A Vân rời đi nhưng những lời cô ta vừa nói Dụ Quyên nghe không sót một chữ.
Có lẽ nguyên nhân khiến phụ thân nàng một đời liêm chính phải uất hận đến mức thành lập môn phái giang hồ riêng kia có liên quan đến vấn đề binh lính triều đình.
Ắt hẳn là như thế.
Năm xưa khi phụ thân nàng còn là một tướng quân uy phong lừng lẫy, Dụ Nghiệp là tướng lĩnh của Thiền Uy quân, đánh đâu thắng đó, dũng mãnh vang danh khiến bao kẻ thù khiếp sợ.
Nhưng chính vì con đường Dụ Nghiệp càng lúc càng thuận lợi, liên tục thắng trận, được lòng dân chúng, Long Hoàng liền cảm thấy bản thân rơi vào thế bất lợi.
Chỉ là trong tay lão tướng quân khi ấy có vạn binh mã của Thiền Uy không dễ dàng có thể lấy lại thế lực.
Lão hoàng đế khi đó đành lập nên Khung Thiên quân, do Yết Hầu làm thủ lĩnh.
Yết Hầu luận về tuổi tác, kinh nghiệm cùng phong thái đều thua xa Dụ Nghiệp.
Nhưng được sự chống lưng của hoàng đế liền kiêu căng ngạo mạn, cơ hồ chẳng đặt ai vào mắt.
Càng không cần nói cũng có thể hiểu được tướng sĩ Thiền Uy bất bình ra sao có điều Dụ Nghiệp lại một mực bình thản như thể chẳng có gì xảy ra, Thiền Uy quân cũng chẳng có động thái gì.
Thiền Uy quân khi trước là đội quân hùng mạnh, lực lượng rất đông.
Tiên hoàng phân Thiền Uy thành hai cánh quân, một cánh do Vũ Nam thống lĩnh trấn giữ biên cương phía bắc, cánh còn lại do Vũ Lập thống lĩnh, trấn giữ biên cương phía nam.
Mỗi cánh quân do một người ưu tú nhất được phong làm thống lĩnh.
Mà tổng thống lĩnh của hai cánh quân này là Dụ Nghiệp.
Khung Thiên quân được thành lập, biên cương phía nam trong phút chốc liền được giao cho Yết Hầu, đồng thời cắt lực lượng quân sĩ của Vũ Lập cho Khung Thiên quân, ép Vũ Lập phụ thuộc dưới quyền của Yết Hầu bất kể khi đó Khung Thiên quân chưa hoàn toàn vững chắc.
Đây là điều không thể chấp nhận đối với bất cứ ai càng đừng nói đến Thiền Uy quân và Dụ Nghiệp.
Tướng lĩnh dưới quyền của ông sao có thể phục tùng một kẻ bất tài như Yết Hầu.
Lòng dân bất an, liên tục hoài nghi, liên tục bất bình.
Tướng sĩ Thiền Uy quân như tức nước vỡ bờ nhịn không được cơn tức nhiều lần vì bị Khung Thiên quân khiêu khích dẫn đến phản kháng.
Hoàng thượng mắt nhắm mắt mở trách phạt Thiền Uy quân, hại hai tướng lĩnh Vũ Nam, Vũ Lập bị tước quyền.
Mỗi một trận đánh mỗi một lần cùng kẻ thủ tranh đấu, giành quyền sống cho bách tính, cho Chấn Thiên quốc, máu chảy đầu rơi vô số.
Người rời đi, kẻ ở lại đều cùng nhau nuốt một nỗi đau: Nỗi đau mất mát.
Để trở thành binh sĩ tất cả đến cùng đều dùng mọi thứ quý giá nhất để đánh đổi, cùng nhau tập luyện, cùng nhau chiến đấu, cùng nhau hiến sức, cùng nhau liều mạng sớm đã coi nhau là một nhà.
Vũ Nam, Vũ Lập vì bọn họ hoàn toàn mất quyền, bọn họ lại vì một đội quân vừa mới thành lập, do một kẻ chẳng mấy hiểu biết làm thống lĩnh, lại bị bọn họ ngạo mạn cướp đi quyền lợi, trong lòng tột cùng sinh hận.
Dụ Nghiệp một đời không màng tranh đấu nhưng có lẽ Thiền Uy quân là giới hạn của ông, một tay ông nhận lệnh tiên hoàng thống lĩnh Thiền Uy, đưa đội quân từ thuở còn non yếu đến mức vững mạnh bậc nhất như ngày hôm nay.
Huynh đệ rời đi, Vũ Nam, Vũ Lập đều là những người được lão tướng quân xem như người thân trong gia đình, như cùng chảy chung một dòng máu.
Nhường biên giới phía nam cho Khung Thiên quốc hoàn toàn không phải việc khó nếu bọn chúng thực sự có đủ "khả năng".
Tất cả đã khiến lão tướng quân không thể nhẫn nhịn, trực tiếp gặp hoàng đế thương lượng.
Kết quả, Long hoàng cố chấp giữ lại quyết định của bản thân, không thu phục biên cương phía nam cho Thiền Uy cũng không phục hồi chức vị cho hai huynh đệ họ Vũ.
Dùng tình cảm của họ ép Dụ Nghiệp đến cùng.
Cũng chính thời gian đó, Điệp Hắc Môn ra đời.
Lại nói Điệp Hắc Môn tuy mang danh môn phái giang hồ nhưng thật ra hoàn toàn cũng không phải như thế.
Môn phái này thành lập cốt là giúp Dụ Nghiệp truy tìm những bí mật quan trọng.
Không thể giao việc đó cho bất cứ ai, không thể tin tưởng bất cứ người khác, chỉ đành giao việc cho người bí ẩn nhất, an toàn nhất.
Vốn việc hệ trọng làm gì dễ để điều tra trong thời gian ngắn, trừ khi phải thật sự có sức ảnh hưởng.
Nên cũng chẳng khó hiểu khi những môn phái nhỏ của Điệp Hắc Môn lại tăng cường hoạt động đến thế, sau một thời gian dưới sự chỉ huy của Dụ Nghiệp, những môn phái nhỏ như Thiên Cơ, Vũ Khan, Thạc Nhũ dần có danh tiếng.
Ít thì cướp của kẻ tàn bạo chia cho dân nghèo, hành hiệp trượng nghĩa, nặng thì trực tiếp động chạm đến phe cánh hoàng đế, dĩ nhiên đối với việc này, chỉ có những người thực sự là "cao thủ" mới dám ra tay.
Phe cánh của hoàng đế bị một môn phái liên tục động chạm, phe cánh mấy vị thần trong triều theo đó rơi vào cảnh giác.
Điệp Hắc Môn cứ thế một chút lớn mạnh hơn.
Nhưng điều kỳ lạ chính là sau khi Điệp Hắc Môn được thành lập nửa năm cùng với đó là những