Thanh Tịnh Đạo

Thắng Trí - Các Năng Lực Thần Thông P2


trước sau

69.- Vị ấy xuất hiện và biến mất: nghĩa là làm phát sinh sự hiện tướng, và làm cho tan biến. Về điểm này Patisambhidà nói: "Vị ấy xuất hiện: có nghĩa là vị ấy không bị cái gì che khuất, không bị giấu khuất, vị ấy hiển hiện rõ rệt. "Tan biến" là vị ấy bị che khuất bởi một cái gì, bị dấu đi, bị đóng kín, bị khuất lấp (Ps. ii, 207)

Khi người có thần thông muốn biến hiện, vị ấy chuyển bóng tối thành ánh sáng, hoặc làm hiện rõ cái bị khuất, hoặc làm cho cái không hiện ra trong tầm mắt có thể hiện ra trong tầm mắt. Bằng cách nào?

70.- Nếu vị ấy muốn làm cho tự mình hay một người khác, dù đang ở chỗ che khuất hoặc ở cách xa, có thể được người ta trông thấy, thì vị ấy xuất khỏi thiền căn bản và tác ý như sau: "Cái này đang là bóng tối, hãy chuyển thành ánh sáng" hoặc "Cái này đang bị che khuất hãy hiện ra" hoặc "Cái này không hiện ở nhãn giới, hãy hiện ra ở nhãn giới." Rồi vị ấy làm công việc tiên quyết, và quyết định như đã mô tả. Và nó trở thành như quyết định, đồng thời với tâm quyết định. Khi ấy những người khác thấy hành giả mặc dù ở xa và chính ông ta cũng thấy, nếu muốn.

71.- Nhưng do ai, thần thông này được thực hiện ngày xưa? Chính do Ðức Thế tôn. Vì khi đức Thế Tôn được Cùla-Subhaddà thỉnh và đang du hành một cuộc hành trình dài bảy dặm giữa Savatthi và Sàketa với năm trăm cái cáng. Ðế Thích sai Vissa-Kamma kiến trúc sư của ông ta làm ra. Ngài quyết định làm cho dân chúng Sàketa thấy được dân ở thành Xá-Vệ, và dân thành Xá-Vệ thấy được dân ở Sàketa. Khi Ngài đã đậu xuống trung tâm đô thị, Ngài làm đất nứt ra làm hai và hiển bày địa ngục A tỳ, rồi làm cho trời rẽ đôi để bày cõi Phạm thiên.

72.- Và ý nghĩa này cũng cần được giải thích bằng cuộc Giáng hạ của chư thiên. Khi Ðức Thế Tôn đã làm hai thần biến và đã giải thoát tám vạn bốn ngàn chúng sinh ra khỏi trói buộc. Ngài tự hỏi: "Ở đâu những vị chánh đẳng giác trong quá khứ đã đi đến, sau khi làm hai phép thần biến? Ngài thấy rằng chư Phật quá khứ đã lên cõi tam thập tam thiên. Khi ấy Ngài bèn đứng một chân trên mặt đất, và đặt chân thứ hai lên trên chót núi Yugandhara. Rồi Ngài nhấc chân trước đặt trên đỉnh núi Tu di. Ngài an cư ba tháng mưa ở đấy trên khoảng sân đá đỏ, và bắt đầu giảng Tạng A-tỳ-đàm, khởi từ đầu, cho chư thiên ở mười ngàn thế giới hệ nghe. Vào lúc cần đi khất thực, Ngài tạo ra một đức Hóa Phật để giảng pháp.

73.- Trong khi đó, chính Ðức Thế Tôn thì đang xỉa răng, với cây tăm bằng gỗ nàgalàtà, và rửa miệng ở hồ Anotatta. Rồi sau khi khất thực giữa dân chúng Uttarakuràs Ngài ngồi dùng bữa trên bờ hồ ấy. Mỗi ngày, tôm giả XáLợi-Phất đi đến đảnh lễ Ngài. Ngài dạy tôn giả: "Hôm nay ta giảng pháp bấy nhiêu đó", và dạy cho tôn giả phương pháp giảng. Với kiểu đó, Ngài dạy Luận tạng không gián đoạn trong ba tháng. Tám mươi triệu chư thiên thâm nhập pháp sau khi nghe.

74.- Vào thời gian hai thần biến xảy ra, một chúng hội tụ tập rộng mười hai lý. Chúng nói: "Chúng ta sẽ giải tán khi nào trông thấy được Ðức Thế tôn". Và họ cắm trại đợi ở đấy. Vị Cấp-Cô-Ðộc em (em trai của trưởng giả) cung cấp tất cả nhu yếu phẩm cho họ. Mọi người xin trưởng lão A-Na-Luật tìm xem Ðức Thế tôn đang ở đâu.

Vị trưởng lão khai triển ánh sáng, và với thiên nhãn, Ngài trông thấy nơi Ðức Thế tôn đang an cư ba tháng mùa mưa, và thông báo việc ấy cho quần chúng.

75.- Chúng yêu cầu tôn giả Mục Kiền Liên đi viếng thăm Ðức Thế tôn. Ở giữa chúng hội, tôn giả biến mất xuống dưới mặt đất. R?i làm nẻ đôi núi Tu di, Tôn giả trồi lên, đến dưới chân Ðức Thế tôn, đảnh lễ chân Thế tôn. Ngài bạch Ðức Thế tôn như sau: "Bạch Thế tôn, dân chúng Diêm phù đến để đảnh lễ chân đức Thế tôn, và chúng nói: - Chúng ta sẽ giải tán khi nào thấy được Ðức Thế tôn". Ðức Thế tôn hỏi: "Nhưng này Moggallàna, sư huynh ngươi ở đâu, vị tướng quân Chánh pháp đó?" - "Bạch Thế tôn ở đô thị Sankassa" - "Này Moggallàna, những ai muốn trông thấy ta thì ngày mai, hãy đi đến đô thị Sankassa. Mai là Bố tát ngày rằm, ta sẽ xuống đô thị Sankassa để làm lễ Tự-tứ".

76.- Tôn giả: "Thưa vâng, bạch thế tôn", đảnh lễ Ðấng Thập lực, rồi đi xuống theo con đường Ngài đã lên, đến chỗ lân cận với loài người. Vào lúc Ngài đi và về, tôn giả quyết định rằng mọi người phải thấy điều đó. Ðây là thần thông hiện rõ mà tôn giả đã làm. Sau khi trở về, tôn giả kể lại những gì xảy ra và nói: "Hãy đến sau khi điểm tâm, và đừng ngại đường xá xa xôi gì cả "(và Ngài hứa rằng, dù xa cách mấy, họ cũng có thể trông thấy Ðức Thế tôn).

77.- Ðức Thế tôn thông báo cho Ðế Thích, vua các cõi trời rằng: "Ngày mai ta sẽ về Nhân giới". Trời Ðế Thích ra lệnh cho Vissakamma:"Hiền giả, Ðức Thế tôn muốn về Nhân giới ngày mai. Hãy xây cất ba cầu thang một bằng vàng, một bằng bạc và một bằng thủy tinh". Ông ta làm theo lời.

78.- Ngày hôm sau Ðức Thế tôn đứng trên đỉnh núi Tu-di và quan sát thế giới phương Ðông. Nhiều ngàn thế giới hệ hiện rõ dưới mắt Ngài như chỉ một đồng bằng. Cũng như vậy, Ngài quan sát khắp thế giới phương tây, phương bắc, phương nam, tất cả đều hiện rõ. Và Ngài nhìn suốt đến địa ngục A-Tỳ, lên đến những tầng trời cao nhất. Ngày đó được gọi là ngày hiển lộ các thế giới hệ. Người trông thấy chư thiên và chư thiên trông thấy loài người. Và trong khi thấy như vậy, người không cần phải ngước lên, mà chư thiên cũng khỏi cần ngó xuống. Tất cả đều trông thấy nhau, mặt đối mặt.

79.- Ðức Thế tôn giáng hạ bằng cầu thang bậc trung, làm bằng pha lê, chư thiên thuộc sáu cõi trời Dục giới thì xuống cầu thang bên trái làm bằng vàng; chư thiên trời Tịnh cư, Ðại phạm xuống cầu thang bên phải làm bằng bạc. Trời Ðế Thích cầm y và bát (của Phật). Vị trời Ðại Phạm thì cầm một cái lọng trắng rộng ba lý, Suyàma (Dạ ma thiên vương) cầm một cái quạt bằng lông đuôi ngưu vương. Con trai của nhạc thần Gandhabba, có năm cái mồng, xuống trần cử nhạc tán thán Ðức Thế tôn với cây đàn bằng gỗ bilva rộng ba phần tư lý. Vào ngày hôm ấy, không một chúng sinh nào hiện diện trông thấy Ðức Thế Tôn mà không khát khao giác ngộ. Ðây là thần thông bằng

"hiện rõ" do Ðức Phật đã làm.

80.- Lại nữa, tại đảo Tambapanni (Tích lan) trong khi trưởng lão Dhammadinna, người ở Talangara, đang ngồi giữa sân chánh điện của ngôi đại tự Tissa giảng kinh Apanaka: "Này các tỳ kheo, khi một tỳ kheo có ba pháp này, vị ấy đi vào đạo lộ vô uế" (A.i,113), Ngài bỗng lật úp mặt cái quạt xuống đất và một cái cửa mở thẳng xuống địa ngục A-tỳ xuất hiện. Ngài ngửa cái quạt lên thì hiện ra cửa vào cõi Phạm thiên. Sau khi đã khơi dậy nỗi khủng khiếp địa ngục, và khao khát phúc lạc cõi trời, vị trưởng lão bắt đầu giảng pháp, một số chứng quả Dự lưu, một số chứng Nhất lai, một số chứng Bất hoàn, một số chứng quả A-la-hán.

81.- Nhưng một người muốn gây ra một sự biến mất, thì khiến cho ánh sáng trở thành bóng tối, hoặc giấu mất cái đang hiện rõ, hoặc làm cho cái đang ở trong nhãn giới không còn ở trong nhãn giới. Bằng cách nào? Nếu vị ấy muốn làm cho tự mình hay một người khác trở thành không ai thấy được mặc dù vẫn ở đấy, thì vị ấy chỉ việc xuất khỏi thiền căn bản và tác ý như sau: "Ánh sáng này hãy trở thành bóng tối" hoặc "vật này không bị che khuất hãy bị che khuất" hoặc "cái này đã đi vào nhãn giới hãy hết đi vào nhãn giới". Rồi vị ấy làm công việc chuẩn bị và quyết định theo cách đã mô tả. Sự việc trở thành như vị ấy đã quyết định, đồng thời với sự quyết định, những người khác không trông thấy dù đứng gần, mà chính vị ấy cũng không thấy, nếu không muốn thấy.

82.- Nhưng do ai mà thần thông này được thực hiện ngày xưa? Do Ðức Thế Tôn đã làm cho thiện nam tử Yasa đang ngồi bên cạnh ngài mà thân phụ của Yasa không thấy (Vin.i,16). Cũng vậy sau khi du hành hai ngàn lý để gặp vua Màha-Cappina và an lập ông vào quả Bất hoàn, một ngàn đình thần chứng quả Dự lưu. Ngài làm cho hoàng hậu Anojà, người đi theo vua cùng một ngàn tùy tùng thể nữ mặc dầu ngồi gần, cũng không thấy được vua và đình thần. Hoàng hậu hỏi: "Bạch Thế Tôn, Ngài có thấy vua đâu không?" Phật dạy: "Ngươi nên tìm vua, hay tìm chính người" (Vin. i,23) bà đáp: "Bạch, tìm chính con". Rồi Phật giảng pháp cho bà trong lúc bà ngồi đó, khiến cho bà cùng với tùy tùng đều chứng quả Dự lưu, còn đình thần chứng Bất hoàn, vua chứng A-la-hán quả. (AA. i,322; DhA. ii,124)

83.- Lại nữa thần thông này được thực hiện bởi đại đức Mahinda lúc Ngài mới đến đảo Tích lan, làm cho vua không trông thấy những người đi theo Ngài.

84.- Lại nữa, tất cả thần thông làm cho hiện rõ thì gọi là hiện, làm cho không rõ thì gọi là biến. Ở đây trong "thần thông hiện", thì người có thần thông và thần thông đều được bày rõ. Ðiều này có thể được chứng minh bằng hai phép lạ; vì trong đó cả hai (người và phép lạ của người) đều được trình bày, như sau: "Ở đây, Ðức Thế Tôn làm hai phép lạ, mà chư thánh đệ tử không làm được. Ngài phát sinh một đống lửa trên phần trên thân và phun nước ở phần dưới thân..." (Ps. i, 125) Trong thần thông làm cho biến mất, thì chỉ có thần thông được bày ra, không thấy người làm phép thần thông. Ðiều này có thể được dẫn chứng bằng Kinh Mahaka (S. iv, 200) và kinh

Brahmanimantanika (M. i, 330), Vì ở trong đó chỉ có thần thông (của đại đức Mahaka và của đức Thế tôn) được hiển bày, không thấy người làm thần thông, như kinh nói.

85.- Ngồi xuống một bên, gia chủ Citta bạch đại đức Mahaka "Bạch đại đức, lành thay nếu đại đức cho con trông thấy một thần thông thuộc thượng nhân pháp" - Vậy này gia chủ hãy trải thượng y của ngươi trên sân, và rắc lên đấy một bó cỏ khô." - "Thưa vâng, tôn giả ",Gia chủ vâng đáp tôn giả Mahaka, và trải thượng y trên sân và rải cỏ lên đấy. Khi ấy tôn giả đi vào trú xứ của ông, cài then lại, và thực hiện một phép thần thông làm cho lửa tuôn ra từ lỗ khóa và các khe hở nơi then cửa, đốt cháy cỏ khô mà không cháy thượng y. (S. iv, 290)

86.- Lại nói, khi ấy này các tỳ kheo, ta hiện thần biến làm cho phạm thiên, tùy tùng cùng quyến thuộc có thể nghe tiếng Ta mà không trông thấy Ta, và sau khi biến mất như vậy Ta nói bài kệ này:

"Ta thấy sự khủng khiếp trong tất cả loại hữu

"Kể cả loại hữu đang tìm đến phi hữu

"Ta không tán thán một loại hữu nào

"Ta không chấp thủ một lạc thú nào trong đó." (M. i, 330)

87.- Vị ấy đi ngang qua vách, qua tường,qua núi, không bị trở ngại như đi qua hư không: còn có nghĩa là vượt qua khỏi bên kia bức tường,vách. v.v... và vách chỉ cái vách của một cái nhà, tường (thành) chỉ cái tường bao quanh cái nhà, tu viện, khu làng v.v... Núi là một núi đất hay núi đá. Không chướng ngại là không mắc dính. Như trong hư không là như thể vị ấy đang ở chỗ trống.

88.- Một người muốn đi kiểu đó cần phải đắc thiền về biến xứ hư không và xuất thiền, rồi làm công việc chuẩn bị bằng cách tác ý đến bức vách hay tường hay một ngọn núi nào đó như Tu di và vị ấy nên quyết định: "Hãy hiện ra hư không". Nó trở thành hư không: Nó rỗng ra cho vị ấy nếu muốn đi xuống hay đi lên, nó nứt ra nếu vị ấy muốn đi vào trong đó. Vị ấy đi qua nó và không bị trở ngại.

89.- Nhưng ở đây, trưởng lão Cùla-Abhaya nói: "Chư hiền, cần gì phải đắt kasina hư không? Một người muốn tạo ra voi, ngưạ v.v... có đắc thiền về voi hay ngựa không? Ðương nhiên tiêu chuẩn duy nhất là nắm vững tám thiền chứng, và sau khi làm công việc chuẩn bị với bất kỳ kasina nào, vị ấy có thể biến ra bất cứ gì vị ấy muốn". Các tỳ kheo bạch: "Bạch đại đức trong kinh chỉ nói đến biến xứ hư không, bởi vậy cần phải nói biến xứ hư không".

90.- Bản kinh như sau: "Vị ấy thông thường là một người đã đạt thiền về biến xứ hư không. Vị ấy tác ý: -qua vách, qua tường, qua núi- Sau khi tác ý vị ấy quyết định với trí: "Hãy có hư không" - Rồi bỗng có khoảng không. Vị ấy đi không chướng ngại qua vách qua tường, qua núi. Giống như người không có thần thông đi không chướng ngại tại nơi nào không có vật chướng ngại hay tường vách. Cũng vậy, người có thần thông này do đạt được tâm tự tại, đi không bị trở ngại qua vách, qua tường, qua núi như đi giữa khoảng không.

91.- Nhưng nếu sau khi quyết định, vị ấy đang đi giữa khoảng trống như vậy mà gặp phải một ngọn núi hay cây dựng lên chắn đường thì làm sau? Vị ấy có cần phải nhập thiền và làm quyết định trở lại chăng? - Không có hại gì trong việc ấy. Vì nhập thiền và quyết định trở lại thì cũng giống như nhận sự hầu hạ trước mặt y chỉ sư (Vin. i, 58; Vin. ii, 274) Và bởi vì vị tỳ kheo này đã làm quyết định: "Hãy có khoảng trống" nên chỉ có khoảng trống tại đấy, và do năng lực của quyết định đầu tiên của ông ta, không thể nào có núi hay cây vọt lên, do thời tiết, trong lúc ấy. Tuy nhiên nếu núi hay cây đó đã do một vị có thần thông tạo ra, mà tạo trước, thì thần thông này sẽ được ưu thế, người tạo thần thông sau phải đi phía trên hay phía dưới cái núi ấy.

92.- Vị ấy độn thổ rồi trồi lên khỏi mặt đất:

Một người muốn làm phép này thì phải đắc thiền về biến xứ nước và xuất khỏi thiền ấy, rồi vị ấy nên làm công việc chuẩn bị, quyết định rằng: "Ðất tại vùng này hãy biến thành nước". Và vị ấy nên quyết định theo cách đã nói. Ðồng thời với quyết định, bao nhiêu diện tích đất như đã định đều hóa thành nước, và chính tại chỗ ấy mà vị ấy lặn xuống và trồi lên.

93.- Sau đây là bản kinh văn: "Vị ấy bình thường đã đắc thiền về biến xứ nước. Vị ấy tác ý đến đất. Sau khi tác ý vị ấy quyết định với trí: "Hãy có nước". Rồi có nước. Vị ấy lặn xuống trồi lên trên mặt đất. Cũng như người thường không có thần thông lặn xuống trồi lên trên nước, vị có thần thông này cũng vậy, nhờ đạt được tâm tự tại, có thể lặn xuống trồi lên khỏi mặt đất như ở trong nước (Ps. ii, 208)

94.- Và vị ấy không những lặn xuống trồi lên, mà còn làm bất cứ gì tùy thích, như tắm, uống nước, rửa miệng, rửa dụng cụ tùy thân v.v... Và không những nước mà bất cứ gì vị ấy muốn thuộc về chất lỏng như bơ, dầu, mật hay nước ngọt v.v... đều có thể biến ra được. Khi vị ấy làm công việc chuẩn bị, sau khi tác ý, "Hãy có bao nhiêu thứ này, thứ này", và quyết định nó liền có ra như vị ấy đã định. Nếu vị ấy lấy những thứ ấy bỏ đầy dĩa, thì bơ vẫn là bơ, dầu, v.v... chỉ là dầu, nước chỉ là nước. Nếu vị ấy muốn bị thấm ướt bởi thứ nước ấy, thì vị ấy bị ướt, nếu không muốn, thì không bị ướt. Và chỉ đối với vị ấy mà đất biến thành nước, không phải với người nào khác. Mọi người khác vẫn đi bộ và chạy honda v.v... trên đó v.v... và người ta cày bừa trên đó. Nhưng nếu vị ấy muốn: "Hãy là nước đối vời chúng luôn đi". Nó liền biến thành nước đối với mọi người nữa. Khi thời gian ấn định đã qua, thì tất cả chỗ đất đã biến, ngoại trừ những vũng nước,ao v.v... có sẵn, đều trở lại thành đất như cũ.

95.- Trên nước không bị vỡ ra: chỗ nước người ta lặn xuống bây giờ bị dẫm lên mà không lún thì gọi là không vỡ ra. Một người muốn đi trên nước kiểu đó thì phải đắc thiền về biến xứ đất và xuất thiền. Rồi, vị ấy hãy làm công việc chuẩn bị, quyết định "Nước ở trong các chỗ ấy hãy biến thành đất", và vị ấy phải làm quyết định theo cách mô tả. Ðồng thời với quyết định, nước biến thành đất. Vị ấy đi lên trên đó.

96.- Kinh văn như sau: "Vị ấy bình thường là người đã đắc thiền về biến xứ đất. Vị ấy tác ý nước, sau khi tác ý, vị ấy quyết định với trí: "Hãy có đất ". Thế là liền có đất. Vị ấy đi trên nước không bị vỡ ra. Giống như người thường không có thần thông đi trên đất không bị vỡ ra, người có thần thông này cũng vậy, do đạt đến tâm tự tại, có thể đi trên nước không bị vỡ ra như ở trên đất". (Ps. ii, 208)

97.- Và vị ấy không những chỉ đi mà thôi, còn làm bất cứ uy nghi nào vị ấy muốn. Và không chỉ đất mà thôi, vị ấy có thể biến ra bất cứ chất cứng nào vị ấy muốn, như ngọc, vàng, đá, cây v.v..., vị ấy tác ý đến nó và quyết định, tức thì nó trở nên như vị ấy muốn. Và nước ấy biến thành đất duy chỉ cho một mình vị ấy; nó vẫn là nước đối với người khác. Và cá, rùa, le le, cứ việc bơi lội ở đó tha hồ. Nhưng nếu vị ấy muốn làm cho nó biến thành đất đối với người khác nữa, thì vị ấy có thể làm như vậy. Khi thời gian ấn định đã trôi qua, thì nó trở lại thành nước như cũ.

98.- Ngồi kiết già vị ấy du hành: "Vị ấy đi bằng cách ngồi kiết già. Như con chim có cánh: như con chim được trang bị đôi cánh. Một người muốn làm phép này thì phải đắc thiền về biến xứ đất và xuất thiền. Rồi nếu vị ấy muốn đi bằng cách ngồi xếp bằng, vị ấy phải làm công việc chuẩn bị và quyết định một khoảnh diện tích bằng một chỗ ngồi, để ngồi xếp bằng lên đó, và vị ấy phải làm quyết định như đã mô tả. Nếu vị ấy muốn đi bằng cách nằm, thì hãy định một vùng đất cỡ bằng cái giường. Nếu muốn đi bộ thì vị ấy định một khoảnh đất vừa một con đường và quyết định theo cách đã mô tả: "Hãy có đất". Ðồng thời với quyết định, nó biến thành đất.

99. Sau đây là kinh văn: "Ngồi kiết già, vị ấy du hành trong hư không như con chim". Bình thường, vị ấy là người đắc thiền về biến xứ đất. Vị ấy tác ý hư không. Sau khi tác ý vị ấy quyết định với trí: "Hãy có đất". Bèn là có đất. Vị ấy du hành (đi bộ), đứng, ngồi, nằm trong hư không, giữa trời. Cũng như kẻ bình thường không có thần thông đi đứng, ngồi, nằm ở trên đất, người có thần thông này cũng vậy, nhờ đạt được tâm tự tại, đi đứng, ngồi n?m, giữa hư không, giữa trời". (Ps .ii, 208)

100. Và một tỷ kheo muốn du hành trong không, phải là người đã đắc thiên nhãn. Tại sao? Tại vì trên đường có thể có núi, cây, v.v... do thời tiết sinh, hoặc do các loài rồng, Supannas, v.v... ganh ghét tạo ra. Vị ấy cần phải thấy được những vật này. Nhưng khi thấy chúng thì phải làm sao? Vị ấy phải nhập thiền căn bản và xuất, và làm việc chuẩn bị như "Hãy có hư không", rồi quyết định.

101. Nhưng trưởng lão Cula-Abhaya nói: "Chư hiền, có cần gì phải đắc thiền? Há tâm vị ấy không định tĩnh sẵn hay sao? Do đó, bất cứ khoảnh nào vị ấy đã quyết định 'Hãy có khoảng trống' thì bèn có khoảng trống. Mặc dù trưởng lão nói vậy, vấn đề này vẫn phải được đề cập như đã mô tả dưới thần thông đi không trở ngại xuyên qua vách, qua tường. Hơn nữa vị ấy còn phải là một người đã đắc thiên nhãn vì mục đích đáp xuống tại một chỗ vắng. Vì nếu vị ấy đáp xuống một chỗ công cộng, như ở hồ tắm hay một cổng làng, thì vị ấy bị một đám đông trông thấy. Bởi vậy khi nhìn thấy bằng thiên nhãn, vị ấy nên tránh một nơi không có khoảng trống, nên đáp xuống một khoảng trống.

102. "Với bàn tay, vị ấy sờ chạm mặt trăng, mặt trời, những vật có đại uy lực, đại uy thần như thế", ở đây "uy lực" của mặt trăng, mặt trời cần được hiểu là ở sự kiện chúng du hành trên một độ cao bốn mươi hai ngàn dặm, và "uy thần" của chúng là đồng thời chiếu sáng ba (trong bốn) lục địa. hoặc chúng có uy lực uy thần là vì du hành trên đầu và chiếu sáng như chúng thường làm. Vị ấy chạm, nắm lấy hay đụng phải, tại một chỗ. Sờ: là vuốt khắp mặt, như với một cái gương soi.

103. Thần thông này chỉ thành công nhờ thiền làm căn bản cho thắng trí; ở đây không có sự đắc thiền với một biến xứ nào đặc biệt. Vì Patisabhidà nói: "Với bàn tay... có đại uy thần." Ở đây người đắc thần thông này đã đạt đến tâm tự tại: tác ý đến mặt trời, mặt trăng. Sau khi tác ý, vị ấy quyết định với trí: "Nó hãy ở trong tầm tay ta". Và nó ở trong tầm tay. Hoặc đang ngồi hay nằm, vị ấy ấy lấy tay chạm sờ mặt trăng, mặt trời. Như người không có thần thông chạm, sờ một vật gì ở trong tầm tay, người có thần thông này cũng vậy, nhờ đạt đến tâm tự chủ, khi mgồi hay nằm, với bàn tay vị ấy chạm, sờ mặt trời mặt trăng. (Ps. ii, 208)

104. Nếu vị ấy muốn đi mà sờ chúng, vị ấy có thể đi và sờ. Nhưng nếu vị ấy muốn sờ chúng trong khi ngồi hay nằm, vị ấy quyết định: "Chúng hãy ở trong tầm tay." Rồi hoặc vị ấy sờ chúng khi chúng rụng trong tầm tay sau khi đã đến do mãnh lực của sự quyết định, như những trái dừa rơi khỏi cuống, hoặc vị ấy sờ bằng cách nới rộng tay ra. Nhưng khi vị ấy n?i rộng tay, thì nới rộng cái bị chấp thủ hay cái không bị chấp thủ? Vị ấy nới rộng cái không bị chấp thủ được hỗ trợ bởi cái bị chấp thủ.

105. Ở đây trưởng lão Tam Tạng Cùla-Nàga nói: "Này chư hiền, nhưng tại sao cái bị chấp thủ không trở nên nhỏ lại, hoặc lớn ra được? Khi một tỷ kheo đi ra qua một lỗ khóa, thì có phải cái bị chấp thủ biến thành nhỏ lại không? Và khi vị ấy biến hình lớn ra, thì có phải nó lớn ra như trong trường hợp trưởng lão Màha- Moggallàna?

106. Vào thời ấy khi gia chủ Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc) đã nghe đức Thế Tôn thuyết pháp, ông ta thỉnh Ngài: "Bạch Thế Tôn, xin mời Thế Tôn đến dùng cơm tại nhà con cùng với 500 tỷ kheo." Rồi ra về. Ðức Thế Tôn nhận lời. Khi đêm đã gần mãn, Ngài quán sát mười phương thế giới
vào lúc bình minh.Khi ấy Longvương Nandopananda hiện ra trong tầm trí giác của Ngài.

107. Ðức Thế Tôn quán sát Long vương, nghĩ: "Long vương này đã hiện đến trong tầm trí giác của ta, y có khả năng tu tập không nhỉ?". Rồi Ngài thấy rằng Long vương ấy có tà kiến, không tin tam bảo. Ngài quán sát thêm: "Ai có thể chữa trị cho y thoát ra khỏi ta økiến". Và thấy rằng trưởng lão Mục Kiền Liên có thể làm việc ấy. Rồi sau khi đêm đã gần sáng, sau khi làm vệ sinh, Ngài bảo tôn giả A Nan: "Này A Nan, hãy báo cho 500 tỷ kheo biết ta sắp đi thăm chư thiên".

108. Vào hôm ấy chư thiên có một cuộc tiệc tùng dành cho Long vương Nandopananda. Long vương đang ngồi trên một thiên tòa được che lọng trắng, được vây quanh bởi ba loại nhạc công và một đoàn long tùy tùng hầu tiếp Long vương đủ thứ ẩm thực đựng trong chén bát chư thiên. Khi ấy, đức Thế Tôn làm cho Long vương trông thấy Ngài, trong lúc Ngài du hành ngay phía trên cái tàng lọng của Long vương để tiến về cõi trời thứ 33, có 500 tỷ kheo theo hầu.

109. Lúc ấy tà kiến này khởi lên nơi Long vương: "A cái bọn thầy tu trọc đầu kia đang đi vào đi ra cung điện cõi trời 33 ngay trên đầu chúng ta. Ta nhất định không để cho chúng tung bụi bặm từ chân chúng lên đầu chúng ta". Nói rồi Long vương đứng dậy đi đến chân núi Tu di, biến mình nằm khoanh bảy vòng quanh núi. Y dương cái mồng ra che trên cõi trời Tam thập tam thiên và làm cho mọi sự ở đây trở thành không trông thấy được.

110. Ðại đức Ratthapàla bạch đức Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, khi đứng chỗ này, trước đây con thường trông thấy núi Sumeru và những thành lũy bao quanh, và cõi trời 33, và lâu đài Vejayanta, và cái cờ trên lâu đài ấy. Bây giờ, bạch đức Thế Tôn, vì nhân gì, duyên gì, con lại không thấy núi Sumeru, cũng không thấy... cái cờ trên lâu đài ấy?" - "Long vương tên Nandopananda đang tức giận chúng ta đấy, Ratthapàla. Nó đã cuộn mình quanh núi Sumeru bảy vòng với thân hình của nó, và đứng đấy che khuất chúng ta với cái mồng của nó, làm cho mọi sự tối đen." - "Bạch Thế Tôn, con sẽ trị nó". Nhưng đức Thế Tôn không cho phép.

111.Cuối cùng, tôn giả Moggallàna nói: "Bạch Thế Tôn, con sẽ trị nó". Ðức Thế Tôn cho phép, dạy: "Ðược, trị nó đi Moggallàna." Tôn giả bỏ hình ấy và biến thành một Long vương khổng lồ, vây quanh núi Tu di 14 vòng và đưa cái mồng lên trên cái mồng của Long vương kia, ép sát Long vương ấy vào núi Tu di. Long vương tung khói, trưởng lão nói: "Không chỉ có thân ngươi mới có khói, mà thân ta cũng có". Và Tôn giả phun khói. Khói Long vương phun ra, không làm cho tôn giả phiền hà nhưng khói của tôn giả làm cho Long vương rất bực. Rồi Long vương phun lửa. Lửa của Long vương không làm phiền tôn giả, nhưng lửa tôn giả làm cho Long vương buồn bực.

112. Long vương nghĩ: "Hắn đã ép sát ta vào núi Sumeru và phun cả khói lẫn lửa". rồi ông ta hỏi: "thưa Ngài, Ngài là ai?" - "Ta là Moggallàma, hỡi Nanda".- "Bạch Ðại đức, xin Ngài hãy trở lại hình dạng tỷ kheo của Ngài như cũ đi." Tôn giả bỏ hình dạng ấy, đi vào lỗ tai phải của Long vương và đi ra lỗ tai trái, rồi vào lỗ tai trái, ra lỗ tai phải; cũng vậy tôn giả đi vào lỗ mũi phải của Long vương rồi đi ra lỗ mũi trái, vào lỗ mũi trái ra lỗ mũi phải. Rồi khi Long vương mở miệng, tôn giả chui vào trong miệng ấy, và đi bách bộ lên xuống, qua lại trong bụng nó.

113. Ðức Thế Tôn dạy: "Moggallàna, Moggallàna, hãy coi chừng, con độc long này ghê gớm lắm" Trưởng lão nói: "Bạch Thế Tôn, bốn đạo lộ đưa đến thần thông đã được con tu tập, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được an lập, được củng cố, khéo hành trì. Con có the åtrị không những một Nandopananda, bạch Thế Tôn, mà một trăm, một ngàn, một trăm ngàn Long vương như Nandopananda. "

114. Long vương nghĩ: "Khi hắn vào chỗ đầu tiên, ta không trông thấy. Nhưng bây giờ chờ lúc hắn ra, ta sẽ tóm hắn giữa mấy cái răng nanh của ta mà nhai tuốt". Rồi y nói: "Ðại đức ơi, nào đi ra đi. Ðừng có tiếp tục quấy nhiễu tôi bằng cái cuộc đi lên đi xuống kinh hành trong bụng tôi như vậy". Vị trưởng lão đi ra và đứng ngoài. Long vương nhận ra ngài, và thổi một trận cuồng phong từ lỗ mũi phà ra. Vị trưởng lão bèn nhập tứ thiền, và trận cuồng phong không thể làm lay động dù chỉ một sợi lông trong thân ngài. Các tỷ kheo khác cũng có thể làm các thần thông từ trước cho đến lúc bấy giờ, nhưng ở điểm này, họ không thể nào nhập định với một phản ứng quá mau lẹ như thế, do đó mà đức Thế Tôn đã không cho phép họ trị Long vương.

115. Long vương nghĩ: "Ta đã không thể lay động dù chỉ một sợi lông trên thân vị tỳ kheo này, với trận cuồng phong từ lỗ mũi ta. Vị ấy là một tỷ kheo có uy lực lớn". Vị trưởng lão từ bỏ hình dạng ấy, và sau khi cải dạng thành một Supanna, Ngài đu?i theo Long vương, biểu diễn ngọn cuồng phong của Supanna. Long vương biến hình thành một Bà-la-môn trẻ, nói: "Bạch Ðại đức, con xin quy y Ngài", và đảnh lễ dưới chân tôn giả. Tôn giả nói: "Này Nanda, đức đạo sư đã đến, chúng ta hãy đến nơi Ngài." Như vậy, sau khi hàng phục được Long vương và tước hết nọc độc của nó, tôn giả đưa nó đến trước mặt Ðức Thế Tôn.

116. Long vương đảnh lễ Ðức Thế tôn và nói: "Bạch Thế tôn con xin quy y Ngài". Ðức Thế tôn dạy: "Mong ngươi được an lạc hỡi Long vương". Rồi Ngài đi v?i chúng tỷ kheo tùy tùng, đến nhà Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc) hỏi: "Bạch Thế tôn, sao Ngài đến muộn thế". - "Có một trận đấu giữa Moggallàna và Nandopananda" - "Bạch Thế tôn, ai thắng, ai bại?" -

"Moggallàna thắng, Nanda bị bại". Cấp Cô Ðộc nói: "Bạch Thế tôn, xin Thế tôn chấp thuận cho con được cúng dường bảy ngày liên tiếp, cho con được mừng trưởng lão suốt bảy ngày". Rồi trong bảy ngày liên tiếp, trưởng giả tiếp đãi trọng thể năm trăm tỷ kheo với Thế tôn dẫn đầu.

117. Vậy, chính ám chỉ đến chuyện này (nới rộng hình dạng) trong lúc hàng phục Long vương mà trên kia có nói "Khi vị ấy làm cho thân lớn, thì có phải nó liền lớn ra như trường hợp trưởng lão Mục Kiền Liên?" Mặc dù điều này được nói đến, các tỷ kheo vẫn nhận xét: "Vị ấy chỉ nới rộng cái không bị chấp thủ" Và chỉ có điều này là đúng ở đây.

118. Và khi vị ấy đã làm điều này, thì không những vị ấy chỉ có chạm sờ mặt trăng, mặt trời, mà nếu muốn vị ấy có thể biến chúng thành cái để chân, và gác chân lên chúng, hay làm thành cái ghế để ngồi lên, làm thành cái giường để nằm lên, làm thành tấm ván để tựa người lên đấy. Và như một người làm những người khác cũng làm như thế. Vì dù cho có nhiều trăm ngàn tỷ kheo làm như vậy và đều thành công cả, thì những vận hành của vừng nhựt nguyệt vẫn như cũ, cùng với ánh sáng của chúng. Vì cũng như khi một ngàn cái chảo đầy nước, và mặt trăng hiện ra trên cả ngàn cái chảo, thì vận hành của mặt trăng vẫn bình thường, và ánh sáng của nó cũng vậy. Thần thông này cũng thế.

119. Xa cho đến tận Phạm thiên giới: lấy Phạm thiên giới làm giới hạn. Vị ấy thực hiện sự làm chủ thân xác: ở đây, vị ấy tự chủ trong Phạm thiên giới với phương tiện thân xác. Ý nghĩa điều này cần được hiểu theo kinh văn như sau:

"Vị ấy làm chủ thân xác xa cho đến Phạm thiên giới, nếu người có thần thông này, sau khi đã đạt đến tâm tự tại (làm chủ tâm), muốn đi đến Phạm thiên giới, mặc dù xa, vị ấy quyết định về tính cách gần, "nó hãy gần", và nó gần thật. Mặc dù gần vị ấy quyết định là xa "Nó hãy xa". Mặc dù nhiều, vị ấy quyết định là ít, "Hãy có ít", bèn có ít. Mặc dù ít, vị ấy quyết định là nhiều "Hãy có nhiều". Và bèn có nhiều. Với thiên nhãn, vị ấy trông thấy hình dáng (thuộc sắc giới) của Phạm thiên. Với thiên nhĩ, vị ấy nghe tiếng nói của Phạm thiên ấy. Với tha tâm trí, vị ấy biết tâm của Phạm thiên ấy. Nếu người có thần thông này, sau khi đã đạt đến tâm tự tại, muốn đi đến Phạm thiên giới với một cái thân có thể thấy được, vị ấy đạt đến tưởng "lạc" tưởng "nhẹ" (dễ và mau) và đi đến Phạm thiên giới với một thân thấy được. Nếu người có thần thông ấy, sau khi đã đạt được tâm tự tại, muốn đi đến Phạm thiên giới với một thân vô hình (không thấyđược) thì vị ấy chuyển thân cho phù hợp với ý mình. Sau khi đã chuyển thân cho phù hợp với ý, vị ấy đạt đến tưởng lạc và tưởng nhẹ, và đi đến Phạm thiên giới với một thân vô hình. Vị ấy tạo ra một sắc thể thuộc sắc giới ở trước vị Phạm thiên ấy, do ý sanh, với tất cả chân tay, không thiếu một căn nào. Nếu người có thần thông ấy đứng...ngồi...nằm, hóa nhân cũng đứng, ngồi, nằm. Nếu người có thần thông ấy phun khói lửa, giảng nói pháp, nêu một câu hỏi, được hỏi một câu hỏi, trả lời... thì hóa thân cũng phun khói... trả lời câu hỏi. Nếu người có thần thông đứng với Phạm thiên ấy, nói chuyện đàm thoại với Phạm thiên ấy, hóa thân cũng đứng nói chuyện, đàm thoại với Phạm thiên. Bất cứ gì người có thần thông làm, hóa nhân ấy cũng làm y hệt. (Ps.ii, 809)

120. Ở đây, "Mặc dù xa, vị ấy quyết định lại gần", sau khi xuất khỏi thiền căn bản, vị ấy tác ý đến một cõi Phạm thiên hay cõi chư thiên rất xa, và nghĩ "Nó hãy gần". Sau khi tác ý và làm việc chuẩn bị, vị ấy lại nhập định và quyết định bằng trí "Nó hãy gần lại". Nó trở nên gần. Cũng một phương pháp giải thích ấy áp dụng cho những mệnh đề khác nữa.

121. Ở đây, ai đã làm cho một cái gì xa trở thành gần? Chính đức Thế tôn. Vì khi đức Thế tôn đi đến thế giới chư thiên sau khi làm hai phép lạ, Ngài đã làm cho Yugandhara và Simeru gần lại, và từ mặt đất Ngài đặt một chân lên Yugandhara và chân kia lên Sumeru.

122. Và còn ai khác nữa đã làm được việc ấy? Tôn giả Mục Kiền Liên. Vì khi tôn giả đang rời Xá vệ sau khi dùng ngọ xong Ngài đã rút ngắn đám đông dài 12 lý và con đường ba mươi lý dẫn đến đô thị Sankassa, và Ngài đến nơi cùng lúc ấy.

123. Lại nữa Trưởng lão Cùla- Samudda cũng làm như vậy trên đảo Tích lan, vào một thời đói kém, một buổi sáng nọ có 700 tỷ kheo đến viếng Trưởng lão. Trưởng lão suy nghĩ như sau: "Ở đâu một đoàn tỷ kheo đông nhiều có thể đi khất thực?" Ngài thấy không một nơi nào trên đảo Tích-lan có thể khất thực nhưng có thể có một nơi ở bên kia bờ, tại Pàtaliputta (Patna) Ngài bảo các tỷ kheo lấy y bát và nói: "Lại đây, chư hiền, chúng ta hãy đi khất thực". Rồi Ngài rút ngắn đất lại và đi đến Pàtaliputta. Các tỷ kheo hỏi: "Ðô thị này tên là gì, bạch đại đức?". - "Chư hiền, nó tên Pàtaliputta". "Pàtaliputta thì xa lắm, bạch đại đức?". "Chư hiền, các vị trưởng lão kinh nghiệm làm cho cái gì xa thành gần". "Vậy thì biển ở đâu đại đức?" - "Chư hiền, há các ngươi đã không đi qua một dòng nước xanh hay sao?" - "Bạch đại đức, có, nhưng biển thì rộng lớn chứ?" - "Chư hiền, những vị trưởng lão có kinh nghiệm có thể làm cho cái gì rộng lớn trở thành nhỏ hẹp".

124. Và trưởng lão Tissadatta cũng làm như vậy, khi ông đã đắp thượng y sau khi tắm rửa vào buổi chiều và ý nghĩ đi chiêm bái cây Giác ngộ khởi lên nơi ông.

125. Ai đã làm cho cái gì gần trở thành xa? Ðức Thế tôn. Vì mặc dù Angulimàla đang gần bên cạnh Thế tôn, Ngài làm cho ông ta cách rất xa (xem M. ii, 99).

126. Ai đã làm cho nhiều thành ít? Trưởng lão Maha-Kassapa. Vào ngày lễ ở Vương xá, có 500 thiếu nữ đang trên đường đi d? hội, và đem theo bánh "mặt trăng" (bánh đa). Chúng trông thấy đức Thế tôn mà không cho Ngài gì cả. Nhưng trên đường về, chúng gặp trưởng lão. Nghĩ rằng "Ngài là vị trưởng lão của chúng ta" chúng mỗi người lấy một cái bánh đem biếu trưởng lão. Trưởng lão mở bát ra và hóa phép làm cho chúng vào tất cả ở trong đó. Ðức Thế tôn đã ngồi xuống trước và đang đợi trưởng lão. Trưởng lão đem chúng đến trước mặt Thế tôn.

127. Trong câu chuyện về trưởng giả Illisa (Jà. i, 348), thì trưởng lão MahaMoggallàna làm cho ít thành nhiều. Và trong câu chuyện Kàkavaliya Ðức Thế tôn cũng làm vậy. Trưởng lão Maha-Kassapa, sau bảy ngày nhập định, đến đứng trước cửa nhà một người nghèo tên Kàkavaliya để chứng tỏ lòng chiếu cố đến người nghèo. Vợ ông ta trông thấy trưởng lão, và đổ vào bát ngài thức cháo chua không muối mà bà đã làm sẵn dành cho người chồng. Trưởng lão nhận lấy và đặt trong tay đức Thế tôn, đức Thế tôn quyết định làm cho cháo ấy đủ cho đoàn thể tăng chúng dùng. Những gì được mang đến trong một cái bát trở thành đủ dùng cho tất cả mọi người. Và vào ngày thứ bảy, Kàkaliya trở thành một triệu phú.

128. Và không những với trường hợp biến ít thành nhiều, mà bất cứ điều gì người có thần thông mong muốn, như làm cho ngọt thành không ngọt, không ngọt thành ngọt v.v... vị ấy đều có thể thành công. Vì sự việc đã xảy ra như vậy khi trưởng lão Maha-Amula thấy nhiều tỷ kheo ngồi ở bên bờ sông Hằng (ở Tích lan) đang ăn cơm trắng, vật duy nhất họ đã có được sau khi đi khất thực, Ngài bèn quyết định "Nước sông Hằng hãy trở thành bơ". Và Ngài ra dấu cho các chú tiểu đến lấy nước sông Hằng để vào bình bát, và đem đến cho chúng tỷ kheo. Tất cả chúng tỷ kheo ăn cơm ấy với bơ ngọt. 129. Với thiên nhãn: vẫn ở đây mà đuổi ánh sáng ra, vị ấy trông thấy sắc tướng của Phạm thiên. Và vẫn ở đây, vị ấy cũng nghe được âm thanh của Phạm thiên, và hiểu ý ông ta.

130. Vị ấy chuyển tâm mình theo thân mình: vị ấy chuyển tâm cho phù hợp với thân xác: lấy tâm của thiền căn bản, để tâm ấy lên thân xác mình, vị ấy làm cho sự vận hành của nó chậm lại cho phù hợp với vận hành của thân xác, vì cái kiểu của thân xác vận hành, thì chậm chạp.

131. Vị ấy đạt đến tưởng lạc và tưởng nhẹ: vị ấy đi đến, nhập, tiếp xúc với tưởng về lạc và tưởng về nhẹ phù hợp với tâm mà đối tượng là thiền căn bản. Và chính tưởng liên hệ đến xả được gọi là "lạc tưởng": vì xả được gọi là lạc bởi nó an lạc. Và chính tưởng ấy cần hiểu cũng được gọi là "tưởng nhẹ", vì nó đã được giải tỏa khỏi những triền cái và các pháp đối lập với nó khởi đầu bằng tham. Nhưng khi vị ấy đạt đến trạng thái này, thì cả đến thân xác vị ấy cũng trở nên nhẹ như bông. Như vậy, vị ấy đi đến Phạm thiên giới với một thân xác hữu hình nhẹ như một nắm bông gòn bay theo gió.

132. Khi đang đi như vậy, nếu muốn, vị ấy sẽ tạo ra một con đường giữa hư không nhờ biến xứ đất, và đi bộ trên đó. Nếu muốn, vị ấy quyết định với biến xứ hư không rằng "có hư không" và vị ấy đi qua hư không như một nắm bông gòn. Hơn nữa, ước muốn đi là thước đo ở đây. Khi có một ước muốn đi, một người đã làm quyết định ấy trong tâm có thể đi hiện hình thấy rõ, được mang đi bởi mãnh lực của quyết tâm giống như một mủi tên do nhà thiện xạ bắn ra.

133. "Vị ấy chuyển thân mình cho phù hợp với tâm của mình" vị ấy đem thân xác đặt trên tâm. Vị ấy làm cho nó đi nhanh cho phù hợp với vận hành của tâm, vì cái kiểu vận hành của tâm là nhanh.

Vị ấy đạt đến tưởng về lạc và tưởng về nhẹ: vị ấy đạt đến tưởng lạc và tưởng nhẹ phù hợp với tâm thần thông mà đối tượng của nó là cái thân xác. Những gì còn lại cần được hiểu theo cách đã mô tả. Nhưng ở đây chỉ có sự đi của tâm.

134. Khi được hỏi: "Khi vị ấy đi với một thân xác vô hình (không thể thấy) như vậy, thì vị ấy đi vào lúc tâm quyết định khởi lên, hay vào lúc nó trú, hay vào lúc nó diệt?" - Một vị trưởng lão đáp: "Vị ấy đi vào cả ba thời" - "Nhưng chính bản thân vị ấy đi, hay gởi một hóa thân do vị ấy tạo?" - "Vị ấy muốn làm thế nào cũng được cả." Nhưng ở đây, chỉ có sự đi của chính vị ấy là được nói trong bản kinh văn.

135. Do ý sanh: do ý (tâm) sanh, bởi vì nó được tạo bởi tâm ý trong sự quyết định. Không thiếu căn nào: đây là nói đến hình dáng, lỗ mắt, lỗ tai v.v... nhưng không có cảm tính trong một sắc pháp được tạo tác mà thành. "Ðiều này nên hiểu là hàm ý rằng, cũng không có nam nữ căn hay mạng căn nữa" (Pm. 398) Nếu người có thần thông đi lui đi tới, hóa nhân do người ấy tạo cũng đi lui đi tới v.v... tất cả điều này chỉ cho những gì một vị đệ tử Phật tạo ra, nhưng những gì đức Thế tôn biến hóa, thì làm theo những gì Ngài làm, mà cũng làm những việc khác nữa tùy ý thích của Thế tôn.

136. Khi người có thần thông này, trong lúc ở đây, thấy được một sắc pháp bằng thiên nhãn, nghe một âm thanh với thiên nhĩ, biết được tâm (người khác) với tha tâm trí, thì vị ấy không vận năng lực thân xác trong khi làm như vậy. Và khi vị ấy trong lúc vẫn ở nguyên chỗ này, đứng với Phạm thiên nói chuyện, đàm thoại với Phạm thiên, thì vị ấy không vận năng lực thân xác trong lúc làm như vậy. Và khi vị ấy làm quyết định được mô tả "mặc dù ở xa vị ấy quyết định lại gần", thì vị ấy cũng không vận năng lực thân xác trong khi làm như vậy. Và khi đi đến Phạm thiên giới với một cái thân xác có thể thấy được hay không thể thấy được, vị ấy không cần vận năng lực thân xác khi làm như vậy. Nhưng khi vị ấy bước vào quá trình khởi đầu là "Vị ấy tạo ra một sắc thân trước Phạm thiên ấy: do ý sanh", thì vị ấy vận dụng năng lực thân xác khi làm như vậy. Những gì còn lại được nói ở đây, là với mục đích nêu rõ giai đoạn đi trước giai đoạn vận dụng thân xác. Trước hết đó là (i) thành công do quyết định (đ.45)

137. Sự khác nhau giữa (ii) thành công kể như biến hình và (iii) thành công kể như thân do ý sanh là như sau: (xem đ.22 và 45-6).

(ii) Một người thực hiện một cuộc biến hình, cần phải quyết định về bất cứ gì vị ấy muốn, trong số những vật khởi đầu là sự xuất hiện (tướng) một đứa bé trai, mô tả như sau: "Vị ấy từ bỏ hình dáng bình thường của mình và hiện hình một cậu bé hay một Long vương (rắn), hay một quỷ Supanna (loài da xoa có cánh), hay một a-tu-la, hay Ðế thích, hay hiện hình một vị thiên thuộc Dục giới, hay hình Phạm thiên, hay hiện hình biển, hình một tảng đá, một con sư tử, một con cọp, một con báo, hay vị ấy bày ra một con voi, một con ngựa, một cỗ xe, hay vị ấy hiện hình một người lính đi bộ, hay hiện ra một cuộc bày binh bố trận". (Ps. ii, 210)

138. Và khi vị ấy quyết định, vị ấy nên xuất định từ thiền căn bản của thắng trí và có một trong những vật khởi đầu là biến xứ đất làm đối tượng, và vị ấy nên tác ý đến tướng của mình như là một cậu bé. Sau khi tác ý và làm công việc chuẩn bị xong, vị ấy nên nhập định trở lại rồi xuất định, và nên quyết định rằng: "Ta hãy thành một cậu bé thuộc mẫu người như vậy như vậy". Ðồng thời với tâm quyết định, vị ấy biến thành cậu bé, như Devadatta đã làm (Vin. ii, 185). Ðây là phương pháp trong tất cả trường hợp. Nhưng "vị ấy bày ra một con voi" v.v... được nói ở đây có nghia là bày ra một con voi, v.v... ở bên ngoài. Ở đây, thay vì quyết định "Ta hãy biến thành một con voi", vị ấy quyết định: Hãy có một con voi! Cũng tương tự như thế trong trường hợp con ngựa và những gì còn lại.

Ðây là thành công kể như sự biến hóa.

139. (iii) Một người muốn tạo thân ý sanh cần phải xuất khỏi định căn bản và trước hết tác ý đến thân xác theo cách đã mô tả rồi quyết định "Nó hãy rỗng ". Nó trở thành rỗng. Rồi vị ấy tác ý đến một thân xác ở bên trong thân ấy, và sau khi làm việc chuẩn bị theo cách đã nói, vị ấy quyết định, "Hãy có một thân khác bên trong thân này ". Rồi vị ấy kéo cái thân ấy ra như kéo một cây lau ra khỏi vỏ nó, như rút một cây gươm ra khỏi vỏ, như một con rắn lột xác ra khỏi vỏ. Do đó mà nói: "Ở đây, một tỷ kheo tạo ra từ thân này một thân khác có hình sắc, do ý sanh, với đầy đủ tứ chi, không thiếu căn nào. Giống như thế một người người kéo một cây lau ra khỏi vỏ nó, và nghĩ như sau: "Ðây là cái vỏ, đây là cây lau, cái vỏ khác,cây lau khác; chính từ cái vỏ mà cây lau được rút ra". (Ps. ii, 210) v.v... Và ở đây cũng như cây lau, v.v... là giống với cái vỏ, cũng vậy sắc thân do ý sanh cùng giống với người có thần thông, và ví dụ này được nói lên để chứng minh điều ấy. Ðây là thần thông kể như thân ý sanh.

Chương mười hai này, gọi là "Mô tả về thắng trí", trong Thanh Tịnh Ðạo, được soạn thảo vì mục đích làm cho những người lành được hoan hỉ.

Truyện convert hay : Độc Y Cuồng Phi: Tà Đế Thỉnh Tiết Chế

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện