Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Người đàn bà quê mùa dốt nát


trước sau

Tới bây giờ, bà Chu mới hoàn toàn tin tưởng hai thằng cháu bà học giỏi 8, 9 phần là giống mẹ.

Nhà họ Chu lấy đâu ra gen học vấn cơ chứ.

Nói đâu xa, nhóc Chu Hạ con vợ chồng thằng hai kia kìa, cũng đến trường cơ mà thành tích lẹt đà lẹt đẹt.

May còn có Nhị Oa kèm cặp chứ không thì một chữ bẻ đôi không biết. Khổ một nỗi là lười lắm, tan học buông cặp là tót đi chơi ngay, vẫn còn ham chơi chưa có tinh thần tự giác học tập, biết bao lần mẹ nó đuổi theo đánh cho mà chưa chừa. Suốt ngày mẹ nó mắng là học tốn tiền rồi hăm nếu không đạt thành tích là cho nghỉ học.

Thời này phải đạt được thành tích thì mới được lên lớp, nếu không nhất định sẽ bị lưu ban.

Thành tích của Chu Hạ không tới mức lưu ban, nhưng để so sánh với Nhị Oa vẫn còn kém xa lắm.

Bước vào thu hoạch vụ hè, Lâm Thanh Hoà nơi lỏng tiến độ học tập một chút. Sách giáo khoa tiểu học và sơ trung cô đã thuộc nằm lòng, tất cả lý thuyết đều hiểu cặn kẽ. Cao trung thì đã xong kiến thức năm nhất, giờ chỉ còn học kiến thức năm hai nữa là hoàn thành. Thời gian từ giờ tới cuối vụ còn nhiều, từ từ đọc vẫn kịp.

Ôn tập quan trọng nhưng chồng vẫn quan trọng hơn. Vụ mùa bận rộn, tất nhiên phải ưu tiên bồi dưỡng cho anh chứ. Bắt đầu vào vụ, mỗi ngày cô đặt thêm một chai sữa bò để làm màn thầu sữa bò cho ông Chu và Chu Thanh Bách ăn sáng.

Một ngày ba bữa, thức ăn thay đổi phong phú. Giữa chưa còn có chè đậu xanh giải nhiệt.

Coi như mọi người bình an vượt qua vụ hè cực nhọc.

Nhưng không phải tất cả mọi người đều bình an như nhà cô. Đại Ni, con gái lớn nhà chị cả Chu bị cảm nắng. Lâm Thanh Hoà đưa thuốc sang, chị cả bảo trả tiền nhưng cô không nhận.

Đại Ni đã bước vào tuổi cập kê. Nghe bà Chu kể thời gian gần đâu chị cả Chu đã bắt đầu nhờ người mai mối.

Tảo hôn rất phổ biến ở thời này. Những cô gái 16 tuổi giống như Đại Ni là đã rục rịch mai mối coi mắt, nếu ưng ý thì hai nhà hứa hôn rồi đợi tới vừa đúng 18 tuổi xuất giá về nhà chồng.

Sau khi hứa hôn, không cần cha vợ tương lai mở miệng, con rể sẽ tự thân tới cửa xin làm giúp công việc.

Kết thúc vụ hè, chị cả Chu cũng đã nhắm được mối ưng. Chính là con trai nhà họ Vương sinh sống ngay trong thôn này.

Chu gia thôn bao gồm 2/3 người mang họ Chu và 1/3 còn lại là những dòng họ khác.

Đối tượng của Chu Đại Ni lớn hơn con bé một tuổi, năm nay 17, người ngợm không cao to lắm, tầm 1m7, gia cảnh không tồi.

Vương gia con cái không đông, chỉ có 2 người con, một người đã gả ra bên ngoài, giờ chỉ còn độc một thằng con trai ở nhà nên được ở riêng một phòng.

Hai nhà đã ngầm qua lại từ lâu nhưng vì hai đứa trẻ còn nhỏ nên chỉ hứa miệng, đợi chúng tới tuổi mới tiến hành hôn sự.

Việc này không có gì là lạ, ở thời này nó chính là xu thế, vô cùng thịnh hành.

Trong lòng Lâm Thanh Hoà có chút bâng khuâng, trẻ quá, mới 16 tuổi đầu, đang trong độ tuổi đẹp nhất của đời người con gái, đáng lẽ có thể tung tăng cắp sách tới trường với đầy hoài bão và mộng mơ…đằng này lại bước vào cuộc sống hôn nhân với sự ngô nghê và non nớt.

Tuy nhiên cô chỉ nghe cho biết chứ không tham gia vì Đại Ni là con gái chị cả Chu. Ngay cả bà nội cũng không có quyền can thiệp huống hồ một người thím dâu như cô.

Cũng may chị cả Chu có mắt nhìn người, chọn được nhà chồng tốt cho con gái.

Gặt hái xong là tới tiết mục phân lương.

Cũng giống như năm rồi, từ sớm Lâm Thanh Hoà đã chạy qua phân phó cậu ba Lâm thu mua lương thực thôn bên đó, tiện thể mang hai bộ quần áo cũ của Chu Thanh Bách cho cậu ấy.

Tuy là quần áo cũ nhưng chỉ có 4, 5 cái mụn vá, vẫn còn mặc tốt.

Cậu ba Lâm thu mua được không ít lương thực.

Bên này, vì cha mẹ chồng đã biết chuyện nên Lâm Thanh Hoà không cần kiêng dè gì nhưng cô vẫn biết chừng mực, tránh bà con chòm xóm sinh nghi.

Thu mua xong hết lương thực, Lâm Thanh Hoà yên tâm chuẩn bị đi Công xã ứng tuyển vị trí giáo viên toán học sơ trung.

Tham dự kì thi lần này còn có một người…đó chính là tra nam Trần Sơn.

Nhìn thấy Chu Thanh Bách đèo Lâm Thanh Hoà đi tới, Trần Sơn sững sờ ngây ngốc mất một lúc. Trước đây hắn có ý đồ với Lâm Thanh
Hoà nhưng chưa gì đã bị cô xả cho một trận vuốt mặt không kịp. Không những không chừa đường lui cho hắn mà còn châm chọc đủ kiểu.

Thấy Lâm Thanh Hoà xương quá cho nên hắn đã phai nhạt tâm tư. Tuy rằng vẫn ngày đêm nhớ mong vẻ ngoài xinh đẹp của cô nhưng thú thực hắn không có gan giở trò dưới mí mắt người đàn ông tên Chu Thanh Bách.

Không chỉ có mình Trần Sơn, những người khác cũng nhìn thấy Lâm Thanh Hoà.

Ở cái thôn này, Chu Thanh Bách và Lâm Thanh Hoà cũng được coi là người nổi tiếng.

Đặc biệt là Lâm Thanh Hoà, danh tiếng “người đàn bà phá của” vang dội khắp làng trên xóm dưới, bao năm nay chưa có ai soán ngôi. Vang dội như thế, làm gì có ai không biết cô cơ chứ?

Nhưng mà “người đàn bà phá của” tới trường học làm cái gì?

“Khụ Khụ” Hiểu trưởng kinh ngạc, thật là ngoài ý muốn, haizz…Ông ta không nghĩ Chu Thanh Bách thật sự đưa vợ tới thi tuyển giáo viên.

Hiệu trưởng hắng giọng rồi tuyên bố: “Đúng nửa tiếng nữa sẽ chính thức bước vào kì thi. Bên trong phòng các giáo viên đang tiến hành sao chép đề thi. Lần này chúng tôi chỉ chọn ra hai người ưu tú nhất. Người đứng thứ nhất sẽ được bổ nhiệm làm giáo viên chính thức. Đãi ngộ của giáo viên chính thức như thế nào, không cần tôi nói tin chắc các vị cũng đã rõ. Người xếp vị trí thứ hai sẽ được giữ lại làm giáo viên dạy thay, mỗi tháng 6 đồng và 3 phần công điểm.”

Mọi người xôn xao, bất ngờ quá, vốn tưởng chỉ có một vị trí, không ngờ hôm nay lại có thêm một vị trí nữa.

Lâm Thanh Hoà an tâm hơn nhiều, tốt quá, nếu không giành được vị trí thủ khoa thì ít nhất cũng phải lấy được á khoa chứ.

Chu Thanh Bách không về ngay mà đứng ở cổng trường chờ vợ.

Rất nhanh, toàn bộ đề thi đã được sao chép xong.

Mọi người xếp hàng chuẩn bị vào phòng thi, tổng cộng hôm nay có 18 người tham gia.

Bài thi chia làm hai phần: Phần chính là Toàn học, phần phụ là Ngữ văn.

Bởi vì nếu bên trên đột xuất có yêu cầu luân chuyển công tác thì các giáo viên trong trường phải tạm thời đứng ra dạy thay bất kỳ lớp nào, cho nên giáo viên dạy Toán nhưng vẫn phải có trình độ Ngữ Văn nhất định.

Đọc lướt một lượt đề bài, Lâm Thanh Hoà rất bình tĩnh, không hề bối rồi dù chỉ một chút vì đề quá dễ, toàn bộ đều là kiến thức cơ bản không hề có một tí kiến thức nâng cao nào. Xét về tính đánh đố và lắt léo thì không bằng đề bài cô thường ra cho Đại Oa ở nhà.

Tốc độ rất nhanh, Lâm Thanh Hoà chỉ dùng nửa giờ là hoàn thành xong phần Toán học.

Cô chuyển qua phần Ngữ văn.

Viết văn hơi tốn thời gian một chút vì đề thi yêu cầu viết một bài luận dài 500 chữ về chủ đề “Tiến lên”

Vừa nhìn đề, trong tích tắc Lâm Thanh Hoà đã triển khai xong những ý chính cần phải viết.

Thật ra thì đường hướng phát triển đất nước trong tương lai, thế cục sẽ đi về đâu…Lâm Thanh Hoà cô thừa biết nhưng ngặt một nỗi không dám viết.

Cô tập trung đào sâu vào sự tiến bộ, ca ngợi cuộc sống nhân dân sẽ ngày một tốt đẹp hơn, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Toàn bộ bài viết đều thống nhất đi theo luận điểm này, bám sát chủ đề, văn phong mượt mà mạch lạc, lối viết hấp dẫn trôi chảy dẫn dắt người đọc say mê cuốn hút.

Kết quả, không chỉ môn Toán mà cả môn Ngữ Văn, Lâm Thanh Hoà đều đạt điểm tuyệt đối, bài thi không có bất kỳ một lỗi sai nào. Hoàn hảo!

Cầm bảng thành tích, ông hiệu trưởng kinh hãi.

“Không thể nào, chuyện này quá vô lý. Một người đàn bà quê mùa dốt đặc cán mai làm sao có thể giành được thứ hạng thủ khoa chứ!” Một nam thanh niên trí thức sau khi thấy tên mình xếp ở vị trí thứ 3 thì không phục, vô cùng bất mãn buông lời nghi ngờ nhưng thái độ lại chắc như đinh đóng cột ám chỉ Lâm Thanh Hoà và trường sơ trung Công xã có gian lận.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện