Thấy tấm bài khắc hình đầu con phượng, nàng phi tử nọ liền rút chiếc trâm cài đầu ra cho tóc xoã xuống.
Tức thì có một tên nguyên nữ to lớn khỏe mạnh, lấy một chiếc chăn mềm thêu chim phượng hoàng, choàng kín từ đầu đến chân rồi ôm xốc nàng phi tử nọ đưa lên chính điện.
Viên nữ tỳ ở chính điện thấy nàng phi tử đưa tới, liền treo một bức màn gấm ở giữa điện, rồi mời Chánh phi ra ngồi phía ngoài bức màn, phía tả đứng một đội yêu nữ tay cầm ống nhỏ, lư hương và khăn bàn, gọi là Văn ban, còn phía hữu đứng một đội thị vệ, mình mặc giáp trụ, tay cầm cung kiếm, gọi là Võ ban.
Cả hai ban Văn, Võ này nếu không có lệnh của Chánh phi, thì không được hành động.
Một ban thiếu niên con trai đứng đối diện một ban thiếu nữ trẻ măng, tai nghe những tiếng tình tự, đùa cợt, hay là tiếng ma quái lạ kỳ nào đó phía bên trong màn, thảy đều phải nghiêm nét mặt, có muốn cười cũng không dám cười.
Nói đến Tứ phi, ai cung chịu nàng là đệ nhất mỹ nhân trong Thiên vương cung hồi đó.
Hồng Tú Toàn tuy hiếu sắc nhưng không cần bọn gái nhỏ như vua Thanh.
Toàn chọn gái cũng không cần chọn mặt nữa, mà chỉ chọn thân hình.
Cô nào có tấm thân óng chuốt, nõn nà, đồ sộ như bức tượng ngọc là được Toàn chọn.
Toàn thường nói với tả hữu:
- Gái mà được là mỹ nhân, quyết phải có cái bụng thẳng, đôi vai thon, ngực bằng, người cao.
Trong cung của Hồng Tú Toàn có một cái thước đo người đẹp (lượng mỹ xích).
Phàm khi tuyển gái vào cung, trước hết phải dùng thước này đo xem kích thước bao nhiêu đã rồi mới xét tới mặt mũi da thịt.
Cô nào mặt mũi tuy đẹp nhưng thân hình nhỏ bé Toàn cũng chẳng thích.
Đến khi xem tới chân gái thì Toàn chỉ chọn những cặp chân thiên nhiên nhỏ nhắn xinh đẹp trong vòng năm tấc trở lại (dưới triều nhà Thanh có tục gái bó chân cho chân nhỏ).
Khi chọn gái làm phi tử, bốn năm ngày mà cũng không tìm ra được một nàng chánh phi, Thiên hoàng lấy làm buồn bực quá, về sau có một tên thủ hạ chuyên tìm gái, tìm được Tứ phi ở Chiếu châu, người cũng như chân, kích thước đều trúng cách.
Hôm Tứ phi vào cung, Hồng Thiên vương đang ngồi xem hoa tại Diêu đài.
Bốn đứa trạch nữ đưa Toàn lên Diêu đài, thấy Từ phi thân hình yểu điệu, tay chân thon đẹp như ngọc, chẳng khác một nàng tiên, tà áo phất phơ đầu gió.
Thiên hoàng bèn triệu hạnh tại Diêu đài, sau đô, phong nàng làm Diêu đài đệ nhất phi, về sau phong làm hoàng hậu.
Đông vương Dương Tú Thanh vốn là một tay háo sắc có tiếng, nghe nói Từ hoàng hậu đẹp lắm, bèn tung tin nói hoàng hậu là con gái của Thượng đế.
Trong Thái Bình hoàng cung vốn có một toà Thừa Thiên đường.
Đây là nơi thánh đường đến để giảng đạo.
Cứ bảy ngày một lần, trong cung Thái Bình lại mời Thanh tới ngôi nhà thờ này giảng đạo Thiên Chúa.
Thanh bảo với con chiên bổn đạo rằng mình chính ở trên trời, thay thế Thượng đế giáng sinh xuống trần để truyền đạo, Từ hoàng hậu vốn là con gái của Thượng đế, vậy thì hậu cũng là con gái của Đông Vương.
Tuyên bố vậy rồi, Thanh liền truyền Từ hoàng hậu vào bái kiến.
Hồng Thiên vương không biết làm cách nào, đành phải bảo hoàng hậu tô son điểm phấn, sửa soạn vào bái kiến Đông vương.
Đông vương Dương Tú Thanh vừa mới thấy bóng người đẹp đã hồn phách lên mây.
Thế là từ đó Thanh cứ lấy danh nghĩa Thượng đế gọi Từ hoàng hậu tới phủ Đông vương.
Thượng đế giáo là quốc giáo của Thái Bình Thiên quốc, nên Hồng Thiên hoàng cũng không dám phản đối.
Đông vương Dương Tú Thanh lại nắm giữ giáo quyền thế lực rất lớn, ngay cả Thiên hoàng cũng chẳng đám làm gì Thanh.
Về sau Từ hoàng hậu bàn tính với Toàn một kế sách, cho Toàn biết bên cạnh Thanh có một cô nữ thư ký tên gọi Phó Thiện Tường sắc nước hương trời mà Thanh hết sức cưng chiều, rồi xúi Toàn:
- Bệ hạ nói thác ra rằng trong cung cấm sao nhiều văn thư mật cần tuyên triệu Phó Thiện Tường vào cung giúp việc.
Nghe xong, Thiên hoàng hiểu ngay và định ngay chủ ý.
Từ đó về sau, cứ mỗi khi Đông vương cho người mời Từ hoàng hậu thì Thiên hoàng cũng hạ lệnh tuyên triệu Phó Thiện Tường vào cung.
Đông Vương sợ đánh mất Phó Thiện Tường nên từ đó không dám cho người đến mời Từ hoàng hậu nữa.
Phó Thiện Tường đẹp đến thế nào mà được Đông vương cưng chiều đến thế?
Phó Thiện Tường vốn con nhà tử tế đất Kim Lăng, đi học từ thuở nhỏ, chữ nghĩa tinh thông.
Nàng quả có sắc chim sa cá lặn, đổ nước nghiêng thành.
Khi Thái Bình Thiên quốc đặt kinh đô tại Kim Lăng, liền cho người đi khắp nơi chọn gái đẹp đưa về nữ quán ở đây, rồi nói thác là mời về làm nữ thư ký đưa vào cung.
Hồi đó Phó Thiện Tường mới có mười bảy tuổi.
Đông Vương vừa thấy nàng liền cho lệnh gọi về phủ, để ở trong lầu Đa bảo, coi giữ văn thư ở trong phủ.
Cái lầu Đa bảo này ở về mé sông nam Tử hà trong hoa viên của vương phủ.
Phía ngoài lầu, hoa cỏ vây quanh, chim cá lượn từng bầy… Trong lầu trần thiết châu ngọc đủ loại trên bốn vách.
Phó Thiện Tường lại thích các bức hoạ chữ cổ.
Đông Vương bèn bảo bọn thủ hạ tới các nhà dân cư nhà nào có là cướp đoạt đem về.
Những cái đỉnh ngọc cũng được tập trung tại đây.
Thiện Tường suốt ngày đốt nhang đọc sách, hết sức nhàn nhã, Đông vương tuy sủng ái nàng hết sức nhưng cũng không dám tới quấy rầy nàng nhiều.
Trái lại, vương suốt ngày chỉ cùng với em gái Hồng Thiên hoàng là Hồng Tuyên Kiều mua vui ở động Thiên Xuân góc tây nam hoa viên.
Động Thiên Xuân xây cất toàn bằng đá hồ, óng ánh rực rỡ.
Trên nền nhà, trải toàn thảm nhung; chung quanh tường treo toàn màn gấm.
Ở bốn góc tường đá, đều có gắn đèn phản quang, chiếu sáng như ban ngày.
Đến mùa hè, bốn phía mở hết cửa sổ, gió mát thổi lộng vào trong, mát mẻ vô cùng.
Mùa đông sang, cửa động đóng kín.
Dưới đất đốt bếp lửa, mười phần ấm áp.
Khu thạch động kiến trúc quanh co đi vào trong chẳng khác như đi vào mê hồn động.
Còn Hồng Tuyên Kiều là người như thế nào? Nàng thật là một vưu vật cõi nhân gian.
Nàng với Hồng Tú Toàn là anh em cùng cha khác mẹ.
Sau khi phụ thân Toàn chết mẹ nàng liền bỏ đi lấy chồng khác.
Toàn tính vốn ham kết giao bạn bè ngay từ hồi còn nhỏ và lang thang chốn giang hồ, hành tung bất định.
Toàn thấy cô em gái không người nương tựa, bèn ký thác cho anh là Hồng Nhân Phát nuôi dưỡng.
Hồng Tuyên Kiều ngày từ lúc nhỏ đã có bộ mặt xinh xắn