Trên bàn ăn nhà họ Nguyễn có chín người ba thế hệ chen chúc ngồi ăn với nhau.
Sau một đêm nửa ngày, có vẻ như Nguyễn Khê đã hơi thích ứng được với ngôi nhà mới này rồi. Nhưng chuyện khác cô không lo lắng được hết, trong lòng thầm nghĩ, trước hết tìm thầy cái đã, thế là cô vừa ăn cơm vừa hỏi bà nội Lưu Hạnh Hoa: “Bà ơi, trên núi Phượng Minh chỉ có một thợ may thôi sao?”
Lưu Hạnh Hoa đáp: “Đúng vậy, là một thợ may già, người đó ở ngay dưới thôn Kim Quan.”
Thím hai Tôn Tiểu Tuệ vô cùng nhạy cảm, vội hỏi: “Tiểu Khê, mày hỏi chuyện này làm gì? mày muốn may quần sao sao? Nhà ta không có tiền để cắt vải, mấy bộ quần áo được gửi đến đều mang phong cách phương tây, thợ may già chỗ chúng ta không làm được kiểu dáng đó đâu.”
Nguyễn Khê để tâm đến bà ta, vừa ăn cơm vừa lắc đầu: “Con không muốn may quần áo, con muốn học may quần áo.”
Nghe thấy vậy, mấy người ngồi trên bàn đều vô cùng sửng sốt nhìn về phía Nguyễn Khê.
Ông nội Nguyễn Chí Cao nghi hoặc lên tiếng: “Muốn học may quần áo sao?”
Nếu như ông nhớ không nhầm, thì đứa cháu gái này của mình đến cả việc thêu thùa cũng chẳng làm được tử tế.
Nguyễn Khê gật đầu: “Cháu phải học để có chút tay nghề trong tay.”
Nguyễn Chí Cao nói: “Học ông ta làm gì? Con gái thì cần gì tay nghề chứ? Nhà này đâu cần đến tiền cháu kiếm ta, cái thời gian cháu đi học may vá thì cứ ở nhà thêm mấy năm, tìm một gia đình nào đó rồi gả đi là được, đừng có vẽ chuyện ra như vậy.”
Nguyễn Khê nghe vậy thì cũng thấy không thoải mái, nhưng cô không cãi lại Nguyễn Chí Cao, dù sao thì ông ấy cũng là ông nội của cô.
Cô ăn miếng cơm trên đầu đũa, dùng giọng điệu nho nhỏ có chút buông thả nói: “Cháu thà đi vẽ chuyện còn hơn.”
Nguyễn Chí Cao nhìn Nguyễn Khê nói: “Cháu còn cứng miệng với ông sao?”
Nguyễn Khê vẫn dùng giọng điệu cũ, nói: “Ông không quản nổi cháu đâu, cháu muốn học thì học.”
Nguyễn Chí Cao rõ ràng là đã nổi giận rồi, nhưng ông cũng không nói quá nặng nề, sắc mặt và giọng điệu của ông đột nhiên thay đổi, rồi lại nói: “Cháu muốn tìm ông thợ may để học nghề sao? Ông không ngăn cản cháu, cháu cứ đi
đi, chỉ cần xem xem người ta có nhận cháu không thôi.”
Nói tới ông thợ may thì lại có rất nhiều chuyện để nói, thím hai Tôn Tiểu Tuệ bình tĩnh trở lại, sau đó nói: “Tiểu Khê mày không biết à? Ông thợ may không phải người bình thường, cả đời này ông ấy chưa từng lấy vợ, mày biết tại sao không?”
Nguyễn Khê lục tìm những đoạn ký ức trong đầu mình, nhưng không tìm được thứ gì liên quan, đành hỏi: “Tại sao...”
Tôn Tiểu Tuệ nói: “Khi còn trẻ ông ấy là một người tài, lại còn có tay nghề, thực sự là chẳng cần lo đến chuyện không lấy được vợ, rất nhiều cô gái thích ông ấy. Nhưng tính tình ông ấy lại rất kỳ lạ, chẳng thân thiết được với ai cả, nên cứ thế mà sống một mình. Mày tới tìm ông ấy học nghề, thì chẳng khác gì tự mình làm khổ mình.”
Lưu Hạnh Hoa ở bên cạnh nói chêm vào: “Ông ấy muốn tìm một người xinh đẹp, không tìm thấy sẽ không lấy vợ.”
Nghe xong những lời này, Nguyễn Khê nói: “Ông ấy rất có nguyên tắc, không tìm được thứ làm mình yêu thích hài lòng thì cố gắng chắp vá làm gì chứ, chẳng thà là không có. Nếu cháu không tìm được người đàn ông mình thích, làm mình hài lòng, thì cháu cũng không kết hôn.”
Lưu Hạnh Hoa trừng mắt nhìn cô một cái: “Đồ quỷ sứ.”
Chú hai Nguyễn Trường Quý buông bát xuống, lên tiếng: “Ở chỗ chúng ta nghề thợ may rất được ưa chuộng, người đến tìm ông thợ may học nghề cũng không ít, nhưng chẳng ai học được cả. Tiểu Khê, cháu không sinh ra để làm nghề này, đừng nghĩ về nó nữa.”
Nguyễn Khê nhìn Nguyễn Trường Quý: “Càng khen ông ấy giỏi, càng nói cháu không làm được, thì cháu càng phải tới học hỏi ông ấy.”
Nguyễn Chí Cao khịt mũi một cái: “Đúng là không đi vào ngõ cụt thì không biết quay đầu.”
Nguyễn Trường Sinh không chút khoan nhượng, đột nhiên đập bàn nói: “Không thấy quan tài không đổ lệ!”
Nguyễn Chí Cao giơ tay lên đánh vào đầu ông ta: “Trẻ con!”