Cầu Bích Hoạ cách phủ công chúa khá xa nên vì vậy phải dùng xe ngựa để đi.
Hội hoa tuy chỉ là hội xã giao bình thường nhưng nó lại chính là hội để thể hiện khả năng thơ phú, tài năng của mỗi người. Nơi diễn ra thường sẽ ở trong đình lớn như một phủ đệ, và đình đó được dựng ở giữa hồ Minh Hoàng. Tên đình là Nhã Hương Các
Cầu Bích Hoạ có hai đầu cầu được dựng bằng loại gỗ cứng chắc chắn chịu lực cao, đây là lối đi vào Nhã Hương Các. Nam nữ tụ họp bên trong đối thơ, ca hát, chơi cờ, gảy cầm thổi tiêu,...
Đều là những tài nghệ tao nhã thể hiện phong cách lễ nghi. Nhưng chủ yếu là nữ tử lại mong hội hoa này hơn, thứ nhất là được thể hiện phô diễn tài năng, thứ hai là tạo sự chú ý với các gia tộc lớn.
Chỉ là Kỷ Nguyệt lại ngán ngẩm cái hội hoa này, đối với nàng nó quá nhạt nhẽo! Nhưng nếu có hứng thú tới thì cũng chỉ xem náo nhiệt mua vui.
Mà cũng phải kể phong cảnh xung quanh Nhã Hương Các là tuyệt diệu rất hợp để thể hiện tài nghệ. Phong cảnh hữu tình mà được đưa vào thơ phú thì còn gì bằng.
Đến nơi Kỷ Nguyệt cùng Tịnh Nhi bước xuống xe ngựa, ngước nhìn lên cầu liền thấy bóng dáng của một nữ tử. Nữ tử trong bộ y phục xanh thanh thiên, trên cầu gió nhẹ thổi qua y phục bay phấp phới thoang thoảng mùi hương thơm dịu. Y phục kiêu sa, diễm lệ nhưng thâm trầm, thanh bạch.
Người đó là Hoàng Di Nhiên. Đi bên cạnh nàng ta còn có hai nha hoàn, nhưng có vẻ như nàng ta cũng chẳng nể mặt hội hoa này mà để hai nha hoàn kia mặc thường phục. Nhìn khía cạnh thì hai nha hoàn của Hoàng Di Nhiên cũng gọi là có nhan sắc, nhưng trong mấy bộ đồ kém chất lượng kia thì lại nghiễm nhiên trở thành cái nền hoàn hảo của Hoàng Di Nhiên. Vừa thể hiện nàng ta có địa vị đối tốt với nha hoàn lại vừa khéo lộ nhan sắc tựa ánh ban mai.
Kỷ Nguyệt nhớ rất rõ lần đầu gặp Hoàng Di Nhiên là ở hội hoa đăng, lúc đó bắt gặp cảnh Hoàng Di Nhiên lôi lôi kéo kéo Dạ Tử Duy trên phố lớn. Nhiều năm không gặp, không ngờ từ một tiểu công chúa hoạt bát, ôn hoà nay đã trở lên xinh đẹp đoan chính, so sánh lại thì đúng là hai con người hoàn toàn khác nhau. Điều này trái ngược với Cát Anh, so từng ấy năm trừ diện mạo thì tính cách của nàng ta không có gì thay đổi.
Nhiều năm như vậy vẻ ngoài thay đổi rất nhiều có thể thấy rõ, nhưng còn bên trong Hoàng Di Nhiên thay đổi ra sao điều này khó mà nhìn thấu được. Tránh gặp chuyện chẳng lành vẫn nên đề phòng nàng ta thì hơn.
Điềm nhiên nhìn thẳng, khuôn mặt không chút biến đổi chỉ có Tịnh Nhi ở bên cạnh thì hơi âm u, cặp mắt nhíu lại. Có vẻ như Tịnh Nhi ác cảm với Hoàng Di Nhiên a. Thấy vậy, Kỷ Nguyệt liền chạm tay nàng ta ra hiệu không manh động. Không phải Kỷ Nguyệt thấy thái quá hay không tin Tịnh Nhi, chỉ là không nên lộng hành để đối phương nắm bắt yếu điểm như vậy.
Kỷ Nguyệt ra hiệu Tịnh Nhi hiểu ý liền đổi lại nét mặt rồi cùng chủ tử đến gặp Hoàng Di Nhiên.
"Di Nhiên công chúa ta tới rồi." Bước tới độ gần nhất định Kỷ Nguyệt mở miệng nói với thái độ vừa thờ ơ vừa cẩn trọng.
Hoàng Di Nhiên nhìn Kỷ Nguyệt bằng nửa con mắt như tỏ ý xem thường nhưng gương mặt lại dịu dàng đến kì lạ: "Kỷ Nguyệt lâu quá không gặp."
Lâu thật! Thì ra Hoàng Di Nhiên cũng biết chữ lâu này chỉ là nàng ta xưng hô thân thiết quá thì phải. Kỷ Nguyệt gọi nàng ta một tiếng Di Nhiên công chúa tỏ tôn trọng vì thân phận nàng ta vốn trên nàng. Thờ ơ vì hai người không thân lại chẳng cùng dòng huyết