Kim Hạn chơi cũng thật lớn, thi đấu đại hội Tứ Quốc mỗi năm chỉ có một lần mà hắn lại làm khó bản thân như vậy.
Nhưng mà Cố Ngữ Yên biết rõ, còn người Thái Tử Bắc Nguyên, không phải là đang làm khó bản thân, mà là tự tin vào bản thân.
Hắn tin tưởng vào khả năng tấu đàn của mình.
Kim Hạn nhẹ ôm đàn, ngồi bệt xuống đất mà bắt đầu tấu nhạc.
Ôm cầm mà tấu khúc, đây chính là một loại trình độ biểu diễn, điêu luyện đến mức thượng thừa.
Người và đàn hòa làm một, tiếng đàn trong vắt ngân vang, thanh âm không nhanh không chậm mà từng chút len lỏi vào lòng người.
Dịu dàng như một dòng suối, êm đều chảy vào lòng.
Kim Hạn tấu một khúc êm dịu, không có tiết tấu dồn dập, cũng không có âm điệu thê lương, tất cả chỉ là sự nhẹ nhàng và sâu lắng.
Có lẽ đây cũng chính là những xúc cảm chân thật mà vị Thái Tử Bắc Nguyên này hướng đến, ngày ngày sống trong sự giả dối, phải diễn kịch với tất cả mọi người xung quanh.
Kim Hạn chỉ có thể giữ lại một khoảng lắng đọng trong tâm hồn, nhắc nhớ hắn bản ngã của chính mình, tiếp tục tiến về phía trước mà không ngã quỵ.
Buồn như không buồn, u nhưng không sầu.
Khúc nhạc kết thúc, không có lấy một nốt lỡ nhịp.
“Người cầm hợp nhất, hảo.”
Thanh âm của một vị giám khảo trong Tứ Thánh vang lên, với đầy sự tán thưởng.
Lão nhân gia vuốt chòm râu bạc bạc trắng hướng về phía Kim Hạn cười hiền từ.
Người đã sống quá bao nhiêu năm tháng, nhìn thấy bao cảnh thăng trầm như ông sao có thể không nhìn ra tâm tư niên thiếu của Thái Tử Bắc Nguyên.
Hay cho một kẻ sống trong giả dối mà không tự lừa gạt chính bản thân.
Cố Ngữ Yên nhẹ thở dài, cuộc sống của người hoàng thất đúng là lắm điều để lo toan.
Thiên hạ nhìn vào chỉ thấy sự uy nga, tráng lệ, chỉ choáng ngợp bởi quyền lực, địa vị nhưng đâu biết được nơi góc khuất, có bao nhiêu máu xương đổ xuống, bao nhiêu tâm hồn bị giày xéo thương tổn, bao nhiêu thứ được gọi là thân bất do kỷ.
Người đại diện Mạc Ly quốc tham gia thi đấu lần này là hai vị quận chúa Quốc Hầu Phủ, Vũ quận chúa và Trịnh quận chúa.
Trịnh Niên Tâm tấu đàn, Vũ Thường Xuân biểu diễn vũ nghệ.
Một điệu Kinh Vũ Hồng được biểu diễn trước mặt mọi người.
Vũ Thường Xuân xưa nay vẫn luôn mang bộ dạng kiêu ngạo, điều này vừa vặn thích hợp với bài biểu diễn của nàng ta.
Khoác lên mình vũ y vàng rực rỡ, Vũ Thường Xuân xinh đẹp tựa như một con khổng tước.
Từng động tác uyển chuyển lay động lòng người, thư thái kiêu hãnh, diễm lệ.
Kết hợp với tiếng đàn tỳ bà lúc trầm lúc bổng, lúc xa lúc gần.
Mọi người nhất thời có thể cảm nhận được bên cạnh vị quận chúa Vũ Quốc Hầu phủ, có một thân ảnh khổng tước mờ ảo xuất hiện.
Tiếng đàn bỗng chốc nhanh dần lên, khổng tước xoay múa trong điệu nhạc, liên tục xoay tròn xoay tròn.
Lúc này âm thanh truyền đến tai người nghe không còn là tiếng tỳ bà đơn thuần, mà như thanh âm của bách điểu quy tụ, đồng loạt cất tiếng ca hót như chào mừng, hân hoan một điều gì đó.
Tiếng đàn réo rắc như từ nơi rừng núi xa xôi vọng lại, như hào quang rực sáng cả một vùng trời.
Một lát sau tiếng đàn nhẹ dần, khổng tước cũng thu mình lại, khép hờ đôi cánh, yên lặng nằm một góc nghỉ ngơi.
Lạ thay dù trong bộ dạng thư thái vẻ đẹp của loài khổng tước vẫn kinh diễm, vẫn rạng rỡ chói chang như ánh mặt trời.
Vũ Thường Xuân nhẹ tung người, xoay tròn giữa không trung, linh thú khế ước Bàng Điểu xuất hiện, mang theo hai hàng dài bách điểu, thể hiện uy nghiêm bá vương bầu trời.
Bên dưới, quanh chỗ Trịnh Niên Tâm đang ngồi những khóm hoa bắt đầu hé nở.
Mọi người được một phen kinh ngạc, hoa nở vì tiếng