Trong rương ngoại trừ bảo vật, còn có một cuốn sổ tiết kiệm.
Thời đại này, các doanh nghiệp liên doanh đều áp dụng chính sách "tứ mã phân phúc", "tứ mã" chính là thuế thu nhập quốc gia, quỹ dự phòng doanh nghiệp, chi phí phúc lợi của công nhân và cổ tức bằng vốn.
Sau khi xưởng may của cha Tần liên doanh, ông ấy trở thành giám đốc của một nhà máy quốc doanh, thuộc về tầng lớp quản lý, hàng năm được hưởng 20% lợi nhuận của phân xưởng may.
Hai năm sau, chính sách đã được thay đổi thành lãi suất cố định 5% mỗi năm, nghĩa là cổ tức hàng năm là 5% lợi nhuận, kéo dài mười năm, đến năm sáu mươi sáu mới kết thúc.
Nói cách khác, trong mười hai năm, nhà họ Tần đều nhận được hoa hồng của nhà máy dệt.
Số tiền bên trong sổ tiết kiệm chưa từng bị động vào, chỉ có doanh thu, không có sổ sách rút ra, số dư còn lại tổng cộng là hơn bảy trăm năm mươi nghìn nhân dân tệ.
Ở niên đại này, không thể nghi ngờ nó là một khoản tiền lớn tương tự như số thiên văn.
Nhưng hiện tại lại là thời đại của tem phiếu, chỉ có nhiều tiền thôi cũng không có quá nhiều tác dụng.
Không biết năm đó cha Tần đã nghĩ gì mà tài khoản chia hoa hồng lại mở trên danh nghĩa của Tần Hàn Thư.
Tần Hàn Thư biết mình có tiền, cho nên hôm qua mới dùng tiền không kiêng nể gì cả như vậy.
Lúc trước bởi vì Tần Hàn Thư còn nhỏ, sau khi cha Tần mất, sổ tiết kiệm vẫn luôn do Dương Ái Trinh cất giữ, hóa ra nó cũng bị bà ta giấu vào trong hầm ngầm.
Trước mắt người nhà họ Hồ vẫn không biết về căn hầm bí mật này.
Có thể là Dương Ái Trinh sợ bị người khác phát hiện ra những đồ cổ trong hầm ngầm, cũng có thể là bà ta còn đang đề phòng người nhà họ Hồ.
Nhưng mà khi cha Tần qua đời, trong xưởng cho ba ngàn tiền trợ cấp, cộng với tiền lương ba năm của ông ấy, số tiền này đã bị Dương Ái Trinh dùng để tiêu xài thường ngày trong nhà hết.
Hơn phân nửa tiền lương của Hồ Đại Dũng và Hồ Binh Binh đều được giao cho bà cụ Hồ, số tiền kia đã bị Dương Ái Trinh tiêu gần hết, chẳng lâu sau sẽ động đến số tiền bên trong sổ tiết kiệm.
Tần Hàn Thư căm hận thu hết