Tại Dương Châu hồi đó có ba tay anh chị cậy mình có sức khỏe hơn người, chuyên doạ nạt dân chúng.
Một tên gọi Nguỵ Ngũ, giỏi cưõi ngựa lại hiểu được tiếng ngựa.
Mấy năm trước, có một vị Long Sơn tổng binh tới Dương Châu duyệt binh, bỗng đàn ngựa trong tàu thảy đều hí vang lên.
Nguỵ Ngũ nghe đoạn bảo mọi người:
- Quan tổng binh này ba tháng nữa thì chết.
Vị quan tổng binh này về nhà bỗng nhiên ba tháng sau chết thật.
Tên thứ hai gọi Trương Âm Nguyên, rất giỏi múa song đạo Khi Nguyên đã múa lên rồi thì dù có nước tạt cũng không lọt tới người y giọt nào tới mấy chục người cũng chẳng thề gần y được.
Tên thứ ba gọi Tiết Tam, thường sử dụng một cây cung cứng nặng tới năm mươi thạch.
Hồi đó người Dương Châu thường gọi bọn này là Nguỵ Mã, Trương Đao, Tiết Ngạch Cung.
Từ khi Đại Nham hoà thượng tới Dương Châu, ba tên này thường tỏ vẻ không phục, thỉnh thoảng lại tới kiếm chuyện song đều bị Đại Nham đánh cho liểng xiểng.
Chúng không còn mặt mũi nào ở lại nữa, bèn kéo nhau đi mất dạng.
Một hôm Đại Nham hoà thượng tiễn khách từ phương trượng đi ra, vừa tới chỗ bực thềm, bỗng một chiếc ly hương bằng đồng bay vụt tới.
Đại Nham mắt lẹ tay nhanh đón bắt ngay được Thì ra Tiết Tam tới báo thù.
Không ngờ, Tiết Tam khi ném cái lư hương, dùng sức quá nhiều nên miệng hộc máu ra lênh láng, hối hả chạy về nhà, hộc máu tiếp mấy keo nữa thì chết.
Trương Âm Nguyên giận lắm, xách song đao tới Hoa Nghiêm đường quyết đấu với Đại Nham hoà thượng.
Mới được có vài hiệp.
Trương đã bị Đại Nham chặt mất một cánh tay.
Còn lại có mình Nguỵ Ngũ.
Ngũ biết nếu đem tài sức mà đánh thì không thể thủ thắng, bèn rắp tâm dùng mưu.
Y dò biết Đại Nham bị hắc lào cùng mình nên mỗi buổi sáng khi thức dậy thường lấy nước nóng tắm rửa, liền nhè đúng lúc đó cùng bọn lâu la tông cửa nhảy vào khoa kiếm chém tới.
Đại Nham hoà thượng tay không, toàn thân lại trần như nhộng, thử hỏi làm sao mà địch nổi.
Tuy có giết được nhiều tên, nhưng cuối cùng Đại Nham vẫn bị Ngu chặt mất một chân, chết ngay trong phòng tắm.
Tin Đại Nham hoà thượng chết báo tới kinh đô, Ung Chính hoàng đế tuy ngoài mặt tỏ vẻ thương tiếc, nhưng bên trong lại mừng thầm, cho rằng hạng người có bản lĩnh như vậy còn sống trên đời chỉ là một mối lo cho ngài.
Những tay võ nghệ cao cường như Đại Nham mà giá như đều chết cả, chỉ còn lại bọn giá áo túi cơm thì có còn gì để cho ngài phải sợ nữa.
Từ đó, Ung Chính hoàng đế lại mải vui như cũ, chẳng thèm đề phòng gì nữa.
Lại nói Lã Tứ Nương ngụ trong kinh thành ngày ngày dò la tin tức, song chưa tìm được một cơ hội nào để hạ thủ, thành thử trong lòng bực dọc hết sức.
Chu Dung Kính và Cầu Nhiêm Công khuyên nàng hãy nên nhẫn nại đợi thời cơ.
Hồi đó, khắp kinh thành đồn rầm lên rằng Bảo Thân vương sắp làm lễ Đại hôn.
Bảo thân vương chính là cậu bé mà hoàng hậu Nữu Cô Lộc sai mụ quán gia đánh tráo ở nhà Trần Thế Quan hồi trước, đặt tên là Hoàng Lịch, càng lớn càng tỏ ra khôi ngô tuấn tú, tính tình lại ôn hoà, nói năng linh lợi.
Trong bọn hoàng tử anh em chẳng một ai được cả người lẫn nết như Lịch.
Ung Chính hoàng đế tất nhiên không biết vụ trao đổi kia, cho nên yêu quý Lịch hết sức đặc biệt.
Hoàng hậu Nữu Cô Lộc được biết Hồ Bắc tướng quân Thường Minh có một cô con gái xinh đẹp tuyệt trần.
Vợ Thường Minh là Quách Nhĩ Ngạch vốn ở cạnh nhà hoàng hậu.
Lúc nhỏ tuổi, hai bên rất thân nhau.
Về sau, bà Quách thường được hoàng hậu tuyên triệu vào cung chơi và cũng rất yêu quý cô con gái của bà, vẫn thường cho nào là khăn tay, nào là đồ trang sức, nào những món cần dùng linh tinh không biết bao nhiêu mà kể! Khi Thường Minh đem gia đình đi Hồ Bắc để nhận chức tướng quân thì hoàng hậu vẫn nhớ tới bà Quách và cô con gái cưng của bà, nên thường nhắc tới gia đình nhà họ Thường trước mặt Ung Chính hoàng đế.
Nhân vui câu chuyện, Ung Chính bảo:
- Hậu đã yêu quý cô con gái nhà này thì chi bằng cưới cho thằng Hoàng Lịch, có phải lúc nào cũng được gặp mặt không?
Lời nói đó khiến bà Nữu Cô Lộc tỉnh ngộ.
Thế rồi, chờ đến năm đúng tuổi làm lễ Đại hôn cho Bảo Thân vương, bà giục Ung Chính hoàng đế hạ thánh chỉ định việc hôn lễ, phong con gái Hồ Bắc tướng quân Thường Minh làm Phú Sát phúc tấn.
Một mặt, điều động Thường Minh về kinh làm quân sư đại thần, mặt khác giao hai vị đại thần thân tín là Ngạc Nhĩ Thái và Sử Dĩ Trực làm ông mối.
Ung Chính đem khu vườn Viên Minh mà Thánh Tổ đã thưởng cho ngài, thưởng lại cho Bảo Thân vương để đôi tân hôn hưởng tuần trăng mật.
Hôm đó khắp vườn treo đèn kết hoa rực rỡ, tiếng đàn sáo vang lừng.
Người ta rước cô dâu Phú Sát vào vườn Viên Minh làm lễ giao bái.
Bảo Thân vương thấy bà phúc tấn Phú Sát xinh đẹp tuyệt trần thì không còn muốn rời xa nửa bước.
Hoàng hậu Nữu Cô Lộc thấy con và dâu thương yêu nhau như vậy cũng lấy làm sung sướng trong lòng.
Không ngờ vui lắm lại buồn nhiều, ở đời có chuyện gì là hoàn toàn cả đâu! Số là từ khi Bảo Thân vương cưới vợ, Ung Chính hoàng đế thấy trong người không được mạnh như xưa.
Bệnh căn chỉ là do ngài đam mê sắc dục quá độ mà ra.
Thường mỗi ngày ít ra cũng phải có hai nàng phi luân phiên hầu hạ thì ngài mới yên giấc được.
Lúc đầu, ngài còn nhờ thuốc hoàn A Tô Cơ của nhà sư Lạt ma để miễn cưỡng chống đỡ, nhưng về sau thuốc này xem chừng cũng trở thành vô dụng.
Thì ra ngài đã đến lúc liệt bại hoàn toàn rồi.
Bọn phi tần được sủng ái đêm nào cũng tìm đủ kiểu để kích thích ngài nhưng ngài chẳng động cựa gì được nữa.
Hoàng hậu Nữu Cô Lộc liền đuổi hết bọn phi tần, đích thân mình ở bên cạnh hầu hạ thuốc men cho hoàng đế.
Bên cạnh ngài còn có hai viên ngự y, một người họ Thái, một người họ Phương, luân phiên túc trực ngày đêm trong cung để xem mạch hốt thuốc.
Nhờ đó bệnh tình của Ung Chính ngày một, thuyên giảm.
Đột nhiên bọn thái giám trong cung nội một hôm la hoảng và đồn rầm lên rằng, suốt dãy cung Trường Xuân, cung Chung Tuý đêm nào cũng nghe tiếng chân chạy nhảy trên mái ngói, rồi lại có tiếng mở đóng cửa, tiếp đó, bọn thái giám thị vệ ở các cung Dực Khôn, cung Vĩnh Hoà cũng đồn rằng cứ mỗi đêm trên nóc nhà thường thấy có hai đạo bạch quang bay đi bay lại và đã có vài cung nữ bị giết tại Thiên Cung.
Chẳng mấy chốc những tin quái đản này đồn dậy khắp trong ngoài, khiến cả một toà hoàng thành rộng bát ngát, người đông như kiến mà kẻ nào cũng hoảng hồn bạt vía.
Hoàng hậu Nữu Cô Lộc vội sai bọn thị vệ bốn mặt truy tầm nhưng tuyệt vô tung tích.
Thế mà tin đồn vẫn càng ngày càng dữ.
Thậm chí, bọn thái giám và cung nữ ở các cung Diên Hy, cung Thừa Kiền, cung Cảnh Dương, cung Cảnh Nhân, Cung Hàm Phúc, cung Vĩnh Thọ, cung Khải Tường, cung Sử Tú còn thấy hai đạo bạch quang kia không chỉ bay đi bay lại trên nóc nhà nữa mà ngay ở cả trong nhà, mỗi khi họ chợt tỉnh giấc trong đêm trường thanh vắng.
Ung Chính hoàng đế lâm trọng bệnh nằm trên giường, được những tin đó, biết rằng có duyên cớ, nhưng chẳng tiện nói ra.
Hồi đó, Sử Dĩ Trực thống lĩnh quân Dũng Kiện, vốn là người thân tín hoàng đế.
Đoàn quân Dũng Kiện do các tướng quân ở các tỉnh tiến cử về Kinh, toàn là những tay hảo hán có đủ kỳ tài dị năng, luyện tập thành thục cả.
Đoàn quân này gồm có bốn ngàn người.
Ung Chính hoàng đế thấy cung nội mất an ninh, bèn truyền Sử Dĩ Trực vào cung, bảo đem toàn bộ quân Dũng Kiện vào, túc trực khắp các nơi mọi chốn.
Thành thử cung cấm thình lình đầy nhóc thêm bốn ngàn quân nữa.
Lạ thay, đạo bạch quang cũng chẳng thấy, mà tiếng động, tiếng vang gì cũng tắt lịm luôn.
Sức khỏe của Ung Chính hoàng đế càng ngày càng khá hơn, cuối cùng ngài đã nhờ Hoàng hậu dìu ngồi đậy, và đi lại được như thường.
Thấy ngài mạnh rồi, bà Nữu Cô Lộc mới trở về cung riêng.
Tính ra Ung Chính hoàng đế bệnh mất mấy tháng mới khỏi.
Trong lúc ngài nằm liệt giường, Bảo Thân vương cũng đem cả phúc tấn hằng ngày vào cung thăm hỏi bệnh tình.
Đến khi khỏi bệnh, ngài nhớ tới con và dâu, cặp vợ chồng trẻ đang tuần trăng mật yêu thương nhau, nên nói thác ra là đi dưỡng bệnh để tới vườn Viên Minh với con.
Bọn phi tần sủng ái cũng được đem theo để hầu hạ.
Cô dâu Phú Sát đã đẹp đã xinh lại khéo chiều chồng nên Ung Chính hoàng đế càng lấy làm mừng.
Ngài ngâm viết tên Bảo Thân vương vào di chiếu.
Vườn Viên Minh quả là vĩ đại.
Chu vi xấp xỉ bốn mươi dặm, bên trong đầy những ao, hồ lớn, câ những khu vườn cây rất rộng, rất âm u.
Ngoài ra, còn có nhiều trái núi nhỏ, nhiều ngôi tháp cao có đủ hoa cỏ bốn mùa, có nhiều cây trái quanh năm.
Bảo Thân vương cùng vợ là Phú Sát, suốt ngày bắt bướm tìm hoa, đùa giỡn với nhau.
Lúc đầu, cặp vợ chồng trẻ này còn trong tuần trăng mật, gắn vào nhau như keo sơn, như nhựa dính, chuyên tìm những nơi vắng vẻ có hồ, có núi u tĩnh để tìm vui, đuổi hết bọn cung nữ và thái giám hầu hạ cho khỏi vướng mắt.
Nhưng về