Chương 741
Mười năm sau, ông đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc tại Nam Dương, trở thành vua đường tinh luyện và vua dệt may ở Đông Nam Á, còn thành lập các nhà máy thực phẩm, chuỗi siêu thị, ngân hàng,… với nguồn vốn hùng hậu.
Nhưng bốn mươi ba năm trước, khi Lý Vân Đẩu về quê thăm người thân, đứa con trai ba tuổi rưỡi của ông, Lý Niệm Tổ, đã bị lạc. Ông chịu đả kích nặng nề, có dạo còn giao hết chuyện làm ăn ở Nam Dương cho đối tác lo liệu để dốc sức tìm con.
Mười năm sau, ông chuyển dần trọng tâm kinh doanh sang Vân Đông và Cảng Thành. Thời gian này, ông có nhận nuôi một cậu con trai từ trại trẻ mồ côi, đặt tên là Lý Triển Đồ, không lâu sau thì sinh thêm một trai, một gái. Con trai tên là Lý Đông Hưng, con gái là Lý Gia Ninh.
Hiện nay Lý Đông Hưng đã bốn mươi ba tuổi. Lúc trẻ trung khoẻ mạnh, Lý Đông Hưng đã có hai cậu con trai và một cô con gái, con trai trưởng đã hai mươi tuổi.
Lý Gia Ninh lấy một đại gia ở Vân Đông, cũng đã có con. Còn người con nuôi Lý Triển Đồ có một cậu con trai, năm nay đã ba mươi tuổi, hiện đã tham gia vào công việc quản lý của gia tộc.
Theo tư liệu, những năm gần đây, Lý Vân Đẩu đã từ từ giao lại việc kinh doanh gia tộc cho con nuôi và con gái. Trong số đó, người con nuôi Lý Triển Đồ khá tài giỏi, khiến Lý Vân Đẩu cảm thấy vô cùng hài lòng.
Người con ruột Lý Đông Hưng thì sức khoẻ không tốt, thường ở nhà dưỡng bệnh, không hỏi nhiều về chuyện kinh doanh.
Nhìn vào ông cụ tóc bạc trong tư liệu, Ngô Bình biết đó rất có thể là ông nội của mình.
“Bốn mươi ba năm nay, ông ấy luôn tìm kiếm người con trai thất lạc của mình. Nếu biết bố đã qua đời, ông ấy sẽ rất đau lòng!”, anh khẽ thở dài. Dáng vẻ, giọng nói và nụ cười của bố chợt
Con cái muốn phụng dưỡng mà bố mẹ chẳng thể đợi được đến ngày ấy. Ngô Bình cảm thấy rất đau lòng. Ngồi một mình ngoài ban công, anh ngẩn ngơ ngắm nhìn cảnh sắc mênh mông.
Anh chìm sâu trong dòng hồi ức, chẳng nhận thức được sự chảy trôi của thời gian, mới chớp mắt mà trời đã sáng. Nếu không phải vì còn chuyện phải xử lý ở Vân Đỉnh, anh chỉ muốn chạy ngay đến Vân Đông để gặp ông bà nội. Nếu biết mình vẫn còn một người cháu trai và cháu gái, chắc chắn họ sẽ rất vui nhỉ?
Sau khi anh rửa mặt và ăn sáng xong thì Phương Thiếu Xung gọi đến, bảo là đã hẹn gặp Trần Tử Du vào lúc chín giờ.
Một lát sau, xe của Phương Thiếu Xung đã đến. Cả hai cùng lên xe, đi gặp Trần Tử Du.
Trần Tử Du sống ở một ngôi nhà cổ có lịch sử hơn ba trăm năm, bên trong đã được tân trang lại, tường trắng ngói đỏ, toạ lạc trong một khu rừng trúc với phong cảnh tuyệt đẹp.
Khi họ đến nơi, một người phụ nữ trông như thư ký, ngoài ba mươi tuổi, đã cất tiếng hỏi: “Là anh Phương phải không ạ?”
Phương Thiếu Xung cười đáp: “Tôi là Phương Thiếu Xung, đã hẹn cô Trần qua điện thoại”.
Cô ta gật đầu: “Mời vào”.
Khi bước vào nhà cổ, đối diện họ là một bức tường chạm khắc hình rồng. Sau khi vòng qua, tầm mắt sẽ được mở rộng, bên trái là ao đầm và cánh đồng sen, bên phải là vườn hoa, nở hoa rực rỡ suốt bốn mùa.
Đi qua khoảng sân này sẽ đến một căn nhà ngói hai tầng. Có một cô gái đang ngồi trong phòng khách, chừng hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Cô gái này búi tóc như đạo sĩ, mặc một bộ Hán phục rộng rãi màu lam nhạt, đang cầm một quyển sách buộc chỉ.
Thấy có người đến, cô gái ấy bỏ sách xuống, nhìn Phương Thiếu Xung: “Anh Phương, xem ra anh vẫn không từ bỏ nhỉ”.