Bố ruột cô ấy đột nhiên quay ngoắt, nói rằng kinh tế giờ đang khó khăn không có tiền đi học nữa.
Khi đó Lục Tĩnh Nhiên mới phát hiện ra mình dính bẫy, nửa năm sau khi cô ấy rời đi, người đàn ông đó tự mình chủ trương nửa bán nửa tặng nhà cũ của ông ngoại cho gia đình ông chú, hai bên bí mật cấu kết với nhau.
Cũng trong lúc đó Lý Phúc Lai bị cho thôi việc, nhà xưởng cho ông tiền bồi thường thôi việc, số tiền chẳng bao nhiêu nhưng lại bị người nhà họ Tống dòm ngó, bọn họ hợp nhau đi lừa mấy người công nhân vừa bị cho thôi việc hưởng ứng lời kêu gọi quốc gia mà đầu tư cổ phiếu.
Sau đó chúng cấu kết với cán bộ thôn, nghĩ có thể lừa bao nhiêu thì lừa bấy nhiêu.
Không quá nửa năm, Lý Phúc Lai từ một người không có công việc biến thành người vừa không có công việc vừa không có tiền, thời gian đó không cần nghĩ cũng biết nó gian khổ thế nào.
Lục Tĩnh Nhiên là một cô gái thị trấn nhỏ tính tình hướng nội, thi đậu đại học cũng không có cơ hội đi học, không nơi nương tựa lang thang chốn thị thành.
Cô ấy có một khuôn mặt xinh đẹp, nhưng những chua xót đau khổ sau lưng không thể kể hết trong đôi câu vài lời được.
Hai vợ chồng họ Lý cuối cùng chờ được tới ngày Lý Chí Kiệt xuất ngũ, mỗi tháng con trai sẽ gửi toàn bộ số tiền lương một trăm đồng về cho gia đình, không nỡ tiêu dù chỉ một đồng.
Bọn họ cho rằng thời gian trôi qua mọi chuyện sẽ từ từ tốt lên.
Hai tháng sau, Lý Chí Kiệt bị té gãy chân khi đang truy bắt kẻ trộm, lãnh đạo trong xưởng thoái thác là do tự cậu ta làm lỗi, nên chỉ chịu chi hai nghìn đồng coi như bồi thường.
Chút tiền ấy chữa trị cái chân xong cũng tiêu hết sạch, nhưng chân Lý Chí Kiệt vẫn bị để lại tật, cả cu li tầng dưới chót cũng không nhận cậu ta.
Mấy trăm chữ ghi lại trên hồ sơ, làm người ta xem mà thở dài một tiếng, những câu chữ viết lại cuộc đời khốn khổ của một người,