01.
Lý Tùng Nhất.
Năm Nam Tuyên thứ hai mươi lăm, Bát Vương gia dấy binh tạo phản ở Tây Trực Môn, sau cùng bị Thái tử Tuyên Từ trấn áp.
Phủ Bát vương, gác gỗ đơn lẻ khuất sau bóng mặt trời.
Ánh nắng chói chang, nhưng trong gác lại âm u lạnh lẽo.
Chỉ có vài tia sáng lưa thưa len lỏi qua khe cửa sổ chiếu vào bàn sách.
Lý Tùng đang mài mực, xương ngón tay mảnh khảnh lẫn yếu ớt mà có thể mài ra mực nhẵn mịn.
Chợt, y nghe thấy tiếng binh đao vang lên ngoài sân.
Lẫn trong đó là tiếng bước chân vội vã và tiếng khóc thút thít của nha hoàn.
Lý Tùng thở dài.
Thua, cuối cùng vẫn thua.
Y đã khuyên Bát Vương gia phải kiên nhẫn, hiện giờ chưa phải là thời cơ chín muồi.
Nhưng vị hoàng đế già đang hấp hối, Bát Vương gia không tài nào chờ nổi.
Lý Tùng đặt thỏi mực xuống, chẳng còn tâm tư viết chữ.
Y ngồi trên ghế, khuôn mặt càng xa nắng chiều.
Vỏn vẹn nửa chén trà*, cửa gác bị đá văng ra.
Hai đội thị vệ lũ lượt xông vào, người cầm đầu một tay nắm đao, tay còn lại nâng ly rượu.
Hắn là nhất phẩm đới đao thị vệ, cũng là đầy tớ trung thành số một dưới trướng Thái tử —— Cao Chương.
[1] Một chén trà: khoảng mười lăm phút (mùa hè), mười phút (mùa đông).
Cao Chương đến gần Lý Tùng.
Hắn đặt ly rượu xuống bàn sách, thoáng nhìn nghiên mực thượng phẩm: "Lý thế tử yêu chữ, vừa lúc Thái tử ban rượu chúc mừng.
Thế thì còn gì bằng, đúng không? Thái tử bận việc nước lo việc nhà, không thể tới đây tiễn thế tử một đoạn.
Lý thế tử, lên đường bình an."
Lý Tùng nhìn ly rượu đồng ba chân* chuyên dùng đón tiếp khách quý, xem như Thái tử còn cho y thể diện.
[2] Ly rượu đồng ba chân: thường thấy trong mấy bộ phim về Tần Thuỷ Hoàng.
"Đa tạ Thái tử ban thưởng." Lý Tùng uống cạn.
Cao Chương tận mắt nhìn Lý Tùng uống hết rượu độc, đoạn phất tay lui ra ngoài với bọn thị vệ.
Lỳ Tùng cười khẽ, sắc mặt tái nhợt bởi quanh năm không thấy ánh sáng.
Gác gỗ đơn lẻ, trời đất bao la, một người một cõi.
E rằng dẫu y chết đi cũng chẳng ai viết điếu văn cho cả.
Lý Tùng lưu luyến chiếc nghiên mực nọ.
Y trải giấy Tuyên Thành*, bắt đầu viết.
"Ta sinh trong dòng dõi hoàng tộc, nhưng mang trong mình mệnh hạ tiện.
Ta cười nhạo hai mươi năm kiếp sống bèo dạt mây trôi.
Không có lỗi với người đời, nhưng có hận với trời cao!"
[3] Giấy Tuyên Thành: là một loại giấy có nguồn gốc ở Trung Quốc cổ đại, được sử dụng để viết và vẽ.
Giấy Tuyên nổi tiếng mềm mại và kết cấu mịn màng, phù hợp để truyền tải biểu cảm nghệ thuật cho cả thư pháp và hội họa Trung Hoa.
Hạ bút mạnh tay, một giọt mực thấm ướt trang giấy.
Lý Tùng cười lớn, ném bút xuống đất.
Y vò nát những chữ mình vừa viết xong.
Có gì hay mà viết! Kiếp này của y gắn với hai chữ "cực khổ".
Từ bé đã khổ, lưu vong cũng khổ, ăn nhờ ở đậu càng khổ.
Cầu xin nơi ở, rồi bị giam cầm trong gác gỗ khuất bóng mặt trời.
Kết cục lại không có gì cả.
Cớ sao còn phải để lại vài dòng ảm đạm và khốn khổ cho người đời bàn tán tiêu khiển.
Thôi.
Đến trong côi cút, đi trong cô độc.
Mọi việc vẫn ổn.
Lý Tùng ngẩng đầu lên.
Phổi như bị thiêu đốt, hơi thở đã yếu ớt, chỉ còn lại nụ cười thoạt trông như khóc không ra nước mắt.
Y —— Chết.
Nam tử mắt sáng như sao sải bước vào phủ Bát vương.
Cao Chương hành lễ, bẩm báo: "Thái tử điện hạ, nam nữ trong phủ đã bị bắt giữ.
Bát Vương phi treo cổ tự vẫn.
Lý Tùng cũng bị thần ban rượu độc."
Thái tử ngớ ra, giọng lạnh tanh: "Ai cho ngươi tự tiện?"
Cao Chương ôm quyền quỳ xuống, nói giọng nghiêm nghị: "Vi thần biết Thái tử thương tiếc tài hoa của Lý Tùng, muốn thu về dưới trướng.
Nhưng Lý Tùng là thế tử địch quốc, lòng lang dạ sói.
Sao an phận mặc Thái tử sai khiến được? Nếu không phải có Lý Tùng, Bát Vương gia lấy tự tin ở đâu để tạo phản? Người này không diệt, tất có hoạ về sau!"
Thái tử nóng giận, nhưng dầu gì Cao Chương cũng là thị vệ trung thành nhất.
Sau đó Thái tử phất tay, xem như bỏ qua việc này.
Thái tử bước vào căn gác gỗ, khẽ cau mày.
Sao một người bằng xương bằng thịt có thể sống nổi ở một nơi ẩm thấp và tối tăm như thế? Hắn trông thấy Lý Tùng ngẩng đầu ngồi trên chiếc ghế gỗ.
Sắc mặt y tái mét, đã không còn hơi thở.
Hắn đành thở dài tiếc nuối, toan rời đi thì thấy một tờ giấy bị vo tròn ở góc tường.
"Không có lỗi với người đời, nhưng có hận với trời cao." Thái tử lắc đầu, ra khỏi căn gác gỗ.
Đoạn hắn ra lệnh —— "Hậu táng."
*
Lý Tùng Nhất tỉnh dậy sau cơn mơ.
Căn nhà thuê thấp bé tràn ngập ánh nắng ban mai, dù sao cũng sáng sủa hơn gác gỗ hẻo lánh.
Ông lão ở toà đối diện đang ê a hát Kinh kịch*; bé gái bảy tuổi ở tầng dưới vừa kéo violin vừa khóc thét.
Nghe nói gia đình tầng dưới vốn dĩ có thể sống ở khu tầm trung bên kia, nhưng vì sự nghiệp học hành cao cả của con gái mà thắt lưng buộc bụng dọn sang khu phố cũ có "thâm niên" với giá cả phải chăng này.
[4] Kinh kịch: là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà Thanh, là kết quả của sự trộn lẫn giữa Huy kịch với Hán kịch.
Lý Tùng Nhất bật dậy, nhảy hai lần từ khe hở giữa chân bàn và chân giường tới phòng vệ sinh.
Cậu rửa mặt đánh răng, cầm một bịch sữa sắp hết hạn sử dụng rồi ngồi xuống mép giường bật máy tính.
Dạo gần đây cậu hay mơ thấy kiếp trước, có lẽ liên quan đến việc viết kịch bản.
Lý Tùng Nhất không phải nhà biên kịch, mà là diễn viên.
Sở dĩ cậu viết kịch bản...!Lý Tùng Nhất thở dài não nề, âu cũng vì miếng cơm thôi.
Ngờ đâu giá trị nhan sắc không thể kiếm cơm, mà còn phải dựa vào tài năng.
Lý Tùng Nhất buồn buồn.
Kiếp trước cậu sống nhờ vào tài hoa ròng rã hai chục năm, bây giờ cậu không muốn dùng não mà chỉ muốn dùng mặt.
Lý Tùng Nhất viết kịch bản dựa vào câu chuyện trải qua ở kiếp trước, nội dung chính là cuộc sống ảm đạm của con tin nơi địch quốc.
Tuy ảm đạm, nhưng chứa đầy âm mưu quỷ kế.
Lý Tùng Nhất tự tin khẳng định, nó hay hơn nhiều so với mấy phim truyền hình "máu chó" nhan nhản trên TV.
Lý Tùng Nhất kiểm tra kịch bản lần cuối, điền thông tin của mình và đính kèm hai tấm ảnh toàn thân vào phần "Đề xuất diễn viên chính", thù lao tuỳ ý.
Cậu gửi nó đến hộp thư của Công ty Điện ảnh và Truyền hình Bình Xuyên.
Đây là một trong những công ty hàng đầu trong làng giải trí, thường sản xuất những sản phẩm chất lượng và có khả năng thu mua kịch bản theo chủ đề lịch sử của cậu nhất.
Lý Tùng Nhất là một diễn viên "nửa mùa".
Thực ra, cậu không thích diễn xuất lắm.
Cậu thấy kiếp trước phải sống gò bó trong căn gác gỗ đơn sơ tối tăm, nên khi tái sinh mà vẫn giữ ký ức trong hình hài mới, cậu muốn bù đắp sự tiếc nuối năm xưa.
Cậu muốn nhìn thấy ánh sáng, không chỉ là ánh nắng mặt trời mà còn là đèn flash và đèn sân khấu.
Dáng vẻ cao ráo, khuôn mặt điển trai, không đáng lãng phí thời gian như thế.
Lý Tùng Nhất vội vàng soi gương, tâm trạng mới tốt hơn chút đỉnh.
Điện thoại thình lình đổ chuông.
Lý Tùng Nhất đã không nhận được cuộc gọi nào suốt một tháng qua.
Cậu suýt chút nữa quên mất mình cũng có "chim bồ câu đưa thư", thú thật thì ban đầu cậu rất khó tiếp nhận thiết bị thông minh này.
"A lô?" Lý Tùng Nhất tự hỏi, chẳng lẽ sơ yếu lý lịch nộp cho bên kia có biến?
"Có phải Lý Tùng Nhất đóng vai Vương Tiểu Nhị trong "Kiếm chỉ trời cao" không?"
"Đúng vậy."
"Trời ơi, cuối cùng tìm được cậu rồi!" Người bên kia thét lên.
Lý Tùng Nhất: "Cực khổ tìm tôi thế này, chắc là muốn tôi đóng nam chính hả?"
"Hứ! Có nam chính thì anh mày tự đóng nhá!"
"Nam phụ cũng được." Lý Tùng Nhất miễn cưỡng chấp nhận.
Người bên kia im bặt.
Lý Tùng Nhất cười: "Có chuyện gì vậy? Nói đi, tôi nghe nè."
Người nọ nói: "Tôi đóng Chu Chính trong "Kiếm chỉ trời cao", Thai Hành đó.
Cậu nhớ không?"
"Tôi không nhớ." Lý Tùng Nhất nói thật, chẳng qua cậu đang tra Baidu rồi.
"Kiếm chỉ trời cao" thì Lý Tùng Nhất còn ấn tượng đôi chút.
Đây là phim chính kịch* đội lốt tiên hiệp* mà cậu đã quay cách đây một năm rưỡi.
Vốn dĩ vai diễn Vương Tiểu Nhị xem như nam thứ năm, sau rốt cậu đắc tội với nhà sản xuất nên đất diễn bị cắt hết, vừa xuất hiện đã chết tức tưởi.
Gần đây, "Kiếm chỉ trời cao" đang phát sóng trên truyền hình.
Khán giả cảm động trước bộ phim dám hy sinh logic nhằm đổi lấy thăng trầm cho cốt truyện, thành thử rating* không tệ lắm.
Mấy vai chính trong phim cũng hot hẳn lên.
[5] Phim chính kịch: là một thể loại phim có nội dung chủ yếu nói về quá trình phát triển bề sâu trong tâm thức của nhân vật khi phải đối mặt với các vấn đề về tình cảm.
Nội dung thường có chủ đề nhức nhối như nghiện ma tuý, tình dục, đói nghèo...
[6] Phim thể loại tiên hiệp: là một thể loại kỳ ảo của Trung Quốc, bắt nguồn từ hệ thống tu hành của Đạo giáo và chịu ảnh hưởng từ Phật giáo, võ thuật, y học và các yếu tố truyền thống khác của Trung Quốc.
[7] Rating: là một đơn vị đo lường khán giả, dùng để chỉ số lượng khán giả bình quân trên 1 phút của một phương tiện truyền thông, của một chương trình hay thậm chí một mẩu quảng cáo tính bằng % dân số hoặc nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể.
Đáng tiếc, chẳng những cảnh diễn của Lý Tùng Nhất đã ít mà tạo hình còn kén người xem.
Sau cùng, không thể chen một chân trong đợt càn quét đó.
Lý Tùng Nhất tìm thấy thông tin của Thai Hành trên Baidu.
Nói thế nào nhỉ? Mặt mày khôi ngô, dáng vẻ đứng đắn nhưng quanh năm đóng vai quần chúng.
Cảnh diễn của hắn trong "Kiếm chỉ trời cao" chỉ nhiều hơn đôi ba câu lời thoại so với cậu mà thôi.
Thai Hành nói với giọng phấn khích: "Tôi và cậu có cảnh diễn chung đó! Lúc hai môn phái tuyên chiến, tôi đánh với cậu.
Tôi còn cắt cổ cậu nữa!"
"Ờ." Lý Tùng Nhất nói.
"Vậy bây giờ anh tìm tôi để tham khảo cảm nhận sau khi bị cắt cổ hả?"
"Ê, cậu biết giỡn thật nha.
Tôi tìm hiểu rồi, hình như dạo này cậu chưa nhận vai nào." Thai Hành cười khì khì, đoạn giở giọng thần bí.
"Nè, cậu muốn hot không?"
Lý Tùng Nhất xốc lại tinh thần, nhìn thoáng qua ông lão đang lén lút ở toà nhà đối diện.
Cậu thấp giọng: "Ý anh là sao?"
Thai Hành cười khúc khích, nghĩ rằng đã chọc trúng tim đen của Lý Tùng Nhất.
Đoạn hắn nói chậm rãi: "Mấy nay tôi lướt diễn đàn, thấy cái topic mới.
Phải công nhận người đăng có con mắt chuẩn thật, bảo rằng đã phát hiện hai người duy nhất có kỹ năng diễn trong "Kiếm chỉ trời cao", còn đăng hai tấm chụp màn hình nữa.
Chú em, tôi nói cho cậu biết.
Đó là cảnh tụi mình diễn chung, tôi cắt