Người nông thôn thích trồng cây ở trước và sau nhà, trước cửa nhà nào cũng có vài cây ăn quả.
Lúc này, mọi người đều mở toang cửa, đàn ông sửa chữa nông cụ trong sân, phụ nữ cùng con cái hái trái cây trước cửa.
Đại đội trưởng chỉ nói chưa thu hoạch hoa màu trên ruộng vội, chứ không nói họ không được tự hái cây ăn quả của mình.
Vì vậy, trước khi vụ thu hoạch lớn bắt đầu, trong thôn đã bận rộn không ngớt tay.
Bọn trẻ chạy toán loạn như khỉ trời, cũng không kêu đói bụng, vội vã trèo lên cây, tìm một cành cây ngồi xuống, vừa hái vừa ăn.
Mấy người phụ nữ ngẩng đầu chờ nhặt trái cây, nhìn đám trẻ ăn mà chảy nước miếng, có mấy cô gái chịu không nổi cũng trèo lên luôn.
Những người đàn ông ở trong sân vừa làm việc vừa mắng bọn họ không biết giấu đồ ăn, cũng không nhịn được mà cười.
Đã lâu rồi họ không thấy được cảnh tượng rộn rã này.
Triệu Phượng Tiên không hiểu những đạo lý lớn, nhưng thấy rằng có đồ ăn không cần chịu đói nữa, trong lòng cô hạnh phúc hơn bất cứ điều gì khác.
Về phần đứa cháu gái nhỏ mang theo tất cả những thứ này, cô đã hạ quyết tâm cưng chiều con bé như bảo bối, đến con riêng của cô cũng phải ngồi ở hàng sau.
Mang theo suy nghĩ như vậy chẳng mấy chốc cô đã đến từ đường, đằng trước là một cái sân kiểu cũ với hai lối vào và mặt tường loang lổ.
Nói là từ đường, nhưng thực chất đã được sử dụng như một trường học từ lâu.
Khi cuộc đàn áp mê tín phong kiến bắt đầu, cấp trên không cho phép tổ chức các hoạt động thờ cúng tổ tiên, cái sân này là từ đường của dòng họ Lý thị trong phạm vi vài dặm, nên nó suýt nữa bị những người chống mê tín phong kiến phá hủy.
May nhờ có ông Lý cái khó ló cái khôn suy nghĩ chu toàn, cứu được từ đường bằng cách biến thành trường tiểu học của thôn.
Triệu Phượng Tiên mang đào tươi và táo ta vào, ông Lý bảo mọi người vừa ăn vừa nói