Viên thái giám này, nhà vốn ở cách Quỳnh đảo rất gần.
Nhất cử nhất động của Đổng thị y đều biết cả.
y bảo Vương Sâm.
- Từ khi vợ ngươi vào cung, hoàng thượng rất yêu kính nàng.
Hằng ngày, ngài ngồi nhìn nàng nặn đắp Tây Hồ thập cảnh.
Ngài thường khen nàng tuyệt kỹ.
Cứ mỗi lần nàng làm xong công việc, hoàng thượng đều có đồ thưởng tứ: khi thì châu báu, khi thì y phục.
Nàng cũng bầu bạn với hoàng thượng, lúc thì đánh vài ván cờ, lúc thì dạo vài bản nhạc.
Hai người tuy thân mật hết sức, nhưng tuyệt nhiên không có chuyên sa ngã lỗi lầm.
Mấy hôm vừa đây, chỉ vì hoàng thượng bị Oanh Tần giữ rịt lấy nên không thể tới Quỳnh đảo.
Đổng thị một mình làm việc trong nhà.
Tối hôm đó, bỗng xảy ra chuyện rùng rợn…
Viên thái giám nói tới đây, Vương Sâm bỗng tái mặt.
Hắn vội khuyên Sâm chớ có huỷ hoại thân thể rồi lại tiếp.
- Tối qua, bọn lính gác đã điểm canh ba.
Bỗng tôi thấy có tiếng động mở cửa cung, nhưng vì ở xa, nghe chẳng được rõ, nhất là lúc đó đang mê ngủ.
Một lát sau, tôi lại thiếp đi.
Nhưng rồi tôi giật bắn mình lên, chỉ vì tai nghe đánh rầm một cái ở phía cửa sổ.
Thế là trông Quỳnh đảo trở thành náo loạn.
Sau đó là tiếng một người con gái kêu la ầm ĩ.
Tôi không còn có thể ngủ được nữa, bèn nhỏm dậy mặc áo, gọi mấy người đồng bạn chạy vội tới Quỳnh đảo.
Nhìn vào phòng Đổng thị, bọn tôi thấy cửa sổ mở toang.
Chạy hẳn vào bên trong, bọn tôi thấy chăn gối trên giường Đồng thị bị đạp xéo nhàu nát ngổn ngang.
Hoa vàng rơi rải rác đó đây.
Ngay bên cửa sổ, bên cạnh bao lơn, cũng còn thấy một chiếc trâm ngọc rơi nằm đó, nhưng đã gãy nát.
Đó chính là chiếc trâm nàng thường gài hằng ngày.
Chẳng biết nàng đã đi đâu mất dạng… Hôm nay, bọn tôi đã tới tâu rõ cho hoàng thượng hay.
Ngài sai người đi khắp nơi tìm kiếm.
Thấy có chiếc áo hồng lót mình nổi trên mặt hồ Thái Dịch, xem kỹ mới biết là áo của Đổng thị.
Hoàng thượng vội sai các tay bơi lội nhảy xuống hồ tìm kiếm, nhưng chẳng thấy tông tích…
Vương Sâm từ nãy đến giờ theo dõi từng lời kể một, và chỉ hy vọng có một cứu tinh nào đó giải cứu vợ mình.
Nhưng khi nghe tới đây, xem ra không còn có cứu tinh nào nữa, thì lòng đã như chết hẳn.
Nhè lúc viên thái giám không để ý, Sâm la lên mấy tiếng: "Đau khổ quá, mình ơi" rồi nhảy phóc ra cửa sổ phía sau lầu.
Viên thái giám vội chạy theo níu lại nhưng không còn kịp nữa.
Chiếc lầu này cao vượt trên mặt hồ có tới năm, sáu trượng.
Sâm nhảy vụt ra ngoài rơi tõm mãi xuống đáy hồ.
Chiếc hồ này lại rộng mà sâu, nên mọi người đành chịu, chẳng có cách gì cứu được Sâm.
Thật đáng thương thay cho đôi vợ chồng Sâm chỉ vì có tuyệt nghệ mà chết cả đôi!
Gia Khánh hoàng đế trước đây thấy Đổng thị đã đẹp lại trinh thục, hằng ngày tới nhìn ngắm một lúc thì lòng cũng yên ả.
Nhưng nay người đẹp đã qua đời, ngài cảm thấy chua xót, não nề, đau đớn khôn nguôi.
Năm đó, ngài đã sáu mươi tuổi.
Tinh thần ngài đã suy, lòng lại có điều đau khổ não nề, cho nên ngài chẳng thiết gì việc triều chính nữa.
Nhất thiết mọi việc quốc sự từ nhỏ tới lớn, đều giao cho vị tướng quốc người Mãn tên gọi Mục Chương A.
A vốn là một tên gian tham chuyên ăn hối lộ, bậy bạ chẳng kém gì Hoà Khôn.
Mấy tinh miền Đông bắc, các giáo đồ phá quấy.
Mấy tỉnh miền Đông nam: bọn cướp bể hoành hành.
Ở Tân Cương, Tây Tạng, tín đồ Hồi giáo cũng nổi lên chống lại triều đình.
Tại Quảng Đông lại xảy ra vụ thuốc phiện, mối bang giao giữa Anh và Tàu càng ngày càng căng thẳng.
Cả nước sôi lên sùng sục dân chúng không một ai là không oán hận.
Bọn quan Ngự Sử dâng sớ hạch tội A như bươm bướm, nhưng những bản sớ này đều bị A sai người ngăn chặn lại ngay trước khi tới tay hoàng đế.
Hồi đó Trí thân vương là Mân Ninh cũng tới lui trong cung nhưng lại là người chí hiếu không dám nói gì.
Gia Khánh hoàng đế tưởng nhớ Đổng thị càng ngày càng khắc khoải hơn.
Oanh Tần lại thường đánh ghen ầm ĩ với các phi tử khác trước mặt ngài.
Đã già lại buồn bã đau khổ, ngài bỗng nhuốm bệnh.
Chẳng bao ngày, bệnh ngài trở nên nặng.
Trí thân vương hằng ngày hầu hạ ngài, trong cung không dám cởi dây lưng.
Gia Khánh hoàng đế đau luôn một hơi sáu, bảy chục ngày trời.
Mọi việc triều chính, ngài đều phó mặc Tướng quốc Mạc Chương A.
Ba tháng trọng bệnh, ngài tự biết mình gần đất xa trời rồi, bèn triệu tập Ngự triều đại thần Mạc Chương A, Quân cồ đại thần Đái Quân Nguyên và Thác Luật, củng một số lão thần quây quanh giường bệnh của ngài.
Di chiếu được viết, đại lược nói:
"Trẫm chiếu theo phép nhà đã viết nhị hoàng tử Mân Ninh cất kín tại sau biển của điện Chính Đại Quang Minh từ năm thứ tư niên biểu Gia Khánh.
Khi trẫm băng hà, ngôi báu sẽ truyền lại cho nhị hoàng tử Trí thân vương Mân Ninh.
Các người đều chịu ơn sâu phải nên phải hết lòng phò tả hoàng tử nhất là phải cần, kiệm, nhân, hiếu, chớ có sửa đổi phép tắc của tổ tông.
Khâm thử".
Đạo di chiếu này xuống xong thì hôm sau Gia Khánh đế mất.
Trí Thân vương thương cha khóc lên khóc xuống suốt ngày đêm.
Các đại thần đưa Trí Thân vương về kinh, lên ngồi tại điện Thái Hoà, chịu trăm quan triều hạ, cải niên hiệu là Đạo Quang nguyên niên.
Điều kỳ quặc nhất của Đạo Quang hoàng đế là lúc còn trẻ ngài tỏ ra rất dũng cảm, tính tình lại hào sảng.
Thế mà sau khi cưới vợ, ngài bỗng đổi tính thay nết, đâm ra keo kiệt hết sức, nghĩa là về vấn đề tiền tài, ngài tiêu xài cực kỳ dè xẻn chứ không phung phí như các đời vua trước.
Sau khi Gia Khánh hoàng đế tịch thu hết gia sản của Hoà Khôn thì ngân khố của hoàng gia trở thành giàu có khôn xiết kể, ấy thế mà Đạo Quang hoàng đế vẫn kêu là nghèo mạt rồi bắt mọi người dè xẻn, cứ thấy bọn đại thần là ngài liền khuyên họ chớ xài phí nhiều.
Bọn đại thần vốn khéo chiều ý kẻ bề trên, nghe hoàng thượng nói vậy, anh nào anh nấy cố ý làm ra vẻ cùng kiệt, nghèo khổ: Kẻ điêu xảo nhất trong bọn là Mục tướng quốc.
Mỗi khi vào chầu, Mục tướng quốc chuyên mặc áo khoác rách.
Đạo Quang hoàng đế thấy thế khen ầm lên, cho ông ta là một vị đại thần gương mẫu bậc nhất.
Ngài đâu có biết ông ta ở bên ngoài tham lam, hối lộ, xa xỉ đến cực độ.
Thế là khắp triều văn võ đều bắt chước lối đó, anh nào anh náy cũng đều mặc quần áo rách.
Đứng trên điện nhìn xuống chẳng khác gì hai hàng ăn mày đứng chực xin của bố thí, mà hoàng đế chính là lão cái bang vậy.
Và cũng từ đó, bọn quan lại khắp nơi cũng không dám ăn mặc quần lành áo tốt nữa.
Trong kinh thành, các tiệm bán quần áo cũ thoáng cái đã hết nhẵn, giá đồ cũ đắt chẳng thua gì giá đồ mới.
Có nhiều gia đình quan lại nghĩ cách đem quần áo lành đi đổi quần áo cũ rách để mặc.
Về sau, quần áo cũ đã bán gần hết thì giá lại càng cao, có khi một bộ cũ còn đắt hơn hai bộ mới nữa.
Cũng có vị quan nghĩ ra kế khâu mấy miếng vá vào tay áo hoặc vào lưng vào ngực áo để cho có vẻ rách rưới cũ kỹ.
Hoàng đế thấy vậy, mới yên chí không khuyên nhủ gì về việc ăn mặc nữa.
Trời đã sang đông thời, tiết trời lạnh.
Bọn quan lại trước đây ai chả có năm, ba cái áo da hoặc áo lông ngự