cái mã đẹp bề ngoài) nên con mắt thưởng thức là phải có.
Nhận thấy một cái không sai kính mắt,
Nó là một loại kính mắt phát huy khá là tinh tế khí tức Nhật
Đó là giản và tiện.
Giản ở đây là đơn giản, không màu mè hoa mĩ
Thường chỉ có sắc thái đen hoặc trắng,
Họa tiết mang tính lập thể nhưng không mất phần mềm mượt,
Các chi tiết nhỏ cũng được làm thủ công nên vô cùng tinh vi.
Tiện ở đây là chỉ tiện lợi,
Bạn sẽ ngạc nhiên trước các tính năng kèm theo của cái kính mắt,
Những khó khăn khi đeo kính mắt được nghiên cứu và khắc phục tối đa có thể,
Nhằm cho người đeo không quá khó chịu và bị ảnh hưởng trong sinh hoạt.
Nhưng Nobita quan tâm ở đây chẳng phải một trong hai cái trên,
Hắn chọn loại kính mắt này chỉ vì “Đẹp”,
Đúng, chỉ thế thôi.
Đi ra tiệm kính mắt với cặp kính mới Nobita bỗng có cảm tưởng như mình đã thay một người mới vậy.
Hăng hái tiếp tục chạy vào một tiệm cắt tóc,
Nobita quyết tâm không để cái kiểu tóc Thường Vượng này được nữa,
Ít nhất cũng kiểu tóc của Dekisugi ấy.
Sau một trận dày vò Nobita trở về nhà,
“Tadaima….( con về rồi đây)”
“Nobita-kun về rồi đấy à,
Vào rửa tay tẩy tẩy qua rồi vào ăn cơm đi con,
Thật là, sửa bao nhiêu tính rồi mà cái tính lêu lổng không biết giờ giấc vẫn không đổi được….”
Đang làm cơm mẹ Tamako ( là bà Nobi tên) ngó ra hướng Nobita nói,
Đang nói nửa bỗng nàng giật nảy cả mình suýt làm lật cả cái chảo rán.
Luống cuống dập tắt lửa rồi nhanh chóng chạy lại phía Nobita,
“Nobita-kun, con thay đẹp trai hơn nhiều nha…”
Thật không nói chứ Nobita bây giờ hình tượng là đổi luôn một bộ cẩu hình nhân dạng a.
Nhìn cái đầu, không còn là một kiểu tóc mái bằng ngang trán nữa mà có ngôi rẽ sang một bên như của Dekisugi vậy,
Hai con mắt không còn là hai cái đít chai nữa mà là hai cái hình elip cân đối được cố định trên một gọng kính mắt nhẹ nhàng tôn lên Nobita một khí chất của người học giả.
Vì chăm chỉ luyện tập gym quan hệ,
Khuôn mặt đã bớt đi cái béo béo mập mập của trẻ em,
Thay vào đó là có chút chút góc cạnh của người lãnh đạo.
Một bộ quần áo không thay đổi nhưng nhìn Nobita như một người khác vậy.
Không lạ khi chính mẹ Tamako cũng ngạc nhiên a.
“Con thay kính và cắt tóc thôi mà mẹ,
Không tốt sao?”
Giả bộ không nhận ra sự khác nhau to lớn của bản thân Nobita trả lời một cách êm ru.
“Không, không, Nobita-kun.
Con như thế này rất tốt, rất tốt,
Nhanh đi tẩy tẩy rồi vào ăn cơm.”
Hơi lúng túng bà Nobi không có lời nào khác là dục Nobita nhanh nhanh chuẩn bị để ăn cơm.
Cả ngày hôm nay Nobita có cảm giác bản thân không khác gì nhân vật trong “Lợn cưới áo mới” cả.
Hết chạy đến nhà Shizuka chơi a,
Lại lượn lờ qua bãi đất trống nơi mấy đám trẻ do Jaian cầm đầu đang nhàn nhức cả trứng chém gió a,
Mục đích để làm gì thì ngoài Nobita ra thì còn có ai tinh ý đều biết được.
Con bà nó chứ nó đang tinh tướng chứ làm cái gì?
Bữa tiệc vui nào thì cũng phải
tàn,
Ngày vui thì chóng qua,
Nobita có cảm giác nhân sinh của bản thân chỉ mới kịp tinh tướng mấy ngày mà hè đã hết.
Cuối tháng tám, gió thu cuốn lá thu bay xào xạc,
Khiến người đang yêu thì nhớ đến người yêu cũ,
Khiến kẻ thất tình thì nhớ đến cây cầu hay dây thừng kiểu loại,
Còn đối với lũ trẻ con thì nhớ đến một núi nho nhỏ bài tập a.
Nhân sinh a, như kịch.
Nobita chỉ thong dong kiếm một quyển vở và bắt đầu đại chế tác một cuốn có thể nói là bách khoa toàn thư về khủng long,
Với đầy đủ tranh minh họa, tập tục, nơi sống,…
Tóm lại là đủ hết, có nhà cổ học về khủng long nào mà phát hiện cái này là do một đứa bé 9 tuổi đầu làm ra chắc tự sát tâm đều có.
Phải nói thế nào đây… bật hack nhân sinh a, tác cũng muốn hack a.
Đi dạo qua nhà Shizuka,
Ăn ké bánh bích quy do cô bé tự tay làm,
Tú một tú nắm cái tay cái gì,
Rồi lấy bản nghiên cứu về thực vật của cô nàng về biên tập lại với của bản thân thành một bài hoàn chỉnh.
Ra khỏi nhà Shizuka, Nobita lại đến nhà Suneo mang về một đống ảnh mà Suneo đã vênh mặt lên nói:
“Đây là bố tớ đi triển lãm bảo tàng hóa thạch khủng long bên hoa kỳ chụp về đấy…”
Tú ưu việt đã đến thời kì cuối,
Cho dù có bằng tốt nghiệp ngành y của kiếp trước thì Nobita vẫn phán một câu:
“Bệnh tình đã nguy kịch, không cứu… chúng tôi đã cố gắng hết sức.”
Đi ra khỏi biệt thự nhà Suneo, Nobita tiếp tục đến nhà Jaian.
Đến đây Nobita có cảm giác mình đã bị trúng một quả bạo kích,
Nhìn cuốn vở Jaian đưa cho bản thân mà Nobita khóe miệng run run,
Rọc đen chạy đầy sau đầu,
Mạch máu nơi thái dương giật giật.
“Cậu có chắc đây là “Khổ tâm” “Nghiên cứu” của cậu?”
“Chắc chứ… vì cái này mà tớ đã phải chạy ra cả cánh rừng sau trường học bắt côn trùng làm nghiên cứu a.”
Jaian nói một cách hiển nhiên.
Nhìn một quyển vở viết về côn trùng Nobita có cảm giác tam quan bị lật đổ,
Ai đời kỷ Jura có con bọ ngựa cao đến chục mét, con kiến lớn gần con voi,
Bọ hung có thể ngạnh kháng giáp long a.
“Khủng long chả phải là bò sát phóng to bản sao,
Vậy nên côn trùng thời kỷ phấn trắng chả phải là côn trùng thời nay phóng đại bản à.”
Jaian lập luận rất chí lí, Nobita vậy mà tạm thời tắt máy không phản bác được.
Thế là sau cả thời gian dài dằng dặc làm cá ướp muối,
Nobita lại phải cắm mặt vào làm bài tập khoa học bù cho phần Jaian về côn trùng cho kịp kỳ học sắp tới.
Khổ bức Nobita có cảm giác Số phận đang nhìn về phía bản thân nở một nụ cười thần bí với ngụ ý:
“Còn lâu mới thoát khổ em à…”