Thanh Tịnh Đạo

Ðịnh Bất Tịnh Quán


trước sau

Chương VI : Ðịnh Bất Tịnh Quán

-ooOoo-

Ðịnh Nghĩa Tổng Quát

1. Mười thứ bất tịnh nơi thây chết không còn thần thức, đã được kể ra sau những biến xứ, đó là: tướng phình trương, tướng xanh bầm, tướng máu mủ, tướng bị nứt ra, bị gặm khói, bị rã rời, bị phân tán, bị chảy máu, bị trùng ăn và tướng bộ xương. (Ch. III, 105).

Tướng phình trương: Thây bị trướng (uddhumàta) vì dần dần nở ra, phồng lên sau khi chết, như một cái ống bệ bị gió thổ vào. Thây bị trướng trông ghê tởm, đấy là một từ để chỉ thây chết trong trạng thái ấy.

2. Tướng bầm xanh: (vinìla) là có từng chỗ bị biến đổi màu sắc trên thân thể. Cái gì xanh bầm thì xấu xí trông ghê tởm, nên gọi là tướng xanh bầm (vinìlaka). Ðấy là danh từ chỉ chỉ thây chết có những chỗ lốm đốm đỏ do thịt bị loì ra và những chỗ lốm đốm trắng do mủ tích tụ lại, nhưng phần lớn thì màu xanh đen, như thể được đắp bằng một tấm vải màu xanh đen ở những chỗ có màu ấy.

3. Thây chảy mủ: Ở những nơi bị nứt ra trên thân, mủ chảy ra gọi là "cái ra mủ" (vipubbaka) Hoặc cái gì chảy mủ (vipubba) là xấu (kucchita) vì ghê tởm, nên gọi là tướng chảy mủ. Ðây là danh từ chỉ thây chết trong trạng thái ấy.

4. Tướng nứt ra: bị mở ra bằng cách cắt làm hai gọi là nứt (vicchidda). Cái gì bị nứt gọi là tướng nứt ra (vicchiddata). Hoặc cái gì nứt nẻ là xấu, vì ghê tởm, nên gọi là tướng nứt nẻ, đây là một danh từ chỉ thây chết bị nứt ra ở chặn giữa.

5. Tướng bị gặm khói: bị chó, chồn v.v... ăn ở chỗ này chỗ kia bằng nhiều cách, gọi là bị gặm khói (vikkhàyita). Hoặc, cái gì bị gặm là xấu vì ghê tởm, nên gọi là tướng gặm khói. Ðây là một danh từ chỉ thây chết trong trạng thái ấy.

6. Tướng rã rời: cái gì bị tung toé khắp nơi gọi là rã rời (vikkittam). Cái gì rã rời gọi là tướng rã rời (vikkhittaka) Hoặc cái gì là rã rời là xấu, vì ghê tởm, nên gọi là tướng rã rời. Ðây là danh từ chỉ một thây chết bị tan rã ở chỗ này chỗ kia theo kiểu " chỗ này một bàn tay, chỗ kia một bàn chân, chỗ nọ cái đầu" (xem M i, 58)

7. Tướng phân tán rã rời: thây bị chẻ ra, bị rã rời theo cách đã nói, nên gọi là tướng phân tán rã rời. Ðây là danh từ chỉ thây chết bị rã rời theo cách đã nói sau khi bị bổ ra với một con dao làm thức ăn cho chim quạ.

8. Tướng máu chảy: thây rỉ máu ra, vãi máu ra khắp nơi, gọi là tướng chảy máu (lohitaka). Ðây là danh từ chỉ thây chết đầy những vết máu rỉ ra.

9. Tướng trùng ăn: Những con dòi gọi là trùng (puluva) thây lúc nhúc những dòi gọi là tướng trùng ăn. Ðây là danh từ chỉ 1 thây chết đầy những dòi.

10. Tướng bộ xương: "atthika" là danh từ chỉ một cái xương hoặc cả bộ xương.

11. Những tên kể trên cũng dùng làm cho cả hai trường hợp: tướng khởi lên do sự phình trương v.v... Làm nền tảng và thiền đắc được do những tướng ấy.

---o0o---

Tướng Phình Trương

12. Ở đây, khi một thiền giả muốn tu tập thiền gọi là thiền về tướng phình trương, bằng cách khởi lên tướng ấy nơi một thây chết bị trướng, thì cần phải đến gần một bậc thầy theo cách đã mô tả ở phần kasina đât, và học đề mục thiền từ nơi vị ấy. Khi giảng đề tài thiền quán cho học trò, vị thầy phải giải thích tất cả mọi sự, nghĩa là những hướng để đi với mục đích đạt được tướng bất tịnh nói rõ tính chất những tướng chung quanh, 11 cách để nắm lấy tướng, quán sát con đường đi và đến, và kết thúc bằng cách chỉ dẫn về sự đắc định. Khi hành giả đã học kỹ, thì nên đi đến một trú xứ thuộc loại đã mô tả mà sống ở đấy trong khi tìm tướng phình trương khởi lên.

13. Trong lúc đó, nếu nghe mọi người bảo ở cổng làng nào đó, trên con đường nào đó, ở bìa rừng nào đó, hoặc ở dưới tảng đá hay gốc cây nào đó hay trên bãi tha ma nào đó, có một tử thi phình trương đang nằm, thì hành giả không được đi đến đó ngay, như người nhảy xuống sông tại chỗ không có bến. Vì tướng bất tịnh ấy bị đoanh vây bởi

14. Dã thú và phi nhân, và hành giả có thể gặp nguy hiểm cho tánh mạng tại đấy. Hoặc có thể rằng con đường đi đến chỗ ấy có qua một cổng làng hay một hồ tắm hay một đồng ruộng đang được dẫn nước, ở đây hành giả có thể gặp một sắc pháp thuộc người khác phái đập vào mắt. Hoặc có thể thây chết ấy là của một người khác phái, vì một thi thể phụ nữ thì không thích hợp cho một hành giả phái nam, và ngược lại. Nếu là thây mới chết, nó còn có thể trông đẹp nữa là khác, do đó có thể nguy hiểm cho đời sống phạm hạnh. Nhưng nếu hành giả tự xét rằng: "Ðiều này không khó đối với ta" thì cứ việc đi đến đây.

15. Và khi đi, hành giả phải nói với vị thượng toạ của tăng đoàn, hoặc với một tỳ kheo có tiếng tăm.

16. Tại sao? Vì nếu tại nghĩa địa, hành giả bỗng phát run lên cả tứ chi, hoặc cổ họng nôn oẹ lên khi hành giả chạm xúc với những đối tượng khó chịu như những hình tướng và âm thanh của phi nhân, sư tử, cọp, v.v... Hoặc một cái gì khác xúc não hành giả, thì người mà hành giả đã chào sẽ coi sóc dùm y bát cho hành giả ở chùa, hành giả cho những tỳ kheo trẻ hay người tập sự đến nơi hành giả.

17 Ngoài ra, một nghĩa địa là nơi kẻ cướp có thể tụ họp vì cho rằng đólà nơi an toàn cho chúng. Khi người ta đuổi bắt kẻ trộm, chúng có thể để rơi những đồ vật gần vị tỳ kheo rồi chạy trốn. Người ta có thể tóm lấy tỳ kheo, nghĩ rằng đã bắt được kẻ trộm với tang vật, và làm cho vị ấy khốn đốn. Khi ấy vị thượng toạ ở chùa sẽ giải thích cho mọi người biêt, bảo rằng "Ðừng quấy rầy vị ấy, ông ta đã bảo cho tôi biết trước khi đi đến chỗ ấy để làm công việc đặc biệt này" Và vị trưởng lão sẽ cứu nguy cho tỷ kheo. Ðây là lợi ích của sự ra đi có báo cho một người nào biết.

18. Bởi thế, hành giả nên thông báo cho một vị Tỷ kheo thuộc loại đã nói trên, rồi ra đi mong mỏi trông thấy tướng ấy, tâm hân hoan như một vị tướng sĩ dòng Sát đế lợi (Khattiya) trên đường đi đến nơi làm lễ tấn phong, như người đi dâng lễ ở một đài tế lễ, hay như một người nghèo trên đường đến chỗ khai quật kho tàng giấu kín.

19. Và hành giả nên đi đến đó với cách mà các Luận đã khuyến cáo như sau: "Một người đang học tướng thi thể phính trướng đi một mình không bầu bạn, với chánh niệm đã an trú không gián đoạn, với các căn môn xoay vào trong, tâm không hướng ngoại, quán sát con đường đi và về. Tại chỗ có tướng thấy phình trướng được đặt, hành giả chú ý mọi tảng đá hay ổ kiến hay cây, bụi cây, dây leo... ở đấy với đặc điểm của chúng và để ý đến từng vật trong tương quan với đối tượng quán bất tịnh kia. Khi đã làm xong điều này, hành giả nhận định tính chất của tướng tử thi đang phình trướng bằng sự kiện nó đã đạt đến tính chất đặc biệt ấy (xem đ. 14). Ðoạn hành giả thấy rằng tướng được nắm lấy một cách thích đáng, được ghi nhớ thích đáng, được định nghĩa thích đáng bằng màu sắc của nó, bằng phương hướng của nó, bằng giới hạn của nó, bằng những chỗ lồi của nó, bằng những chỗ lõm của nó và tất cả xung quanh.

20. Sau khi đã nhận định đúng mức tướng ấy, ghi nhớ đúng, định nghĩa đúng, hành giả đi một mình không bầu bạn, với chánh niệm đã an trú không gián đoạn, các căn xoay vào trong, tâm không hướng ngoại, xem xét con đường đi và đến, khi đi hành giả quyết định rằng bước đi của mình đang hướng về tướng ấy, khi ngồi, hành giả soạn một chỗ ngồi hướng về tướng ấy.

21. Mục đích, lợi ích của sự định rõ tính chất những vật xung quanh là gì? Có mục đích là khỏi bị lừa dối (ảo tưởng). Nắm lấy tướng theo mười một cách kia có mục đích gì? có lợi gì? Nắm lấy tướng theo mười một cách có mục đích là buộc tâm lại một chỗ, có lợi ích là buộc tâm lại một chỗ. Xem xét con đường đi và đến có mục đích gì? có lợi ích gì? Có mục đích là theo dõi tâm, có lợi ích là theo dõi tâm.

22. Khi hành giả đã an trú niềm kính trọng đối với đối tượng do thấy lợi ích của nó và do xem nó như một kho tàng và yêu mến nó, hành giả giữ tâm trên đối tượng ấy: "Chắc chắn bằng cách này ta sẽ khỏi già chết". Hoàn toàn ly dục, ly bất thiện pháp hành giả chứng và trú sơ thiền... Do viễn ly sanh. Hành giả đã đắc sơ thiền thuộc sắc giới. Chỗ trú của hành giả là sanh phạm trú, và đó là trường hợp điển hình của công đức tu tập thiền.

23. Bởi thế nếu hành giả đến nghĩa địa để trắc nghiệm tình trạng điều phục tâm của mình, thì nên đánh chuông triệu tập tăng chúng lại trước khi đi. Nếu đi cốt để tu tập đề mục quán tưởng, thì nên đi một mình không bạn không từ bỏ đề mục căn bản của mình và luôn duy trì nó trong tâm mạng theo một cái gậy để tránh chó dữ v.v... Bảo đảm chánh niệm trong gián đoạn bằng cách khéo an trú nó, với tâm không hướng ngoại, vì đã chắc chắn rằng các căn với ý căn là thứ 6, đều hướng vào trong.

24. Khi ra khỏi tu viện, hành giả nên chú ý cái cổng; "Ta đã đi ra hướng ấy, do cổng ấy". Sau đó hành giả nên định rõ con đường mình đi: "Con đường này đi về hướng đông... Tây... Bắc... Nam..." hoặc "Con đường đi về một hướng trung gian" và "ở chỗ này, con đường đi về tay trái, chỗ này nó đã rẽ tay phải" và "Chỗ này có một tảng đá, chỗ này một tổ kiến, chỗ này một cây lớn, chỗ này một bụi cây, chỗ này một cây leo". Hành giả nên đi đến nơi có tướng bất tịnh, trong khi đi định rõ con đường mình đi bằng cách ấy.

25. Và hành giả không nên đ?n gần nơi ấy theo chiều gió thổi, vì làm như vậy, mùi thối của tử thi tạt vào mũi, hành giả có thể bị đảo lộn óc não, hay thổ đồ ăn ra, hoặc hối hậ vì đã đến, nghĩ rằng: "Ôi, thật là một nơi để tử thi ghê gớm, ta đã gặp phải" Bởi thế thay vì đền gần nơi ấy theo chiều gió, hành giả nên đi ngược chiều gió. Nếu hành giả không thể đi bằng một con lộ ở dưới chiều gió. Vì có chướng ngại vật - thì nên bịt lỗ mũi lại với chéo y mà đi. Ðấy là những phận sự trong lúc đi.

26. Khi hành giả đã đến nơi bằng cách ấy, không nên nhìn ngay vào tướng bất tịnh, mà nên định rõ phương hướng. Vì nếu đúng ở một hướng nào đó, thì đối tượng hiện ra không rõ ràng cho hành giả, và tâm hành giả không được dễ sử dụng. Bởi thế, hành giả nên đúng chỗ nào đối tượng hiện ra rõ nhất, tâm sẵn sàng nhất. Và hành giả cũng không được đứng ở chỗ ngược gió hay chỗ theo chiều gió của tử thi. Vì nếu đứng chỗ ngược gió thì bị mùi thối của tử thi quấy rối tâm hành giả, còn nếu đứng chỗ xuôi gió thì có phi nhân ở đấy, hành giả có thể bị chơi xấu vì phi nhân tức giận. Bởi thế, nên xoay chuyển một chút và đừng đứng hoàn toàn theo chiều gió.

27. Cũng không được đứng quá xa hay quá gần, hay đứng quá gần phía đầu hay phía chân. Ðứng quá xa thì đối tượng không thể được trông rõ. Ðứng quá gần thì hành giả có thể đâm sợ hãi. Nếu đứng ngay phía đầu hoặc phía chân, thì tướng bất tịnh không hiện rõ cho hành giả một cách đồng đều toàn diện. Bởi thế, hành giả nên đứng đối diện với khoảng giữa tử thi ở một nơi thuận tiện để nhìn.

28. Rồi hành giả nên nhận định những đặc tính của các tướng xung quanh theo cách đã nói, như "Tại chỗ tướng tử thi phình trương được đặt, vị ấy chú ý có tảng đá.. Hay dây leo với tướng của nó".

29. Sau đây là những chỉ dẫn để định tính chất của chúng. Nếu có một tảng đá nằm trong tầm mắt cạnh tướng bất tịnh, hành giả nên nhận rõ nó như thế này: "Tảng đá này cao hay thấp, nhỏ hay lớn, màu nâu hay đen hay trắng, dài hay tròn". Sau đó hành giả nên quan sát những vị trí tương quan như sau: "Tại chỗ này đây là tảng đá, đây là tướng bất tịnh, đây là tướng bất tịnh, đây la tảng đá".

30. Nếu có một tổ kiến, hành giả nên nhận rõ nó như sau: "Cái này cao hay thấp, nhỏ hay lớn, nâu hay đen hay trắng, dài hay tròn". Sau đó hành giả hãy quan sát những vị trí tương quan như sau: "Tại chỗ này, đây là tổ kiến, đây là tướng bất tịnh".

31. Nếu có một cái cây, hành giả nên định nó như sau: "Ðây là một cây bằng hay cây kacchaka hay cây táo, cao hay thấp, nhỏ hay lớn, đen hay trắng".

Sau đó nên quan sát những vị trí tương quan như: "Tại chỗ này, đây là cây, đây là tướng bất tịnh".

32. Nếu có một bụi cây, hành giả nên định rõ nó... ( như trên)

33. Nếu có một cây leo, hành giả nên định rõ nó như sau: "Ðây là một cây bí rợ hay một cây bầu hay một cây leo màu nâu hay màu đen hay một cây leo hôi thối". Sau đó nên quan sát những vị trí tương quan như sau: "Tại chỗ này, đây là một cây leo, đây là tướng bất tịnh; đây là tướng bất tịnh, đây là cây leo".

34. Lại còn với tướng đặc biệt của nó và trong tương quan với đối tượng quán (đ.19): điều này đã được bao gồm trong nh?ng gì được nói ở trên, bởi hành giả "định tính nó do tướng đặc biệt của nó", khi vị ấy định rõ như vậy nhiều lần, và "định rõ nó trong tương quan với đối tượng" là khi hành giả định rõ bảng cách phối hợp từng đôi một như "đây là tảng đá, đây là tướng bất tịnh; đây là tướng bất tịnh, đây là tảng đá".

35. Sau khi đã làm như vậy, hành giả lại phải để ý cái sự kiện rằng tướng ấy có một bản chất đặc biệt, có trạng thái riêng của nó là bị phình trương, một tướng không chung cùng với bất cứ gì khác, vì đã được nói "vị ấy định rõ nó bằng sự kiện rằng nó đã đạt đến tính chất đặc biệt kia". Có nghĩa rằng tướng bất tịnh nên được định rõ tùy theo tính chất cá biệt của nó theo bất chất riêng của nó, đó là phình ra, cái trương ra". (vanita)

Sau khi định rõ nó như vậy, hành giả nên nắm lấy tướng theo 6 cách dưới đây, nghĩa là (1) theo màu sắc của nó, (2) theo đặc điểm của nó, (3) theo hình dáng, (4) phương hướng, (5) định xứ, (6) giới hạn của nó. Bằng cách nào?

36. (1) Hành giả nên định rõ tướng theo màu sắc như: "Ðây là tử thi của một người có da đen, da trắng hay da vàng"

37. (2) Thay vì đinh rõ tướng do đặc điểm đàn ba hay đàn ông, hành giả nên định rõ theo đặc điểm quá nó như: "Ðây là thi thể của một người trẻ, một người trung niên, một người già"

38. (3) Theo hình dáng hành giả định rõ hình dáng của tướng phình trương như: "Ðây là hình dáng cái đầu, đây là hình dáng cái cổ, đây là hình dáng cái bụng, đây là hình dáng lỗ rốn, đây là hình dáng cái háng, đây là hình dáng bắp vế, đây là hình dáng trái chân, đây là hình dáng bàn chân".

39. (4) Hành giả nên định rõ phương hướng của tướng bất tịnh như sau: ""Có hai hướng trong tử thi này, đó là hướng dưới từ lỗ rốn trở xuống, và hướng trên từ lỗ rốn trở lên". Hoặc định phương hướng rằng: "Ta đang đứng hướng này, tướng bất tịnh ở hướng kia".

40. (5) Hành giả nên định rõ tướng bất tịnh bằng định xứ của nó như sau: "Bàn tay có chỗ này, bàn chân chỗ này, cái đầu chỗ này, bụng chỗ này" hoặc "Ta đứng chỗ nầy tướng bất tịnh ở chỗ kia".

41. (6) Hành giả nên định giới hạn của tướng bất tịnh như sau: "Thì thế nầy được giới hạn ở dưới bởi những gót chân, ở trên bởi những đầu sợi tóc, tất cả xung quanh bởi làn da; cái khoảng không gian mà tử thi nầy chiếm cứ như vậy có thể chất đầy 32 thân người. Hoặc, hành giả có thể định giới hạn như sau: "Ðây là ranh giới bàn chân, đây là rang giới cái đầu, đây là ranh giới phần giữa thân thể", hoặc hành giả có thể định rõ giới hạn từng phần của tử thi mà vị ấy đã quan sát, như: "Chỉ chừng ấy phần của thi thể phình trướng là như vậy".

42. Tuy nhiên, môt thi thể phụ nữ không thích hợp cho một nam nhân quán sát, và ngược lại, vì đối tượng không hiện rõ nơi thi thể một người khác phái, mà chỉ trở thành một cái dịp cho sự khích động sai lạc của tâm Luận giải về Trung Bộ nói: "Ngay cả khi thi thể đang tàn tạ, một phụ nữ cũng xâm nhập tâm người đàn ông và ở mãi tại đấy". Cho nên, tướng bất tịnh chỉ nên được quán theo 6 cách trên mà thôi, và ở nơi một thi thể của người cùng phải.

43. Nhưng khi một người đã thực tập đề mục này dưới thời những đấng giác ngộ đời trước, đã tu khổ hạnh, đã đập tan tứ đại, phân biệt các hành, đã định rõ danh sắc, diệt trừ ngã tưởng, đã làm xong phân sự sa môn, đã sống đời phạm hạnh đã tu những gì cần tu, khi người ấy có sẳn hột giống từ bỏ các hành, có tri kiến thuần thục và ít cấu uế phiền não, thì tợ tướng xuất hiện cho người ấy ngay tại chỗ trong khi vị ấy đang nhìn. Nếu tợ tướng không xuất hiện cách đó, thì sẽ xuất hiện khi vị ấy quán tướng theo 6 cách:

44. Nhưng nếu tợ tướng cũng không xuất hiện cho hành giả cả khi quán theo 6 cách, thì nên quán tướng trở lại theo 5 cách khác nữa: (7) Những khớp xương, (8) những chỗ mở ra, (9) những chỗ lồi, (10) những chỗ lõm và (11) tất cả phía xung quanh.

45. Ở đây, (7) những chỗ nối chính là 180 chỗ nối. Nhưng làm sao định rõ được 180 chỗ nối trong một tử thi phình trướng? Do đó hành giả có thể định rõ chúng qua 14 khớp xương chính là 3 khớp ở cánh tay phải, 3 ở cánh tay trái, 3 ở ống chân phải, 3 ở ống chân trái, một ở khớp xương cổ, một khớp xương ở thắt lưng.

46. (8) Những chỗ mở ra: Một chỗ "mở" là chỗ hổng giữa cánh tay và hông, chỗ hông giữa các ống chân, chỗ hông của bụng, chỗ hông của lỗ tai. Hành giả nên định rõ các chỗ hổng như vậy. Hoặc là định rõ bằng cách nhìn trạng thái mở mắt nhắm mắt, mở miệng hay ngậm miệng của tử thi.

47. (9) Chỗ lỏm: Hành giả nên định rõ bất cứ chỗ lõm nào trên thân thể như những lỗ con mắt, bên trong miệng, hay dưới cổ. Hoặc định rõ chỗ lõm như sau: "Ta đang đứng tại một nơi lõm vào, thi thể đang ở một nơi lồi".

48. (10) Chỗ lồi: Hành giả nên định rõ chỗ nào chỗ lên trên thi thể như đầu gối, ngực hay trán. Hoặc: "Ta đang đứng ở một chỗ lồi, tử thi đang ở chỗ lõm".

49. (11) Xung quanh: Toàn thể thi thể phải được định rõ ở xung quanh. Sau khi làm việc trên toàn tử thi bằng tri kiến, hành giả nên trú tâm như sau: "Tướng phinh trương, tướng phình trương" vào bất cứ chỗ nào của tử thi hiện rõ cho hành giả. Nếu nó chưa hiện rõ, và nếu có một cường độ mãnh liệt của tướng phình trương nơi bụng, thì hành giả nên trú tâm như sau:

"Tướng phình trương, tướng phình trương" nơi bụng.

50. Bây giờ, về cầu: "Vị ấy nên chú tâm làm cho tướng (bất tịnh) được nắm lấy một cách thích đáng" v.v... được giải thích như sau. Hành giả nên nắm lấy tướng một cách toàn triệt nơi tử thi theo cách đã tả. Vị ấy nên chú tâm đến tướng ấy với niệm được an trú. Hành giả nên lưu ý rằng tướng được ghi nhớ một cách thích đáng, định rõ một cách thích đáng, bằng cách lập đi lập lại công việc nhiều lần. Ðứng một nơi không quá xa không quá gần tử thi hành giả nên mở mắt nhìn một trăm lần, một ngàn lần, (nghĩ) "Bất tịnh là tướng phình trương", và nhắm mắt lại tưởng đến tướng ấy.

51. Khi hành giả làm thế nhiều lần, sơ tướng được vị ấy nắm lấy một cách thích đáng. Khi nào được gọi là thích đáng? Tức là khi nào tướng ấy hiện ra trước mắt dù hành giả mở mắt nhìn hay nhắm mắt quán, như vậy gọi là học tướng đã được nắm lấy một cách thích đáng.

52. Khi hành giả đã nắm lấy sơ tướng như vậy, đã đinh rõ như vậy, khi ấy nếu hành giả không thể kết thúc sự tu tập ngay tại chỗ, thì có thể trở về tại trú xứ của mình, một mình, theo cách như đã đến, không bầu bạn, duy trì để mục quán tưởng trong tâm với chánh niệm khéo an trú, với tâm không hướng ngoại do vì các căn đã được xoay vào trong.

53. Khi hành giả rời khỏi nghĩa địa, nên định rõ con đường về như sau: "Con đường, ta trở về đi về hướng đông, hướng tây... Bắc,... Nam" hoặc"Nó đi về hướng trung gian", hoặc "Tại chỗ này nó rẽ tay trái, tại chỗ nầy nó rẽ tay phải" và "Tại chỗ này có một tảng đá, chỗ này một tổ kiến, tại chỗ này một cái cây, chỗ này có một bụi cây, chỗ này có một cây leo".

54. Khi đã đinh rõ con đường trở về, và khi về tại trú xứ, đi kinh hành qua lại, hành giả nên để ý làm cho hành qua lại, hành giả nên để ý làm cho bước kinh hành cũng hướng về nới ấy, nghĩa là hành giả nên đi kinh hành trên một thửa đất đối diện với hướng có tướng bất tịnh kia. Và khi ngồi, hành giả cũng phải soạn một chỗ ngồi hướng về nó.

55. Nhưng nếu có một chướng ngại vật ở hướng ấy, như một vũng lấy, một cây lớn hay một hàng giậu hay ao đầm nếu hành giả không thể đi kinh hành qua lại trên một mãnh đất đối diện hướng ấy, nếu không soạn được một chỗ ngồi như vậy vì không có chỗ để ngồi, thì hành giả có thể kinh hành hay ngồi tại chỗ nào cũng được miễn là tâm hành giả phải để về hướng ấy.

56. Bây giờ, đến lượt câu hỏi: "Mục đích, lợi ích của sự định rõ tính chất những tướng xung quanh là gì?" Và câu trả lời đã được nêu: Có mục đích là khỏi bị lừa dối có ý nghĩa như sau. Nếu người nào đi phi thời đến chỗ có tướng thây phình trương, và mở mắt để nắm lấy tướng bằng cách định tính những tướng xung quanh, thì vừa khi hành giả mới nhìn một cái, tử thi có vẻ như đang đứng lên, hăm doạ, và đuổi theo mình, và khi thấy đối tượng kỳ dị và đáng sợ ấy, tâm hành giả run lên, giống như người bị điên cuồng, bị cơn hãi hùng kinh khiếp tóm lấy, và tóc trên đầu vị ấy dựng ngược lên. Vì trong số 38 đề mục quán được trình bày trong kinh điển, không có đối tượng nào đáng sợ hãi như đối tượng này. Có một vài người đã mất thiền trong khi quán đề mục này. Tại sao? Vì nó quá kinh khiếp.

57. Bởi thế, hành giả cần phải vững vàng. Khéo an trú chánh niệm, hành giả nên trừ sợ hãi bằng cách này: "Không bao giờ có thây chết đứng dậy đuổi theo ai cả. Nếu cái cục đá hay cây leo ở cạnh tử thi kia mà đến đây được, thì có lẽ tử thi cũng đến được đấy, song chính vì tảng đá hay cây leo kia không đến được, do vậy tử thi cũng không đến được. Sở dĩ ta thấy ra như vậy là do tưởng mà thành, do tưởng tạo tác nên. Hôm nay thiền của bạn đã xuất hiện với bạn. Ðừng sợ, này Tỳ kheo". Hành giả nên cười cho nó qua đi,
và hướng tâm đến tướng ấy. Với cách ấy hành giả sẽ đạt đến sự phân biệt. Ðây là ý nghĩa câu: "Ðịnh rõ tướng xung quanh có mục đích là khỏi bị lừa dối".

58. Thành công trong việc nắm lấy tướng theo 11 cách có nghĩa là buộc chặt đề mục thiền quán. Vì chính cái sự mở mắt và nhìn làm điều kiện cho sự sanh khởi sơ tướng, và trong khi hành giả luyện tập tâm mình như vậy, tợ tướng khởi lên, và khi luyện tập tâm đối với tợ tướng, hành giả đắc định an chỉ. Khi đã vững chắc với an chỉ, hành giả tu tập, tuệ giác và đắc A-la-hán quả. Do đó nói: nắm lấy tướng theo 11 cách có mục đích là buộc tâm một chỗ.

59. Sự quan sát con đường đi về có mục đích là theo dõi tâm: Xem xét con đường đi và về để theo dấu đề mục thiền định.

60. Vì nếu Tỷ kheo đang đi trên đường với đề mục thiền quán của ông, mà gặp người giữa đường hỏi: "Bạch đại đức, hôm nay ngày gì?" hoặc hỏi về Pháp hoặc chào, thì tỷ kheo không nên cứ việc im lặng tiếp tục đi, vì nghỉ: "Ta đang bận một đề tài thiền quán", mà phải trả lời về Pháp, hay nói "Tôi không biết", nếu không biết thật, và phải trả lời một sự chào hỏi lễ phép. Khi hành giả làm việc này, thì tướng mới khởi lên được bỗng lặn mất. Nhưng dù tướng có biến mất hành giả cũng vẫn phải trả lời ngày tháng, khi được hỏi về ngày tháng, nếu không biết, thì phải trả lời "Tôi không biết" (về pháp), nếu biết, thì phải giải thích một cách cặn kẽ, và khi được chào phải đáp lại. Cũng vậy, khi gặp khách tỷ kheo thì phải tiếp đãi, và tất cả được phận sự khác trong các Kiền độ cần phải được thi hành, nghĩa là phận sự đối với chánh điện, đối với khoảnh đất dưới cây bồ đề, đối với ngôi nhà làm lễ bố tát, đối với nhà ăn và nhà tắm, với giáo thọ sư, y chỉ sư, khách khứa, những Tỷ kheo sắp đi v.v...

61. Và cái tướng mới đạt được cũng bị tan mất khi hành giả làm các công việc này. Khi hành giả muốn đi lại một lần nữa nghĩ rằng: "Ta sẽ quán tướng bất tịnh", thì bỗng thấy mình không thể đi đến nghĩa địa nữa, vì chỗ ấy đã bị xâm chiếm bởi phi nhân hay dã thú, hoặc thây chết đã biến mất. Vì một thi thể phình trướng chỉ kéo dài khoảng một hai ngày rồi biến thành một cái thây bầm xanh. Trong tất cả những đề mục quán, không có cái nào khó gặp như đề mục này.

62. Bởi thế, khi tướng đã biến mất cách ấy, thì Tỳ kheo hãy ngồi tại chỗ nghỉ đêm, hay chỗ nghỉ ngày của mình, và trước tiên quán sát con đường đi và đến, cho tới chỗ hành giả thực sự ngồi kiết già, tưởng như sau "Ta đã đi ra khỏi chùa, theo một con đường đưa đến hướng như vậy, ta đã quay trái tai một nơi như vậy, quay phải tại chỗ như vậy, tại một nơi trên đường đi có một tảng đá, một nơi có tổ kiến, một cây lớn, một bụi cây, một cây leo... Sau khi đi theo con đường như vậy, ta đã thấy tướng bất tịnh tại một nơi như vậy, ta đứng đấy mặt hướng về hướng như vậy, quan sát các tướng xung quanh như vậy, ta nắm tướng bất tịnh bằng cách nầy; ta rời nghĩa địa ở hướng như vậy, làm những việc như vậy, và bây giờ, ta đang ngồi tại chỗ này".

63. Trong khi hành giả ôn lại như trên, tướng trở nên ró rệt và hiện ra như thể được đặt trước mắt hành giả, đề mục quán tưởng trở lại như trước. Bởi thế mà nói: "Sự ôn lại con đường đã đi và đến có mục đích là để theo dấu tâm".

64. Bây giờ về câu: "Khi hành giả đã an trú niềm kính trọng đối với nó bằng cách thấy những lợi lạc của nó, xem nó như kho tàng, yêu mến nó, thì hành giả buộc tâm mình trên đối tượng ấy". Ở đây, sau khi đã đắc thiền bằng cách luyện tập tâm quán tướng bất tịnh nơi thi thể phình trướng, hành giả hãy tăng trưởng tuệ giác với thiền làm nhân gần, và hãy thấy những lợi ích như sau: "Chắc chắn bằng cách này ta sẽ thoát khỏi già chết".

65. Cũng như một người nghèo được một kho tàng ngọc báu sẽ giữ gìn yêu mến nó, cảm thấy kính trọng đối với như một người biết được giá trị của nó, nghĩ rằng: "Ta đã được một cái gì rất khó được". Cũng thế, vị Tỳ kheo này hãy giữ gìn tướng bất tịnh kia, yêu mến nó và kính trọng nó như một kẻ biết được giá trị của nó, nghĩ rằng: "Ta đã được đề giá trị của nó, nghĩ rằng "Ta đã được đề mục quán này" một cái gì thực sự khó được, như kho báu rất đáng giá đối với một người nghèo. Bởi vì một người mà để mục quán là tứ đại, thì phân biệt bốn đại chủng ở ngay trong mình, một người quán hơi thở thì phân biệt hơi gió nơi lỗ mũi mình, và một người quán Kasina (biến xứ) thì làm một Kasina và khai triển nó tùy thích. Những đề mục quán này đều dễ dàng có được. Nhưng cái đề mục thây phình trướng thì chỉ kéo dài một hoặc hai ngày, sau đó nó biến thành một cái thấy bầm xanh. Không có đề mục nào khó gặp hơn đề mục này. Tại chỗ nghỉ ban đêm và chỗ nghỉ ban ngày hành giả nên buộc tâm vào đấy như sau: "Tướng bất tịnh của thây phình trướng" Và hành giả nên quán tưởng tướng ấy, đem nó vào tâm và đánh mạnh vào nó với tầm nhiều lần.

66. Khi hành giả làm như vậy, tợ tướng khởi lên. Ðây là sự khác nhau giữa hai tướng. Học tướng (tức là thủ tướng theo "Thắng pháp tập yếu") thì xuất hiện như một cảnh tượng kỳ dị hãi hùng kinh khiếp, còn tợ tướng thì giống như một người có tay chân to lớn nằm dài sau khi ăn no.

67. Cùng lúc với tợ tướng xuất hiện, tham dục nơi hành giả tan biến nhờ không còn chú ý đến đối tượng bên ngoài. Và do đó từ bỏ sự chấp thuận đối với dục, sân nhuế cũng được diệt trừ, như mủ cũng đi theo máu. Cũng vậy, hôn trầm thuỵ miên cũng được trừ khử tinh tần, trạo cử được từ bỏ nhờ tu tập những đối tượng an tịnh không gây hối hận, và hoài nghi đối với bậc Ðạo sư chỉ dạy con đường, hoài nghi về con đường, và kết quả của con đường, cũng được từ bỏ nhờ thực chứng kinh nghiệm về thánh quả. Như vậy, cả năm triền cái được từ bỏ. Và có sự hiện diện của tầm với đặc tính hướng tâm đến đối tượng, tứ nhấn mạnh trên đối tượng, hỉ do đạt được thắng giải, khinh an phát sinh nơi một người có tâm hoan hỉ, lạc với khinh an kể như tướng của nó, và sự nhất tâm có lạc là tướng của nó, vì định phát sanh nơi một người mà tâm được an lạc. Như vậy, những thiền chi phát sanh.

68. Như thế cận hành định, một đặc điểm của sơ thiền cùng lúc cũng sinh khỏi nơi hành giả. Tất cả những gì sau đó cho đến khi đắc định an chỉ trong sơ thiền và an trú trong đó, cần được hiểu như đã trình bày dưới đề mục biến xứ đất.

69. Về tướng thi thể bầm xanh và những tướng khác: tất cả trình bày ở đoạn 19, bắt đầu "Người nào đang học tướng bất tịnh về thi thể phình trướng hãy đi một mình không bầu bạn, với chánh niệm an trú không gián đoạn v.v... đều áp dụng cho những tướng bất tịnh khác, chỉ cần thay đổi danh từ "phình trướng" bằng danh từ thích hợp như: "người học tướng bất tịnh về thi thể xanh bầm..""người học tướng bất tịnh về thi thể nung mủ..." Nhưng sự khác biệt như sau:

70. (Tướng bầm xanh) Tướng bầm xanh cần được tâm niệm như sau: "Tướng bầm xanh của thây chết thật ghê tởm, ghê tởm là tướng bầm xanh". Ở đây, sơ tướng xuất hiện có màu loang lỗ, nhưng tợ tướng xuất hiện có màu sắc nào nổi bậc nhất.

71. (Tướng có mủ) Tướng nung mủ cần được tâm niệm như sau: "Tướng nưng mủ ghê tởm, tướng nưng mủ ghê tởm". Ở đây, sơ tướng xuất hiện trông như đang rỉ mủ chảy còn tợ tướng thì có vẻ bất động và an tĩnh.

72. (Tướng thây bị chặt đôi). Thây bị chặt đôi được thấy trên bãi chiến địa hay trên một khu rừng của kẻ cướp hay trên một nghĩa địa ở đó những kẻ cướp bị vua ra lệnh chém, hoặc trong một khu rừng ở đây có người bị sư tử và cọp xé xác. Bởi thế, khi hành giả đi đến chỗ ấy, nếu thi thể hiện rõ ngay khi vừa chú ý mặc dù nó đang nằm ở nhiều chỗ, thì tốt. Nếu không, hành giả không được lấy tay sờ vào thấy chết, vì làm thế hành giả sẽ đâm ra quen thuộc với cảnh ấy ( như một người thường thiêu đốt tử thi). Vị ấy nên bảo một chú tiểu hay người tập sự tu khổ hạnh, hay người nào khác, nhặt thi thể ráp lại ở một nơi. Nếu không thể tìm ra người nào làm việc ấy, hành giả nên dùng cây gây để ráp lại những phần thi thể, làm sao cho chúng chỉ cách xa nhau một ngón tay. Sau khi ráp thây lại như thế, hành giả hãy tâm niệm như sau: "Tướng thây đứt lìa thật ghê gớm, ghê tởm thấy đứt lìa". Ở đây sơ tướng xuất hiện như thế bị chặt ở chặn giữa, còn tợ tướng thì trông như vẫn nguyên lành.

73. (Tướng thấy bị gặm khói) Cần được tâm niệm: "Tướng thi thể bị gặm khói thật là ghê tởm, ghê tởm là tướng thây bị gặm khói". Sơ tướng xuất hiện như thể bị gặm chỗ nầy chỗ kia, còn tợ tướng thì trông nguyên vẹn.

74. (Tướng thi thể rã rời) Sau khi đã ráp thi thể lại gần như đã nói trên, tướng rã nên được tâm niệm như sau: "Tướng bất tịnh của thây rã rời, thây rã rời thật bất tịnh". Ở đây, sơ tướng có những khe hở nổi bật còn tợ tướng thì có vẻ toàn vẹn.

75. (Tướng bị cưa xẻ và phân tán) Tướng bị cưa xẻ và phân tán được tìm thấy tại những nơi đã nói ở phần tướng thây bị chặt đôi. Bởi thế sau khi đến đấy ráp lại như đã nói trên, hành giả hãy tâm niệm như sau: "Tướng phân tán cưa xẻ thật ghê tởm, ghê tởm là thi thể bị cưa xẻ phân tán". Ở đây sơ tướng hiện rõ những chỗ hở của vết thương, nhưng tợ tướng thì nguyên vẹn.

76. (Thây chảy máu) Tướng chảy máu được tìm thấy nơi những vết thương mà nạn nhân bị trên chiến trường v.v... Hay từ những chỗ tay chân đã bị cưa đứt. Khi thấy như thế hành giả hãy tâm niệm "Tướng chảy máu ghê tởm, ghê tởm là thân chảy máu". Ở đây, học tướng xuất hiện như thế đang di động, giống như một cai cờ đỏ bị gió lay, còn tợ tướng thì tĩnh.

77. (Tướng trùng ăn) Sau hai hoặc ba ngày, từ chín lỗ bài tiết của thi thể tuôn ra một loại dòi bọ, và khối dòi nằm ở đó như một đống lúa hay cơm, lớn bằng cả cái thân thể dù đó là thân thể của một con chó, con chồn hay người ta, hay bò, trâu, voi, ngựa, trăn, hay bất cứ con gì, tướng ấy cần được quán như sau: "ghê tởm là tướng trùng ăn, ghê tởm là tướng trùng ăn". Vì tướng đã khởi lên cho trưởng lão Cùlapiadapàtika- Tissa do thây của một con voi chết tại Kàladìghavàpi. Ở đây học tướng xuất hiện có vẻ đang di động, nhưng tợ tướng thì an tĩnh, như một trái banh bằng cơm trắng.

78. (Tướng bộ xương) Tướng bộ xương được mô tả theo nhiều khía cạnh như: "Như khi vị ấy nhìn một thi thể bị quăng bỏ tại một nghĩa địa một bộ xương còn thịt và máu, có gân dính liền" (D. ii, 296). Hành giả hãy đi đến nơi có bộ xương theo cách đã nói và để ý những tảng đã v.v... Với các tướng quán. Hành giả nên nhận định tính cách của nó bằng sự kiện nó đã đạt đến cái bản chất đặc biệt ấy như thế này: "Ðây là một bộ xương" và nắm lấy tướng theo 11 cách, do màu sắc v.v... Nhưng nếu hành giả nhìn vào nó, mà chỉ nắm lấy nó do màu sắc như trắng chẳng hạn thì nó không hiện ra cho hành giả với tính chất cá biệt của nó là đáng ghê tởm, mà chỉ như một đổi thay của biến xứ màu trắng (Kasina trắng). Do đó, hành giả chỉ nên nhìn nó kể như một bộ xương trong khía cạnh đáng ghê tởm "Ðăc điểm" chỉ bàn tay v.v...

79. Ở đây hành giả nên định rõ bộ xương do đặc điểm của nó như tay, chân, đầu, ngực, cánh tay, eo háng, đùi. Hành giả nên định rõ do hình dáng như dài, ngắn, vuông, tròn, nhỏ, lớn. Do phương hướng và định xứ đã nói ở trên (đ. 39-40). Sau khi đã định rõ nó theo giới hạn của nó, ranh giới mỗi đốt xương, hành giả đặc định nhờ nắm lấy tướng nào hành giả thấy xuất hiện rõ ràng nhất. Nhưng tướng cũng có thể nhận định do các chỗ lãm chỗ lồi ở mỗi đốt xương. Và nó cũng được nhận định do vị trí của nó như: "Ta đang đứng ở một chỗ lõm, bộ xương nằm ở chỗ lồi. hoặc ta đang đứng ỏ chỗ lồi, bộ xương ở chỗ lòm". Bộ xương còn nên được định rõ bằng các chỗ nối của nó (Khớp xương) khi hai xương nối lại với nhau. Nó còn nên định rõ do những chỗ mở của nó tức khe hở ngăn cách những đốt xương. Nó cần được định rõ tứ phía xung quanh bằng cách hướng sự nhận biếtg về nó một cách toàn diện như sau: "Tại chỗ này có bộ xương này". Nếu tướng không xuất hiện trường hợp này, cũng như trước, sự quán tướng phải theo 11 cách.

80. Ðề mục quán này có thể thành tựu dù quán toàn thể một bộ xương hay quán chỉ một đốt xương. Bởi thế, sau khi đã học được tướng trong bất cứ ai xương nào theo 11 cách hành giả nên tâm niệm như sau: "Ghê tởm là một bộ xương, ghê tởm là một bộ xương". Ở đây học tướng và tợ tướng giống nhau, người ta bảo. Ðiều này đúng cho một cái xương duy nhất. Nhưng khi học tướng hiện rõ nơi toàn thể một bộ xương, thì đúng ra là, học tướng có những khe hở còn tợ tướng thì nguyên vẹn. Và học tướng ngay cả nơi một đốt xương duy nhất cũng sẽ có vẻ ghê rợn, nhưng tợ tướng thì phát sinh hỉ lạc vì nó đem lại định cận hành.

81. Những gì được nói trong các luận giải về vấn đề này cho phép chúng ta suy ra như vậy. Vì trong luận, sau khi nói: "Không có tợ tướng trong phạm trú và 10 bất tịnh; vì trong trường hợp các phạm trù, thì tướng là sự phá vỡ những ranh giới, và trong trường hợp 10 bất tịnh tướng xuất hiện ngay khi sự ghê tởm được trông thấy, không một suy tư gì khởi lên về nó". Luận lại nói tiếp: "Ở đây tướng có hai loại: học tướng và tợ tướng học tướng xuất hiện có vẻ gớm ghiếc, hãi hùng v.v... Bởi thế những gì chúng ta nói đã được quán xét kỹ lưỡng. Và chỉ có điều này là đúng ở đây. Ngoài ra tướng một đống xương hiện ra cho trưởng lão Nahà Tissa" khi nhìn hàm răng của một phụ nữ cười cũng chứng minh được điều này (Xem Ch. I, 55)

---o0o---

Tổng quát

82.

Ðấng cao cả ngàn mắt

Ca ngời người mười lực

Lấy mười thứ bất tịnh

Làm nhân cho định thiền

Ðã mô tả bất tịnh

Và cách quán mỗi tướng

Làm sao khai triển chúng, Còn vài điểm đặc biệt

Ðáng được nghiên cứu thêm.

83. Một người đã đắc thiền trong bất cứ pháp bất tịnh nào trên đây thì thoát khỏi tham dục, vị ấy giống như một bậc A-la-hán không còn tham dục vì tham đã được hoàn toàn chế ngự. Tuy nhiên, cần hiểu rõ rằng mối pháp bất tịnh là một tính chất mà tử thi tuần tự đạt đến và thích hợp cho một khía cạnh đặc biệt của tham dục.

84. Khi một thây chết đạt đến tình trạng ghê tởm, thì hoặc là nó đã đến tự tính phình trương hay bất cứ trạng thái nào: bầm xanh v.v... bởi thể, tướng cần được nắm lấy là "Ghê tởm là thây phình trương", "Ghê tởm là bầm xanh", tùy theo trạng thái mà thấy chết được tìm thấy. Ðây là cách phân loại bất tịnh theo 10 giai đoạn của thây chết.

85. Và xét riêng từng hướng, thì thấy phình trương thích hợp cho một người tham hình dáng, vì nó làm hiện rõ sự xấu xí của hình dáng tử thi. Thấy bầm xanh thích hợp cho vị nào ham màu da, vì nó hiện rõ sự xấu xí dị hình của màu da. Thây có mủ thích hợp cho một người tham mùi thơm toát ra từ thân thể ướp hương, v.v... Vì vết thương này làm hiện rõ múi thối tha liên hệ đến thân thể. Thây bị chặt thích hợp cho một người tham sự chắc chắn của thân thể, vì nó làm hiện rõ những lỗ hổng trong thân. Thân bị gặm khói thích hợp cho một người tham sự tích tụ của thịt ở những thân phần như bộ ngực, vì nó làm hiện rã rời thích hợp cho một người tham dáng kiều diễm của tay chân, vì nó làm hiện rõ tay chân bị rã rời như thế nào. Thây phân tán thích hợp cho một người tham toàn bộ một thân hình đẹp, vì nó làm hiện rõ sự phân tán và đổi khác của toàn bộ thân thể. Thây chảy máu thích hợp cho người ham cái vẻ yếu điệu do đồ trang sức, vì nó làm hiện rõ vẻ ghê tởm của thây chết cả mình đầy máu. Thây bị trùng ăn thích hợp cho một người tham sở hữu thân thể, vì nó làm hiện rõ thân này là chỗ ở của nhiều gia đình sâu bọ. Một bộ xương thích hợp với người tham răng đẹp, vì nó làm hiện rõ tính cách ghê tởm của những cái xương trong cơ thể. Ðây là cách phân loại bất tịnh có 10 thứ tùy theo tánh tham.

86. Nhưng về mười thứ bất tịnh, thì ví như nhờ một bánh lái mà một con thuyền đứng yên được trên sông đầy sóng giữa dòng chảy xiết. Thuyền không thể đứng vững nếu không có bánh lái, ở đây cũng thế, do sự bám víu yếu ớt vào đối tượng, tâm thức khi tập trung chỉ an trú được nhờ có tầm, bởi thế ở đây chỉ có sơ thiền, không có nhị thiền và những thiền khác.

87. Và mặc khác dù đối tượng này đáng ghê tởm, nó vẫn khơi dậy niềm hân hoan và hỉ lạc nơi hành giả do thấy được những lợi lạc của nó như sau: "Chắc chắn bằng cách này ta sẽ thoát khỏi già chết" và do từ bỏ được sự bức bách của những triền cái nơi hành giả; cũng như một đống rác khơi dậy niềm hân hoan nơi người phu hốt rác vì thấy những lợi ích của nó, nghĩ rằng: "Bây giờ ta sẽ được một số tiền lương lớn", và như tác dụng của thuốc xổ đối với một người đau bụng.

88. Bất tịnh này mặc dù có 10 loại, đều có cùng một đặc tính. Bởi vì mặc dù nó thuộc 10 thứ, tính chất của nó chỉ có, đó là trạng thái không sạch, hôi hám, đáng ghê tởm, lợm người. Và bất tịnh xuất hiện với tính chất này không những nơi một cái thây chết mà cả nơi một cái xác còn sống, như dưới mắt trưởng lão Mahà Tissa ở Cetiyapabbata (Ch. I, 55) và sa di thị giả của Trưởng lão Sangharakkhita trong khi chú ngắm nhìn vị vua cõi trên một thớt voi. Vì một cái xác sống cũng bất tịnh hệt như một cái xác chết, chỉ có một điều khác là tính bất tịnh không rõ rệt nơi một cái xác sống vì may được che dấu dưới những lớp trang sức.

89. Ðây là bản chất của thân xác: nó là sự tích tụ của hơn 300 cái xương được nối lại với nhau bởi 180 khớp dính liền nhau nhờ 900 cái gân, trét, đầy khắp với 900 miếng thịt, được bọc bằng lớp da trong ẩm ướt, bao ngoài với lớp da ngoài có những lỗ rải rác đó đây, luôn luôn tiết ra, rỉ ra như một cái bình mỡ dầu trong đó cả một tập thể vì trùng cư trú, đó là cái nhà bịnh tật, nền tảng của những trạng thái đau khổ luôn luôn tiết ra từ 9 lỗ như một cái ung nhọt kinh niên; từ hai con mắt thì ghèn chảy, từ hai lỗ tai là thối tai, từ hai lỗ mũi là mũi nước, từ miệng là thức ăn, mật, đàm, máu, từ hai chỗ bài tiết bên dưới là phân và tiểu, và từ 99 ngàn lỗ chân lông tiết ra một thứ nước xúp bằng mồ hôi vô vị, với ruồi nhặng bu quanh. Cái thân xác này, nếu không được săn sóc bằng xỉa răng, súc miệng, gội đầu, tắm rửa, mặc lót bên trong, khoác y phục bên ngoài, thì xét về tính chất đáng tởm, một ông vua, cũng không khác gì người hốt rác.

90. Nhưng nhờ đánh răng súc miệng và tất cả những việc tương tự, nhờ che dấu những bộ phận riêng tư dưới nhiều lớp vải, nhờ thoa ướp nó bằng những thứ hương hoa, rắc lên nó nhứng thứ hoa thơm mà nó được biến thành một trạng thái làm cho nó có thể được xem là "tôi" và "của tôi". Cứ thế đàn ông mà không nhận thức cái thực chất dơ bẩn của cơ thể được che đậy bằng trang sức mong manh. Trong ý nghĩa tối hậu, thật không có một chỗ nào trên thân xác dù nhỏ như hạt bụi, đáng kể mà tham đắm.

91. Và khi có một mẫu nhỏ nào từ thân xác ấy rớt ra như tóc, lông, móng, răng, đàm, mũi nước, phân hay nước tiểu, thì người ta sẽ không dám động tới, mà còn cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã, ghê tởm. Nhưng khi những thứ ấy còn ở lại trong thân xác, thì mặc dù vẫn đáng ham muốn trường cữu, khả ái tự ngã.. Bởi vì bị trùm kín trong màn tối vô minh, bị nhuốm tham ái đối với tự ngã. Chúng giống như một con chồn già trông thấy một cái hoa đỏ đang còn trên cây rừng, mà thèm, vì nghĩ: "Ðây là miếng thịt, đây là một miếng thịt".

92.

Xưa có con chồn già Thấy cây rừng trổ hoa

Vội vàng chạy đến, nghĩ: Ðây thịt, cây sinh ra!

Chồn ta nhai hoa rụng

Chả thấy nước nôi gì,

Tưởng thịt trên cây khác

Thịt rụng có ngon chi

Bậc trí không nghĩ rằng

Chỉ phần rơi bất tịnh Mà còn quán bất tịnh

Phần còn ở trong thân.

Kẻ ngu không như vậy

Xem thân là tốt lành

Bị ác ma tóm bẩy

Không thoát khỏi khổ hình

Người trí khi thấy rõ

Thân nầy thật thối tha Thì xác sống xác chết

Ðều không chỗ đáng ưa.

93. Vì điều này đã được nói như sau:

Thân xác thối tha nầy

Như phân như nhà xí

Khó ưa với người trí

Nhưng kẻ ngu say mê

Như vết thương chín lỗ

Bọc trong lớp áo da

Rỉ bất tịnh mọi chỗ

Uế khí, mùi bay xa

Nếu những gì bên trong

Bỗng tuôn hết ra ngoài Người ta sẽ cầm roi

Ðuổi xua như chó, quạ.

94. Bởi vậy, một tỳ kheo có khả năng nên nắm lấy tướng bất cứ chỗ nào cạnh bất tịnh hiển lộ, dù trong một cái thân xác còn sống hay nơi xác chết và vị ấy nên làm cho đề mục thiền định của mình đạt đến định.

Chương VI này, mệnh danh "Bất tịnh kể như đề mục quán" trong luận về tu tập Định, trong Thanh tịnh đạo, được soạn ra vì mục đích làm cho những người lành hoan hỉ.

---o0o---

Truyện convert hay : Trọng Sinh Chi Thần Y Học Bá

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện