Không còn thân tình thì hoàng đế hoàn toàn coi vợ chồng Mộ Vãn Diêu như công cụ mà dùng.
Nàng không còn được nhàn rỗi ở nhà tạo ấn tượng con dâu hiền huệ của nhà họ Ngôn nữa.
Nàng lại bận rộn như trước khi thành hôn, ngày ngày triệu kiến các vị đại thần tới bàn chính vụ.
Trước cửa phủ công chúa ngựa xe nối liền, đám quan viên xếp hàng ra vào ngõ nhỏ, mỗi người đều chờ cầu kiến công chúa.
Cái này đều lọt hết vào mắt cha Ngôn ở phủ bên cạnh nhưng ông cũng chẳng thể nói gì vì Nhị Lang nhà ông cũng bận như công chúa vậy.
Vào tháng 10 cả Mộ Vãn Diêu và Ngôn Thượng đều bị bệnh một hồi, người nhà họ Ngôn không biết hai người bị bệnh gì, nhưng sau khi khỏi bệnh cả hai đều bắt đầu bận rộn lu bù.
Lại Bộ đứng đầu lục bộ, quan viên ở đây được gọi là quan trên trời.
Ngôn Thượng là Khảo Công Lang nên càng được gọi là “Thiên quan lang”, mỗi ngày hầu như chàng đều bị gọi tới Trung Thư Tỉnh, Ngự Thư Phòng trả lời.
Đồng thời sau khi khỏi bệnh Ngôn Thượng lại nhận thêm một chức Phụng Xa Đô úy.
Chức quan này cũng là từ ngũ phẩm, nhưng đây là chức quan trước ngự tiền, có thể ngày ngày diện thánh không nói còn chưởng quản một phần quân vụ.
Đến tháng 11 chàng còn nhận thêm chức Hàn Lâm học sĩ, chủ quản Hoằng Văn Quán.
Những chức quan khác thì không nói làm gì, nhưng việc chàng chủ quản Hoằng Văn Quán đã khiến cả Trường An oanh động.
Cha Ngôn cũng từng làm tiến sĩ ở Trường An nên cũng cực kỳ sầu lo cho Nhị Lang nhà ông.
Người nhà mình biết rõ: Nhị Lang nhà ông rất thông minh, nhưng chàng làm văn ấy mà, quả thực rất nông cạn và có lệ, làm gì có tư cách đi làm chủ Hoằng Văn Quán?
Hoằng Văn Quán là nơi quản lý thư tịch lớn nhất Trường An thế nên vị trí chủ quản nơi đó có liên quan gì tới Ngôn Thượng đâu?
Nhưng quan trường thâm sâu, đám quan viên Trường An đều biết chủ quản Hoằng Văn Quán xưa nay đều được tể tướng tương lai kiêm chức.
Hoàng đế hẳn đang lót đường cho Ngôn Thượng lên chức tể tướng, nhưng với tuổi của chàng thì quả thực là quá không đủ tư cách.
Những người chủ quản Hoằng Văn Quán xưa nay đều là những nhà đại nho, còn Ngôn Thượng vẫn còn quá trẻ, vốn dĩ cũng không có danh tiếng gì trong giới văn nhân thì làm sao nói được người khác?
Lưu tướng công cũng cố ý hỏi chàng xem hoàng đế có ý tứ gì.
Nhưng chẳng qua hoàng đế muốn tận dụng cho hết, để xem Ngôn Thượng có xứng với chức hay không.
Nếu hiện tại chàng không thể ứng phó nổi thì về sau đương nhiên cũng không cần nói.
Vì thế người nhà họ Ngôn ở Trường An nửa năm nhưng chẳng gặp được Mộ Vãn Diêu và Ngôn Thượng mấy lần.
Hai người bận rộn mọi việc, công chúa thì ít nhất còn không phải đi mà chỉ ở nhà tiếp khách, còn Ngôn Thượng thì cả ngày không thấy người đâu.
Ngẫu nhiên có ngày nghỉ tắm gội chàng cũng phải tiếp quan viên tới báo cáo, không ít hơn khách của công chúa bên kia.
Người nhà họ Ngôn vì hai vợ chồng nhà này mà thấy lo lắng thay, không biết một ngày bọn họ có thể nhìn thấy nhau mấy lần.
Nhưng bất kể thế nào thì ở Trường An gần đây ngoại trừ Tần Vương càng ngày càng nôn nóng còn về cơ bản mọi chuyện đều an tĩnh.
Còn ở U Châu lại xảy ra một chuyện không lớn không nhỏ.
U Châu là nơi hỗn độn tục tằng, vật và người đều khác biệt.
Khó khăn lắm coi như Dương Tự cũng ở chỗ này được hai tháng.
Trong hai tháng này thư từ qua lại, Trường An Dương gia đang cùng U Châu Tiết Độ Sứ Tần thị nghị thân.
Dương gia Trường An vì Thái Tử và Tần Vương đánh nhau nên trở thành vật hy sinh, địa vị lung lay muốn đổ, dễ dàng bị thế gia khác đoạt mất địa vị.
Bọn họ muốn mượn hôn sự với Tần thị để ổn định cục diện Trường An.
Vì thế đây không chỉ là ý của Thái Tử mà còn là ý của Dương gia.
Trong hôn sự này có lẽ chỉ mình tân lang là không để trong lòng.
Mặc kệ hai nhà tính toán nghị thân thế nào, khi nào thành hôn, mỗi khi U Châu Tiết Độ Sứ hỏi chuyện Dương Tự thì hắn đều đáp rất đơn giản: tùy các người.
Lúc này tinh lực của hắn đều đặt ở mấy dân tộc du mục phương bắc thường tới biên quan gây rối.
Ngày ngày hắn đều luyện binh, mang đám kỵ binh đánh nhau loạn xạ ở biên quan.
Dương Tự thậm chí còn mở một trại nuôi ngựa rộng lớn để làm nơi nuôi ngựa buôn bán với đám thương lữ đi qua.
Đa số thời gian hắn đều ở trại nuôi ngựa, tinh thần đều để ở đánh giặc, cả trái tim đều nghĩ tới chiến tranh.
Cái này khiến cha vợ của hắn là U Châu Tiết Độ Sứ có rất nhiều điều bất mãn.
Nhưng mà Dương Tự anh tuấn nguy nga.
Nghe nói con gái của ông ta từng nhìn thấy Dương Tam Lang lười biếng ngồi trên lưng ngựa rêu rao trong một buổi chiều hoàng hôn, phía sau là đám thuộc hạ.
Hoàng hôn huy hoàng, tiểu nương tử mặt đỏ tâm nóng, từ đây nhớ mãi không quên, một hai phải gả cho vị tướng quân trẻ tuổi này.
Một ngày này Dương Tự mới vừa cưỡi ngựa từ biên quan chạy một vòng trở về.
Hắn dẫn mấy nghìn binh mã của mình cùng vạn người của phía địch đối chọi, còn thắng một trận nhỏ.
Khi trở về tâm tình mọi người đều vui sướng, bọn họ ngồi trên lưng ngựa nói chút chuyện phiếm thô tục.
Lúc này Dương Tự bị U Châu Tiết Độ Sứ phái người tới mời đi.
Đám huynh đệ thấy vậy thì thổi sáo, làm mặt quỷ nói: “Dương tướng quân còn không mau đi đi? Nhất định là Tần gia tiểu nương tử lại tới nhìn lén tướng quân của chúng ta nên Tiết Độ Sứ mới bị tiểu nương tử bức bách phải gọi ngài qua đó.”
Dương Tự tùy ý nhếch miệng.
Hắn trước sau không hề có thái độ tích cực với hôn sự này nhưng thủ hạ của hắn đều là người xuất thân U Châu nên đương nhiên hắn không thể biểu hiện qua loa có lệ.
Dương Tự đến chỗ U Châu Tiết Độ Sứ báo danh, chuẩn bị tâm lý là ông ta sẽ bắt hắn cùng con gái nhà mình đi dạo phố mua son phấn gì đó.
Dương Tự nào biết mấy cái đó, thế mà vị nương tử kia lại luôn hỏi hắn màu nào đẹp……
Dương Tự tùy ý nhìn đống phấn son ấy, một đoàn lung tung rối loạn hắn chỉ nhận được hai màu, một là màu son, giống quân kỳ của Đại Ngụy, hai là màu trắng đến đứa nhỏ cũng biết.
Dương Tự nghĩ mặt một nữ lang mà trông giống như quân kỳ thì khẳng định khó coi thế là hắn nói: “Màu trắng.”
Sau đó Tần nương tử khóc lóc mách với Tiết Độ Sứ: “Tam Lang nhất định là ghét bỏ con đen.”
Dương Tự: “……”
Trong lòng hắn bực bội, từng cơn ác cảm nảy lên.
Hắn nghĩ mình không thích loại nữ lang ra vẻ nũng nịu này, nhưng nếu đối phương hiên ngang như một nữ anh hào thì hắn sẽ coi người ta như anh em, hẳn cũng chẳng thích nổi.
Cho nên dù đối phương thế nào thì hắn cũng rất khó mà điều khiển cảm xúc của mình.
Vì hắn mang phẫn nộ và không cam lòng nên dù biết mọi người không ai sai nhưng bản thân hắn vẫn phải dằn vặt trong mớ bòng bong này.
Hắn còn luôn không tự chủ được nhớ tới thiếu nữ khiến lòng mình bình yên như nước suối trong kia.
Tiếng chuông cảnh báo trong đầu hắn vang lên, cố bắt bản thân không được nghĩ nhiều.
Một lát sau Dương Tự gặp được Tiết Độ Sứ nhưng không hề thấy vị hôn thê kia đi theo như mọi lần.
Chỉ thấy Tiết Độ Sứ mở một lá thư rồi nói với Dương Tự: “Cửa ải cuối năm đã tới gần, Trường An xuất hiện lưu dân từ Ký Châu tới.
Ký Châu bên kia đang xử lý nhưng Thái Tử muốn để chúng ta và Ký Châu hỗ trợ lẫn nhau cùng phong tỏa châu huyện, dàn xếp cho lưu dân.
Ta sẽ trực tiếp đi Trường An phối hợp với quan viên địa phương cùng sắp xếp cho lưu dân ở phủ Thái Nguyên, huyện Vạn Niên.
Còn chuyện trấn an lưu dân thì để tới cửa ải cuối năm rồi tính.”
Dương Tự nhíu mày.
Lúc Tiết Độ Sứ nói thế thì lòng hắn lập tức hình dung ra địa hình mấy chỗ kia và cảm thấy có chỗ nào không đúng.
Sao chuyện của Trường An lại để U Châu hỗ trợ? U Châu bên này đương nhiên có quân đội trang bị tốt nhưng đây là biên quân chuyên đối phó với quân xâm lược, việc trấn an lưu dân sao lại đến tay bọn họ?
Nhưng sau đó hắn nghĩ Thái Tử cuối cùng cũng có thể điều động quân đội, vì vậy hắn không nghĩ nhiều nữa mà đi xuống.
Trong tay Thái Tử không có nhiều quân như Tần Vương, có thể sử dụng binh mã của U Châu đã là không tồi.
Lúc này Tiết Độ Sứ lại nói: “Như vậy ta sẽ dẫn ba vạn binh đi làm việc này, ngươi ở lại U Châu bảo vệ biên quan.
Đám man di kia cũng biết Đại Ngụy chúng ta coi trọng thời điểm cuối năm nên ngươi không thể để bọn chúng có cơ hội xâm lăng.”
Dương Tự hơi kinh ngạc hỏi: “Thái Tử để ngài đi ư?”
Tiết Độ Sứ đáp: “Đúng vậy.”
Dương Tự: “Không nhắc tới ta?”
Ông ta xác nhận: “Không có.”
Dương Tự hơi trầm mặt nói: “Phong thư này không đúng.”
Tiết Độ Sứ không vui nói: “Đây là Thái Tử tự tay viết, có con dấu của Đông Cung, ta cũng đã xác nhận rồi, sao giả được?”
Dương Tự đứng thẳng, đạm mạc nói: “Tiết Độ Sứ ở U Châu hơn mười năm, coi như hàng xóm với loạn dân nên hẳn cũng quen thuộc bọn họ.
Sắp tới cuối năm rồi, vào thời khắc quan trọng như thế hẳn người quen thuộc U Châu như ngài phải ở lại canh giữ nơi này chứ.
Còn ta quen thuộc Vạn Niên huyện, quen thuộc địa hình quan nội…… vậy lý ra phải là ta mang binh nhập quan chứ sao lại là ngài?”
Hắn vừa nói thế thì Tiết Độ Sứ cũng cảm thấy kỳ quái.
Dương Tự nói tiếp: “Hẳn là Trường An có biến.
Mong ngài án binh bất động ở lại U Châu.
Ta sẽ thay ngài mang binh tới Vạn Niên huyện, trấn an lưu dân.
Ta sẽ tự mình viết thư nói rõ với điện hạ, ngài ấy cũng sẽ không trách.”
Nghĩ tới quan hệ của đứa con rể này và Thái Tử nên Tiết Độ Sứ chỉ do dự một chút sau đó đồng ý.
Dương Tự trở về phủ của mình, vốn định viết thư nhưng rồi hắn lại dừng bút.
Tuy hắn không phải người thông minh như Ngôn Thượng nhưng nhiều năm quân lữ dạy cho hắn trực giác nhạy bén.
Nhất định đã có thay đổi gì đó, hắn không tin Thái Tử lại tin Tiết Độ Sứ của U Châu hơn hắn.
Dương Tự định về Trường An một chuyến.
—
Cuối tháng 12, đám quan viên đi sứ đều trở về Đại Ngụy sau bốn năm xa quê.
Bá tánh đứng trên đường phố nghênh đón, triều đình cũng vô cùng vui mừng mở tiệc khoản đãi những người phiêu dạt bốn năm nay.
Năm đó có trăm người xuất quan, đều là lương đống mà triều đình tuyển chọn, nhưng nay trở về khó khăn lắm cũng chỉ còn mấy chục người, cái này khiến ai cũng thổn thức.
Bọn họ không chỉ mang về bản đồ hoàn chỉnh của các nước chư hầu mà còn mang về tin tức của những tiểu quốc muốn dựa vào Đại Ngụy và cả tin tình báo của Nam Man ——
Nam Man là kẻ địch quá khổng lồ, bọn họ vẫn luôn như hổ rình mồi mà nhìn chằm chằm Đại Ngụy.
Sau khi Ô Man Vương Mông Tại Thạch trở về Nam Man, Đại Ngụy chỉ biết nơi đó vẫn luôn đánh nhau nhưng nay sứ thần về mới nói được tin tức đầy đủ hơn: Chỉ đợi Nam Man thu phục một bộ lạc cuối cùng nữa là toàn bộ Nam Man sẽ thống nhất.
Ngày đó Ô Man Vương rời khỏi Đại Ngụy, nay hắn đã trở thành cánh tay đắc lực của Nam Man Vương, cùng kẻ kia nam chinh bắc chiến.
Những việc này đều là Chính Sử cùng Vi Thất Lang Vi Thụ báo cáo với triều đình.
Chính Sử có tâm bồi dưỡng Vi Thất Lang nên chỉ đứng bên cạnh nghe hắn báo cáo.
Lúc này ánh mắt mọi người đều nhìn Vi Thụ và đột nhiên phát hiện: Thiếu niên lang 14 tuổi đã đỗ Trạng Nguyên năm xưa nay đã là nam tử trưởng thành.
Nam tử kia như tuyết trên tháp Phù Đồ, tuấn mỹ sáng lòa.
Hắn đã thoát khỏi lồng giam của Vi gia, khác hẳn ngày trước.
Lúc Vi Thụ nhận hết mọi chú ý trên triều thì Triệu Linh Phi đứng trước cửa phủ nhà mình, lòng mê mang ngửa đầu nhìn bảng hiệu trên đó.
Một chữ “Triệu” này khiến nàng cảm khái cực kỳ, lại cũng sợ hãi không dám tiến đến.
Nàng đứng trước cửa ngây người hồi lâu bỗng thấy cửa mở, cha nàng tự mình đi ra, hai người bốn mắt nhìn nhau.
Triệu Công nhìn chằm chằm nàng, gương mặt nghiêm túc lập tức run lên, giọng cũng run rẩy gọi: “Ngũ, Ngũ Nương?”
Mắt Triệu Linh Phi ngập nước, mọi người ở quan ngoại đều gọi nàng là “Linh Phi”, không ai nhớ rõ nàng là Triệu Ngũ Nương.
Nay trở về Trường An, Triệu Ngũ Nương khắc vào xương cốt của nàng cũng trở về.
Nàng phát hiện mình cũng không quá chán ghét cái tên này……
Triệu Linh Phi run giọng gọi: “A phụ……”
Triệu Công đi lên một bước gọi: “Ngũ Nương, thật là con ư? Con trở lại rồi ư? Con, con, con …… Sao còn chưa lại đây để a phụ nhìn một cái!”
Triệu Linh Phi nghẹn ngào, muốn cười nhưng nước mắt lại không nhịn được ào ạt rơi xuống.
Cha nàng tóc đã bạc, khóe mắt có nếp nhăn, nhìn ông ta già đi rất nhiều, cũng tang thương hơn.
Nhưng lúc ông ta hùng hổ lại vẫn là cha nàng.
Triệu Linh Phi nhào qua ôm lấy cha mình, nước mắt ròng ròng.
Nàng cũng làm nũng với cha mẹ mình, giống như mọi đứa nhỏ trên đời này, không cần gánh vác bất kỳ áp lực gì: “A phụ, a mẫu của con đâu? Con rất nhớ mọi người……”
—
Lúc cha con Triệu gia đang đoàn tụ thì trên một