Nhưng điều khiến Trương Tuấn thất vọng chính là: Lựu đạn này vẫn là sản phẩm đang trong thời gian thử nghiệm, loạt bắn đầu tiên đã làm đi tong hai đại bác, nổ chết một người, bị thương ba người.
Hắn nào biết những thứ này đều là hàng hóa của cục chế tác Đông Kinh, hàng hóa lưu trữ sớm đã được vận chuyển đến hai quân lộ, hoặc là Đăng Châu rồi. Nhưng uy lực của chúng cũng khiến Trương Tuấn an ủi được phần nào.
Pháo thủ.... Cái gọi là pháo thủ chính quy cũng học được sự nhạy bén, vừa châm ngòi nổ thì người đã chạy mất dạng, sợ nếu xúi quẩy sẽ rớt trúng người mình.
Ngoài đạn pháo ra, còn có mười cây súng, cũng chính là súng hỏa tiễn mà Âu Dương bảo Đồng Quán mua về. Thứ vũ khí này khiến Trương Tuấn khá vừa lòng, lực sát thương ở cự li gần cũng khá lớn và khá chuẩn xác.
Quân lương Dương Bình và quân hỏa Dương Bình thì giống nhau, khó nuốt nhưng vẫn có thể tiêu hóa được. Giá cả tăng cao, phí mua sắm lại đã được định sẵn, chất lượng của quân lương lần này so với lô quân lương sản xuất đầu tiên còn thua một bậc.
Trương Tuấn khá hài lòng sau khi tiến hành tuần sát trong thành, sĩ khí đều dâng cao. Thứ nhất là do có sự cổ vũ của tất cả mọi người phía hạm đội Hàng Châu. Thứ hai là đã có bảo hiểm bảo đảm hậu cố chi ưu. Nhưng Trương Tuấn có điểm không rõ, sao không làm ra chút vũ khí sắc bén có lợi cho phòng thủ___bom, mìn chứ?
Nhận thánh chỉ, Da Luật Đại Thạch được bổ nhiệm làm Mã đại nguyên soái Liêu binh. Tuy là hôn quân, nhưng Thiên Tộ Đế cũng không quá ngốc, biết ai là người có khả năng đánh bại Liêu quốc nhất.
Thực ra có rất nhiều quân vương thuộc dạng hôn quân nhưng chỉ số thông minh lại không thấp, như Tống Huy Tông, Lý Hậu Chủ, Đường Huyền Tông..v..v. Chỉ có điều thông minh không đủ để chống lại, kết quả là bị tụt lại ở phía sau, bị hậu nhân coi là nhân vật phản diện điển hình.
Sau khi nhậm chức, Da Luật Đại Thạch lập tức lệnh cho Liêu quân ở Nam và Tây Nam sông Địch chiếm cứ điểm chống cự hiểm yếu của hai quân Đại Tống, lệnh trên đã ban xuống, tuyệt đối không được để người Tống kiểm soát sông Địch.
Vì sông Địch và sông Thổ, sông Hoàng..v..v. bốn sông tương liên, một khi bị khống chế toàn bộ, hậu quả sẽ rất khó lường. Người của phủ Lâm Hoàng chỉ có thể chạy thoát thân mà thôi.
Mà muốn tránh sự kiểm soát sông Địch của người Tống, bắt buộc phải chọc thủng tuyến phòng thủ Lai Châu, bằng không sẽ bị bao vây tứ phía. Lúc Liêu binh ở vùng lân cận đã vượt qua con số mười vạn người, Da Luật Đại Thạch cuối cùng cũng xuất hiện.
Tâm trạng của Da Luật Đại Thạch cũng không tốt lắm, hôm qua hậu cần bị tập kích một trận dữ dội. Ba mươi quả pháo, còn có ba trăm thạch quân lương bị Vương Ngạn cho một mồi lửa, hóa thành tro bụi.
Mặc dù đội quân của Vương Ngạn phải trả một cái giá khá đắt, nhưng Da Luật Đại Thạch biết, Liêu - Tống hiện nay không thiếu binh sĩ mà chỉ thiếu hàng hóa, vật tư. Như đại bác mà người Tống đang dựng thẳng đứng ở trên tường thành kia cũng chỉ có trăm khẩu mà thôi.
Đại bác được sử dụng lần đầu tiên trong lịch sử là ở trận chiến giữa Mông Cổ và Nam Tống. Vì Âu Dương mà lịch sử đã đi trước mấy mươi năm, Lai Châu là nơi đầu tiên sử dụng đại bác trong lịch sử.
Do lúc đó đại bác còn chưa có ống ngắm, thành tích về hình học của Âu Dương lại tệ hại đến mức không có biên giới, lại không có môi trường cho các chuyên gia có động lực học tập và nghiên cứu.
Thêm vào đó là mỗi một đại pháp và đạn pháo đều được chế tạo thủ công, cho nên với những loại pháo như thế này, vận khí là một trong những nhân tố cần phải suy tính và cân nhắc.
Da Luật Đại Thạch chiếm cứ hai sơn cương nhỏ ở phía Tây Lai Châu, vận
chuyển pháo, đạn đến, hai bên bắt đầu khai chiến. Qua ba lượt tấn công, do khoảng cách khá xa, nên pháo và pháo thủ của hai bên đều hoàn hảo vô khuyết.
Chủ tướng của hai bên thì xấu hổ không thôi. Cũng may lần mất mặt này là cả làng cùng mất. Lượt thứ tư, pháo của Liêu quốc nên vào tường thành, làm bể một tảng đá lớn, cắt bị thương tay của một tên pháo thủ phích lịch Đại Tống. 1-0. Mà lựu đạn Đại Tống phát nổ lại không có ai thương vong, ngược lại còn tổn thất một quả pháo, tỉ số là 2-0.
Ở cự ly xa, toàn bộ đều dùng pháo đặc, nếu đổi lại là đạn cháy, vì có tầm bắn gần, nên độ chính xác sẽ được nâng cao. Pháo chiến kéo dài cả một ngày trời, quân Tống bị phá hủy bốn cửa pháo, tự phá một cửa. Liêu quốc bị phá hủy ba cửa. Tạm thời chưa có tổn thất về người.
Tối hôm đó, Da Luật Đại Thạch nhân cơ hội mọi người đã bị tạp âm quấy nhiễu một ngày trời, phái năm trăm dũng sĩ bí mật đánh úp doanh trại địch. Trương Tuấn phòng bị nghiêm ngặt, khiến năm trăm dũng sĩ không có cách nào đạt được ý đồ, ngược lại còn bị kỵ binh Tống quốc mở cửa truy sát một trận.
Lúc Da Luật Đại Thạch đang vui mừng, Trương Tuấn liền rung chuông cho kỵ binh rút lui. Kế hoạch mai phục của Da Luật Đại Thạch thất bại.
Ngày thứ hai, hai bên đã không còn hứng thú để chơi pháo đặc nữa, Da Luật Đại Thạch bắt đầu công thành. Bộ binh tiến lên, dùng đại bác thiêu đốt và pháo hỏa oanh tạc cổng thành. Tổn thất của hai bên trong ngày hôm ấy khá lớn.
Tuy quân Tống chiếm thế thượng phong nên tổn thất khá nhỏ, nhưng do sử dụng thường xuyên súy thủ pháo, dẫn đến việc hàng hóa, vật tư bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Đêm ngày thứ hai, Trương Tuấn lệnh cho binh sĩ đánh úp doanh trại địch, Da Luật Đại Thạch cũng là một danh tướng, sớm đã có phòng bị, kỵ binh xuất hiện ở cả hai ngã đường, đuổi kỵ binh Tống chạy loạn tứ phía.
Nhưng đúng vào lúc ấy, Vương Ngạn lại một lần nữa liều mạng, dẫn theo một nghìn binh sĩ tập kích quân địch ở phía sau, châm hỏa dược. Sau đó ra sức bao vậy đánh giết. Đáng tiếc là Trương Tuấn không có di động, điện đài, bộ đàm, nghĩ đấy là trò gian trá của Da Luật Đại Thạch nên không có phối hợp tấn công, làm lỡ mất thời cơ chiến đấu.
Nhưng cuối cùng thì bốn trăm binh sĩ của Vương Ngạn cũng vào được trong thành. Đội quân do Vương Ngạn dẫn binh bị giải tán, nhưng đã đạt được mục đích chiến lược.
....
Xong bơi lội mùa xuân, Âu Dương liền xem báo chí. Đây là bản tin mới nhất được gửi về từ đường biển. Tống triều đột nhiên trở mặt, thực ra là muốn giết chết người Liêu, khiến chúng trở tay không kịp, tạo áp lực quân sự lớn mạnh, từng bước đánh tan Liêu quân ở sông Địch để chiếm lấy phía Nam Liêu quốc.
Một bộ phận binh sĩ của Hàn Thế Trung xuất binh từ Tây Hạ, tiến hành quấy nhiễu vùng ở giữa Tây Liêu và Đông Liêu. Mục đích là cho người Liêu biết rằng, người Tống muốn cắt đứt dấu hiệu về một đường lui giả tạo của Liêu quốc.
Vùng này không không với Nam Liêu, xã hội nô lệ biến đổi khá nghiêm trọng, những người quyền quý ở đây đều nắm trong tay rất nhiều ruộng đất, không cần phải nộp thuế khóa cho triều đình.