Thuận Minh

Quân y thủy động, hữu chỉ bất tôn (1+2+3+4)


trước sau

Tháng chạp năm Sùng Trinh thứ mười ba, không chỉ là một tỉnh Hà Nam không có ngày tết thái bình, mà toàn Sơn Đông trên dưới cũng không yên. tin tức Lý Tự Thành tụ chúng ở Hà Nam đã được truyền tới Sơn Đông. Lý Mạnh lập tức phát mệnh lệnh, Giao Châu doanh bắt đầu tiến vào trạng thái chuẩn bị chiến đấu.

Khi thái bình, mỗi năm đều có một số quân nhân còn có ngày nghỉ để thăm viếng, về nhà đoàn thụ với nhân thân. Nhưng dưới trạng thái chuẩn bị chiến đấu. tất cả mọi người đều phải ở trong quân doanh đợi mệnh lệnh.

Cục chế tạo binh khí thì tăng ca sản xuất cả ngay lẫn đêm. sản xuất các loại vũ khí cần thiết cho Giao Châu doanh, thuộc hạ của Chu Dương và Ninh Kiền Quý cũng đều tới các điền trang truân điền ở Sơn Đông, kiểm kê số lượng tích trữ trong kho của các điền trang, đi theo còn có quan quân của nha môn tổng binh doanh trại, tới các nơi kiểm kê nam đinh trai tráng phù hợp với yêu cầu trưng binh.

Cửa hàng Linh Sơn ở Tế Ninh châu cũng cùng với mấy cửa hàng hợp tác với mình để xuất yêu cầu. ngoại trừ thu mua các loại quân nhu vật tư rồi. còn xin đối phương tận dụng hết khả năng gom góp đội thuyền, để chuẩn bị cho Giao Châu doanh sử dụng.

Tết âm lịch năm Sùng Trinh thứ mười bốn. Lý Mạnh chỉ ở trong nhà có hai ngày cùng gia quyến, thời gian còn lại đều ở trong quân doanh. Mã Cương. Triệu Năng mỗi người suất lĩnh năm nghìn binh tới khu vực gần phủ Duyện châu và phủ Tế Ninh canh phòng, bộ đội trực thuộc trong tay Lý Mạnh cũng bắt đầu di động về phía phủ Duyện châu.

Những cánh binh mã khác cũng đều tới biên cảnh các nơi. chuẩn bị tốt cho công việc phòng ngự.

Hoàng Bình và nhân viên tình báo dưới tay càng không có cơ hội để về nhà đón năm mới. chuyện ở Lưỡng Hoài vừa yên ổn bọn họ trực tiếp chọn tuyến. Nam Trực Đãi tới Hoài Hà để hành động.

Câu nói đó của Tôn Truyền Đình quá thật là có đạo lý. Hà Nam nếu có chuyện bất kể là binh mã của Hà Nam hay là đại thần của triều đình, người đầu tiên mà họ nghĩ tới để xuất binh cứu viện chính là quân đội Sơn Đông của hắn.

Những lời khuyên giải an ủi Tôn Truyền Đình của Lý Mạnh, nói cái gì là Lý Tự Thành trong lúc gấp rút tụ thành hơn chục vạn binh mã. sẽ dẫn tới căn cơ bất ổn sẽ không tạo thành tai họa gì cho Hà Nam cả.

Hiện tại xem ra những lời này không có câu nào là đúng cả. sau khi Lý Tự Thành ở Hà Nam tụ tập được hơn chục vạn người, lập tức bạo phát ra lực chiến đấu cực lớn, Hà Nam nghìn dặm thành đất chết, những lưu dân còn sống đều tới gia nhập quân ngũ. lại thêm những cốt cán đã hoạt động nhiều năm ở cảnh nội Hà Nam của Lý Tự Thành.

Các quan binh đã không có năng lực để chống lại dạng lưu khấu này. nói ra cũng thật đáng sợ. Lý Tự Thành hai tháng trước còn chạy trốn tán loạn ở khu vực núi Ngưu Phúc của Tứ Xuyên, tuyệt vọng đến nỗi muốn nhảy núi tự sát. nhưng hắn chẳng qua chỉ là nắm được khoảng trống trong tuyến phòng ngự của Tả Lương Ngọc, mấy trăm khinh kỵ ngày đêm chạy tới Hồ Quảng, chạy vào Hà Nam. Sau đó. hoàn toàn không có quá trình, tàn binh bại tướng gồm mấy trăm người đột nhiên biến thành đại quân hơn mấy chục vạn người, sự khác biệt trước sau này dùng từ trên trời dưới đất để hình dung cũng không đủ.

Hơn nữa sấm quân lúc này so với mấy năm trước có chút bất đồng, từ lúc Lý Tự Thành suất lĩnh bộ đội sấm doanh, so với hiện giờ, sức chiến đấu và thực lực thậm chí còn vượt hơn trước. Nhưng lúc đó. chỉ là một nhánh đại đội do bần dân lưu khấu tổ chức thành, vì đối kháng với quan quân mà tác chiến, cả ngày đều chỉ biết chiến đấu vì cái ăn.

Nhưng bội đội của Lý Tự Thành hiện tại lại có sự tổng chỉ huy của mình, sấm quân đã hào xưng với bên ngoài là "chia đều đất đai thiên hạ, khiến Càn Khôn không còn phân biệt giàu nghèo", đương nhiên, cái được ưa chuộng hơn vẫn là câu "đón sấm vương, mong chờ Sấm Vương, sấm vương tới không phải nộp lương". Đối với bình dân bách tính luôn trăn trở việc cầu sinh mà nói. đây quả thực là phúc ân từ trên trời rơi xuống, bất kể khẩu hiệu này rốt cuộc là thật hay giả. ai ai cũng đều muốn tới nương tựa.

Tương ứng, sấm quân trong chiến đấu căn bản không cần phải lo lắng chiến lực bị hao tổn. Bởi vì dân chúng ở các nơi tới gia nhập rất nhanh có thể lấp đầy chỗ khuyết này.

Vì sao một nhánh bộ đội của lưu khấu đột nhiên có khẩu hiệu để tuyên truyền, đây khẳng định không phải là thứ mà những nông dân này có thể nghĩ ra. Đây chính là sự khác biệt khi có Ngưu Kim Tinh gia nhập, nguyên nhân này cũng rất ít. một cử nhân vừa gia nhập nhánh đại quân này. lập tức được phong làm quân sư.

Tháng giêng năm Sùng Trinh thứ mười bốn Lý Tự Thành suất lĩnh đại quân vây công Lạc Dương, thiên hạ chấn động.

Thành Lạc Dương là thành lớn số một của Hà Nam, cũng là trong trấn cố đô có lịch sử lâu đời. nhưng càng quan trọng hơn là. trong thành Lạc Dương có phiên vương quan trọng nhất thiên hạ đang sống. Đó chính là Phúc vương.

Phúc vương là nhi tử mà Vạn Lịch hoàng đế yêu mến nhất, vốn muốn lập hắn làm thái tử, Bởi vì phân trưởng ấu không thành công, kết quả Vạn Lịch lại chuẩn bị phong đất đai cho Phúc vương, nhưng Bởi vì diện tích đất đai quá lớn và sự tranh cãi không ngừng của các đại thần trong triều, tới cuối cùng mới xác định một con số nhỏ hơn nhiều

Nhưng cho dù là con số được gọi là nhỏ hơn nhiều này. điền địa của tỉnh Hà Nam đã không đủ để phân rồi. còn cắt thêm cả đất đai của ngoại tỉnh để chắp vào. Ngay cả Sơn đông Duyện châu cũng có một bộ phận đất đai thuộc vương trang của Phúc vương.

Thổ địa lớn như vậy không thể chứng tỏ được sự quan trọng của Phúc vương tại triều Sùng Trinh. Hoàng đế Sùng Trinh vừa đãng cơ. lúc đó Hậu Cửu thiên tuế vẫn có thế lực cực lớn. có thể hô phong hoán vũ. Sùng Trinh hoàng đế ở trong cung ăn đồ gì cũng phải là do hoàng hậu đưa vào. chỉ sợ gặp phái độc thủ mạng danh kỳ diệu.

thời khắc nguy cấp như vậy. Phúc vương liền phái một đội nhân sĩ tới bảo vệ sự an toàn cho hoàng đế Sùng Trinh, tác dụng trên thực tế của đội binh sĩ này không có nhiều, nhưng trên ý nghĩ thì lại rất không tầm thường.

Từ lúc hoàng đế Sùng Trinh đăng cơ cho đến nay. biểu hiện này của Phúc vương tất nhiên được ông ta ghi nhớ trong lòng, hơn nữa hoàng đế Sùng Trinh trên thực tế là người khoan dung nhất đối với thân phiên huân quý trong lịch đại hoàng đế của Đại Minh, có lòng tin của hoàng đế, địa vị của Phúc vương càng như nước lên thì thuyền lên. hơn xa những phiên vương khác.

Phúc vương thân phận không tầm thường, hành sự cũng không kiêng nể ai. trang điền xung quanh Lạc Dương và vương trang đều được bóc lột kêu đến trời cao ba thước, binh dân bách tính của Dự Tây khổ không chịu nổi.

Những chuyện này. trung tâm triều đình không cần biết, nhưng chỉ cần biết nếu Phúc vương gặp nguy cấp. đang bị mấy vạn binh mã của sấm nghịch vây công, tất phải phái binh tới cứu viện.

Không khác biệt gì so với phán đoán của mọi người, trên văn thư cầu cứu của Phúc vương là xin triều đình mau chóng phái binh mã cứu viện, còn tuần phủ Hà Nam Lý Tiên Phong từ trực tiếp chỉ rõ trong tấu chương, xin binh mã Sơn Đông mau tới cứu viện. Mà chư vị đại thần trong triều đình cũng ngay lập tức nghĩ tới binh mã Sơn Đông.

Chưa qua mười lăm tháng giêng, triều đình hạ chỉ. mệnh lệnh cho tuần phủ Sơn Đông Nhan Kế Tổ. tổng binh Sơn Đông Lý Mạnh dẫn binh tới Hà Nam Lạc Dương cứu viện, tiêu diệt Sấm tặc.

Tiện thể nói thêm một chút, vào tháng mười một năm Sùng Trinh thứ mười ba, hoạn quan giám quân của hầu hết các địa phương đều bị hoàng đế Sùng Trinh gọi hết về kinh sư. đem quyền lực dẫn binh hoàn toàn tập trung vào tay một quan văn, thái giám giám quân Lưu Nguyên Bân đã rời khỏi Tế Nam về lại kinh thành, thường thì thái giám được cử ra ngoài phái về kinh sư cũng không phải là chuyện tốt đẹp gì. nhưng Lưu Nguyên Bân này lại như trút được gánh nặng, thậm chí ngay cả tiệc rượu để tiễn hắn cũng bị chối từ, vội vàng lên đường.

Thái giám truyền chỉ của kinh sư và cầm y vệ hộ vệ đã tới thành Tế Nam, những người này chẳng thèm để ý gì tới quân tướng dẫn binh, mà mỗi ngày tới thúc giục quan văn lĩnh binh - tuần phủ Sơn Đông Nhan Kế Tổ.

Binh mã Sơn Đông có xuất binh hay không. Nhan Kế Tổ hoàn toàn không có một chút quyền phát ngôn nào cả. nhưng thái giám truyền chỉ vốn là được phái tới từ tháng giêng, trong lòng mang theo mấy phần oán khí, hơn nữa văn thư cấp báo của Hà Nam lại bức này nối bức kia được đưa tới kinh sư. khoái mã tới từ kinh sư cũng thúc giục thái giám truyền chỉ bọn họ.

Khâm sai truyền chỉ lạnh nhạt với Lý Mạnh, mỗi ngày lại bức ép tuần phủ Nhan Kể Tạ lúc ban đầu tuần phủ Sơn Đông Nhan Kế Tổ còn có thể lấy bạc và tài vật ra để hối lộ. nhưng qua mấy ngày, kim ngân tài vật đã không dùng được nữa rồi. Thái giám khâm sai truyền chỉ thậm chí còn trả tiền lại.

Tuần phủ Sơn Đông Nhan Kế Tổ ban đầu vốn rất lạc quan, lần trước thành Khai Phong cầu viện. Lý Mạnh không hề chối từ mà hòa tốc phái binh cứu viện, lần này chuyện còn nguy cấp hơn, phản ứng của Lý Mạnh vốn nên nhanh chóng hơn mới đúng chứ.

Ai ngờ tới thương nghị với Lý Mạnh mấy lần. phía Lý Mạnh đều nói là quân đội chưa chuẩn bị xong, không thể xuất binh. Nghe ý tứ này tuần phủ Sơn Đông cũng yên tâm hơn thế này không phải là cự tuyệt xuất binh, vẫn còn có dư địa để thương lượng. Cục thế Hà Nam ngay cả trên công báo cũng viết một cách vô cùng đáng sợ. Các quân tướng vì để bảo toàn thực lực của mình, chẳng có ai nguyện ý xuất quân cứu viện cả.

Nhưng sau mấy lần Nhan Kế Tổ lại phát hiện có điều không đúng, chưa chuẩn bị xong, nhưng ngay cả ngày tháng xác định cũng không cho. thế này thì có khác gì là không xuất binh.

Sắp hết tháng giêng rồi. ngay cả thái giám truyền chỉ và các cầm y vệ cũng nóng mắt thực sự. càng ngày càng ăn nói nặng nề với tuần phủ Nhan Kế Tổ.

Tốt xấu gì Nhan Kế Tổ cũng là nhân vật từng đảm nhiệm Lại bộ đô cấp sự trung, bạn cũ trong kinh sư phái người đưa thư đến. nói là nếu còn không xuất binh, để hoàng đế hạ ý chỉ thứ hai, e rằng sẽ gặp họa đó.

Chuyện đã đến nước này. tuần phủ Sơn Đông Nhan Kế Tổ thực sự là đã bị bức đến hết cách rồi, hắn cũng không muốn tiếp tục ngồi ở vị trí tuần phủ Sơn Đông nữa, nhưng ít nhiều gì cũng phải qua nhiệm kỳ rồi mới từ chức về hưu được. Bị hoàng đế hỏi tội tống vào ngục, sau đó lại giống như Tôn Truyền Đình bất minh bất bạch chết ở trong ngục thật sự không phải là nguyện vọng của hắn.

Trong nha môn tổng binh của Lý Mạnh kỵ binh truyền tin mặc áo vải đứng dưới chính đường, từng đạo mệnh lệnh sau khi được Lý Mạnh xác định, lập tức có kỵ binh nhận lấy mệnh lệnh, phóng về phía mục tiêu.

"Ninh tiên sinh, tới nói với bọn Trịnh chưởng qũy của cửa hàng Bát Mân. trong ba tới năm tháng, bảo Trịnh gia bọn họ điều binh thuyền và chiến thuyền tới khu vực cảng Đăng châu, ta mặc kệ là thuyền của Trịnh gia hay là thuyền của chúng tạ phái đó đều phải bảo vệ tốt."

Viên Văn Hoành ngồi ở bên cạnh múa bút như bay, ghi lại mệnh lệnh của Lý Mạnh. Chuyện kinh tế của Ninh Kiền Quý cũng bảo gồm cả giao dịch hải mậu, giao tiếp với Trịnh gia cũng là chức trách của hắn, Lý Mạnh trầm ngâm một lát rồi lại bổ sung: "Viết thư điều Dương Thủy doanh bắc thượng tới Đăng châu, được rồi. cầm đi đóng dấu đi"

Viên Văn Hoành cầm mệnh lệnh vừa viết xong thổi mấy hơi lên trên rồi vội vàng cầm tới, Lý Mạnh lấy đại ấn của tổng binh đánh lên trên, phía đó tự có người cho vào phong bì. bên trên viết địa chỉ nơi nhận sau đó đưa cho kỵ binh ở bên ngoài. Môt lát sau. kỵ binh đã cưỡi khoái mã phóng ra khỏi thành.

Võ tướng và quan văn ở trong thành đều có chút kỳ quái, thầm nghĩ dụng binh Hà Nam là tiến công chiếm đóng lúc này. các nơi tăng cường phòng vệ cũng là chuyện nên làm, nhưng việc gì phải tốn nhiêu công phu như vậy ở phía Đăng Châu, phía đó chính là biển rộng mênh mông mà.

Trên thực tế, cho tới tận Thanh mạt, cũng chưa có ai từ biển phía Đăng châu lên bờ. nhưng Lý Mạnh vẫn phải cẩn thận, mình có thể điều động thuyền đội. men theo kênh đào. từ Hoàng Hà tới Hà Nam. Bọn Thát tử Mãn Thanh đó sẽ không ở phía bán đảo Liêu Đông ngồi thuyền vượt biển, lên bờ ở Đăng châu chứ.

Lúc đó binh lực của Sơn Đông trống rỗng, chính là tai họa. nhưng chuyện này quả thực là hắn lo xa, Mãn Thanh bắt đầu từ lúc lập nước, tấn công Đại Mực luôn luôn là từ đường bộ mà hành tiến, chưa từng đi đường biên.

"Chu tiên sinh, diêm đinh vũ trang ở các nơi đều phải động viên, đại binh nếu rời đi, khó tranh khỏi một số kẻ đầu óc hồ đồ gây chuyện, bảo những diêm đinh vũ trang trông chừng những kẻ này cho tốt."

Chu tiên sinh vội vàng đứng dậy khom mình đáp ứng, Lý Mạnh thật sự là hận không được mọc thêm mấy cái đầu. đại quân vừa động, phương diện nào của Sơn Đông cũng đều vạch lên kế hoạch chuẩn bị. hắn lại chuyên về quân vụ. thực sự là có chút bực mình, lúc này mới càng phát hiện ra sự quan trọng của người phụ tá.

Văn thư liên quan tới việc ra lệnh cho đội hộ vệ điền trang truân điền cùng với đội diêm đinh vũ trang phải tăng cường giới bị vừa mới viết xong, phía Lý Mạnh còn chưa kịp đóng dấu thì đã nghe thấy thân binh ở bên ngoài cao giọng thông báo: "Tuần phủ Nhan đại nhân bái kiến đại soái..."

Tuần phủ gặp tổng binh, vô luận là như thế nào cũng không cần phải dùng từ "bái kiến", đây chính là điên đảo trên dưới, nhưng ở Sơn Đông đây chính là chuyện thường, không biết được thay đổi từ lúc nào. Có lẽ là sự phân phó của Chu Dương, có điều Lý Mạnh cũng không chú trọng việc này, tuần phủ đại nhân dường như cũng không có dị nghị gì cho nên cứ gặp vậy.

Nghe thấy tiếng thông truyền Lý Mạnh nhíu mày. thầm nghĩ phía ta đang bận tới tối tăm mặt mũi. ngươi còn tới xem náo nhiệt nữa. nhưng dẫu sao thì cũng vẫn phải nể mặt người ta, liền gật gật đầu. Vương Hải đứng ở bên cạnh lập tức cao giọng hét: "Mời vào!"

Nhan Kế Tổ vừa tiến và chính đường của nha môn tổng binh, trừ Lý Mạnh ra, đám người văn võ trong phòng đều đứng dậy hành lễ. thấy bộ dạng của tuần phủ Sơn Đông, ai ai cũng giật nảy mình. Nhan Kế Tổ cũng là nhân vật có tiếng trong nhân sĩ Giang Nam. Những năm này Bởi vì ngày tháng thanh nhàn thu nhập lại nhiều, càng chú ý tới tu dưỡng hơn bình thường nhìn thấy, đúng là danh sĩ phong lưu, khí phái quan cao.

Từ lúc bắt đầu phải dụng binh tới Hà Nam. Đám quan quân văn võ của Giao Châu doanh đều khẩn trương bận rộn. tuần phủ Sơn Đông ở trong mắt họ là một cái chức nhàn không, chẳng ai để ý tới Nhan Kế Tổ. Kết quả một tháng không gặp. Nhan tuần phủ này không ngờ lại tiều tụy đến như vậy. mắt lõm sâu. tóc tai bù xù.

Ngay cả đi lại cũng có chút không ổn. lảo đã lảo đảo tiến vào trong phòng. Thấy mọi người hành lễ với mình, Nhan Kế Tổ bình thường đều rất chú trọng lễ nghi quan trường này. nhưng lúc này thì lại vội vàng nói: "Các vị sao lại hành đại lễ như vậy. khách khí rồi. khách khí rồi."

Nói xong cũng không để ý tới mọi người đang kinh ngạc, trực tiếp mở miệng nói với Lý Mạnh đứng sau thư án: "Lý đại nhân, có thể tới nội đường nói chuyện không, bản quan có chuyện quan trọng cần thương lượng."

Những lời này quả thực là vô cùng vô lễ. càng vô cùng khó hiểu, mọi người ở trong phòng đều quay sang nhìn nhau. Lý Mạnh cũng ngây người, nhưng người đang đứng trong đại sảnh này nếu ở bên ngoài mà nói. địa vị vẫn là ở trên mình, cũng nên nể mặt người ta mấy phần, trong lòng tuy cảm thấy là lãng phí thời gian, nhưng vẫn ngẩng đầu lên. nói với Nhan Kế Tổ: "Mời phủ đài đại nhân qua mật thất bên này nói chuyện."

Nội thư phòng của nha môn tổng binh không có thư tịch gì. cũng chỉ có mấy bức bản đồ nhìn rất đơn giản và một số binh khí treo trên tường.

Lý Mạnh và Nhan Kế Tổ vào tới phòng. Vương Hải là đầu mục của thân binh và hai thân binh cũng đi theo. Nhan Kế Tổ vừa vào phòng liền nói khẽ: "Lý đại nhân có thể chỉ có ta và ngài hay không, quá thật là có chuyện quan trọng cần thương lượng!"

Vương Hải khom mình cúi đầu. định quay người đi ra ngoài, nhưng Lý Mạnh lại có chút bực bội nhíu mày, cao giọng nói: "Đây đều người tâm phúc của ta, Nhan đại nhân có lời gì thì cứ nói đi. sẽ không để lọt ra ngoài đâu!"

Mấy thân binh hơi cúi người, trong ánh mắt đang nhìn Lý Mạnh tràn ngập vẻ cảm kích, đây chính là đại soái hoàn toàn tin tưởng mình. Nhan Kế Tổ nhìn mấy thân binh đó. do dự một lúc. lại phát hiện thần sắc của Lý Mạnh có chút không kiên nhẫn.

Đúng là không có quy củ, võ tương đối diện với tuần phủ lại giống như đối diện với sư gia phụ tá của mình vậy. Nhưng Nhan Kế Tổ nào còn rảnh mà so đo những cái này. nghiến răng quỳ xuống trước mặt Lý Mạnh.

Động tác đột ngột này khiến Lý Mạnh và mấy thân binh ở xung quanh giật nảy mình, thầm nghĩ rốt cuộc là loại đại sự gì mà lại khiến tuần phủ Sơn Đông Nhan Kế Tổ phả hành đại lễ như vậy.

"Nhan đại nhân, ngài làm gì vậy. tổn thọ Lý mỗ mất."

Lý Mạnh vội vàng bước lên đỡ đậy. đừng nhìn Nhan Kế Tổ là quan văn, còn là quan văn hơn năm mươi tuổi. nhưng động tác lại không chậm, tay chân đều dùng, lui ra sau mấy bước, Lý Mạnh không ngờ lại không đỡ dậy được. Nhan Kế Tổ nức nở khẩn cầu: "Lý tổng binh. Lý đại soái, xin ngài cứu hạ quan, cứu học sinh với!"

"Nhan đại nhân, ngài đường đường là tuần phủ một tỉnh, thế là đảo lộn trên dưới đó. Lý mỗ không chịu nổi đâu!"

Hành động mạc danh kỳ diệu này khiến Lý Mạnh căn bàn là không thể hiểu nồi. ngữ khí khó tránh khỏi chậm trễ hơn mấy phần. Nhan Kế Tổ thấy vậy liền vội vàng nói: "Lý đại nhân, khâm sai triều đình thúc giục, bảo rằng Sơn Đông nếu còn không xuất binh tới Tế Nam. Lạc Dương sợ sẽ mất vào tay giặc. Lúc đó. đại soái ngài thì không sao. nhưng cái đầu trên cổ hạ quan khó mà giữ được. Ha quan từ lúc tới Sơn Đông làm tuần phủ tới nay. trước giờ luôn cung kính với đại soái, không hề đắc tội chút nào. cầu xin ngài thương xót cho một nhà già trẻ của hạ quan mà xuất binh tới Hà Nam đi!"

Nhan Kế Tổ kích động vô cùng, giọng nói càng lúc càng lớn. Lý Mạnh nghe hai từ "xuất binh" này. sắc mặt lập tức trầm xuống.

Sao những văn nhân đại thần này lại coi chuyện xuất binh đơn giản như vậy. Toàn tỉnh Sơn Đông huy động gần hai vạn binh mã, chuẩn bị cứu viện Hà Nam. hành quân qua mấy tỉnh, nhiều binh mã như vậy, mỗi ngày ăn uống tiêu hao một lượng vật tư cực lớn. Hà Nam lại là nơi đất cằn nghìn dặm, không thể xoay sở tại chỗ được.

Nhưng số lượng vật tư khổng lồ như vậy. chỉ có thể vận bằng đường thủy, nếu vận chuyển bằng đường bộ. vật tư nhiều như vậy, dân phu và súc vật kẻo cần thiết chính là một con số khủng bố. Dân phu và súc vật cũng cần phải ăn cơm uống nước, sản sinh tiêu hao. vậy khoản tiêu hao này lớn như thế nào. Hà Nam không thể bổ cấp. chỉ có thể thông qua vận chuyển từ hậu phương, e rằng còn chưa tới được Hà Nam. tài chính Sơn Đông đã hoàn toàn phá sản rồi.

Thủy vận tất phải dựa vào Vận hà và Hoàng Hà. nhưng hiện tại mới là đầu tháng hai, Hoàng Hà mới vừa tan băng, thuyền căn bản không thể thông hành. thuyền cũng chuẩn bị không đủ. Dưới loại tình huống này làm sao mà xuất binh được, chẳng lẽ mọc cánh mà bay à.

Lý Mạnh đánh mắt ra hiệu. Vương Hải và một thân binh ba chân bốn cẳng đỡ Nhan Kế Tổ dậy. Lý Mạnh trầm giọng nói: "Binh mã Sơn Đông của ta tới Hà Nam. cần phải đi đường thủy. Trước mặt đường sông đóng băng, chỉ có thể vào đầu tháng ba mới có thể tan. Nhan đại nhân, ngài ngày trước cũng từng dẫn binh,
chẳng lẽ không biết đạo lý trong đây ư?"

Nhan Kế Tổ cũng tính là trấn tĩnh, nghe thấy câu hỏi của Lý Mạnh, cười khổ trả lời: "Không phải là Nhan mỗ không biết mấu chốt bên trong, mà là triều đình giục gấp quá. Hôm nay thái giám khâm sai truyền chỉ tìm tới cửa. nói là binh mã Sơn Đông nếu vẫn cứ dây dưa, không tuân ý chỉ như vậy. chẳng lẽ là có dị tâm. còn nói nếu không xuất binh, cầm y vệ truyền chỉ chính là sai dịch đến bắt ta, trực tiếp đem về kinh sư."

Thái giám truyền chỉ là do cầm y vệ hộ tống tới. tuần phủ Sơn Đông và quan tổng binh sau khi tiếp chỉ. hoạn quan này lại không bỏ đi. muốn đợi Sơn Đông thật sự xuất binh mới chịu đi. Trên người cũng có trách nhiệm đốc thúc và giám thị, xét cho cùng, người mà hoàng đế tin dùng nhất vẫn là những hoạn quan ở bên cạnh này.

Nghe thấy Nhan Kế Tổ nói vậy. Lý Mạnh cũng cảm thấy bất lực thay cho hắn nhưng đại sự của binh gia tất nhiên không thể lầm lỡ. lập tức mở miệng nói: "Nhan đại nhân Lý mỗ cũng hiểu chỗ khó của ngài, nhưng muốn hiện tại xuất binh ngay quả thực là điều không thể."

Nhan Kế Tổ đã gấp đến nỗi loạn cả rồi. vội vàng ngắt lời Lý Mạnh, nói: "Lý tổng binh, chỉ cần phải một tiểu đội binh mã tới Hà Nam cũng được, như vậy bản nhân cũng có cái mà ứng phó."

Nói xong lời này. sắc mặt của Lý Mạnh đã trầm xuống, cao giọng trả lời: "Một tiểu đội binh mã tới Hà Nam. đi chịu chết à, sĩ tốt của Lý mỗ đều con cháu Sơn Đông, ta không nỡ để bọn họ phải đi chịu chết vô ích như vậy. Nhan đại nhân, phía ta trù bị xuất binh sự vụ bận rộn. xin ngài về cho!"

Những lời nói vừa rồi khiến Lý Mạnh có chút tức giận, ngươi vì ứng phó với cấp trên bắt ta đưa binh mã đi chịu chết, đúng là bạc bẽo. hạ lệnh đuổi khách, cũng không thèm tiễn, dẫn Vương Hải và mấy thân binh trực tiếp đi ra khỏi cửa.

Nhan Kế Tổ biết mình nói sai rồi. thấy Lý Mạnh làm mặt lạnh, lập tức mất hồn mất vía đứng nguyên tại chỗ. thấy Lý Mạnh ra khỏi thư phòng, đột nhiên ở phía sau lớn tiếng nói to: "Lý tổng binh. Nhan mỗ nếu bị triều định luận tội tống vào ngục, lại phái một văn thần khác tới, nói sao thì cũng không thể hòa nhã nghe lời như Nhan mỗ. Nhan mỗ nếu ở Sơn Đông. Lý tổng binh ngài mới thực sự là chủ của Tề Lỗ. nếu là người mới tới. cho dù là Lý tổng binh thuần phục được hắn vậy cũng phải phiền phức phí sức!"

Những nói này. tuy chưa quỳ xuống nhưng giống như là đập đầu. uốn gối khom lưng với Lý Mạnh rồi. Vương Hải và các thân binh vẻ mặt vẫn như bình thường, như không hề phát giác những lời nói như lời mưu phản này của Nhan Kế Tổ có gì không đúng, có lẽ ở trong lòng bọn họ. đây vốn là chuyện rất đương nhiên.

Có điều Lý Mạnh lại quay đầu lại, nờ nụ cười tựa cười mà như không cười, trầm giọng nói: "Những lời này của Nhan đại nhân rất thú vị đó!"

"Lý tổng binh, Lý đại nhân, ngài dẫu sao cũng phải dẫn binh vào Hà Nam, chẳng qua là sớm hay muộn mà thôi. Nhưng thái giám khâm sai của triều đình lại không biết chỗ khó của binh mã Sơn Đông chúng ta, không có gì để ăn nói với họ. sợ là sẽ không chịu để yên. trước mắt bất kể là khâm sai hay là triều đình, đều đã nóng lòng như có lửa đốt. giục rất gấp. Lý đại nhân, vô luận là như thế nào thì cũng phải có cái để ăn nói với họ!"

Những lời của Nhan Kế Tổ rất có dụng ý. dùng "chúng ta" để nói Sơn Đông, lại dùng "bọn họ" để gọi triều đình và khâm sai. Lý Mạnh cười ha ha. lại đã có chủ ý. mở miệng nói: "Thì ra không phải là giục Lý mỗ xuất binh, mà là muốn ứng phó với triều đình và khâm sai thôi phải không, cái này rất đơn giản, cứ cam đoan trên người ta."

Nói xong, cũng mặc kệ Nhan Kế Tổ phản ứng như thế nào. quay cười bước ra cửa. bước tới cửa liền dừng lại. cũng không quay đầu. cười nói: "Nhan đại nhân nếu cảm thấy phía khâm sai bức quá gấp, có thể dọn nhà tới phía quân doanh của ta mà sống. Tất nhiên là sẽ được yên thân."

Thái giám mà kinh sư đưa tới truyền chỉ và thúc giục xuất binh tên là Trần Mẫn. thân hình ngũ đoản, nhìn bộ dạng cũng có chút đầy đặn. ở trong hoàng cung một mực không được người ta đợi gặp. lần này mới nhận được việc xuất kinh giục binh.

Địa phương không bằng được kinh sư. các quan viên luôn có rất nhiều thủ đoạn để dây dưa. nhưng thành Lạc Dương bị vây, Phúc vương và đương kim hoàng đế Sùng Trinh rốt cuộc là có quan hệ như thế nào. các nội quan phục dịch trong hoàng cung trong lòng đều biết. Nhưng triều đình hạ chỉ, tuần phủ và tổng binh đều đã tiếp chỉ. nhưng lại trù trừ không chịu phát binh.

Không xuất binh, thái giám truyền chỉ không được về kinh phục mệnh, cầm y vệ bên cạnh Trần Mẫn đã về kinh sư và chạy tới Hà Nam mấy chuyến, lời nói ở phía kinh sư càng lúc càng nghiêm khắc.

Mỗi lần nhìn thấy văn thư tín kiện phía kinh sư. Trần Mẫn cả người đẫm mồ hôi lạnh, thầm nghĩ nếu triều định hạ đạo ý chỉ thứ hai, e rằng người bị hoạch tội không chỉ là tuần phủ Sơn Đông Nhan Kế Tổ. mà đầu của mình cũng không giữ được không chừng.

Có điều Trần Mẫn hận tới ngứa răng, kinh sư ti lễ giám và Đông Hán, cùng với cầm y vệ đô chỉ huy sứ đều cấp cho hắn và những đầu mục cầm y vệ ở bên cạnh quyền hạn, nếu Nhan Kế Tổ còn chậm trễ xuất binh cứu viện, vậy thì bọn họ có thể trực tiếp hạ lênh giam vào ngục hỏi tội Nhan Kế Tổ. Trần Mẫn dùng danh nghĩa thái giám giám quân để tiếp quản, dùng ý mệnh của thiên tử ra lệnh cho tổng binh Sơn Đông phái xuất binh.

Tuy thái giám truyền chỉ Trần Mẫn sốt ruột, nhưng có quyền hạn mà kinh sư cấp cho. cũng có mấy phàn sức mạnh. khi tới phù của tuần phủ Sơn Đông Nhan Kế Tổ mà thúc giục, ngữ khí cũng nghiêm lệ hơn mấy phần.

Nhan Kế Tổ cũng biết, mình nài lại tiếp tục chống đỡ lấy lệ. e rằng sẽ gặp xui xẻo. theo lý mà nói thì hắn chỉ có thể đùn đẩy trách nhiệm sang phía tổng binh Sơn Đông Lý Mạnh, nhưng thái giám đó không biết sự hung ác của Lý Mạnh, còn hắn thì lại biết rất rõ rằng thành Tế Nam này chẳng khác nào là quân doanh của Lý Mạnh.

Hơn nữa với tính khí của hoàng đế Sùng Trinh, ngươi thân là quan văn không thể đốc thúc võ tướng dưới tay xuất binh, võ tướng chưa chắc đã có tội danh gì mà quan văn này e rằng sẽ bị trừng phạt đến mức chém đầu.

Nếu sau khi Thát Tử nhập khẩu ở Bắc Trực Đãi. không có biến số lịch sử Lý Mạnh này. Bởi vì Đức vương bị Thát tử bắt đi. xong chuyện Dương Tự Xương định công tội thưởng phạt, Nhan Kế Tổ cũng thuộc vào dạng bị xử trảm, và trong lịch sử không có phát sinh biến hóa. Nhan Kế Tổ dùng thái độ rất thản nhiên để đối mặt với tội tử hình này.

Nhưng Bởi vì quân công của Lý Mạnh đổi lấy xử phạt lần này. Nhan Kế Tổ từ trong đại nạn mà đào thoát, hùng tâm tráng khí khi xuất kinh, thản nhiên đối diện sau khi Đức vương bị bắt. những hào tình này đều tan thành mây khói từ lâu rồi. Trong lòng Nhan Kế Tổ chỉ mong sao có thể được sống tiếp mà thôi.

Thái giám truyền chỉ của kinh sư thôi thúc như vậy. Nhan Kế Tổ sợ hãi vô cùng, chỉ là tâm lý muốn cầu sống, nhưng sự bức bách từng bước của thiên tử. thân là một quan văn như hắn biết đi đâu mà cầu sống bây giờ.

Nghĩ đi nghĩ lại, cũng chỉ có thể tới cầu xin tổng binh Sơn Đông Lý Mạnh che chở mà thôi. Nhan Kế Tổ nghĩ một cách tự giễu, nỗi hổ thẹn của quan văn trong thiên hạ e rằng chính là mình, ai mà có tư thái hèn kém đến nỗi phải đi cầu một võ tướng có chức vị thấp hơn mình chứ.

Tự giễu thì tự giễu, cảm khái thì cảm khái, nhưng sau đó Nhan Kế Tổ vẫn về nhà, bảo hạ nhân thu thập đồ đạc, góm gém hành lý lại. chuẩn bị chuyên vào bán thành do Giao Châu doanh quản lý mà sống.

Mùng năm tháng hai, Trần Mẫn. thái giám truyền chỉ từ kinh sư tới dẫn hơn chục cầm y vệ. khí thế rất hung hãn tới phủ đệ của Nhan Kế Tổ. Hắn lần này đã chuẩn bị tốt rồi. nếu như Nhan Kế Tổ còn không đáp ứng. phía hắn sẽ ra lệnh cho tuần phủ Sơn Đông giao ra ấn tín và lập tức thi hành quyền hạn của mình.

Nói ra thì đây cũng là bịt tai trộm chuông, võ tướng tay nắm trọng binh không xuất binh, ngay cả quan văn nhiều năm làm việc cùng hắn cũng không thúc giục được, cho dù là đổi người khác thì sao chứ.

Nhưng đối với triều đình kinh sư mà nói. đây cũng là biện pháp tình thế khi không có biện pháp, dẫu sao thì trước mắt đại nghĩa triều đình vẫn có thể ép người, không đến nỗi là hoàn toàn vô dụng.

Thái giám Trần Mẫn đi con đường này cũng đã rất quen, sáng sớm đã dẫn người tới phủ đệ của tuần phủ, nếu sau khi tiến vào nha môn. phía Nhan Kế Tổ còn có thân vệ của tuần phủ đại nhân và các quan lại khác, thì nói chung cũng có chút bất tiện. Trần Mẫn đã quen cửa thuộc lối. cho nên định sáng sớm chặn Nhan Kế Tổ lại trước khi hắn ra khỏi phủ. tránh những phiền phức không cần thiết.

Ai ngờ một đám người hung thần ác sát đi tới. lại đối mặt với một trạch viên để trống không, may mà có mấy tiểu tử trông coi trạch viện chỉ đường cho bọn họ. nói là đã chuyển tới nơi nào rồi.

Lần trước tuần phủ Nhan Kế Tổ nói là thư thà cho ba ngày, hắn còn phải tới thúc bách tổng binh Sơn Đông xuất binh, ai ngờ lại lặng lẽ chuyển nhà. Mũi của Trần Mẫn như sắp xịt ra khói, thầm nghĩ ngươi đường đường là một tuần phủ. không ngờ lại có loại thủ đoạn trốn tránh bỉ ổi đến như vậy. Thiên hạ tuy lớn những cũng vẫn là thiên hạ của Đại Minh, ngươi cho dù có trốn cũng trốn không thoát, chuyển nhà là có thể chạy được chắc.

Tiểu tử trông coi phòng ốc cũng rất nhiệt tình, rất tử tế nói cho hoạn quan Trần Mẫn biết là Nhan Kế Tổ rốt cuộc là chuyển nhà tới nơi nào.

Biết được nơi Nhan Kế Tổ chuyển nhà, đoàn người của Trần Mẫn cũng không chứ chậm trễ, nộ khí trùng trùng tới phía trạch đệ của tuần phủ.

Những thái giám và cầm y vệ này xuất kinh truyền chỉ. tới đương địa, quan địa phương nghênh đón rất chu đáo. lễ phẩm kim ngân đẩy dù là việc không thể thiếu, hơn nữa cón ở thể dạo chơi một phen ở tửu lâu nổi tiếng, thăm thú danh lam thắng cảnh của đương địa.

Nhưng chuyến đi này quả nhiên là khổ sai. không chỉ là ý chỉ không được thực hiện, một mực kéo dài chuyện xuất binh, hơn nữa thành Tế Nam bị Thát tử cướp bóc. hoàn toàn biến thành thành trống.

Thành Tế Nam hiện tại hoàn toàn là nơi sinh sống làm việc của các nha môn và Giao Châu doanh, cơ sở sinh hoạt rất đơn giản, thậm chí còn không bằng huyện thành gần kinh sư.

Thái giám truyền chỉ Trần Mẫn và các cầm y vệ tới địa phương bần khổ này. bên ngoài là một tòa thành trống không, cũng không có tâm tình gì để du lãm. mỗi ngày đều cân nhắc việc xuất binh.

Cho nên những người này đối với việc thành Tế Nam này có gì khác biệt với những tỉnh thủ phủ khác, hoàn toàn không có khái niệm gì cả. Án chiếu theo sự chỉ điểm của người trẻ tuổi đó. đoàn người đi về phía trạch đệ mới của Nhan Kế Tổ.

Trên đường, thấy những binh mã đi đi về về, Trần Mẫn nghĩ thầm, tổng binh Sơn Đông này cũng không giống như là định không xuất binh, nếu không thì binh mã trong thành sao lại điều động tấp nập như vậy.

Địa phương mà Nhan Kế Tổ sống lại là phủ đệ của Phụng quốc tướng quân trước kia, Phụng quốc tướng quân này cũng thuộc hoàng tộc. một tuần phủ sống ở trạch đệ như thế này căn bản là làm trái thể chế.

Trần Mẫn đứng ở cửa trạch đệ cười gằn: "Xem ra Nhan Kế Tổ đúng là không muốn sống rồi. tội danh bất kính lớn như thế này khẳng định là không thoát được rồi."

Cửa lớn của phủ đệ này cũng mờ toang, thái giám khâm sai và các cầm y vệ nào có cần gõ cửa thông báo gì. xuống ngựa rồi trực tiếp đi vào bên trong.

Trạch đệ của Phụng Quốc tướng quân thật sự là không tầm thường. ít nhất thì qua bức tường xây làm bình phong ở trước cửa. viện tử đó làm gìáo trường cũng đủ. Trong ấn tượng của Trần Mẫn. hạ nhân phó dịch trong nhà tuần phủ cũng không ít. nhưng viện lạc này lại vắng tanh không môt bóng người.

"Kết" một tiếng, cửa lớn của phủ đệ này bị đóng lại.

Những người này còn chưa kịp phản ứng là có chuyện gì thì đã thấy sĩ tốt mặc giáp cầm đao kiếm từ tứ phía chạy ra. một người từ sau tường lách ra. mở miệng hỏi: "Vị này chính là Trần công công từ kinh sư tới truyền chỉ giục xuất binh có phải không?"

Người đưa ra câu hỏi ngữ khí khá là ôn hòa, nhưng nhìn những binh sĩ mặc giáp ở xung quanh, bất kể là như thế nào cũng không thể tính là ôn hòa cho được.

Một cầm y vệ nhìn giáp sĩ ở xung quanh đang từ từ bước tới. trong lòng khó tránh khói khẩn trương, tay đặt lên chuôi đao giắt ở hông, vừa mới rút ra được một nửa, đã thấy tiếng gió rít vang lên. một cán thương đâm thẳng tới. chuẩn bị đâm trúng ngực hắn. Một hơi ở trong ngực tên cầm y vệ này không thoát lên được, cho nên cảm thấy đau nhói, trực tiếp quỳ xuống đất.

Động tác này. thoáng chốc đã phá tan cái bầu không khí ôn hòa vốn có. đao thương trong tay những giáp sĩ lập tức chỉ về phía các cầm y vệ và thái giám đang ở trong vòng vây.

Khác hẳn với những tên hoàn khổ giá áo túi cơm mà Trần Mẫn vẫn thấy ở kinh sư. những giáp sĩ mai phục ở trong phủ Phụng quốc tướng quân này chỉ vừa mới ra tay môt lần sát khí và áp lực lập tức lộ ra ngoài, đám người Trần Mẫn mặt mày trắng bệch, trong lòng biết rằng. nếu vọng động, đối phương không chừng sẽ thực sự giết chết mình.

"Các ngươi là ai. chúng ta là khâm sai triều đình tới truyền chỉ. các ngươi dùng đao binh đe dọa như vậy là muốn tạo phản chăng?"

Trần Mẫn nghiêm khắc quát hỏi. nhưng không chỉ hắn mà bất kỳ ai cũng biết rằng, đây chẳng qua là ngoài mạnh trong yếu mà thôi.

"Trần công công chớ hoảng hốt, các huynh đệ chính là biết rằng ngài là khâm sai truyền chỉ, cho nên mới đợi ngài ở trong trạch viện này."

Người dẫn đầu vẫn ôn hòa trả lời, có điều sau đó lập tức thay đổi sắc mặt, trầm giọng nói: "Trần công công. Hoàng Hà vẫn chưa tan băng, đại quân hành động không tiện. Nhan tuần phủ là Lý tổng binh đều nói là quyết định vào cuối tháng hai hoặc là đầu tháng ba, sau khi Đại hà tan băng mới xuất binh tới Hà Nam. nhưng chư công trong chiều cứ một mực thúc giục, xin công công hãy gửi thư giải thích rõ ràng giúp cho. Mấy vị huynh đệ cầm y vệ này cũng có quyền lực gửi thư cho nha môn cầm y vệ. cùng nhau viết tin tức này. nói là binh mã Sơn Đông chúng ta chia ra đóng ở các nơi. lại có binh mã ở tận Lưỡng Hoài đang khẩn trương điều động chuẩn bị. sớm nhất cũng phải mười lăm tháng hai mới có thể khởi hành, chứ không phải là thoái thác xuất binh."

Nghe thấy những lời mà người này nói ra, Trần Mẫn và các cầm y vệ mặt tối sầm. vốn trù trừ không chịu xuất binh là tội của tuần phủ và tổng binh, mình nếu lại vìết thư giải thích, tương lai nếu có lật lọng gì. thế chẳng phải là thành. trách nhiệm của mình ư.

Huống chi những ngày này. thư đi và thư về của Trần Mẫn và các cầm y vệ cho kinh sư đều nói là quan viên văn võ của Sơn Đông cố ý kéo dài thế này thế kia. giờ đột nhiên đổi giọng, thế chẳng phải là tự mình tát vào mặt mình ư.

"Làm... làm sao mà viết thế được, đây rõ ràng là tội khi quân mà."

Thái giám Trần Mẫn run giọng nói ra câu này. người đó cười nói: "Không viết thì chính là ngay đêm nay xuất thành, không rõ tung tích, viết rồi. ít nhất có thể sống được thêm mấy năm bình yên..."

Ngày hôm sau, khoái mã mang thư của Trần Mẫn từ Tế Nam chạy thẳng tới kinh sư.

Lần này trong thư lại nói rõ về những khó khăn mà binh mã Sơn Đông đang phải đối mặt cùng với các mục chuẩn bị cẩn thiết cho việc điều binh, trong đó Trần Mẫn thay đổi sự công kích đối với quan viên văn võ của Sơn Đông khi trước, mà chuyển sang cực lực khen ngợi bọn họ. nói là hết lòng hết dạ vì chuẩn bị binh mã để tới Hà Nam cứu viện, còn nói cái gì mà nô tài nguyện ở lại Sơn Đông để đốc thúc, đợi sau khi xuất binh tới Hà Nam mới về lại kinh sư.

Hoàng đế Sùng Trinh không tin bất cứ người nào trong thiên hạ, nhưng đối với hoan quan ở bên cạnh vẫn có mấy phần tin tưởng, mặc dù lúc trước thì tức giận vô cùng, nhưng sau khi nhận phong thư này. nộ khí lại giảm đi mấy phần, chỉ đành phái sứ giả tới các tỉnh phận gần Hà Nam điều binh cứu viện, còn khen thường mấy câu. nói Trần Mẫn trung tâm làm việc xứng đáng được trọng dụng. Hoàng đế Sùng Chinh cho rằng mình nắm trong tay tất cả, nhưng trên thực tế lại chẳng khống chế được tình hình những người mà ông ta tín nhiệm tóm lại phần lớn đều đang lừa ông ta.

Trong lịch sử không có Lý Mạnh, tháng giêng năm Sùng Trinh thứ mười bốn thành Lạc Dương bị Lý Tự Thành suất lĩnh sấm quân đánh phá, nhưng lúc này đã tới cuối tháng hai, thành Lạc Dương vẫn còn nằm trong tay quân Minh.

Có lẽ Bởi vì sau khi Lý Mạnh tiến vào Hà Nam, lưu khấu "Tống Giang" bị đánh tan, phần lớn đều chạy về Hoài Bắc, còn lưu khấu "Lý Chấn Hải" từ khi đến gần phủ Duyện châu, gần như bị Giao Châu doanh thâm nhập, không nương tựa được vào Lý Tự Thành. Lực lượng của Sấm quân kém đi mấy phần, vì thế mà thành Lạc Dương vẫn có thể chống đỡ được phần nào.

Lịch sử, chung quy cũng thay đổi rồi...

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện