Nếu đứng ở Hàm Nguyên điện mà nhìn ra trước mặt, ta sẽ thấy điện Ỷ Hương, nơi cư ngụ của hoàng hậu, hoàng hậu tuy cũng có lúc sang điện Hàm Nguyên để chầu hoàng đế, nhưng buồn thay, Quang Tự hoàng đế lại không thích nói chuyện với bà.
Nhất là từ khi bị giam cầm ở Doanh đài, Quang Tự chưa từng lần nào qua chơi bên điện Ỷ Hương.
Bởi thế, giữa hoàng đế và hoàng hậu, bên ngoài thì có vẻ êm đẹp, nhưng thực ra bên trong lạnh nhạt, không còn tình nghĩa vợ chồng gì nữa.
Hoàng hậu lại còn thấy hoàng đế sủng hạnh Cẩn phi, lòng bà thêm ghen tức, giận hờn không lúc nào nguôi…
Hoàng hậu Na Lạp thị vốn là cháu gái ruột của Tây thái hậu.
Bà gả cho Quang Tự hoàng đế là có ý nhờ cái dây tình thân thiết ấy để lung lạc hoàng đế, nắm trọn quyền hành chính trị vào trong tay mình.
Bởi thế khi chọn hoàng hậu, Tây thái hậu mới bảo Quang Tự cầm ngọc Như Ý trao cho cô cháu gái của bà.
Theo tục lệ từ trước, thì mỗi khi hoàng đế sách phòng hậu, người ta phải xếp đặt cho các cô khuê nữ có đủ tư cách làm hoàng hậu, ngồi thành hàng trước điện.
Sau đó hoàng đế mới tự mình chọn lựa lấy, hễ yêu ai thì trao ngay ngọc Như Ý cho người đó.
Quang Tự hoàng đế chi muốn chọn Trân phi nhưng phải cái Tây thái hậu đã định trước mọi việc, khiến ngài không thể nào trái lệnh được.
Tuy vậy, khi đưa ngọc Như Ý cho hoàng hậu, ngài giả vờ lỡ tay đánh rớt xuống đất, khiến chiếc ngọc quý giá tốt đẹp như vậy mà vỡ tan thành những mảnh vụn.
Tây thái hậu thấy vậy, trong lòng rất không vừa ý.
Cho đến sau ngày cưới, Quang Tự hoàng đế lại càng chán ngán bà hoàng hậu bất đắc dĩ này.
Tây thái hậu biết Quang Tự hoàng đế sủng ái Trân phi, liền cho lập ngay hai chị em Trân phi và Cẩn phi làm phi tử để mong bắt được ông vua trẻ ham sắc phải phục tùng vì cái ơn trên của bà.
Trớ trêu thay, từ khi ôm được hai người đẹp Trân phi và Cẩn phi trong lòng rồi, thì cái của nợ hoàng hậu kia, Quang Tự hoàng đế càng không thèm để ý tới nữa.
Mặt khác, hoàng hậu thấy mình là chánh cung mà không được sủng hạnh, trái lại mấy con phi tử lại được cái vinh dự bên vua, thì làm sao cho khỏi ghen tức.
Chỉ còn cách ngày ngày sang cung Tây thái hậu tỷ tê, ỷ eo, khóc lóc cho bà nghe, may ra bà có tìm cho mình lối thoát? Chưa hết, hoàng hậu còn thừa dịp thuận lợi bắt chị em Trân, Cẩn hai phi đánh cho những trận đòn nên thân để trả thù.
Làm như thế, tuy có hả được đôi phần, nhưng hoàng hậu lại càng khiến hoàng thượng chán ghét hơn.
Rồi tới cái chết tức tưởi của Trân phi, Quang Tự hoàn toàn đổ lên đầu hoàng hậu, cho bà là thủ phạm.
Vì thế hai người tuy cùng ở trong Doanh đài, cách nhau chẳng bao xa, nhưng Quang Tự hoàng đế không bao giờ bén chân đến điện Ỷ Hương của hoàng hậu.
Thậm chí còn không thèm nói chuyện với bà.
Có một hôm, lòng buồn vô hạn, Quang Tự hoàng đế đứng tựa bên song cửa, lòng bồi hồi.
Trong khi buồn bã đó, ngài nhân thấy mặt nước đã dần dần đóng thành băng.
Bỗng ngài có ý nghĩ đợi cho băng đóng dày rồi bước lên trên mà băng qua hồ, sang bên kia.
Cẩn phi không chịu, vội khuyên ngăn:
- Băng nổi lềnh bềnh trên mặt nước, dưới không có gì là chắc vững.
Giả thử khi bước lên trên, lỡ băng vỡ chẳng nguy hiểm lắm sao?
Nhưng Quang Tự hoàng đế nào có chịu nghe, ngài gọi một tên tiểu thái giám dắt, dò dẫm hết bước này qua bước khác, cứ thẳng trên mặt băng mà vượt sang phía bờ bên kia.
Tảng băng ở gần bờ thì cứng, có thể bước lên trên một cách vững vàng, nhưng càng ra ngoài, nước càng sâu, băng càng mỏng đi.
Quang Tự hoàng đế bước tới giữa chừng, mới thấy nguy hiểm.
Lúc này, ngài bắt đầu hối tiếc vì không nghe lời Cẩn phi.
Ngài tính quay về, thì một chân của tên tiểu thái giám đã lọt hẳn xuống nước, rồi đến cả người cũng sắp sửa xuống luôn.
Tên thái giám ở phía trước mặt thấy vậy vội vàng chèo một chiếc thuyền con lại để vớt.
Chỉ có vớt tên tiểu thái giám và đưa được Quang Tự hoàng đế lên được bờ, ấy thế mà cũng mất tiêu cả một buổi.
Trong khi đó, không ai ngờ là hoàng hậu đã nhìn thấy.
Đó chính là lúc bà đang chải tóc và trang điểm.
Thấy cảnh Quang Tự đi trên băng, bà vội chạy ra trước cửa sổ điện Y Hương nhìn xem.
Bà nghĩ:
- Gần đây hoàng thượng bị bệnh thần kinh thác loạn, hành động thường có những điều lầm lẫn.
Cẩn phi cũng đã biết chuyện đó, tại sao nàng lại không ngăn cản ngài? Vạn nhất có điều gì nguy hiểm cho ngài, thì đến ta đây cũng không khỏi mang tội.
Nghĩ thế, hoàng hậu liền vội vã trang điểm qua quýt cho xong, lấy một chiếc thuyền nhỏ, bơi qua bờ phía bên kia, chạy vội đi báo với Thái hậu.
Trong khi hoàng hậu đang lon ton chạy tới cung thái hậu, thì Quang Tự hoàng đế đã lên bờ và bảo tên tiểu thái giám chèo ngay thuyền về phía Doanh đài để đón Cẩn phi sang.
Đã qua được bờ bên kia, hai người dắt tay nhau đi dạo chơi một vòng khắp cả mọi nơi.
Khi đi qua trước mặt điện Nhân Thọ, Quang Tự hoàng đế không khỏi thở dài nói:
- Ta còn nhớ năm đó, tại nơi đây, ta cùng sư phó ông Đồng Hoà thương nghị việc triều đình, rồi triệu kiến Khang Hữu Vy, nhưng không ngờ cũng tại nơi đây ta lại gặp thêm Viên Thế Khải để rồi ngay sau đó, ta không còn được bước chân tới nơi đây nữa! Nhớ lại quang cảnh hồi đó, ta thấy rõ mồn một, y như còn ở trước mặt.
Nếu có khác với hiện tại chăng, chỉ là khác ở chỗ cảnh vật không còn như thuở xưa nữa.
Càng nghĩ lại, càng nhớ lại, ta càng thấy thương tâm quá!
Nói đoạn, Quang Tự hoàng đế đặt đôi mắt đau thương của mình vào cặp mắt chẳng kém phần buồn bã của Cẩn phi, để mong tìm lấy cho mình một nguồn an ủi, một ý nghĩ cảm thông trong nỗi khổ của mình.
- Bệ hạ đừng lo! Đó bất quá chỉ là trường hợp con giao long còn bị kẹt trong ao.
Nhưng rồi đây, chỉ một sớm gặp được mây mưa, con giao long ấy sẽ bay lên đến tận mây xanh, kẻ nào đó, dù có ba đầu sáu tay cũng không thể nào cản ngăn được.
Quang Tự hoàng đế nghe Cấn phi nói, sẽ gật đầu tỏ vẻ ưng chịu, nhưng rồi lại thở dài nói tiếp:
- Đời sống được bao, tuổi xuân chóng hết.
Kiếp sống của đôi ta thật chẳng bằng cuộc đời của kẻ dân giã tầm thường.
Đời sống của họ thật là ung dung thong thả, phu xướng phụ tuỳ chẳng, có gì đau khổ lo âu, khanh có còn nhớ khi bọn ta ở Tây An không? Khanh há chẳng than hôm đó, có một đám nông dân vợ chồng hoà ấm, chồng cày vợ cấy, con cái đầy đàn đó sao? Gia đình họ ai dám nói là không hạnh phúc sung sướng? Bọn ta là đế vương phi hậu, nhưng bằng họ sao được? Phải đến lúc này, ta mới tin được lời nói Tự Tông nhà Minh là đúng: "Đời đời kiếp kiếp, xin đừng sinh vào gia đình đế vương".
Đấy! Khanh đã cảm thấy cái nỗi đau lòng của Tự Tông và cũng là cha bọn ta chưa?
Y muốn của Quang Tự hoàng đế và Cẩn phi là đi du ngoạn khắp đó đây cho thoả lòng khao khát tự do bấy nay đã bị nỗi niềm tâm sự bỗng dưng nổi dậy dập tắt, khiến cả hai không còn chút hứng thú nào để đi thêm nữa.
Bởi thế, Quang Tự hoàng đế bảo tên tiểu thái giám gọi chiếc thuyền con lại, và quay trở về Doanh đài.
Về đến Doanh đài, bốn bề tuyết phủ sương che, xa trông bát ngát.
Quang Tự hoàng đế càng cảm thấy tình cảnh cô đơn đau xót của mình.
Ngài truyền cho cung nữ dọn rượu, hầu mong quên đi những nỗi éo le của cuộc đời, những viễn cánh tương lai mà ngài biết không lấy gì làm sáng sủa lắm.
Ngài nâng chén, cạn ly, Cẩn phi hầu bên cạnh liên tục rót rượu.
Ly này cạn, ly khác cạn, nhiều ly đã cạn hết, giữa khoảng không gian u tịch vắng vẻ tại Doanh đài.
Giữa lúc ấy, Quang Tự hoàng đế bỗng thấy trên mặt hồ có năm sáu chiếc thuyền con, bên trong ngồi bảy, tám tên nội giám, mỗi tên cầm một