* Thành ngữ cổ có câu: “Thứ thời vụ giả vi tuấn kiệt”, thức thời là trang tuấn kiệt.
Câu nói này thường được mọi người hiểu là người có khả năng thích ứng với tình thế, nhận rõ sự việc lên xuống của thời đại, thì được xưng tụng là anh hùng hào kiệt.
*
...
Đem cho nhau một ít tương tư rồi tự ta lại tạo khoảng cách.
Ngắm nhìn khoảng cách tự tạo ra lại đem phiền não về mình.
...
Thanh xuân giống như trang giấy trắng tự ta vẽ lên màu mực, đừng cố gắng vẽ những thứ xấu xa lên đó mà hãy tự điểm tô điều tốt đẹp cho thanh xuân của mình.
"Có lẽ muốn tốt cho em thì chúng ta phải giữ khoảng cách rồi!"
Một đêm đầy sóng gió cứ thế trôi qua, mặt trời dần lấp ló hướng đông phía ngọn đồi đầy những cây cỏ dại, mang đến cho ta một ngày mới đầy năng lượng cùng nhiệt huyết.
Gia Hân hôm nay được đích thân Giai Thụy đưa về nhà, đi trên con đường toàn là cây cối.
Biệt thự nhà Giai Thụy ở một nơi rất hoang vu, cô không ngờ những nhà giàu thường có sở thích quái lạ như vậy.
Người bình thường sẽ cố gắng vươn lên những nơi đô thị mà sinh sống, còn gia đình cậu ấy lại đi về nơi đồi núi hoang vu như này.
Giai Thụy vừa lái xe vừa nhìn biểu cảm của Gia Hân, có lẽ cô ấy thấy lạ khi gia đình cậu lại sống ở những nơi như này.
Lúc nhỏ cậu cũng hay thắc mắc nhưng khi trưởng thành mới hiểu rõ dụng ý của cha.
"Cậu tò mò tại sao gia đình tớ lại sống ở nơi hoang vu này hả?"
"Tớ không có!" Gia Hân giật mình nhìn qua phía tay lái phủ nhận, không ngờ bản thân nghĩ gì lại bị cậu ấy nhìn thấu hết: "Chỉ là tớ thấy nơi đây thật yên bình nên có chút ngơ ngẩn thôi."
Giai Thụy lắc đầu cười tươi nói: "Đây chính là chỗ mà cha tớ quyết định sau khi chết sẽ được chôn cất tại nơi này."
Gia Hân trợn mắt to lên không tin vào những gì mình nghe được, lại không biết nên nói gì tiếp theo.
Cứ vậy cả hai cũng không nói gì thêm nữa, sau một hồi cuối cùng cũng đã đến nhà Gia Hân.
Gia Đình cô nhìn chung cũng gọi là khá giả, cha làm trong lĩnh vực xem đồ cổ và cầm đồ.
Nhưng cô lại không được chào đón ở gia đình này cho lắm, vì mẹ cô mất sớm cha cưới thêm một người vợ.
Người sau này đẻ cho cha cô một đứa con trai nên ông hết sức cưng chiều đứa con đó, Gia Hân thì lúc ấy đã trưởng thành nên sự yêu thương cha cũng không còn dành cho cô nữa.
Chuyện sẽ rất bình thường cho đến một ngày cha đi đến một nơi xa để xem đồ cổ cho khách, lúc ấy bà mẹ kế mới lộ rõ bộ mặt thật của mình.
Bị đối xử tệ bạc nhưng cô lại không dám nói cho cha mình biết, vì ông hết sức yêu thương hai mẹ con nhà bọn họ, nếu như cô lên tiếng nói thì ông sẽ cho là cô ghen tị với em nên đặt điều nói xấu.
Bị hành hạ ngần ấy năm cũng may vẫn còn bà nội ở bên, bà đã gần bảy mươi tuổi nhưng trí óc vẫn