Mãi lâu về sau, Trần Thính và Bùi Dĩ Nghiêu ôm nhau nằm trong chăn, cùng nhớ lại ký ức những ngày còn nhỏ. Mà kỳ lạ thay, cậu và Bùi Dĩ Nghiêu ở bên nhau lâu như vậy rồi, chuyện gì cũng chia sẻ với nhau, nhưng lại hiếm khi nhắc tới chuyện hồi bé.
Trần Thính đoán có thể là do cả hai đều đã quên chăng.
Nhưng nếu ôn lại những ký ức này, nói không chừng sẽ vui lắm đấy.
“Mẹ em bảo chúng mình được đẻ ở cùng một bệnh viện đấy.” Trần Thính dựa đầu vào Bùi Dĩ Nghiêu, hào hứng kể lại những chuyện năm xưa mà mẹ nói cho mình.
Đương nhiên cậu sẽ thêm mắm dặm muối vào chuyện bản thân cậy quyền anh lớn, người còi mà vẫn khăng khăn đòi bế Bùi Dĩ Nghiêu rồi nhỡ tay quăng hắn ngã xuống đống cỏ khô, còn mình thì ngoạc miệng bù lu bù loa: “Hồi ấy em còn ẵm anh đấy nhé, thấy bất ngờ chưa?”
“Bất ngờ đấy.” Bùi Dĩ Nghiêu đáp lời cậu, nhưng thật ra hắn đã được mẹ kể cho nghe một phiên bản đầy đủ khác với từng chi tiết tỉ mỉ. Sau khi ra nước ngoài, mẹ hắn nhớ nhà quá nên thường ôn lại chuyện cũ để tìm cái vui.
“Có hôm anh đòi đi học với em dữ quá, cô giáo đành phải đặt một cái ghế nhỏ ở bên cạnh em cho anh ngồi.” Trần Thính liến thoắng: “Mẹ em với dì Nguyễn đứng bên ngoài cửa sổ nhìn suốt, em phải ‘học bài’ mà anh cứ kéo tay em mãi không buông.”
Tuy đã quên mất rất nhiều chuyện nhưng Trần Thính vẫn cố gắng động não nhớ lại, dần dà, cậu cũng nhớ được vài ký ức lờ mờ, nhưng phân vân không biết nó có từng xảy ra hay chưa.
Bùi Dĩ Nghiêu không phản bác câu nào mà chỉ im lặng nghe cậu kể, đợi đến khi Trần Thính xả hết hàng dự trữ trong bụng ra, hắn mới ôm cậu vào ngực, nói: “Thật ra anh chỉ nhỏ hơn em ba tháng thôi, em vừa sinh ra đã được hai tuổi nên mới đi học sớm hơn anh một năm.”
Trần Thính được đẻ đúng vào ngày 26 tháng 12 Âm lịch, nhưng do bị sinh thiếu tháng nên dựa theo cách tính tuổi mụ của các cụ thế hệ trước, cậu vừa chào đời được có mấy hôm thì đã lên hai tuổi. Nhưng dù thế nào, chuyện cậu lớn hơn Bùi Dĩ Nghiêu vẫn là sự thật.
“Cấm ngụy biện, anh nhỏ hơn em là điều không thể chối cãi.” Trần Thính nói.
“Được rồi, anh nhỏ hơn em.” Trong giọng điệu của Bùi Dĩ Nghiêu còn mang theo sự yêu chiều và thỏa hiệp, nghe vậy Trần Thính hậm hực vô cùng, rõ ràng là sự thật mà Bùi Dĩ Nghiêu cứ giả vờ gật gù để dỗ cậu.
“Hồi nhỏ anh còn gọi em là anh trai cơ.”
“Ừ.”
Trần Thính thừa thắng xông lên: “Này này, em chưa bao giờ được nghe anh gọi em là “đàn anh” đấy nhé, tại sao không gọi hả? Láo nháo nó vừa, hồi nhỏ thì rõ đáng yêu mà sao bây giờ cứng đầu cứng cổ thế.”
Bùi Dĩ Nghiêu bất đắc dĩ: “Thật ra anh còn nhớ rõ một chuyện.”
“Gì?”
“Lí do anh bám dính lấy em, đi theo em gọi anh trai là bởi em từng bảo vệ anh.”
Nghe vậy, mắt Trần Thính sáng quắc lên rồi quăng luôn chuyện gọi “đàn anh” ra sau đầu, cậu nâng nửa thân trên dậy, nhìn Bùi Dĩ Nghiêu, hỏi: “Em bảo vệ anh hả? Sao lại thế?”
Bùi Dĩ Nghiêu chậm rãi kể: “Trước kia nhà bà Trần có nuôi một con gà trống tính tình ghê gớm chuyên môn chặn đường bắt nạt mấy con chó trong xóm. Có hôm chúng mình đi qua, nó vừa định mổ anh thì em đã kéo anh ra đằng sau lưng che chắn hộ.”
Ối chà, mình là superman chứ ai.
Bùi Dĩ Nghiêu chợt hỏi: “Con gà trống kia về sau thế nào rồi?”
Trần Thính không nhớ rõ lắm, cậu nghiêng đầu nghiền ngẫm thật lâu, cứ tưởng mình không nghĩ ra thì trong đầu chợt lóe lên: “À à, con gà đó về sau bị em chén sạch luôn rồi!”
“Chén á?”
“Ừ ừ, bà bảo cho em ăn bồi bổ.”
Con gà trống này sống rất thọ, nhờ có dáng vẻ hùng dũng oai vệ, khí phách hiên ngang mà vai trò của nó có thể sánh với một con chó trông nhà. Mới đầu bà Trần không nỡ thịt gà ta đâu, nhưng bà thương Trần Thính quá nên mới thịt nó rồi hầm canh cho Trần Thính ăn, hy vọng cậu có thể cường tráng, khỏe khoắn giống chú gà trống kia.
Trần Thính vẫn nhớ mang máng chuyện hồi đó, thật ra bà Trần không phải hàng xóm với nhà Trần Thính, chỉ khi nào đi cắt rau bà mới đi ngang qua nhà cậu.
Có một hôm Trần Thính nấu cơm bị hơi nước nóng bốc lên làm bỏng ngón tay, cậu đau quá chịu không được nên chỉ biết lén lút chạy ra khỏi thuyền, ngồi khóc dưới cây thụ lớn trên bờ.
Đúng lúc ấy bà Trần đi ngang qua, bà thấy vậy thì đau lòng vô cùng, nhưng nghĩ tới dáng vẻ gầy gò của mẹ Trần Thính, bà cũng không đành lòng trách móc nặng nề nên thường tới nhà cậu để giúp đỡ.
Bà Trần và bà ngoại đã mất của Trần Thính có quan hệ rất tốt.
Chuyện xảy ra đã lâu nên Trần Thính chỉ nhớ qua loa như vậy. Bây giờ nhớ lại, cậu chỉ thấy cảm kích bà Trần, chứ không tự mình tủi thân.
Bởi vì cậu có Bùi Dĩ Nghiêu ở đây rồi mà.
Nghĩ vậy, cậu nằm xuống, dụi đầu lên ngực Bùi Dĩ Nghiêu rồi ôm chặt lấy eo hắn, trông dính người vô cùng.
Bùi Dĩ Nghiêu cúi xuống hôn lên đỉnh đầu cậu, dịu dàng nói: “Bây giờ đến lượt anh bảo vệ em.”
Bản edit này chỉ có ở haiduonglehoa.wordpress.com và wattpad Hải Đường Lê Hoa.Nhưng Bùi Dĩ Nghiêu vẫn chưa kể lại cho Trần Thính nghe toàn bộ câu chuyện.
Đúng là Trần Thính có bảo vệ hắn thật, nhưng sau đó cậu lại bị con gà mổ vào tay rồi khóc ré lên.
Lúc ấy, hắn và Trần Thính đi hái dâu tằm về, đúng lúc gặp phải gà trống chặn đường. Con gà kia được bọn trẻ trong xóm đặt cho cái tên là Thánh Chiến.
Trần Thính không sợ trời không sợ đất, tự xưng là Thủ lĩnh cua nhỏ hoành hành ngang ngược, một kẻ yếu kém như Thánh Chiến sao lọt được vào mắt cậu chứ?
Nhất định là không thể đâu.
Vì vậy cậu oai dũng kéo Bùi Dĩ Nghiêu ra sau lưng mình rồi xông lên đánh nhau với con gà, kết quả ngón tay bị gà ta mổ cho rách ra một vết rách nhỏ.
Cậu mếu máo rồi òa lên, tiếng khóc vang vọng khắp xóm.
Con gà bị tiếng khóc của cậu dọa cho chạy mất.
Bị gà mỗ đã đau, bị sứt tay còn đau gấp nghìn lần. Ông tướng con Trần Thính muốn đi mách tội, nhưng nhìn bốn phía xung quanh mà chỉ thấy mỗi cậu em trai tùy tùng Bùi Dĩ Nghiêu.
Thôi, tạm chấp nhận vậy.
Vì vậy cậu lạch đạch chạy đến trước mặt Bùi Dĩ Nghiêu, chìa ngón tay của mình ra, mếu máo nhìn hắn, vừa khóc vừa nói: “Đau đau, hu hu hu hu hu hu đau đau…….”
Biệt danh Bùi Dĩ Nghiêu là Khốc ca, dù dã lớn hay lúc còn nhỏ, tính tình hắn vẫn lạnh tanh như một, Bùi Dĩ Nghiêu nghiêm mặt nhìn Trần Thính đang khóc nấc lên, không có phản ứng gì.
Trần Thính thấy mình thật đáng thương, cậu ấm ức ngồi xổm xuống đất rưng rức.
Bùi Dĩ Nghiêu không hiểu ra sao, hắn thấy dáng vẻ cuộn tròn mình của Trần Thính sao mà tủi thân quá, trông “ông anh” bây giờ còn bé hơn cả hắn. Mẹ đã dặn phải chăm sóc anh trai nên hắn đành ngồi xổm xuống rồi dịu giọng an ủi: “Em giúp anh thổi nhé, thôi phù phù mấy
cái sẽ hết đau luôn.”
“Thật hả?” Trần Thính thút thít.
“Thật mà.” Bùi Dĩ Nghiêu đáp.
Trần Thính tin răm rắp, cậu cẩn thận xòe đầu ngón tay bị thương ra trước mặt Bùi Dĩ Nghiêu. Bùi Dĩ Nghiêu chu miệng thổi cho cậu, không biết có phải do tác dụng tâm lý hay không mà Trần Thính thấy không còn đau như trước nữa, cậu nín khóc ngay rồi toét miệng cười.
Vì vậy đôi bạn thân thiết lại nắm tay nhau cùng đi về nhà.
Ngoài lần đó ra, Bùi Dĩ Nghiêu còn được nghe mẹ kể về rất nhiều sự tích chói lọi của Trần Thính.
Ví dụ như cậu rất ghét uống thuốc, mỗi lần uống đều phải đi gặp bạn nhỏ nhà họ Bùi không thì sẽ chạy biến đi luôn. Trần Thính gầy như que tăm mà nghịch hơn giặc, cậu hay tới chỗ gần trạm phát điện để trốn, mấy trạm phát điện ở nông thôn còn nhỏ hơn nhà vệ sinh trong nhà nên cậu chạy vào trong nấp nửa ngày mà chẳng ai tìm ra.
Sau đó, nơi này biến thành căn cứ bí mật của Trần Thính và Bùi Dĩ Nghiêu.
Còn nữa, cậu rất thích hỏi người khác rằng mình có giỏi không, vật lộn mãi mới bắn được viên bi cho rơi xuống lỗ, bé con Trần Thính đã ngẩng phắt đầu lên hỏi Bùi Dĩ Nghiêu “Anh giỏi không”, dùng hết sức chín trâu hai hổ nâng một cục đá dậy cũng phải hỏi Bùi Dĩ Nghiêu “Anh giỏi không”, cậu cao thêm một tí cũng tự nhận xét là mình giỏi lắm.
Về sau thấy Bùi Dĩ Nghiêu cao hơn mình, cậu giận dỗi hít le với em trai, Bùi Dĩ Nghiêu cắn răng cầm hộp bi trong suốt mình yêu nhất sang tận nhà Trần Thính tặng cậu để trao đổi tình hữu nghị.
Sau đó Trần Thính biết đi xe bốn bánh của trẻ em nên hôm nào cũng đạp xe tới nhà Bùi Dĩ Nghiêu gọi đi chơi.
Trần Thính lớn thêm tí nữa trông đáng yêu vô cùng, khuôn mặt phúng phính tròn trịa, mái tóc xoăn tự nhiên, dù nghịch như ranh nhưng được cái miệng ngọt xơn xớt nên đi đâu cậu cũng được người lớn quý, trong rỏ xe lúc nào chứa đủ loại quà bánh. Có khi là một viên kẹo, một đóa hoa, có khi là một quả táo, một quả chuối, hoặc một củ ấu, cái gì cũng có.
Kể đến đây, Nguyễn Tâm dấu được nụ cười.
Bạn nhỏ Bùi Dĩ Nghiêu thì thảm hơn nhiều, bởi vì chàng ta có chịu hỏi thăm ai đâu. Hằng ngày Bùi Dĩ Nghiêu chỉ biết xụ mặt bám theo Trần Thính như đầu gấu thu phí bảo kê, bé tí mà đã biết ra dáng cool boy.
Mội lần Trần Thính gây chuyện ở bên ngoài, ai cũng tưởng là do Bùi Dĩ Nghiêu làm, quả là đệ nhất hiệp sĩ cõng nồi của hồ Dương Trừng. Nhưng nếu hỏi bọn trẻ con năm đó sợ ai nhất, chắc chắn chúng nó sẽ trả lời là Bùi Dĩ Nghiêu.
Mà đội cái nồi này cũng cấm có oan.
Chuyện xảy ra đã rất lâu, dù Nguyễn Tâm có kể tỉ mỉ đến mấy thì Bùi Dĩ Nghiêu cũng vẫn không nhớ gì. Hắn chỉ thấy tiếc vì không còn nhớ dáng vẻ xinh trai lúc bé của Trần Thính thôi, mẹ hắn còn kể chuyện Trần Thính chui vào tủ kính của cửa hàng đồ chơi giả làm búp bê Tây Dương vì ở bên trong có để rổ kẹo.
Trong tủ kính bày nhiều đồ, các hộp quà xếp chồng lên nhau vừa khéo che cậu lại.
Vợ chồng Trần Tố chạy ngược chạy xuôi khắp nơi không tìm được thằng con, sốt ruột định lên đồn công an báo mất tích, nhưng chẳng hiểu sao khi thấy đám đông tụ tập trước tủ kính cũng ngó vào xem.
Mà vừa ngó vào nhìn một cái đã bị dọa cho suýt ngất — thằng giặc con này!
Trần Thính lúc ấy nhỏ thó, tuy đi đứng không nhanh nhẹn, nhưng xét về độ nghịch ngợm thì chẳng đứa bé đọ bằng. Vợ chồng Trần Tố muốn đánh nhưng lại thương con, vì thế rầu thối ruột.
Nghĩ đến việc Trần Thính sắp đi nhà trẻ, hai vợ chồng mừng hẳn lên, nào ngờ mới ngày đầu tiên đi học, quỷ con Trần Thính đã khóc đến độ long trời lở đất. Cậu không khóc vì nhớ ba mẹ mà khóc cho chính mình.
“Thính Thính!”
“Thính Thính!”
Thính Thính không muốn đi học đâu.
Bùi Dĩ Nghiêu không khóc, sao Khốc ca có thể khóc được, hắn yên lặng nắm tay Trần Thính không rời, thầm nhủ người lớn trong nhà hư lắm, sao ai cũng muốn “tống” anh Thính Thính quách đi cho xong thế.
Trần Thính thấy Bùi Dĩ Nghiêu đứng về phía mình nên ụp mặt vào ngực hắn khóc nửa nở, hai đứa nhỏ làm như sắp phải sinh ly tử biệt, cảnh tượng trông buồn cười biết mấy.
Cuối cùng hai nhà đành đưa hai đứa trẻ đến trường cùng nhau.
Nhà trẻ ở bên kia bờ sông, đi thuyền mấy phút là tới, buổi trưa Trần Thính và Bùi Dĩ Nghiêu có thể về nhà ăn cơm.
Trong trường mầm non có một quầy bán quà vật nhỏ, ông chủ bán kẹo bông gòn, kẹo ô mai, mứt vỏ hồng và mấy món linh tinh khác, mỗi ngày Trần Thính và Bùi Dĩ Nghiêu sẽ được cho 5 hào tiền tiêu vặt. Nếu người lớn trong nhà tâm trạng tốt sẽ cho thêm 1 hào.
Số tiền này với mấy đứa trẻ hồi ấy đã rất to rồi, mứt vỏ hồng chỉ có giá một hào một xiên.
Trần Thính thích ăn quà vặt nên cứ lúc nào rảnh là sẽ kéo Bùi Dĩ Nghiêu đi mua cùng, sau đó hai đứa trốn trong vườn chuối tây của trường ăn.
Khốc ca không thích ăn vặt nên hơn phân nửa tiền của hắn đều dùng để mua mứt kẹo cho Trần Thính, cuối cùng Trần Thính ăn nhiều quá bị sâu răng, đau nhức đến mức ngày nào cũng khóc nhè.
Khóc hoài khóc mãi, cuối cùng cả hai đều đã trưởng thành.
Cảm ơn năm tháng, hẹn gặp lại.
23/3/2021
————
Tác giả có lời muốn nói: Được rồi, phiên ngoại tạm dừng ở đây thôi, tạm thời không có linh cảm để viết tiếp.
Cảm ơn mọi người đã theo dõi, ≪Thính Thính≫ là một chiếc bánh ngọt nhỏ ăn để giải buồn, hy vọng mọi người cảm thấy vui vẻ trong lúc đọc, cũng cứu tôi khỏi việc chơi game nhiều mệt óc.