‘’HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ, một phương thức làm việc nghe thì có vẻ hiệu quả và khá là thú vị, thường được sử dụng trong các cơ quan, đoàn thể hay một nhóm người trong việc cùng thực hiện một hoặc một vài mục tiêu nào đó. Đi kèm với nó là nghĩa hợp tác và phát triển. Thật là một ý nghĩa đẹp đẽ, bản thân nó vốn đã là một cụm từ hoa mĩ rồi.
Hầu hết ai cũng nghĩ thế nhưng đâu ai biết rằng bản chất của việc hoạt động tập thể này là lợi dụng lòng tốt, sự thương hại của người khác, lợi dụng sự giúp đỡ của nhiều người để thực hiện mục đích của bản thân một cách có tính toán, có thương lượng. Về cơ bản, những người đề ra các hoạt động tập thể thường lấy lí do là muốn tăng tinh thần đoàn kết, tạo sự nhịp nhàng được phát triển trong công việc giữa người với người để thực hiện, giải quyết vấn đề của mình một cách nhanh chóng.
Các trường học hiện nay thường cho học sinh hoạt động nhóm một cách đại trà để làm giảm đi sự khó khăn trong việc giảng dạy: thảo luận theo nhóm, thi đấu thể thao theo đội, học nhóm cùng khẩu hiệu ‘’đôi bạn cùng tiến’’, đi chơi theo nhóm để tăng thiện cảm giữa người với người hay chia nhóm để tham gia các hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức. Hoạt động cá nhân ít vậy sao, thời gian riêng tư ít vậy sao?
Tôi không hiểu làm như thế có đem lại hiệu quả gì đáng kể không nhưng việc nó làm hỏng tinh thần đoàn kết vốn có là cực kỳ cao. Khả năng khiến năng suất tăng có tỉ lệ thuận với số nhân công lao động là 50% hoặc thậm chí còn thấp hơn thế nhưng bản thân nó đem lại khá nhiều vấn đề. Khi nhóm làm việc không hiệu quả thì trách nhiệm sẽ do thành viên kém nhất nhận dù không biết nguyên nhân có phải do họ hay không. Nhưng khi một cá thể đem lại ý kiến có lợi cho nhóm thì thành tích đó sẽ được chia đều cho các thành viên. Bất ngờ nhất là khi có một người nhận ra điều đó rồi lên tiếng thì việc nổ ra xích mích do bất đồng quan điểm là rất cao. Nói tóm lại, hoạt động nhóm là thứ dễ dàng gây ra vấn nạn mất đoàn kết nhất. Nếu có một người quan niệm rằng làm việc kiểu này sẽ tạo ra hiệu quả tốt thì người đó hoàn toàn sai rồi đấy.
Nhìn chung việc thực hiện một công việc theo quy mô trên mức cá nhân không khác gì cách thức vận hành của Công Xã Nguyên Thủy cả, luôn tồn tại theo một bộ tộc, một bộ lạc. Người hiện đại, động vật tiến hóa nhất, linh trưởng thông minh nhất là loài luôn xử lí công việc với số lượng nhân công ít nhất chứ không phải di cư theo bầy đàn, chỉ cần cô độc một mình là ổn. Giống như tôi đây này, bị mọi người xa lánh nhưng không gây hại cho ai, cũng chẳng bị ai làm phiền. Cuộc sống như vậy mới là lí tưởng.
Tôi dừng tay, tay bấm cây bút lại vừa suy nghĩ về những gì mình đã viết với tâm trạng rất hài lòng. Bài văn tôi đang viết do cô Phương- giáo viên dạy văn của tôi đưa ra có nhan đề là: Hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về hiệu quả của cách làm việc theo tập thể hiện nay.
Nhắc tới hoạt động tập thể, tôi nhớ lại hôm đầu năm, cô Phương đã nói:
- Mới đây trường chúng ta sẽ sử dụng phương pháp giáo dục mới, trường ta sẽ tạo tối đa điều kiện cho các em có thể thuyết trình trước đám đông. Khi các em lên đại học, việc thuyết trình này là điều mà ai cũng phải thực hiện. Vậy nên nhà trường đã cho các em làm quen với cách học như vậy để sau này đỡ bỡ ngỡ.
Vậy nên từ hôm đầu năm đến giờ, những môn xã hội như Địa, Sử, Giáo Dục Công Dân, Công Nghệ chúng tôi đều phải chia nhóm để làm việc bằng cách soạn bài trên máy tính rồi đến tiết thì trình chiếu lên màn ảnh lớn hay còn gọi là máy chiếu. Cái ứng dụng đó tên là gì nhỉ? Power point thì phải. Tôi ngán ngẩm nhớ lại.
Mà vì sao phải làm điều vô nghĩa như thế chứ, đến lúc lên đại học rồi luyện tập không được hay sao? Đối với những người không học đại học như tôi thì điều đó thật tốn công vô ích. Tôi không gặp khó khăn gì trong việc thuyết trình trước đám đông cả vì khi tôi nói đâu có ai quan tâm. Cái tôi ghét là việc hợp tác để cùng thực hiện cơ. Mọi người trong nhóm luôn làm việc một mình mà không thông báo cho tôi biết. Không đúng, phải là họ bỏ mặc tôi lại một mình mới phải. Để rồi sau đó khi chấm điểm thì chỉ mình tôi không có mặt trong sổ chấm công hoặc dù có thì vẫn sẽ bị phê không làm gì rồi lại ôm về một điểm 0 tròn trĩnh. Dù sao tôi cũng đã quá quen với sự phân biệt đó rồi nên cảm thấy buồn chán chút thôi.
Thà rằng bị ghét trong sự tẩy chay mà im lặng còn hơn là khi lên tiếng, nguy cơ bị dính vào những vụ bắt nạt là rất cao. Hồi cấp 2 tôi đã từng trải qua nhiều rồi nên có thể gọi đó là kinh nghiệm, tiếng Anh là EXP nhỉ? Hãy gọi tôi là người từng trải đi.
◊ ◊ ◊
Nói sơ qua về bản thân thì tên cúng cơm của tôi là Lương Văn Minh, là Lương Văn Minh nha. Một vài kẻ xấu tính không biết cố ý hay hữu ý, thường gọi sai tên tôi là Dương Văn Minh. Làm ơn đừng gọi tôi như thế nữa, tôi còn yêu nước lắm, tôi còn run lên mỗi khi hát quốc ca cơ mà.
Nơi tôi đang theo học là trường THPT Trần Cao Vân, lớp 11A10. Trường có hai dãy nhà chính và hai dãy nhà phụ xếp thành hình chữ khẩu. Hai khu nhà chính gồm 3 tầng, mỗi tầng gồm 5 phòng học được chi đều cho 3 khối lớp. Hai khu nhà phụ, một khu là phòng thể dục thể thao xây liền phòng bảo vệ, kế đó là cổng trường; khu còn lại có 3 tầng gồm phòng giáo viên, phòng hội đồng vào một vài phòng thực hành cho các môn tự nhiên khác,… Sau 2 dãy nhà chính là nhà vệ sinh và căn tin. Kế nhà thể dục thể thao là bãi gửi xe của trường.
Cơ sở vật chất trong trường nhìn chung là khá ổn. Cách giáo dục ở đây không khác các địa phương khác cho lắm. Trường được xây dựng trên một quả đồi nhỏ gần biển nên không khí vô cùng dễ chịu. Thật là một nơi thích hợp cho việc học tập. Nhưng tôi vốn có học được gì ở trường đâu cơ chứ.
Tôi vốn dĩ không học ở đây từ khi chuyển cấp, thi vào trường chuyên cách đây không xa với số điểm vừa đủ đỗ. Những tưởng tôi đã có một tương lai sáng lạn nhưng ai ngờ vì một số lí do trong quá khứ, những lí do khiến cho tôi còn không dám nhớ lại, khiến cho tôi phải chuyển đến đây vào học kỳ II năm lớp 10. Dù vậy, tôi không thể ghét ngôi trường này được. Thậm chí tôi còn cảm thấy may mắn vì còn có chỗ dung thân trước nguy cơ bị đuổi học. Đây là nơi đã dang rộng cánh tay đón tôi vào, nên trong thâm tâm tôi vẫn dành 1 lòng biết ơn tương đối xâu sắc với ngôi trường cấp 3 này.
Bởi vì tôi chuyển đến trong khoảng thời gian có phần dở dang, cộng thêm việc bị nhét xuống lớp có thành tích yếu nhất khối do sơ yếu lí lịch quá tệ, do đó việc bị mọi thành viên trong lớp coi thường là điều hiển nhiên. Vì vậy nên các mối quan hệ nơi tôi cũng thưa thớt dần và giờ đây, việc những người thường giao tiếp với tôi chỉ tính bằng số đốt trên ngón tay. Nhưng việc họ nghĩ tôi bất tài vô dụng thì hoàn toàn đúng rồi đấy, đến tôi còn thấy tôi vô dụng đến tàn nhẫn cơ.
Đang mải mê nhìn ra cửa sổ vừa ngẫm nghĩ về những thăng trầm trong một năm vừa qua của cuộc đời mình thì đột nhiên, một cánh tay vỗ nhẹ vào vai khiến cho kẻ đang không phòng bị như tôi giật thót. Sau 0,5 giây định thần lại, tôi quay ra thì đứng đó là một người luôn sẵn sàng đặt cho tôi mọi câu hỏi chết người- cô Phương. Cô à, cô suýt chút nữa là con tim yếu đuối của em vỡ đấy.
Cô Phương là giáo viên dạy văn và cũng là giáo viên chủ nghiệm của tôi. Một người phụ nữ khoảng 30 tuổi một chút và đã có một cô con gái. Tuy vậy, thân hình của cô vẫn chuẩn đến từng milimet nếu không muốn nói là vòng nào ra vòng đấy. Với một dáng người cực đẹp, một khuôn mặt có thể nói là tuyệt sắc giai nhân, được xếp vào hàng hoa hậu trong trường. Đâu có ai nghĩ một người phụ nữ như thế này đã có con cơ chứ? Mái tóc đen dài ngày thường cô hay thả ngang lưng nhưng đến bây giờ tôi mới để ý, mái tóc đó đã được buộc lên từ khi nào càng làm tôn lên nhan sắc tự nhiên không chút chỉnh sửa của cô. Một vẻ đẹp khó có đối thủ như thế, tại sao cô lại đi làm giáo viên nhỉ, rồi học sinh nào sẽ tiếp thu được đây? Nếu có thể bỏ qua mọi định kiến xã hội thì em sẽ không ngần ngại nhảy vào và nói những lời đường mật nhất với cô luôn rồi, cô ơi. Nhưng ý chí mãnh liệt trong tôi đã đánh bại mọi dục vọng trần tục trong thân xác phàm nhân này, tôi thật là giỏi quá đi, có chăng tôi chính là thần thánh tái sinh, tiên nhân giáng thế, hãy gọi tôi là Đấng đi nào.
Trở lại với vấn đề chính, cô Phương đang đứng đó nhìn tôi mặt nghiêm nghị pha chút trêu đùa. Lúc này tôi thật sự không biết cô đang khó chịu hay đang dịu dàng nữa. Con người này