Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Không giương oai không được


trước sau

Chu Thanh Bách từ Chu gia trở về chưa bao lâu, chỉ kịp uống chén canh gừng vợ nấu đã phải chạy qua nhà đại đội trưởng.

Lâm Thanh Hoà không câu nệ mấy chuyện này, cô tiện tay mang cái chén đi rửa.

Đêm qua tuyết lớn như thế, uống một chén canh gừng nào có đủ, vì thế nhân lúc Chu Thanh Bách qua Chu gia, Lâm Thanh Hoà ở nhà nấu thêm một ít không chỉ cho mình Chu Thanh Bách mà còn cho cả ba thằng nhóc con uống nữa. Tuy nhiên chén của bọn chúng được ưu tiên thêm một chút đường đỏ, bằng không đừng hòng chúng chịu uống canh gừng cay nồng.

Cô cũng uống một chén. Trời lạnh uống chén canh gừng ấm sực cả người.

Hiện tại trong nhà có bếp lò nên nấu nướng rất tiện. Giao Tam Oa cho Đại Oa và Nhi Oa trông, cô lấy khoai tây ra gọt vỏ.

Trưa nay sẽ ăn khoai tây hầm thịt ba chỉ và canh tôm khô. Làm đơn giản hai món vậy là được rồi.

Rổ thịt heo này một phần là hôm qua mua ở chỗ chị Mai, còn lại phần nhiều là “mua” ở chỗ đặc biệt. Ba cân thịt ba chỉ, vài cân xương sườn, nếu tiết kiệm thì cũng phải ăn được trong một khoảng thời gian.

Ví dụ như nấu món khoai tây hầm thịt ba chỉ hôm nay, thịt ba chỉ thái mỏng nhìn thì có vẻ nhiều nhưng cùng lắm là ba lạng không thể hơn được.

Bỏ chút chút mỡ heo xào lên, thơm nức mũi.

Canh tôm khô thì lại càng đơn giản, loáng cái là xong.

Lâm Thanh Hoà sơ chế nguyên liệu xong, ngẩng đầu xem giờ thấy vẫn còn sớm.

Trong nhà có một cái đồng hồ treo tường. Cái này là nguyên chủ mua về, cô ta tích cóp không ít công nghiệp phiếu cộng với ba tháng tiền trợ cấp của Chu Thanh Bách mới mua được.

Bây giờ Lâm Thanh Hoà cũng thuộc diện ngồi mát ăn bát vàng, đương nhiên không thể không tiếp nhận thanh danh thúi hoắc “bà mẹ phá của” mà nguyên chủ để lại.

Lâm Thanh Hoà đi tới phòng mình nhìn thoáng qua các loại vật tư, cũng may cô có linh cảm nên đã chuẩn bị trước mọi thứ lu gạo, lu mì, ấm sành trứng gà đều đầy tràn, đảm bảo đủ ăn trong một thời gian dài.

Nhưng cái làm cô hài lòng nhất chính là ba ngàn đồng với một bó phiếu mà Chu Thanh Bách mang về.

Sang năm Chu Thanh Bách xuất công, tới lúc ấy nhà cô sẽ được tính đầu lương, sức Chu Thanh Bách khẳng định có thể lấy được mười phần công điểm, vì thế Lâm Thanh Hoà không lo sẽ phải tiêu đến tiền.

Đồ gia dụng trong nhà tương đối đầy đủ, không cần thiết phải đi huyện thành mua thêm cái gì nữa. Trước đó trong túi cô có hai trăm đồng, cộng thêm tiền Chu Thanh Bách mới mang về nữa, hiện tại toàn bộ gia sản là ba ngàn hai trăm đồng, số tiền này nhất định phải tiết kiệm lên, đợi thời cơ tới thì lấy ra khởi nghiệp. Bằng không tới lúc nhìn đâu cũng thấy cơ hội làm giàu mà không có một đồng tiền vốn thì chỉ có nước khóc.

Đang lúc Lâm Thanh Hoà lập kế hoạch thì bà Chu tới.

Mắt thấy mẹ chồng, Lâm Thanh Hoà vội vàng xị mặt ra một đống.

Đối với Chu Thanh Bách cô có thể vờ vịt tượng trưng cho qua chuyện bởi thời gian hai người ở bên nhau không nhiều. Nhưng với bà Chu thì tuyệt đối không thể qua loa, mọi người sinh sống trong cùng một thôn, tính nết thối nát của nguyên chủ thế nào bà Chu là người rõ hơn ai hết.

Bà Chu hết sức dè dặt cất tiếng: “Con dâu tư à, con đã biết chuyện thằng tư xuất ngũ chưa?”

Làm gì có nhà nào mẹ chồng nuông chiều con dâu tới mức này cơ chứ, mất hết cả uy nghiêm của người làm mẹ chồng, Lâm Thanh Hoà nhìn không nổi luôn nhưng đã giả bộ thì phải giả bộ cho trót, Lâm Thanh Hoà ưỡn ngực không kiêng dè nói: “Xin hỏi mẹ có ý gì? Mẹ tới đây để cười nhạo tôi sao, muốn cười nhạo thì cứ cười nhạo đi, dù sao thì tôi sẽ không chấp nhận sống cuộc sống như thế này, vừa hay tới lúc thu dọn đồ đạc về nhà mẹ đẻ.”

Không kêu gào không khóc lóc chứng tỏ sự tình vô cùng nghiêm trọng. Bà Chu vội vàng lựa lời khuyên nhủ: “Vợ thằng tư à, con bình tĩnh lại, tuyệt đối đừng xúc động nha. Con nghĩ xem mấy đứa Đại oa đã lớn như vậy rồi con đành lòng bỏ chúng nó

lại mà đi hay sao? Dù thằng tư đã xuất ngũ nhưng với năng lực của nó chắc chắn sẽ chu cấp đầy đủ cho bốn mẹ con con. Mẹ đã nói chuyện với nó rồi, bắt nó phải đối xử tốt với con, con không cần phải thay đổi gì cả, trước kia thế nào thì giờ cứ như vậy. Sau này con cũng không cần xuống ruộng, mọi việc cứ giao hết cho thằng tư.”

Những lời này bà đã soạn trước khi tới đây để hoà giải không khí cho vợ chồng thằng tư.

Giây trước giây sau đã trở mặt khóc lóc ầm ĩ ngay được, Lâm Thanh Hoà vừa khóc vừa nói: “Con trước kia thế nào? Gả cho anh ấy bao nhiêu năm, mang tiếng có chồng mà sống khác gì bà quả phụ không? Vì cái gì mà con phải chịu đựng như thế, con tưởng mọi người đều hiểu chứ. Bây giờ anh ấy cứ như vậy trắng tay quay trở về, còn muốn bàn bạc cái gì nữa, không có cửa đâu!”

Cảnh này quá xuất thần rồi, diễn xuất và lời thoại quá tội nghiệp luôn. Cô không cố tính làm vậy đâu nhưng trong tình thế này không giương oai thì không được nha. Nếu không có màn đánh phủ đầu này thì nhất định bà mẹ chồng sẽ bắt cô lội xuống ruộng làm việc cho mà xem, hơn nữa bà còn cho rằng đó là chuyện đương nhiên, cô bắt buộc phải làm.

Haizz, ở đời ấy mà, người lười biếng quanh năm đột xuất cần mẫn một chút sẽ được mọi người khen ngợi không ngớt, nhưng người nào vốn chăm chỉ trước giờ mà tự nhiên làm biếng một tí thôi thể nào cũng ăn đủ những lời chê bai dè bỉu không ngờ thế này không ngờ thế nọ. Sự thật luôn phũ phàng như thế!

Lâm Thanh Hoà cô không muốn làm loại người thứ hai mà cô cũng chẳng làm nổi loại người thứ hai. Vì thế nhân cơ hội này cô phải triệt để khiến cho ông Chu bà Chu chung thuỷ với suy nghĩ rằng chỉ cần cô chịu ở lại chăm sóc tốt cho Chu Thanh Bách cùng ba đứa cháu nội là ông bà đã thắp nhang cảm tạ trời đất rồi. Chỉ có như vậy thì họ mới cảm thấy việc cô chịu ở lại là may mắn mà không nhắc mãi tới vấn đề con dâu lười biếng ném hết mọi việc cho con trai.

Quan trọng là việc này rất phù hợp với hình tượng từ trước tới giờ cô xây dựng.

Bà Chu càng lúc càng rối, liên tục vừa khuyên giải vừa an ủi: “Con nói như vậy sao được a, thằng tư là người tốt, con gả cho nó đâu có thiệt gì….”

Lâm Thanh Hoà trực tiếp đánh gãy lời bà: “Là nhà họ Chu không thiệt mới đúng, người con dâu như con đây sinh cho Chu gia ba thằng cháu trai, ba người con dâu kia gộp lại cũng không bằng một mình con. Con trẻ tuổi đã gả qua đây, vậy mà chồng đi biền biệt hết năm này qua tháng nọ. Lấy nhau bao nhiêu năm, thử hỏi số ngày anh ấy ở nhà đã bằng một tháng chưa? Sống như thế có khác gì một người vợ chết chồng hay không? Rốt cuộc ai mới là người phải chịu thiệt đây?!”

Bà Chu vội vàng giải thích: “Mẹ không phải có ý này, thằng tư xuất ngũ nhưng tuyệt đối sẽ không để con chịu uỷ khuất. Mẹ của Đại Oa à, con đừng nên xúc động rồi làm việc gì dại dột nha con!”

Lâm Thanh Hoà xấu hổ lắm rồi nhưng vẫn cố giả vờ buồn bực: “Còn nói không làm con uỷ khuất? Con uỷ khuất sắp chết rồi đây này. Bây giờ anh ấy xuất ngũ, từ nay về sau con làm gì còn mặt mũi gặp ai nữa? Mọi người trong thôn chắc chắn sẽ chê cười sau lưng con. Mà đừng nói ai cho xa lạ, ngay cả chị dâu hai cũng sẽ hả hê vì con gặp hoạ, ở sau lưng chẳng biết châm chọc con tới mức nào đâu.”

Bà Chu gấp gáp: “Sẽ không, sẽ không. Chị dâu hai của con tuy thích hóng chuyện thiên hạ nhưng đối với con nó tuyệt đối không dám.”

Có ai không biết bản lĩnh vợ thằng tư chứ, vợ thằng hai có lần nào chiếm được ưu thế đâu.

“Có cái gì mà chị ta không dám, trước đây chị ta khách khí với con là vì nể mặt cha Đại Oa ở trong quân ngũ, chị ta muốn cho con trai mình sau này có một chỗ dựa vững vàng nên mới không dám. Bây giờ tình thế thay đổi, chị ta không dám mới là lạ.”

Lâm Thanh Hoà lại tiếp tục vòng về đề tài cũ: “Mẹ không cần khuyên con nữa, chuyện này con tuyệt đối không bỏ qua cho Chu Thanh Bách đâu.”

“Nhưng mà trên người thằng tư có thương tích. Con đừng cứ mãi như vậy khiến nó dưỡng thương không tốt, lưu lại di chứng gì thì sao.”

Lâm Thanh Hoà nghe vậy vẫn kiên quyết ném xuống một câu cạn tàu ráo mán: “Liên quan gì tới con!”




trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện