Sau khi nói sơ lược cho Nhậm Thanh Phong biết về lai lịch của miếng ngọc bội, Bác Cổ chần chờ một lát, rồi mới chậm rãi nói tiếp:
"Nếu ân công đã phó thác cậu cho lão phu, lão phu tự nhiên sẽ không từ chối. Nếu cậu chưa có dự định gì cho sau này, chi bằng ở lại đây làm thư đồng cho lão phu. Vào khoa cử ba năm một lần cậu cũng có thể tham gia. Mặt khác nếu cậu muốn báo thù, lão phu sẽ phái hai võ sư trong hộ viện dạy cậu một ít võ công quyền cước. Tuy nhiên, cừu nhân của cậu rốt cuộc là ai thì đích thân cậu phải tự đi điều tra. Vả lại, khi nào cậu muốn rời khỏi nơi này, lão phu sẽ không ngăn cản, mà còn cho cậu một ít ngân lượng để làm vốn sinh nhai."
"Đa tạ đại nhân."
Nhậm Thanh Phong đáp. Đối với những lời này của Bác Cổ, hắn cũng không có gì dị nghị. Dù sao, hắn cũng hiểu được mình chỉ là một đứa nhỏ hơn mười tuổi, nếu cứ lưu lạc bên ngoài chỉ sợ vĩnh viễn không trả được thù nhà.
Bác Cổ nghe vậy thì gật đầu hài lòng. Sau đó để Thanh Phong theo người gia nhân già rời đi. Kể từ đây, Nhậm Thanh Phong bắt đầu một cuộc sống mới. Tuy nói công việc của hắn là thư đồng của Bác Cổ, nhưng kỳ thực, những lúc bình thường hắn cũng không có việc gì làm, chẳng qua chỉ là đọc sách rồi lại luyện quyền mà thôi. Thậm chí đôi lúc, Nhậm Thanh Phong còn tâm sự cùng Đại học sĩ Bác Cổ nữa.
Bác đại học sĩ Bác Cổ tuy là một quan văn có chức vụ không nhỏ, nhưng vì hiện nay, đương kim hoàng thượng trọng võ khinh văn, cho nên bình thường cũng không có gì chuyện quan trọng. Ngoài việc lâm triều hàng ngày, chủ yếu lão đều ở nhà. Vì rất ít đi ra ngoài xã giao, bản thân Bác Cổ lại không cưới vợ, nên không có con nối dõi tông đường. Vì vậy, lão rất tốt với Nhậm Thanh Phong, coi hắn như con mình vậy.
Trong chớp mắt, cuộc sống bình lặng như vậy đã qua được sáu năm. Tại năm thứ sáu, Nhậm Thanh Phong thi đậu cử nhân. Mặt khác, do hắn thường xuyên cùng võ sư tập luyện nên cho dù không phải là giang hồ hảo thủ nhưng thân thể cũng rất rắn rỏi, nhìn qua cũng đã là một thanh niên nhanh nhẹn.
Bác đại học sĩ cũng dần dần già đi theo những tháng ngày yên bình như vậy. Lão vốn chỉ mới hơn năm mươi tuổi, nhưng vì thường xuyên ngồi đọc sách, không chăm lo rèn luyện sức khỏe, khiến thân thể dần trở nên suy nhược, thường xuyên sinh bệnh. Cuối cùng, đúng lúc Nhậm Thanh Phong đậu cử nhân thì bị lão bệnh nặng mà qua đời.
Đối với cuộc sống bình lặng vừa qua, tin tức này tựa như một hòn đá tạo nên ba tầng gợn sóng(1) trong lòng Nhậm Thanh Phong. Đầu tiên, do Bác Cổ không có con nối dõi nên sau khi chết, phủ đệ bị triều đình thu hồi dùng vào việc khác. Người hầu thì tự động phân tán. Cuối cùng, ngay cả gia sản ít ỏi cũng bị triều đình thu vào ngân khố. Vì vậy, kể từ lúc đó, Nhậm Thanh Phong chỉ còn cách tự thân tính kế sinh nhai.
Sau sáu năm sinh hoạt trong bình lặng, tâm hồn bị tổn thương sâu sắc của Nhậm Thanh Phong khôi phục không ít. Mà bây giờ, Đại học sĩ Bác Cổ, người vừa là thầy vừa là bạn, sau thời gian ở chung với hắn, cũng đã qua đời, khiến hắn lại chịu đựng một đả kích lớn. Nhưng dù sao, Nhậm Thanh Phong sớm đã không còn là đứa bé yếu ớt năm nào, cho nên cuộc sống cô độc phiêu linh đối với hắn cũng không quá xa lạ.
Tất cả chuyện này, tựa hồ cũng không phải biến hóa lớn nhất. Ban đầu, Nhậm Thanh Phong định làm theo nguyện vọng của Bác Cổ là đến Lại bộ báo danh, sau đó sẽ sống ở khách điếm, chờ tin tức nhận việc. Dù sao, ở Đại Yến, cử nhân cũng có thể làm quan nhỏ, chỉ là phải chờ có vị trí trống mới được.
Nhưng chuyện không thể ngờ lại đột nhiên xảy ra trên người hắn. Từ chuyện này, vận mệnh của Nhậm Thanh Phong thay đổi hoàn toàn.
Khi Nhậm Thanh Phong sửa sang lại di vật trong thư phòng của Bác Cổ thì phát hiện một phong thư trên một giá sách bị khóa. Mà tên người nhận phong thư này , lại là hắn. Nhưng không biết tại sao thư bị cất dấu đi, đến trước khi qua đời, Bác Cổ cũng không hề đề cập đến một câu.
Làm Nhậm Thanh Phong thật sự kinh sợ lẫn căm giận là nội dung bên trong bức thư. Nó kể lại chân tướng của cuộc huyết tẩy thôn nhỏ năm xưa. Càng đọc nội tâm của hắn lại càng thêm nổi sóng. Thì ra những suy đoán trước kia đều sai hơn phân nửa. Đồng thời, những gì còn nghi vấn trước đây, hắn cũng đã rõ ràng.
Triều đình vì bình định loạn dân ở Tây Chu nên đã tàn sát tất cả thôn xóm xung quanh nhằm diệt cỏ tận gốc. Mà không may, thôn nhỏ của Nhậm Thanh Phong vô tình lại nằm trong khu vực đó. Đầu sỏ của chuyện này chính là đương kim Hoàng Thượng cùng với tướng quân Thiết Như Sơn và mười vạn kỵ binh do gã thống lĩnh. Đương nhiên, cũng có thể nói là cả vương triều Đại Yến.
Thực ra năm đó, khi nghe Nhậm Thanh Phong kể lại mọi chuyện, thì dựa vào vị trí, tình trạng tai nạn của thôn nhỏ liên kết với nhiệm vụ, thời gian xuất binh của Thiết Như Sơn, Bác Cổ đã dễ dàng đoán ra chân tướng sự việc.
Hiển nhiên, mối huyết cừu như thế này, đừng nói là Nhậm Thanh Phong, cho dù là Bác Cổ cũng thúc thủ vô sách. Do đó lão mới nói Nhậm Thanh Phong phải tự mình điều tra. Mặt khác, vì phòng ngừa sau này, Nhậm Thanh Phong có thể bị triều đình phát hiện truy sát, nên lão vừa giấu giếm sự thật vừa cho phép Nhậm Thanh Phong học một chút công phu quyền cước để tự bảo vệ mình.
Sáu năm trước, phong thư này đã được viết xong. Sau nhiều lần đắn đo, cuối cùng Bác Cổ cũng không đưa nó cho Nhậm Thanh Phong. Bây giờ lão đã qua đời vì bệnh nặng cũng coi như triệt để thoát khỏi một niềm tâm sự. Nhưng ý trời khó biết, không ngờ phong thư này lại bị Nhậm Thanh Phong phát hiện.
"Ha ha, sao lại là sơn tặc! Tại sao lại có thể là sơn tặc chứ? Sơn tặc sẽ giết người mà không cướp đoạt tài sản sao? Sơn tặc sau khi giết người lại hủy thi diệt tích sao? Ta thật là ngu xuẩn mà! Lại còn muốn tiến bước trên con đường công danh, báo đáp triều đình! Còn si tâm vọng tưởng cha mẹ còn chưa có chết! Nếu không có trận mưa kia, chỉ sợ ngay cả một nửa thân thể cũng không còn. Bởi thương yêu ta,