Xét về bản chất, mặc dù thuyết cộng hòa dân chủ chỉ để phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ, nhưng cụ thể là ai chấp chính thì vẫn có sự thiếu nhất quán. Ở đây cũng giống như thế, đáng tiếc là, một vài người hiểu chuyện một chút đều biết Giám Quốc đã được quyết định. Đây không chỉ là kết quả thương lượng của cả ba phái mà còn là cách nghĩ của Triệu Ngọc. Âu Dương và Chu Bình không thích hợp để thử nghiệm chế độ mới, vì tinh thần mạo hiểm của hai người này khá cao, dũng khí cũng không kém cạnh, họ mà làm Giám Quốc thì không biết sẽ xảy ra những chuyện gì nữa.
Các thành viên của ba phái rõ ràng đã có sự chuẩn bị rất kỹ càng cho mọi tình huống có thể xảy ra, chỉ không ngờ là Ngự Sử Đài và Đại Lý Tự lại đến giáng cho họ một vố đau như thế, chém một lúc mấy người, khiến mọi người không khỏi rùng mình. Họ không biết, hai cơ quan này cũng chỉ là bất đắc dĩ mà thôi, Triệu Ngọc muốn mượn chuyện này để làm gương, diệt sạch những kẻ không quang minh chính đại. Nếu lần này mọi người đều thanh chính liêm minh, thì hai cơ quan do Hoàng Thượng trực tiếp quản lý này sẽ gặp rắc rối.
Trong tình cảnh có chút đáng sợ, cuộc tuyển cử cuối cùng cũng được kéo màn khai mạc. Đầu tiên là ghi danh, người đủ điều kiện nguyện ý tham gia tuyển cử đều có thể đến Sử Bộ ghi danh. Nhưng muốn tập hợp được chữ ký của hai mươi người đề cử thì không dễ chút nào. Vả lại, cho dù là người có dã tâm đi chăng nữa cũng không muốn trở thành người nổi tiếng ngay từ cuộc tuyển cử đầu tiên. Cái này gọi là dùng súng gõ vào đầu con chim đầu đàn. Bình thường Âu Dương và Lý Cương cũng là những nhân vật khá nổi tiếng, cho nên đã không còn sợ thương đao nữa.
Chiếu theo quy tắc mà Thanh Nghị Đại Phu đã giảng giải, hai người được đề cử sẽ phải trải qua nhiều vòng tuyển cử. Ví dụ bà người cùng tham gia thi tuyển, đầu tiên sẽ loại một người, sau đó lại tiếp tục bình chọn với hai người còn lại. Làm như vậy là để tránh tình trạng có người sẽ có được số phiếu bình chọn cao nhất, vì đầu phiếu phân bố không hợp lý, dẫn đến có người sẽ bị bại bởi người có số phiếu khá thấp. Ứng cử viên tham gia cuộc bình chọn lần này là Lý Cương, Ngô Mẫn và Từ Xử Nhân, ba người sẽ dựa theo chức quan lớn nhỏ mà trình bày chủ trương của mình về kêu gọi mọi người bỏ phiếu. Theo đó thì Tử Xử Nhân là người đầu tiên trình bày và kêu gọi bỏ phiếu, tiếp theo đó là Ngô Mẫn, cuối cùng là Lý Cương.
Trải qua lượt bỏ phiếu thứ nhất, Ngô Mẫn bị loại khỏi cuộc bình chọn, Nhưng đều khiến đám người Âu Dương không ngờ tới chính là, trong lượt bình chọn đầu tiên, Tử Xử Nhân nhận được 50 phiếu, cao hơn Lý Cương 20 phiếu. Nếu cộng thêm số phiếu của các quan viên địa phương ở kinh thành, số phiếu của Từ Xử Nhân còn có thể lên tới 60 phiếu, cao hơn Lý Cương 25 phiếu.
Thanh Nghị Đại Phu tuyên bố nghỉ giải lao một canh giờ, tất cả quan viên sau khi dùng chút điểm tâm và trà sẽ tiếp tục lượt bỏ phiếu thứ hai. Không còn cách nào khác, vì không phải là tất cả mọi người đều có thể nhẫn nại ngồi nghe ba chính trị gia đứng ở trên đài thuyết giáo cả một canh giờ được.
Người của Ngự Sử Đại chú ý đến từng hoạt động của những người tham gia tuyển cử, nhưng mọi người đều rất hiểu chuyện, mỗi người đều đứng trong sân của phe mình.
Âu Dương lấy chiếc mũ quan xuống, quát hỏi:
"Có chuyện gì thế? Các ngươi bầu cho ai rồi?"
Trong phòng chỉ có tám quan viên, mọi người đều đồng thanh trả lời:
"Tất nhiên là Lý Cương rồi."
"Ngô Mẫn bên kia
cũng có ** người, Lý Cương có mười hai người, tập trung mọi người lại thì chính là không ai bầu cho Lý Cương rồi? Lý Cương rốt cuộc đã làm gì khiến mọi người nổi giận sao?"
Âu Dương hỏi:
"Hay là có chuyển ghì mà chúng ta chưa từng nghĩ qua?"
Tô Thiên nói:
"Có phải phía Ngô Mẫn có chuyện gì không?"
Một quan viên nói:
"Ta thấy là Âu tướng đã quá xem thường Lý Cương rồi. Đại nhân vẫn nhớ chuyện Trương Tuấn thôn tính đất đai chứ? Đại nhân nghĩ vì sao phủ Khai Phong lại bảo người chết đi tìm Lý Cương? Phàm là có người có hảo cảm với Lý CƯơng, sẽ khuyên can chuyện này. Sau khi chuyện này xảy ra cũng không có ai nói giúp Lý Cương một tiếng. Lý Bang Ngạn vì sao dám ở thư tỉnh khiến Lý Cương mất mặt một cách chẳng hề kiêng dè như thế?"
"Vì cái gì?"
Âu Dương hỏi:
"Cũng chính là nói tuy Lý Cương không thuộc tuýp người khiến mọi người ghét bỏ, nhưng mọi người cũng không hề thích hắn."
Tô Thiên nói:
"Đại nhân, lẽ nào người đã quên lúc hắn lên nhậm chức, Vương Phủ đã bị xử chém đó sao. Đã bao lâu rồi Đại Tống không giết một đại quan như thế? Lý Cương tỏ rõ sử bất mãn và căm phẫn với các quan viên tham ô, e sẽ là một nguyên nhân làm mất lòng dân."
Một quan viên nói:
"Âu Dương nhìn chúng ta, lại nhìn triều đình mà xem, chẳng có mấy người sạch sẽ hoàn toàn cả. Trừ Trần Đông và Tông Trạch. Nói thật lòng, ai nguyện ý để Lý Cương làm Giám Quốc? Hơn nữa, chính sách của Lý Cương là chính sách ức thương. Không đả động tới bổng lộc của người nhưng lại cắt đứt tài lộ của chúng ta. Đây không phải là nói chơi, mà cắt là cắt liền ba năm. Trong ba năm không biết Lý Cương còn tính sổ ra sao với mọi người nữa. Cho nên... Nói thật, ta không bỏ phiếu cho Lý Cương."
"Ta cũng không."
Một quan viên nói.
Âu Dương suýt té xỉu sau một hồi kiểm kê từ trên xuống dưới. Nói vậy thì chỉ có mình, Tô Thiên và Từ Xử nhân bỏ phiếu cho Lý Cương rồi. Âu Dương cười khổ:
"Xem ra, cho dù có thuyết phục mọi người bỏ phiếu cho Lý Cương, thì số phiếu còn thiếu cũng không phải là còn số nhỏ."
Liếc mắt nhìn bên ngoài, trong phòng mà Ngô Mẫn ngồi hình như cũng đang rầu rĩ. Mọi người đương nhiên không khổ não vì Lý Cương không được làm Giám Quốc, mà vì Triệu Ngọc đã tỏ rõ ý của mình thông qua tin tức mà Cửu Công Công truyền đi, Giám Quốc của cuộc tuyển chọn đầu tiên trong lòng Triệu Ngọc chính là Lý Cương.
Quan phẩm, quan thanh của Từ Xử Nhân khá ổn, hơn nữa còn có nghiên cứu chuyên sâu về buôn bán thương nghiệp. Mọi người đều biết người giống như Từ Xử Nhân chỉ biết hạn chế, chứ không thể nào tiến hành trừng phạt nghiêm khắc các quan viên tham ô, chính sách của hắn cũng lấy ổn định nền kinh tế làm chủ. Cho nên khi có rắc rối xuất hiện, Từ Xử Nhân lập tức bay cao. Từ những gì mà Từ Xử Nhân đã trải qua cũng có thể thấy được chính sách tiến bộ của Tống triều về chính trị và kinh tế (tiến hành cải cách và mở cửa) luôn được duy trì và ổn định cho đến ngày nay. Có người cho rằng vì bầu không khí tự do chính trị của Bắc Tống đã vượt qua xã hội hiện đại. Ví dụ... Hoàng Đế chưa bao giờ cưỡng chế di dân, còn muốn trưng cầu ý kiến của bách tính.