Chương 372
Ngô Bình bước nhanh tới chỗ hai tên kia, không ai biết anh ra đòn kiều gì mà mắt họ đều hoa lên, ngay sau đó có tiếng răng rắc, đầu gối của họ đều vỡ nát! Cơn đau ập đến, làm họ lăn ra đất kêu gào.
Ngô Bình bước tới rồi đạp thêm mấy cái vào khuỷu tay của họ, xương ở đây cũng gãy luôn.
Anh ra tay rất tàn nhẫn, tiếng la hét vang lên khiến người nghe tê dại da đầu. Người đàn ông ngồi sau bàn quát lớn: “Cậu hơi quá đáng rồi đấy!”
Ngô Bình thoè ơ nói: “Tôi cho ông 10 phút để gọi thêm người”.
Dứt lời, anh không để ý đến ông ta nữa, mà đi tới cạnh Chu Tiểu Lôi rồi dịu dàng nói: “Tiểu Lôi, kể cho anh nghe Phù Sinh đã chết như thế nào”.
Nghe thấy Ngô Bình nhắc đến anh trai mình, Chu Tiểu Lôi lập tức ôm mặt khóc nức nở. Một lát sau, cô ấy mới bình tĩnh lại rồi kể lại mọi chuyện cho Ngô Bình nghe.
Quan niệm về gia tộc ở làng quê Giang Bắc rất bảo thủ, gia tộc nào cũng có trưởng tộc và các tư đường chung. Nếu trong thôn làng có việc gì thì lời nói của trưởng tộc còn có trọng lượng hơn cả trưởng thôn.
Nhà Chu Phù Sinh ở một làng chài của huyện Thuần Nhiên, bao đời sinh sống bằng nghề đánh bắt nuôi trồng, anh ấy là một người trọng nghĩa khí nên khá có vị trí trong gia tộc và được nhiều người ủng hộ.
Năm năm trước, anh ấy kết hợp với các hộ nuôi trồng trong làng nuôi thuỷ sản. Có 300 hộ tham gia nên diện tích nuôi rất lớn, năm đầu tiên đã thu về được hơn một tỷ.
Chu Phù Sinh rất giỏi làm ăn nên lập tức thành lập thương hiệu rồi bán tôm hùm trên mạng, chỉ cần bỏ vào lò vi sóng quay một lúc là ăn được luôn, các đơn hàng giao dịch của năm ngoái lên đến hơn 300 đơn.
Khi thôn giàu lên rồi, anh lại kêu gọi vốn để làm làng du lịch, biến nơi này thành một trong các điểm du lịch sinh thái ở huyện Thuần Nhiên, thu nhập mỗi năm cũng cả bốn đến năm trăm triệu.
Ai trong thôn cũng kính trọng Chu Phù Sinh, thấy ảnh giỏi, thẳng thắn và đáng tin cậy. Song, cũng có người hận anh tới tận xương tuỷ, đó chính là trưởng
Khi Chu Phù Sinh khởi xướng vụ nuôi thuỷ sản, Chu Kiến Hùng vừa phản đối vừa chế nhạo, sau đó dẫn người tới phá đám. Nhưng có quá nhiều người dân đứng về phía Chu Phù Sinh nên ông ta đành chịu.
Vì thế, năm ngoái Chu Kiến Hùng đã giở trò, nhờ bên thuế tới điều tra. Như bao xí nghiệp góp vốn khác, kiểu gì Chu Phù Sinh cũng có chỗ sơ hở, cuối cùng anh ấy bị kết an ba năm tù.
Chu Kiến Hùng rời đi, Chu Kiến Hùng và con trai của trưởng tộc là Chu Đại Cường cấu kết với nhau, dùng các thủ đoạn bất chính để chiếm dự án làng du lịch, ngoài ra còn lấy mất 30 phần trăm cổ phần của công ty, trong một đêm mà họ đã giàu to.
Hơn nửa năm trước, Chu Phù Sinh được thả. Thấy cục diện như vậy, anh ấy không hề hoảng loạn, mà mời pháp luật can thiệp, chuẩn bị đòi những thứ của mình về. Cùng với đó, chuẩn bị tới đợt bầu trưởng thôn mới, anh ấy quyết định sẽ ứng cử.
Sợ mất hết tiền bạc nên Chu Kiến Hùng và Chu Đại Cường đã mua chuộc bạn gái Tống Phương của Chu Phù Sinh và nhà họ Tống của cô ả.
Chu Phù Sinh vừa ra tù, Tống Phương đã đòi kết hôn với anh ấy. Nhưng ngày thứ ba sau hôn lễ, Chu Phù Sinh đã mất tích. Một ngày sau, thi thể của anh đã bị cá cắn cho không còn nguyên vẹn.
Chu Phù Sinh và Chu Tiểu Lôi là cô nhi, mới mấy tuổi thì bố mẹ đã mất, vì thế khi Chu Phù Sinh mất đi, toàn bộ tài sản của anh đều thuộc về người vợ mới cưới.
Ngày Chu Phù Sinh được người ta vớt lên, Chu Tiểu Lôi còn chưa kịp bình tĩnh lại sau cơn sốc mất người thân thì đã bị Tống Phương lừa lên một chiếc xe, sau đó bị tống đến hộp đêm trên huyện để đi khách.
Nghe đến đây, Ngô Bình bừng lửa giận, người anh run lên vì thấy Chu Phù Sinh chết quá thảm và oan ức.
Chu Tiểu Lôi lau nước mắt nói: “Bây giờ, Tống Phương là người điều hành công ty của anh em, nhưng người giật dây phía sau là Chu Kiến Hùng và Chu Đại Cường”.