Tin Thuận Trị hoàng đế xuất gia đầu Phật ở Ngũ Đài sơn truyền tới tai Thái hậu.
Bà hối hận quá.
Bà không ngờ việc đuổi Đổng Ngạc Phi lại gây ra cảnh xuất gia đầu Phật của con bà.
Biết vậy nhưng không còn cách nào hơn, nhất là chuyện này lại cần phải giữ kín, bà chỉ còn lấy cớ lễ Phật đem theo Khang Hi hoàng đế tuần hành núi Ngũ Đài sơn để tìm kiếm.
Hoàng thái hậu lên tới nơi, bèn lén tới chùa Thanh Lương, không để lộ hành tung cho một ai biết, nhưng bà chỉ thấy có một nhà sư ghẻ chốc đầy mình, vừa điếc lại vừa mù, hỏi chuyện thì mười câu đến chín chẳng nghe rõ.
Bà không còn biết làm sao, đành đứng trước cửa chùa gạt lệ trở về.
Qua năm sau Thái hậu lại quay lên Ngũ Đài sơn lần nữa.
Nhưng lần này bà chỉ thấy sơn môn nhà chùa đổ nát quá nửa, nhà sư ghẻ chốc cũng chẳng còn.
Bà bèn hạ chỉ trùng tu chùa Thanh Lương coi như ngôi chùa của bà.
Về sau, vì tuổi cao sức yếu, đi lại không dễ dàng như trước nên bà cũng chẳng tới Ngũ Đài sơn nữa.
Tuy nhiên lòng bà luôn hướng về phía Tây mà nhớ nhung, hối tiếc âm thầm đau khổ một mình trong thâm cung suốt cuộc đời tàn.
Ngày tháng thoi đưa, Khang Hi hoàng đế dần dần lớn lên.
Ngài quả là một nhân vật khôi ngô cường tráng.
Vào thời Thuận Trị, Mãn quân đã lần lượt đánh bại Minh tướng Sử Kha Pháp, tiêu diệt bọn con cháu nhà Minh là Phúc Minh hương, Lộ Vương, lại đuổi chạy Vĩnh Minh Vương, đập tan quân của Trịnh Thành Công, thu phục hải đảo Đài Loan.
Về sau bọn Bình Tây vương Ngô Tam Quế, Bình nam vương Thiện Chi Tín Thanh, Nam vương Canh Tinh Trung làm phản, Bát Kỳ binh mã cũng đánh cho tan luôn.
Bởi vậy, đến thời Khang Hi, quốc nội hết sức thái bình.
Lúc đó, Thái hậu mời cho nhà vua hai vị sự phó: một vị người tỉnh Hà Nam, tên gọi Thanh Bàn, còn một vị tên Nguỵ Duệ Giới.
Hai vị học sĩ này ngày ngày giảng giải kinh sư cho nhà vua ở Doanh đài.
Thái hậu còn mời cả Thi giảng học sĩ Cao Sĩ Kỳ để giảng giải về Tống học.
Khang Hi hoàng đế là người hiếu học, ngày ngày giảng luận với các vị học sĩ không biết mệt.
Khi về cung ngài lại còn giảng lại cho bọn cung nhân nghe.
Bọn này nghe mà chẳng hiểu rõ được ý nghĩa cao diệu, nhưng may được bà thái công chúa chỉ dẫn thêm cho nên họ cũng dần dần hiểu biết thêm ra.
Bà thái công chúa là ai vậy? Bà này chính là cô con gái nhỏ tuổi nhất của Thái Tông hoàng đế, em ruột của Thế Tông hoàng đế (Thuận Trị) và cũng là cô ruột của Khang Hi hoang đế.
Chỉ vì bà quá đẹp, tuổi lại nhó, chỉ hơn Khang Hi có sáu tuổi, nên Thái hậu không muốn cho bà ra khỏi cung.
Mãi tới năm hai mươi hai tuổi mà bà vẫn chưa từng kén phò mã.
Khang Hi hoàng đế đối với bà cô này lại rất thân.
Ngay từ lúc còn nhỏ, hai cô cháu đã từng ôm nhau nằm ngủ chung một giường.
Nhũ mẫu, bảo mấu, cung nữ, kẻ hầu người hạ chung quanh nhưng ngài chẳng để ý tới ai, chẳng cần đến ai.
Mỗi khi tiến cung ngài bèn tìm ngay cô ruột để vui đùa với nhau, đến khi đi học ngài nghe giảng ở thư phòng xong trở về cung thì cũng lại tìm ngay bà cô này để giảng lại.
Bà thái công chúa này bụng vốn đầy ắp thi thư.
Hai cô cháu thường ngày đàm luận sách vở với nhau, không bao giờ tỏ vẻ mệt mỏi.
Nhân đó, Khang Hi hoàng đế cùng bà thái công chúa này giao tình càng ngày càng thâm hậu.
Những lúc vắng người họ thường hay dốc bầu tâm sự cho nhau nghe.
Thành thử tuy phận là cô cháu nhưng cả hai hình như quên đi cả luân lý lễ nghi.
Rồi đến khi Khang Hi hoàng đế lên mười bảy tuổi ngài cũng cùng cô ruột bầu bạn bên nhau, nhiều lúc đã thấy bộc lộ một cách rõ rệt tình yêu trai gái giữa đôi người.
Thái hậu công chúa lúc đó hai mươi hai tuổi thì Khang Hi hoàng đế đã mười bảy.
Tuổi đó chính là tuổi của người con gái đang độ tưởng mơ tình dục.
Chẳng ngờ Khang Hi hoàng đế chăm đọc sách quá đó bỗng sinh bệnh thổ huyết.
Thái hoàng Thái hậu được tin lấy làm lo buồn hết sức.
Bà liền sai mời ngự y tới điều trị.
Viện ngự y khuyên nên tĩnh tâm điều dưỡng.
Thái hoàng Thái hậu ý muốn nhà vua về cung Ninh Thọ để tự mình săn sóc cho cháu nhưng bà Thái hậu Đổng Giai lại muốn mang ngài về cung để thuốc thang chạy chữa cho con.
Khang Hi hoàng đế chẳng nghe theo lời bà mà cũng không nghe theo lời mẹ.
Ngài cứ ở lại cung Vĩnh Lạc, ý muốn duy nhất là cô ruột thái công chúa bầu bạn bên mình.
Khang Hi còn cấm luôn cả bọn cung nữ, bảo mẫu không được tự tiện vào phòng, bà Thái hoàng thái hậu cho nhà vua nhỏ tuổi còn tính trẻ con nên cũng không ép.
Thái công chúa suốt ngày quanh quấn bên giường bệnh.
Vua tôi cô cháu kề đùi sát vế, trò chuyện tình tứ cùng nhau.
Khang Hi lúc đó con trai đang sức, trông lại có vẻ bảnh bao khêu gợi.
Thành thử, lâu ngày sống bên nhau hai người thân mật rồi một buổi đẹp trời, cùng nhau du dương vào cảnh mộng…
Khang Hi hoàng đế hôm đó được thoả thuê nguyện vọng, bệnh của ngài tự nhiên biến mất.
Đó là về phía con trai chứ về phía con gái lại khác.
Thái công chúa có tật giật mình, trong lòng có vẻ lo sợ, bèn đem chuyện tò tí của mình kể thầm với mẹ.
Bà Thái hoàng thái hậu nghe xong, giật mình đánh thót.
Bà vội cho gọi hoàng đế tới trách.
Không ngờ Khang Hi hoàng đế, trẻ tuổi hay bạt mạng, định ý phong cho cô ruột làm phi nữ.
Ngài bảo với bà nội là nếu không theo lời, ngài chẳng thèm làm hoàng đế nữa.
Thái hoàng thái hậu sợ chuyện xảy ra to, đành phải lặng thinh chiều ý, mặc kệ ngài làm sao thì làm.
Về sau khi bà nội mất rồi, Khang Hi hoàng đế bèn hạ một đạo chỉ dụ phong ngay cô ruột làm Thục phi.
Khắp triều văn võ thấy thế ai cũng đêu lấy làm quái lạ.
Do đó, mới có chuyện một vị quan ngự sử dâng sớ khuyên ngài thu hồi thánh chỉ đem công chúa kén phò mã.
Khang Hi hoàng đế xem sớ xong tức giận đến lòi cả con ngươi ra.
Ngài nghiến răng nói:
- Cô mẫu đã chẳng phải mẹ của trẫm lại chẳng phải con gái của trẫm, cũng không phải là anh chị em ruột thịt gì của trẫm.
Nay phong làm phi tử, để bà khỏi phải xuất cung chịu cảnh khổ cực, có gì mà chẳng được?
Thế rồi từ đỏ, ngài chẳng cần kiêng dè gì nữa, tha hồ phóng túng bạt mạng.
Ngài chọn trong đám cung nữ có cô nào đẹp là bày trò mây mưa.
Bắt gặp bất cứ cô nào ngài cũng làm hết khỏi nói chuyện xấu hổ mắc cỡ.
Cô nào đã bị "sủng hạnh" qua rồi thì tức khắc được phong làm phi tử.
Người ta kể không đầy một năm mà số phi tử trong cung đã lên tới bốn mười sáu bà.
Đại thần hay tiểu thần có khuyên can ngài bất chấp.
Lúc đó, có một tên thái giám tên gọi Tiểu Như Ý tính tình hết sức khôn khéo giảo hoạt.
Hắn ra ngoài phố kiếm mua khá nhiều loại dâm thư ngầm đưa vào cung dâng cho ngài.
Bình nhật ngài chỉ nghe Thi Độc học sĩ giảng giải nào kinh, nào sử, chưa từng được xem những loại sách thú vị này, cho nên ngài lấy làm khoái, bỏ cả kinh sử, chỉ vùi đầu vào việc nghiên cứu loại sách này đến hết ngày, sáng đêm.
Ngài mê đến nỗi cơm chẳng thiết ăn, đêm chẳng thiết ngủ.
Rồi cao hứng, ngài đem bọn phi tử đông đảo kia ra chiếu phép tắc trong sách mà thực hành để thí nghiệm.
Một hôm, hoàng đế ngồi chơi trên phiến đá nơi hòn non bộ trong hồ xem sách.
Tên thái giám Tiểu Như Ý đứng hầu bên cạnh.
Bỗng một con cung nữ từ xa đi tới.
Ngài ngẩng lên, nhìn thấy.
Ngài bỗng nảy một ý lạ.
Thế rồi ngài đứng dậy len lén chui vào một cái hang trong chiếc giả sơn… Ngài dặn Tiểu Như Ý cứ làm như vậy như vậy… Khi con cung nữ vừa bước tới nơi, Tiểu Như Ý liền nhào