39.
Kết quả.
Lần đầu tiên đoàn đạo diễn chính thức nói chuyện với nghệ sĩ là một tuần sau khi Lý Tùng Nhất và những người khác đến thôn.
Đạo diễn nói rằng một ông lão đức cao vọng trọng đã qua đời, vì mọi người đang ở nhờ tại đây nên tốt hơn hết phải đến thăm viếng tỏ lòng thành kính.
Ông lão hưởng thọ tám mươi chín tuổi; trước khi nhắm mắt xuôi tay, con cháu chắt chút đều có mặt đông đủ bên giường bệnh.
Ông sống sót qua mùa đông dài đằng đẵng, song lại ra đi khi vạn vật sinh sôi vào mùa xuân.
Đây là hỷ tang*, bởi vậy bầu không khí trong thôn không đến nỗi trầm lắng.
Phần lớn là âm thanh ồn ã khi xử lý tang lễ, và hình ảnh khói bốc nghi ngút trên mỗi tô mì dành cho người đến chia buồn.
[1] Hỷ tang: "Một nhà có tang, có chuyện buồn thì phúc thọ của người đã khuất cũng là việc đáng mừng" (Baidu).
Ý là, đáng lẽ lễ tang là việc buồn nhưng nếu sinh thời người đó có cuộc sống đầy đủ, người thân sum vầy ngay phút cuối và hưởng thọ 80-90 tuổi, thì một tang lễ như thế gọi là "hỷ tang".
Đạo diễn đã lên tiếng, các nghệ sĩ ắt phải nghe theo.
Mọi người lần lượt đến cúng bái, thắp vài nén hương, đốt vài xấp giấy vàng rồi lạy ba cái.
Trong ngày đưa tang, nhiều nghệ sĩ e ngại xúi quẩy nên không đi.
Lý Tùng Nhất đứng bên ngoài đình cùng dân làng địa phương, chừa một lối đi ở giữa.
Quan tài của ông lão đặt trong nhà tang lễ, đã buộc sẵn các thanh nâng từ trước.
Sáu người đàn ông vạm vỡ chừng năm mươi tuổi ngồi chồm hổm ở hai bên, đặt song sắt lên vai và sẵn sàng nhấc quan tài bất cứ lúc nào.
Người con trai cả của ông lão cũng đã ngoài sáu mươi, đến tuổi biết mệnh.
Tay trái y cầm khúc gỗ to, tay phải cầm một thanh gỗ nhỏ buộc vào chiếc vại sành.
Y đứng trên ngưỡng cửa, nhờ một người khác nâng vại sành lên cao.
Sau đó, y đập mạnh cây gậy vào vại.
Hòa với tiếng vỡ vụn và rượu đổ đầy đất, người con trai cả hô lên với chất giọng già nua nhuốm màu tang thương: "Nâng —— lên ——"
Tiếng pháo nổ vang trời.
Sáu người đàn ông to con đồng thanh hô hào một tiếng, đoạn nhấc chiếc quan tài nặng nề lên.
Họ vừa đếm nhịp, vừa sải bước ra ngoài đình.
Các cô con gái mặc áo tang khóc sướt mướt.
Tiếng vỡ của vại sành, tiếng chảy của rượu trắng, tiếng gầm trầm thấp của những người đàn ông và tiếng khóc than của đàn bà phụ nữ.
Tiết tấu rõ ràng hòa thành một điệu hò tử vong với giai điệu cổ xưa mà mang đậm hơi thở nguyên thủy.
Dân làng tiễn đưa linh cữu đi xa, bên tai vẫn là tiếng pháo rền vang.
Họ đưa ông lão đến lò hỏa táng, hóa kiếp cho ông thành tro và sau đó chôn cất ở nghĩa trang công cộng.
Đây là cái chết.
Lý Tùng Nhất nhìn chăm chú vào đội ngũ khiêng linh cữu đằng trước.
Bẵng đi một lúc, cậu lờ mờ nhìn thấy mảng trắng phía sau những người nọ.
Đó là hàng loạt tấm vải trắng mà người nhà của ông lão trùm lên đầu.
Lâu lâu, những người phụ nữ trùm vải trắng dừng lại và quỳ xuống.
Và trên chặng đường đưa tiễn ông lão, tang thương dần lắng đọng rồi hòa vào cát bụi.
Một tang lễ long trọng tựa như để an ủi người sống.
An ủi những người ở lại hãy học cách đối mặt với cái chết của người thân, và cũng học cách đối mặt với cái chết của bản thân trong tương lai.
Phải chăng đây là cái chết?
Lý Tùng Nhất đã chết một lần, song cậu vẫn chẳng rõ.
Đôi khi cậu chẳng biết mình đang chết hay sống.
Và nếu còn sống, thì cậu đang sống với thân phận gì.
Sống trong một thế giới không ai nhớ đến Lý Tùng và tồn tại dưới cái tên Lý Tùng Nhất, liệu cậu có đang sống không?
Nếu Lý Tùng còn sống, vậy Lý Tùng Nhất thì sao?
Nếu Lý Tùng Nhất tồn tại, thế Lý Tùng là gì?
Một nỗi buồn không sao chịu thấu cứ thế dâng đầy trong lồng ngực.
Giả sử có một người như cậu sống lại sau ngàn năm, liệu anh ta có mừng rỡ chào đón cuộc sống mới không? Anh ta sẽ có cảm giác gì đây?
Lý Tùng Nhất dĩ nhiên cảm thấy may mắn vì có thể sống lại sau ngần ấy năm.
Nhưng đôi khi choàng tỉnh vào nửa đêm, cậu không thể phân biệt rõ thời gian và không gian.
Nỗi mất mát và hận thù bủa vây con tim; nó khiến cậu mờ mịt, khiến cậu bối rối.
Đó là sự cô đơn vĩnh viễn không cách nào an ủi, là cơn tuyệt vọng cùng cực đến từ miền ký ức xa xôi.
Nếu yêu cầu đạo diễn Vương Thủy Hoán giải thích lý do vì sao tham gia "Sơn Hải Kinh", y cũng chẳng biết phải nói thế nào.
Y còn không thể đúc kết thành một khái niệm mơ hồ về "trí tuệ" như Lý Tùng Nhất đã làm.
Nhưng tại tang lễ, y trông thấy bóng hình lẻ loi của Lý Tùng Nhất.
Và khi chạm phải ánh mắt của cậu khi nhìn về phía đội đưa linh cữu, y đã biết trong đôi mắt kia có thứ mà mình hằng mong muốn, còn có những điều không thể nói thành lời của "Sơn Hải Kinh".
Thoảng một nét gì đó như đang chất vấn cái chết, cũng như đang chất vấn sinh mệnh.
Sau tang lễ, mọi thứ trở lại với dáng vẻ vốn là.
Đoàn đạo diễn vẫn xuất quỷ nhập thần, chẳng bao giờ thấy bóng dáng; các nghệ sĩ vẫn lang thang khắp nơi, biết đâu mèo mù vớ phải cá rán thì sao?
Trong sự hỗn loạn và bàng hoàng ấy, vòng thử vai thứ hai chính thức khép lại.
Xe đưa họ trở về chốn cũ.
Đạo diễn nói rằng về chờ thông báo, kết quả phỏng vấn sẽ có sau vài ngày.
Các nghệ sĩ trao nhau ánh mắt khó hiểu, sau rốt lên xe như đàn vịt bầu bị lùa vào chuồng.
Lý Tùng Nhất nhủ bụng, dẫu kết quả ra sao thì cuộc thử vai này đã để lại bóng ma tâm lý trong lòng những người kia.
Khang Kiều đón Lý Tùng Nhất và Triệu Thi Ảnh tại sân bay, vừa thấy mặt đã hỏi tới tấp: "Thấy sao? Thấy sao?"
Lý Tùng Nhất thở dài bất lực: "Anh hỏi câu này trên WeChat bao nhiêu lần rồi hả?"
Khang Kiều hậm hực, cứ thế này thì hắn trở thành thím Tường Lâm* mất.
"Tôi đang quan tâm hai người chứ bộ.
Mất tích nửa tháng mà chả chịu báo cáo gì hết, không biết bên phía hai người tiến triển sao rồi."
[2] Thím Tường Lâm (祥林嫂): Nhân vật chính trong tiểu thuyết Chúc phúc (祝福) của tác giả Lỗ Tấn.
"Tường Lâm" (祥林) được dùng làm tên người, mang ý nghĩa "cát tường như lâm" (吉祥如林) cho nên trong xã hội Trung Quốc cũ không ít người dùng nó.
Nhưng với thím Tường Lâm, tác giả đã dùng với ý nghĩa ngược lại.
Những gì mà thím Tường Lâm gặp phải trong cuộc đời hoàn toàn là những nạn tai, bất tường.
Vì thế tên gọi "thím Tường Lâm" phản ánh sâu sắc tính bi kịch của nhân vật và câu chuyện.
Triệu Thi Ảnh dở cười dở mếu: "Không có tiến triển thì lấy gì báo cáo? Tụi tôi ở đó nửa tháng như đi du lịch vậy, mà đi du lịch còn không yên ổn bằng này đâu."
Khang Kiều thiếu điều giãy đành đạch: "Vậy giờ sao? Hử?"
"Chờ thôi." Lý Tùng Nhất nói cách thờ ơ.
Người ta thường nói: Một ngày không gặp như cách ba thu.
Khang Kiều trải qua hai mươi mốt mùa thu, trong lòng sốt ruột đến mức nổi mấy cục mụn ngay miệng.
Hắn chờ thông báo từ đoàn phim còn cực hình hơn cha mẹ chờ kết quả thi đại học của con cái.
Người đại diện quả tình không dành cho những ai yếu tim và thiếu kiên nhẫn, đây là một công việc chẳng dễ dàng gì.
Đến khi nhận tin Lý Tùng Nhất và Triệu Thi Ảnh đã vượt qua cuộc thử vai và chính thức bước vào giai đoạn thỏa thuận hợp đồng, Khang Kiều cảm thấy toàn bộ giày vò đã bốc hơi thành mây, đúng là khổ tận cam lai.
Khang Kiều cúp điện thoại, trong lòng vẫn còn dư âm cảm giác mừng rỡ điên cuồng khi biết kết quả.
Từ khi ký hợp đồng với Lý Tùng Nhất, sự nghiệp người đại diện của hắn như tàu lượn siêu tốc.
Chốc thì như lên đỉnh nhân sinh, chốc thì như chạm đáy vực thẳm.
Khi Lý Tùng Nhất nghe kết quả từ miệng Khang Kiều, cậu chỉ bình tĩnh "ồ" một tiếng —— Không hề có thái độ mừng rỡ như trong tưởng tượng của hắn.
Điều này làm cho một Khang Kiều kích động đến quên mình suýt tức vỡ tim, hắn chẳng biết làm gì hơn đành tìm kiếm sự an ủi từ Triệu Thi Ảnh.
Cũng may Triệu Thi Ảnh vẫn còn là phàm phu tục tử.
Cô vui