Thiên Tống

3: Chủ trương chính trị (3)


trước sau

Vào thời Xuân Thu đã từng xuất hiện một trào lưu trăm nhà đua tiếng hết sức rầm rộ. Cái gọi là trăm nhà đua tiếng chính là việc các phần tử tri thức được bày tỏ chủ trương, cách nghĩ, biện pháp quản lí nội chính..v..v của mình, các nước chư hầu sẽ chọn lợi dụng các học phái mà mình thích hoặc là thích hợp, đây là sản phẩm tất yếu của thời kì quá độ xã hội chủ nghĩa để qua với xã hội phong kiến.

Đất nước chủ trương chính trị dùng nho gia, đạo gia, pháp gia suốt mấy nghìn năm lịch sử, từ giai đoạn sau Nam Tống thì bắt đầu có sự độc đoán, độc tôn nho thuật, đến thời Minh Thanh lại sự thay đổi mạnh mẽ, bóp méo nho gia. Nhưng nếu dựa theo xã hội hiện đại mà xét thì việc dùng pháp gia để trị quốc luôn là cách mà toàn nhân loại lựa chọn.

Tống triều là niên đại có nền chính trị khá cởi mở, các loại học thuyết cũng được nuôi dưỡng từ lúc thai nghén. Trước hết là công bố trên báo Hoàng Gia rằng Ngô Mẫn được phái làm đại biểu diễn thuyết. Ấn phẩm này là bản được in thêm, không cần người mua phải trả thêm số tiền ngoài định mức,toàn bộ đều dùng số tiền do một mình Chu Bình cung cấp.

Âu Dương cũng không phải là người khởi xướng, hắn chỉ nói qua vài vấn đề với Chu Bình lúc cả hai tán gẫu. Nhưng Âu Dương nhìn thấy trong bản lý luận chính trị này có rất nhiều từ ngữ quen thuộc. Ví dụ: Lạc hậu thì phải chịu đòn. Còn có người Hán là dân tộc ưu thế, hán ngữ cũng là ngôn ngữ ưu việt....

Âu Dương nhìn sơ qua thì đã phát hiện ra chút manh mối, chủ trương chính trị của Chi Bình rất giống với chủ nghĩa xã hội của Đác - Uyn. Tôn chỉ của xã hội Đạt Nhĩ là lý niệm đoàn đội tinh anh về sự tồn tại của những người thích hợp. Có sức ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỉ 0 và trước đây. Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, chủ trương mở rộng lãnh thổ và giết hại chủng tộc của đãng quốc xã cộng hòa liên bang Đức chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của chủ nghĩa xã hội của Đác - Uyn. Các nước trong xã hội hiện đại cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nó và vẫn còn bảo lưu một số dấu tích nhất định đến tận ngày nay. Ví dụ, mọi người đều biết người bị bệnh viêm gan B không được tham gia chế biến thực phẩm, không được tuyển viên chức( giờ đã bãi bỏ), đây chính là chủ nghĩa xã hội của Đác - Uyn, rất nhiều người lợi dụng chính sách chính trị này để đả kích những người mang trong mình vi rút viêm gan B, cho răng sự tồn tại củ họ sẽ mang đến nguy hiểm cho mình, gánh nặng cho xã hội, họ không thích hợp để sống lâu dài trên cõi đời này.

Còn có chính sách là tiến sĩ thì có thể sinh nhiều con, người nào có tiền sử bệnh tật mang tính di chuyền thì không được kết hôn sinh con, vv, tất cả đều là những ảnh hưỡng của chủ nghĩa xã hội của Đác –Uyn.

Nay phủ Quốc Sách cũng rất chú ý đến những vấn đế này, coi trọng việc bảo vệ đối với những người yếu đuối, nhỏ bé..., chứ không phải là vật cánh thiên trạch*.

*Vật cánh thiên trạch: ý nói mọi vật không thoát khỏi qui luật đào thải, tiến hóa.

Cái mà Thiên Diễn Luận đề xướng là dân tộc tinh anh, đoàn đội tinh anh, lãnh đạo tinh anh.

Tô Thiên là chủ nghĩa dân túy, cái này thì Âu Dương có chạy cũng tránh không nổi có liên quan. Đại biểu của chủ nghĩa dân túy là lão bách tính thuộc tầng lớp thấp. Họ phản đối, phản kháng tầng lớp lãnh đạo**tinh anh. Mục đích chính trị của họ là lão bách tính cũng có thể tham gia bàn bạc, quản lý chuyện quốc gia đại sự. Thuyết pháp đối ngoại của Tô Thiên gọi là chủ nghĩa bách tính, đây cũng là sự nhen nhóm của mỹ thức dân chủ. Do bình dân chọn ra đội ngũ quản lý cho mình. Nhưng vì vấn đề xã hội nên rất dễ xảy ra tính trạng chủ nghĩa dân tộc cấp tiến, dẫn đến việc các tiểu đĩa chủ và tiểu tư sản bãi công đòi quyền lợi chính trị.

Lý Cương cũng không chịu lép vế, đề xuất chủ nghĩa quốc gia, chủ trương lợi ích toàn dân. Trên nguyên tắc, chủ nghĩa
quốc gia không phản đối việc các quan lại chuyên trách cai quản quốc chính, nhưng phản đối kiểu thống trị** của quan lại; Bởi vì nó chỉ là cách duy trì lợi ích phiến diện của giai cấp quan lại, mặt khác còn biến quan lại trở thành chúa tể duy nhất trong công cuộc dị hóa công cụ vì quốc gia, phá hoại quyền lợi toàn dân. Chủ nghĩa quốc gia chấp nhận chủ nghĩa tư bản, thậm chí còn duy trì lợi ích của chủ nghĩa tư bản, nhưng chủ nghĩa quốc gia chủ trương hàn chế giai cấp tư sản, kiểm soát việc giai cấp tư sản điên cuồng chyaj theo những lợi ích cá nhân mà bỏ quên lợi ích toàn dân. Chủ nghĩa quốc gia chủ trương nhà nước không nhất thiết phải cho phép giai cấp tư sản lấy kim tiền làm vũ khí để kiểm soát quốc gia hay là mua chuộc quan lại dưới mọi hình thức; nên đặc biệt quan tâm đến những người nhỏ bé trong xã hội, không nên để những người nghèo khổ, thấp cổ bé họng chờ đợi một ngày nào đó đám phú hộ sẽ bố thì cho họ chút cơm thừa canh cặn giả dối trong vô vọng. Chủ nghĩa quốc gia chủ trương vận dụng chính trị quốc gia và sức mạnh toàn thể của nền kinh tế, tham gia vào hoạt động quốc nội và kinh tế quốc tế, chứ không phải rút lui khỏi nền kinh tế quốc dân toàn diện, kiên quyết phản đối việc các tư bản tư nhân và lực lượng kinh doanh lấy kinh tế dân sinh để biện hộ cho tính tham lam không chút kiêng kị.

Tổng kết lại, chủ trương của Lý Cương là cho phép phát triển tư bản, nguyện ý bảo vệ tư bản. Nhưng phản đối việc tư bản tham gia chính trị và nền tảng dân sinh.

Còn Bạch Thời, do không có sự giúp đỡ của Âu Dương nên không sao đề xuất ra được kiến giải chính trị của mình, dần dần bị nhấn chìm trong vầng sáng của ba quan điểm chính trị kia, mất đi thế vững như chân vạc của mình ở trong triều đình.

Ba luồng chính luận vừa tung ra đã tạo nên làn sóng thảo luận vô cùng mạnh mẽ trong dân chúng và triều đình, đặc biệt là viện Thái Học Thanh Nghị. Người của ba chính phái tuyên dương tư tưởng của chính mình, bôi nhọ tư tưởng của đối phương. Chủ nghĩa quốc gia của Lý Cương nhân được sự ủng hộ của các quan lại, nhưng lại vấp phải sự chống đối của tư bản. Còn triều đình thì rất khó nghĩ, bởi có một số quan chức vừa là quan lại vừa là nhà tư bản, điều này khiến cho việc lựa chọn vị trí của họ khá nhập nhằng.

Kiến giải của Chu Bình và Lý Cương có tính chất giống nhau, đó chính là tập trung quyền lực tối cao vào tay quốc thể. Nhưng chủ trương của Chu Bình là phát triển tinh anh, ví dụ như dùng các biện pháp phát triển tư bản để tăng cường sức mạnh quốc thể, phản đối việc quan lại bài xích quyền lợi quản lý của tư bản.

Kiến giải của Tô Thiên cũng có tính tập trung quyền lực quốc thể như hai người kia. Nhưng chủ trương của Tô Thiên là bách tính, tiểu tư bản, tiểu địa chủ cũng nên được hưởng một chút quyền lợi, cũng có quyền tham gia quản lý nhà nước, phải lấy quyền lợi của họ là quốc sách hàng đầu, tôn trọng lợi ích của họ.

Chủ trương chính trị của ba người đều góp phần làm hùng mạnh cho quốc gia, nhưng chủ thể tham gia quản lý lại hoàn toàn khác biệt. Tài lực của Tô Thiên tuy hùng hậu thật, giao thiệp cũng rộng rãi, nhưng chủ trương của hắn nhận được sự ủng hộ ít nhất của triều đình, Lý Cương cao hơn Chu Bình một chút. Còn trong dân chúng thì ngược lại, Tô Thiên nhận được sự ủng hộ của đại bộ phận dân chúng, còn Lý Cương thì được ủng hộ ít nhất.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện