Sau khi đã đùn được mọi việc cho thái hậu giải quyết, Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn vội vội vàng vàng chạy ra quan ngoại, để tới hành cung thành thân với hai vị công chúa.
Vương chỉ dùng có một tên mà được cả hai chim, thành thử cảm thấy vô cùng mãn nguyện.
Nhưng sự đời thời vui lắm lại sinh buồn nhiều.
Số là vương ở lại Khách Nhĩ thành ngày đêm cùng hai vị công chúa Triều Tiên tầm hoan thủ lạc bằng bất cứ trò du hí gì.
Thành Khách Nhĩ này vốn rơi vào giữa nơi hoang lương u tịch, hai vì công chúa nhiều lúc nhàn rảnh, chẳng biết làm gì để giết thì giờ, bèn khuyên Nhiếp chính vương vào rừng đi săn.
Một hôm vương đưa hai vị công chúa ra ngoài thành.
Giữa lúc bọn quan binh đang lo bảo hộ cho hai nàng săn thú, bỗng từ bên trong xông ra một chú heo rừng to tướng.
Con ngựa của vương thấy heo vụt chạy ra, giật mình lồng lên, giơ cao hai vó trước lên, rồi cất tiếng hí vang trời, tỏ vẻ hoảng hốt cùng độ.
Vương ngồi trên ngựa trở tay không kịp bị hất tụt khỏi yên.
Chẳng may cho vương, lúc rơi xuống lại vừa đúng vào đà xông tới của con heo.
Thành thử vương vừa té ngựa gãy hẳn chân trái, lại vừa bị con heo đạp chân lên mặt, máu chảy lênh láng, đau đớn vô cùng.
Viên võ quan tuỳ tùng vội chạy tới cứu nhưng không kịp, chi thấy vương ngất đi, nằm xỉu dưới đất.
Hai vị công chúa được tin, vội chạy ra khỏi rừng, vừa khóc vừa gọi vương, nhưng chẳng thấy vương tỉnh lại.
Về sau xem xét kỹ vết thương mới biết sọ cái của vương đã bị bể, óc bên trong vọt cả ra ngoài.
Đoàn người đành chỉ còn việc hè nhau lại khiêng xác vương về Hành cung, một mặt thông báo về triều.
Năm đó, Nhiếp chính vương mới 39 tuổi.
Tin dữ bay về cung, người thứ nhất khóc lóc thảm thiết đến chết đi sống lại, đó là Thái hậu.
Thuận Trị hoàng đế cũng vô cùng thương cảm.
Một mặt, ngài hạ chỉ sai đại thần ra quan ngoại để mang linh cữu về triều, mặt khách ngài hạ dụ cho thần dân đều phải mặc đồ tang phục.
Hai vị công chúa Triều Tiên không chịu về Kinh, đợi khi linh cữu Nhiếp chính vương được đem đi, tức thì trở về nước mình.
Linh cữu của Hoàng phụ hôm đó về tới Bắc kinh, Thuận Trị hoàng đế ăn bận hiếu phục đem theo bọn thân vương, bối lặc và bá quan văn võ ra khỏi Đông Trực môn năm dặm để đón tiếp.
Hoàng đế thân tự làm lễ tế bái, trăm quan quỳ ngay hai lộ cử ai, suốt từ cửa Đông Trực tới cầu Ngọc Hà các quan từ tứ phẩm trở lên đều phải quỳ khóc bên lộ thẳng tới vương phủ.
Công chúa, phúc tấn và các bà vợ của các quan vặn võ đều phải mặc áo tang quỳ khóc bên trong cửa lớn.
Linh cữu thì đặt ngay giữa đại đường vương phủ.
Chư vương bối lặc suốt ngày đêm phải túc trực nơi đám tang.
Lại còn có sáu mươi bốn vị sư Lạt ma tụng kinh siêu độ.
Việc tang ma bận rộn suốt bốn mươi chín ngày đêm.
Hoàng thái hậu tuy chẳng tiện vào phủ chịu tang, nhưng tình cảnh goá bụa, chốn cung vi lạnh lẽo kể ra bà cũng thương tâm lắm.
Thuận Trị hoàng đế cùng với Thái hậu vốn tình mẹ con quyến luyến, nên khi thấy mẹ khổ, tất nhiên con thương.
Bởi vậy hoàng đế đón bà vào cung để ngày đêm, mẹ con gặp nhau, mong vơi bớt nỗi buồn của bà.
Lúc đó Thuận Trị hoàng đế mười bốn tuổi.
Ngài bèn hạ chiếu thân chính (đích thân mình trông coi việc triều chính).
Hằng ngày, vào lúc canh năm, ngài toạ trào, tra hỏi quốc chính rất kỹ, văn võ đại thần thảy đều sợ hãi.
Khi ngài mười sáu tuổi, Thái hậu đứng làm chủ hôn chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ đại hôn cho ngài.
Hôm đó Ngô Khắc Thiện đưa con gái vào cung.
Dự vương nhân dịp cũng đã về kinh nên Thiện đưa con gái ở tạm trong phủ Dự vương.
Thực ra, theo ý của Thuận Trị hoàng đế thì ngài không muốn lập con gái của Ngô Khắc Thiện tên Bác Nhĩ Tế Cẩm Thị làm hoàng hậu.
Nhưng chỉ vì Thái hậu đứng chủ hôn cho nên không dám phản đối đành phải miễn cưỡng thành thân.
Hoàng hậu ở tại cung Khôn Ninh.
Tuần trăng mật chưa đầy năm ngày, mà đôi tân hôn đã cãi lộn chửi lộn rồi.
Từ đó tình nghĩa vợ chồng càng ngày càng nhạt.
Tô Khắc Sản Cáp, Chiêm Mục Tế Luân, cùng Trịnh thân vương, Đoan Trọng quận vương, Kính Cẩn thân vương, Tốn thân vương, tất cả một bọn quý tộc thân thích này vốn đều có túc oán vời Nhiếp chính vương.
Nay thấy Cổn đã chết, bèn lợi dụng cơ hội để báo thù bằng cách ngày ngày tâu trình những chuyện xấu xa bậy bạ của Nhiếp chính vương trước hoàng đế.
Họ còn nói thêm tất cả những hành động bi ổi của Nhiếp chính vương đều là do tên quy hại người là Hà Lạc Hội bày vẽ ra.
Thuận Trị hoàng đế vốn chẳng ưa Nhiếp chính vương, nay nghe nhiều vị thân vương đại thần nói vậy, bèn lục lại cựu án hạ một đạo thánh chỉ, đem chính pháp ngay tên Hà Lạc Hội, đồng thời truy đoạt hết tước vị đã phong tặng cho Đa Nhĩ Cổn lúc sinh thời cũng như những ân điển, phong tặng cho vợ con Đa Nhĩ Cổn.
Đến năm thứ ba, Thuận Trị hoàng đế hạ chiếu phế luôn hoàng hậu con gái Ngô Khắc Thiện do hoàng Thái hậu đứng chủ hôn, để lập nàng Cách Cách, con gái Trần Quốc Công Xước Nhĩ Tế của nước Khoa Nhĩ Bí làm hoàng hậu.
Bà tân hoàng hậu này tuy bảo rằng hoàng đế tự ý chọn lấy nhưng thực ra ngài chưa từng được thấy.
Ai ngờ khi lấy về cung, hoàng đế té ngửa người ra khi thấy hoàng hậu của mình vừa xấu như ma lem mà lại vừa ngu ngơ ngớ ngẩn như con đòi.
Thế là lòng hoàng đế lại nặng thêm một buồn phiền nữa.
Còn bà hoàng Thái hậu từ khi thấy hoàng đế độc đoán độc hành lại thêm việc hạ giá lấy chồng của mình nên lòng không khỏi cảm thấy đôi phần xấu hổ thẹn thùng.
Rồi cũng vì chuyện xấu hổ thẹn thùng mà mẹ con từ đó đâm ra hiềm nghi nhau.
Chưa hết, đằng sau bà lại còn cả một bọn đông đảo cung nhân và thái giám thường đổ dầu vào lửa, giục bị xui nguyên.
Hoàng Thái hậu vì oán trách hoàng đế nên bà càng cảm thấy buồn chán nơi cung đình.
May thay Tổng đốc Giang Nam Hồng Thừa Trù về kinh vừa đúng lúc khiến cả hai mẹ con Thái hậu cùng được vui vẻ an ủi.
Tại sao vậy? Tại vì Hồng Thừa Trù vốn là người nhân tình của thái hậu, ngày gặp mặt sao Thái hậu chả vui mừng.
Nhưng còn hoàng đế? Thì ra Trù từ Giang Nam trở về có mang theo về một mỹ nhân tuyệt sắc để dâng cho ngài.
Thuận Trị hoàng đế vừa thấy trang mỹ nhân này, lòng ngài vô cùng sung sướng.
Ngài say mê người đẹp ngay, rồi đem ơn mưa móc hết tình yêu dành cho nàng.
Ngài cùng người đẹp yến ấm nói cười suốt cả ngày, nữa bước chẳng rời, giống hệt như Đường Minh Hoàng với Dương Quý Phi xưa kia.
Trang mỹ nhân đó là ai vậy? Đó là nàng Đổng Tiểu Uyển, vốn là ái thiếp của Như Cao tài tử tên Mạo Sào Dân.
Hồi đó miền Giang Nam có bốn vị công tử đều vừa có tiền lại vừa có thế lực, có học vấn.
Bạn bè họ lại đông cho