Bạch Hạ Hạ lạnh lùng và quý phái nghiêng đầu nhìn anh ta, như muốn nói: Nhìn cái gì? Cái đồ ngốc!Lưu Phong… Bàn tay run rẩy, kích động bấm nút chụp lần nữa.Anh ta là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, quanh năm suốt tháng đi khắp các con phố, ngõ hẻm trong các thanh phố lớn và chụp lại hình ảnh của những đường phố cổ đã bị năm tháng ăn mòn nhưng vẫn còn tồn tại.Những ngôi nhà cấp bốn ở Bắc Kinh cổ, mái ngói đỏ và cây xanh ở Thanh Đảo, nhà vườn của Tô Châu… Lịch sử ngàn năm của Trung Hoa đọng lại trong những bức ảnh mà anh ta chụp, sự phong phú cùng sự đặc sắc của vùng miền được kết hợp vô cùng tuyệt diệu.Nhiều lần xuất hiện trên tạp chí địa lý lãnh thổ quốc gia, những năm gần đây Lưu Phong đã lâm vào giai đoạn bế tắc.Anh ta dạo chơi khắp những con phố lớn nhỏ độc đáo quanh năm.
Nhìn thấy những tòa cao ốc mới và những bảng hiệu cũng nối tiếp nhau mà mọc lên.Đó là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, tượng trưng cho sự phát triển của đất nước, điều đó thật đáng mừng nhưng không biết đã có bao nhiêu công trình cổ kính bị phá hủy.Lưu Phong không hiểu về kinh tế nhưng anh ta không thể tiếp nhận được kiểu phát triển như thế này.Anh ta cực kỳ si mê sự cổ kính, những công trình kiến trúc đã trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử được mài dũa theo thời gian, muốn khiến mọi người, khiến cả thế giới đều hiểu được hết về vẻ đẹp của các công trình kiến trúc của Trung Hoa — tồn tại qua bao thăng trầm của năm tháng, có giá trị vượt thời gian.Những công trình Trung Hoa cổ kính của bọn họ, cuối cùng cũng sẽ giống như đất nước bị phá nát được gây dựng lại, dẫu trải qua bao thử thách, vẫn sẽ đẹp đẽ như cũ.Không giống với đám người tự cao tự đại, không hiểu gì về kiến trúc Trung Hoa sẽ chết yểu và tàn lụi.Anh ta muốn tự mình chụp lại những kiến trúc Trung Hoa, triển lãm trên toàn thế giới.Những sự kế thừa gì đó, đều do thói quen sinh hoạt hằng ngày của người dân, bọn họ vừa bình thường vừa không được bình thường.Anh ta không thể nào tiếp thu được cũng không thể nhìn những văn hóa truyền thống lâu đời đó bị bỏ đi một cách vô tâm như vậy.
Thay đổi thành những thứ khác.Những thứ đó đều được Lưu Phong xem là kho báu, nhưng anh ta không thể làm được gì.Tình trạng phiền muộn ngột ngạt, bực bội, bất lực, cứ lặp đi lặp lại khiến cho Lưu Phong mất đi cảm hứng, giống như đang rơi vào một vòng lặp luẩn quẩn.Sự kìm nén, khiến anh ta không thể tìm được nguồn cảm hứng bộc phát, không thể tìm được những khoảnh khắc chụp hình tự nhiên mà không cần suy nghĩ của ngày xưa nữa.Vậy nên Lưu Phong đã cố gắng rất nhiều.
Anh ta chủ động liên hệ với rất nhiều kiến trúc sư, nhà văn, nhà khảo cổ học trong học viện, cùng bọn họ bảo vệ những công trình kiến trúc cổ, tuyên truyền, dốc hết sức để sàng lọc, cố gắng giữ lại thứ tốt nhất, để lại cho đời sau.Nhưng cũng vô dụng, anh ta cho rằng làm những việc này, cố gắng, nỗ lực thì sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, anh ta sẽ tìm lại được nguồn cảm hứng đã biến mất.
Nhưng không được, không thể được!Lưu Phong muốn điên rồi! Chụp ảnh là tất cả đối với anh ta, quảng bá những công trình kiến trúc cổ xưa này chính là ước mơ của anh ta, bây giờ, anh ta cứ giống như người thợ săn mất đi thanh kiếm, người vũ công mà mất đi đôi chân.Làm sao mà không phát điên được.Anh ta không thể chịu thua, thâu đêm ở những con phố, điên cuồng chụp ảnh liên tục.Những ngôi nhà và đường phố trong bức ảnh, hoặc là phức tạp và tinh tế, hoặc là thô sơ và hùng vĩ, hoặc là cũ kỹ… Cũng có đẹp, cũng có xấu, có thể ở trong mắt người khác chúng cũng không tệ.
Nhưng trong mắt Lưu Phong, đây là những sản phẩm bỏ đi chứa đầy sự tức giận của người thợ.Đến Thông Thành, bạn bè đã khuyên nhủ anh ta.
Đã không thể tìm