Giá cả này đã đuổi đi khá nhiều khách, thật sự người bình thường tiếc không nỡ mua.Tô Hồi lại đề xuất, nếu như có phiếu bất kể là phiếu gì thì sẽ được bán ba hào nửa cân.Giá này dễ chấp nhận hơn nhiều.Lấy ra hơn mười cân, rất nhanh đã được bán sạch, có người lấy luôn mấy bó.Bán xong cô vội vã rời đi, chờ qua một thời gian cô lại đi tiếp.
Lần này cô thay một bộ áo quần khác, gùi trên lưng một sọt tre, bên dưới lót lá chuối bỏ cá vào.Cá cũng là thịt, có vài người kiểm tra độ tươi ngon một tí rồi đồng ý với giá mà cô đưa ra không nói lời nào.Cá to như thế này mà năm hào nửa cân và không cần phiếu thịt.
Đi dạo ngang qua nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua nó!Tô Hồi vẫn luôn dùng mắt nhìn tứ phương, tai nghe tám hướng, không chú ý thấy người nào mang băng tay đỏ cả nên cấp tốc bán hết cá.
Cô chui vào một cái hẻm không người và thay một bộ áo quần lúc ban đầu, cầm giỏ tre chậm rãi đi trên đường.
Cô muốn xem thử có thịt hay không nhưng đáng tiếc, thịt thì không có nên chỉ mua một cân bột mì.Đi ra khỏi khu vực đó, thần thức của Tô Hồi đi vào không gian nhỏ để xem thu hoạch của mình.Rau xanh bán được bốn tệ hai hào và đủ loại phiếu.
Tất cả đều không có giá trị lắm, có phiếu lương thực, phiếu vải càng nhiều hơn.Đối với người nông dân mà nói thì phiếu lương thực khá dễ dàng kiếm được, nhưng phiếu vải thì khó có hơn.
Mỗi năm người lớn và trẻ con đều có khẩu phần nhất định, nhưng phiếu vải thì không như vậy.
Trấn bọn họ có nhà máy dệt, công nhân nhà máy dệt sẽ thiếu vải sao?Bọn họ mua vải bị lỗi thì không cần phiếu vải.Không cần phiếu vải thì giá cả tương đối rẻ, thế là phiếu vải trong tay tồn lại.Dù sao cá cũng là thịt, có to có nhỏ.
To thì hai, hai cân rưỡi, nhỏ thì cũng gần một cân.
Hơn hai mươi con bán được hai mươi sáu tệ