Một nhà Ngôn Đại Lang và cha Ngôn phải về Lĩnh Nam, Ngôn Tam Lang thì thừa dịp Vi Thụ đi sứ về giúp triều đình mở rộng cơ hội giao thương với Tây Vự nên định tới Hà Tây xem cơ hội làm ăn ở đó.
Vì đã có anh hai nhà hắn làm quan nên Ngôn Tam Lang không định đi theo con đường này.
Vợ hắn không khuyên được chồng mình nên cũng chỉ đành dẫn con gái đi cùng những người khác của nhà họ Ngôn về Lĩnh Nam.
Bọn họ để Ngôn Hiểu Thuyền lại Trường An với Ngôn Thượng.
Nguyên nhân thì không cần nói cũng biết là để chàng tìm mối hôn sự tốt cho em gái mình.
Ngôn Thượng cũng đã được Mộ Vãn Diêu kể về khúc mắc của em gái với Dương Tam Lang nên trong lòng cực kỳ khiếp sợ và rối rắm, không biết phải làm sao cho phải.
Vì Ngôn Hiểu Thuyền cực kỳ nhu thuận, ngày thường cũng không thể hiện những rối rắm này ra ngoài, mà Dương Tam Lang bên kia cũng đã đính thân.
.
.
.
.
.
Thế nên Ngôn Thượng đành phải tạm gác chuyện này lại.
Chàng thương lượng với Mộ Vãn Diêu chờ em gái quên được Dương Tam Lang rồi lại bàn hôn sự sau.
Mộ Vãn Diêu đương nhiên đồng ý.
Hiện tại nàng và Ngôn Thượng đều dư sức nuôi nổi em gái nhà chàng, hơn nữa chính Ngôn Hiểu Thuyền cũng không thiếu tiền.
Bản thân Ngôn Thượng là một vị quan thanh liêm, nhưng với chức vụ hiện tại của chàng thì dù không tham nhũng cũng vẫn dư dả.
Thực ra Mộ Vãn Diêu luôn lặng lẽ nghi ngờ sở dĩ Dương Tự có hứng thú với em gái Ngôn Thượng vì trước đây nàng từng lén cùng hắn trao đổi thẩm mỹ và bình phẩm về chàng.
Có thể vì nàng nhiều lần khoa trương về Ngôn Thượng nên mới khiến tên kia cực kỳ có hứng thú với đứa em gái giống chàng như đúc.
Ngôn Hiểu Thuyền thực là vô tội.
Vì thế Mộ Vãn Diêu cực kỳ tận tâm làm một người chị dâu tốt để em chồng ở Trường An được thoải mái nhất.
Nhưng lúc này lại nảy sinh một vấn đề: người nhà họ Ngôn đều phải rời khỏi đây vậy Ngôn Hiểu Thuyền sẽ tiếp tục ở lại Ngôn phủ hay tới phủ công chúa với hai vợ chồng Mộ Vãn Diêu đây? Ngôn phủ hiện tại trống rỗng to rộng, rốt cuộc không tiện ở vậy có nên bán quách đi không?
Ngôn Thượng cảm thấy không cần thiết phải lãng phí cả phủ đệ to như thế, em gái chàng ở với bọn họ là được.
Mộ Vãn Diêu cũng không có ý kiến gì.
Cha Ngôn lại chần chừ nói: “Cứ để phủ đệ lại đi.”
Ông nhìn ánh mắt khó hiểu của Nhị lang nhà mình và ánh mắt thờ ơ của công chúa thì do dự một lát mới nói: “Phòng trường hợp hai người nảy sinh mâu thuẫn, hoặc cãi cọ thì Nhị Lang còn có chỗ mà về.”
Ngôn Thượng ngẩn ra, sau đó mặt chàng nóng bỏng, vừa bực mình vừa buồn cười.
Cha Ngôn làm như một khi cãi nhau Mộ Vãn Diêu sẽ đuổi chàng ra khỏi cửa không cho vào nhà không bằng.
Tuy nàng là vị công chúa nóng tính nhưng sẽ không làm thế.
Quả thực cha Ngôn vừa nói xong thì ánh mắt Mộ Vãn Diêu đã trợn lên.
Nàng lập tức túm lấy tay Ngôn Thượng và tức khắc ra quyết định với phủ đệ kia: “Bán đi! Phải bán đi! Đầu giường cãi nhau cuối giường làm hòa.
Dù con và Ngôn Nhị ca ca có cãi đến lợi hại thì cũng tuyệt đối không cho phép chàng cùng con phân giường mà ngủ.”
Cha Ngôn: “.
.
.
.
.
.
Vẫn sẽ có lúc không tiện chung giường đâu.”
Mộ Vãn Diêu: “Không có lúc nào không tiện hết!”
Nàng uy hiếp Ngôn Thượng: “Chúng ta cãi nhau cũng không sao nhưng ta có chết cũng sẽ không cho chàng phân giường đâu.”
Chỉ cần không phân giường thì vấn đề thường sẽ được giải quyết sau một giấc, nếu lại ngủ cùng vài lần nữa thì sẽ chẳng có gì phải lo.
Hiện tại nàng mới phát hiện vấn đề của nam vừa nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc tiếp xúc da thịt và thân thể.
Dù nàng và Ngôn Thượng có cãi nhau lợi hại đến đâu nhưng chỉ cần hai người có tiếp xúc thân thể là thái độ cũng sẽ theo đó mà dịu đi.
Mà thái độ dịu đi thì mới có tâm tình nói chuyện.
Hai người thích đối phương nên nhất định sẽ muốn gần gũi, nếu phân giường thì căn bản chàng sẽ không muốn chạm vào nàng nữa.
Nếu đã không có khát vọng thì đó mới là vấn đề.
Ngôn Thượng thẹn thùng với thái độ kiên quyết của Mộ Vãn Diêu.
Tuy chuyện bán nhà là ý của chàng nhưng hiển nhiên nguyên nhân của hai người là khác nhau.
Chàng nhẹ đẩy vợ mình ý bảo nàng đừng tỏ ra quá mức thân mật với chàng trước mặt người khác.
Mộ Vãn Diêu lại nhướng mày kiểu: Cha chàng mà cũng là người khác à?
Ngôn Thượng nhẹ nhàng ho khan một tiếng.
Cha Ngôn thấy vợ chồng nhỏ mắt đi mày lại thì không nhịn được mỉm cười, cũng không ý kiến gì về phủ đệ đối diện nữa.
Ban đầu tới Trường An ông lo lắng sợ Nhị Lang nhà ông vì thăng quan mới cưới công chúa, lại sợ con mình bị công chúa bắt nạt, cưỡng bách cưới nàng ta.
Bản thân ông ta là người nhát gan, với nhiều việc ông ta không dám phát biểu ý kiến nhưng đây là đại sự cả đời của con ông vì thế ông cũng không nhịn được cầu người vợ đã khuất phù hộ đám nhỏ, đồng thời ông cũng cố lấy dũng khí đi quản.
Ông ta ở lại Trường An nửa năm, ở bên cạnh phủ công chúa là muốn nhìn cuộc sống hàng ngày của hai vợ chồng nhỏ.
Nếu Nhị Lang bị bức bách thì dù phải mang theo bọn nhỏ trốn ra nước ngoài ông cũng không chịu để con mình chịu thiệt thòi.
Nhưng nửa năm này ông đã nhìn ra con thứ hai nhà mình và cô công chúa kiêu ngạo này quả thực tình đầu ý hợp.
Công chúa điện hạ ngang ngược lại kiêu ngạo, mỗi khi ở cùng Nhị Lang nhà ông nàng không nhịn được bất giác để lộ ánh mắt chiếm hữu.
Mỗi lời nói và cử động của nàng đều đang tuyên bố với mọi người rằng —— Ngôn Thượng là của ta, là đồ của ta, là thứ của ta.
Của ta, của ta, của ta!
Không ai được cướp chàng đi!
Con dâu bá đạo như thế, con ông tính tình lại ôn nhu, cái gì cũng nghe lời vợ khiến người làm cha như ông thấy tâm tình cực kỳ phức tạp, nhưng cũng vui mừng.
Cứ thế Ngôn Thượng làm chủ để em gái tới phủ công chúa ở rồi bán phủ đệ cách vách.
Lúc này Ngôn Tam Lang đến Hà Tây, còn cha Ngôn và một nhà Ngôn Đại Lang cùng vợ con Tam Lang đều lên xe trâu về Lĩnh Nam.
Cha Ngôn ngồi trên xe trâu nhìn mặt trời chiều ngả về tây, rặng mây đỏ đầy trời.
Ông quay đầu lại nhìn thành Trường An nguy nga tráng lệ mà trong lòng cảm khái nhớ tới rất nhiều chuyện cũ ——
Năm đó ông tham gia khoa cử và thành tiến sĩ.
Đó cũng là năm đầu tiên Đại Ngụy tổ chức khoa khảo.
Vận khí của ông tốt nên được làm Thám Hoa Lang năm ấy, đương nhiên đám công chúa và quý nữ Trường An đều ngưỡng mộ ông.
Đời này ông vốn nhu nhược, lặng lẽ, thậm chí có thể nói là nhát gan.
Chuyện có dũng khí nhất mà ông làm đó là bỏ qua chức quan sắp tới tay và cùng nữ lang một nhà nọ bỏ trốn, từ đó về sau cùng bọn nhỏ lưu lạc trời nam đất bắc.
.
.
.
.
.
Cha Ngôn nghĩ tới người vợ đã mất thì nhẹ nhàng thở dài một hơi, trên khuôn mặt tuấn lãng hiện lên bi ai và ôn nhu.
Gió xuân thổi qua khiến người ta rùng mình, ông rũ tay áo quay đầu lại không nhìn Trường An nữa, cũng không nhớ tới những ngày cũ nữa.
Những ngày ấy đã đi xa, hiện tại tương lai của Trường An là nằm trong tay những người trẻ tuổi như Nhị Lang và công chúa điện hạ.
Ông chẳng cần nghĩ nhiều.
—
Trong phủ của Lư Lăng trưởng công chúa lúc này đã được tin người nhà họ Ngôn rời khỏi kinh thành.
Trưởng công chúa nghe thấy vậy thì xoay người ngồi dậy khẽ hừ nhẹ một tiếng, thần sắc trong mắt rất phức tạp.
Bởi vì gần đây nàng ta cảm thấy tình hình Trường An không yên ổn.
Tuy không tham gia vào chính trị nhưng nàng ta cũng có kinh nghiệm và đương nhiên sẽ cho người đi hỏi thăm xem có việc gi.
Chỗ Mộ Vãn Diêu bên kia chính là nơi nàng ta tập trung tinh thần nhiều nhất thế nên ngay cả tin người nhà họ Ngôn rời khỏi nàng ta cũng được tôi tớ báo cho.
Trưởng công chúa cảm thấy bất an nghĩ cha Ngôn đi rồi có phải chứng tỏ Ngôn Thượng muốn người nhà mình rời đi để chàng tiện tay mưu sự ở Trường An hay không?
Mà cha Ngôn.
.
.
.
.
.
Trong mắt trưởng công chúa hiện lên ký ức, nghĩ tới lần đầu tiên huynh trưởng tổ chức khoa cửa cũng xuất hiện một Thám Hoa Lang họ Ngôn.
Lúc ấy đám công chúa bọn họ đều bị người kia làm cho khuynh tâm.
Vị Thám Hoa Lang năm ấy trắng nõn, mức độ oanh động vượt xa Ngôn Nhị Lang hiện tại dù Ngôn Thượng là người có phong độ ngời ngời lại tiến lui khéo léo.
Hai mươi năm đã trôi qua, một vòng luân hồi lại lặp lại.
Trưởng công chúa trầm tư rồi dặn tôi tớ: “Từ hôm nay ta bắt đầu cầu phúc cho vong phu, mời đạo sĩ và Vu sư tới hiến tế cầu phúc.
Ta phải đóng cửa không ra ngoài một tháng, bên ngoài có chuyện gì thì chúng ta cũng không tham dự.”
—
Tới tháng ba bảng vàng được dán, phủ của Đan Dương công chúa cũng sắp bị người ta đạp nát.
Có kẻ tới tìm nàng xin được đề cử, có kẻ lại mặt dày tới tìm Ngôn Thượng trình Hành Quyển.
Vì Ngôn Thượng là Khảo Công Lang của Lại Bộ, là người phụ trách chuyện khoa khảo nên mới có nhiều người tới tìm như vậy.
Đầu năm nay chàng lại đổi quy củ một chút, đề thi cũng được chọn phù hợp hơn.
Vì điều này mà những kẻ vốn nắm chắc cơ hội lại trở nên hoang mang, đám thế gia cũng vì thế mà nô nức đến hỏi thăm tình huống.
Cũng may Ngôn Thượng có thanh danh lớn nên mọi người cũng không dám quá phận.
Chàng cũng chỉ muốn thử đổi quy cách của khoa cử một chút —— ngày xưa lúc chàng và lão sư của mình nói chuyện phiếm đã nói đến việc khoa cử chỉ chăm chăm kiểm tra văn chương, như thế thì quá không công bằng.
Khi đó Lưu tướng công nói nên vì thế gia mà thỏa hiệp.
Mà nay Ngôn Thượng lại muốn đánh vỡ thế lũng đoạn kia, muốn thử thay đổi phương hướng.
Chàng cũng không muốn cá chết lưới rách với thế gia mà chỉ định thử một hai mà thôi.
Trong khoa khảo năm nay số lượng người đỗ đạt có xuất thân hàn môn đã tăng gấp ba.
Với tỉ lệ này thì đám thế gia bên kia vẫn có thể chấp nhận được, còn đám hàn môn cũng cực kỳ phấn chấn.
Tất cả những việc này đều giống như kế hoạch ban đầu của Mộ Vãn Diêu, chỉ có nắm được Lại Bộ thì đám hàn môn mới có cơ hội.
Ngôn Thượng không phải không để lại đường sống cho thế gia, cũng không phải muốn hai bên xé rách mặt.
Đám thế gia cũng cảm nhận được điều này, hơn nữa nếu hàn môn nhất định phải quật khởi thì có một kẻ đầu lĩnh ôn hòa ung dung như Ngôn Thượng hẳn sẽ tốt hơn một kẻ khác khắc nghiệt mạnh mẽ.
Hai bên đều hiểu rõ trong lòng, lợi ích chia đều, kẻ nào cần lên chức thì vẫn lên chức vì vậy mọi người đều hài hòa.
Sau khoa khảo chính là việc điều chỉnh quan viên.
Vi Thụ được sắp xếp vào Lễ Bộ làm Lễ Bộ Lang Trung chuyên chủ quản công việc mậu dịch với đám chư quốc xung quanh.
Bọn họ muốn dùng kinh nghiệm hắn có được trong mấy năm đi sứ.
Vào tháng tư năm đó phủ Thái Nguyên xuất hiện nạn binh hỏa, Phủ Doãn của Thái Nguyên bị loạn dân giết chết khiến triều đình cực kỳ lo sợ.
Bọn họ vội vàng phái quan viên từ Trường An tới đây trấn áp loạn dân nhưng chẳng ai muốn đến địa phương.
Hơn nữa vừa nghe thấy Thái Nguyên loạn thế nào là người ta đã sợ một đi không trở về.
Ngôn thượng chủ động xin đi Thái Nguyên dẹp loạn, trấn an dân chúng.
Đợi Trường An chọn được Phủ Doãn mới thì chàng sẽ lại quay về Trường An.
Trong lúc không ai muốn đi chàng lại tình nguyện nên lệnh ban xuống cực nhanh.
Ngôn Thượng lấy thân phận quan giám sát để tới Thái Nguyên.
Triều đình cho chàng một vạn binh mã để dẹp loạn.
Sau khi chàng tới tình hình ở Thái Nguyên bắt đầu có dấu hiệu ổn định lại.
Tâm tình của đám quan lại triều đình lúc này rất phức tạp.
Bọn họ liên tiếp nghe được tin chiến thắng từ Thái Nguyên truyền về nói Ngôn Nhị đã ổn định thế cục ra sao, lại bái phỏng dân chúng, mở phủ nha cho người dân vào tá túc, lại sửa chính sách.
.
.
.
.
Chàng cũng có dùng binh nhưng sau khi chàng rời đi chẳng có một người nào ở Thái Nguyên phải thiệt mạng.
Cái này khiến mọi người không thể không thừa nhận Ngôn Thượng quả thực chính là kẻ lợi hại nhất khi nói tới giải quyết vấn đề.
Đến tháng sáu Trường An đã không còn để ý tới chuyện ở Thái Nguyên nữa.
Phủ Doãn mới của Thái Nguyên cũng đã được cử tới tiếp quản nơi kia, Ngôn Thượng cũng được trở về.
Một tháng này hoàng đế lại tới sơn trang tránh nóng như năm ngoái.
Mỗi năm hoàng đế đều đi một chuyến vì vậy mọi người cũng đã quen thuộc.
Trước khi rời khỏi Trường An lần này hoàng đế vẫn để Thái Tử giám quốc như cũ.
Mộ Vãn Diêu cũng được hoàng đế triệu kiến khiến thế nhân đều nói rằng hoàng đế cực yêu thương người con gái út, luôn thích mang nàng cùng tới sơn trang nghỉ dưỡng để hai cha con được ở chung.
Nhưng mà nội tình như thế nào thì có lẽ chỉ có mình Mộ Vãn Diêu là rõ nhất.
—
Sơn trang nghỉ hè ở chân núi Chung Sơn.
Khi trời hửng sáng Mộ Vãn Diêu tiến đến thỉnh an hoàng đế nhưng tiểu thái giám hầu hạ ngoài cửa lại nói thân thể hoàng đế không khỏe, cần tĩnh dưỡng nên sẽ không gặp công chúa.
Thần sắc Mộ Vãn Diêu thoáng ngây ra hỏi: “Lưu công công không ở đây sao?”
Tiểu thái giám cúi người nói: “Lưu công công ở Trường An làm việc chứ không đi theo tới đây.”
Mộ Vãn Diêu không kiên nhẫn nói: “Vậy để ta gặp Thành An, ta chỉ muốn hỏi xem tình hình thân thể phụ hoàng thế nào.”
Tiểu thái giám kia vẫn cười làm lành nói: “Thành công công bị bệnh nặng nên lần này cũng không đi theo.
Chỉ có nô tài đi cùng chăm lo cho bệ hạ.”
Mộ Vãn Diêu nhướng mày, tiểu thái giám ngước mắt nhìn thì thấy công chúa cười cười nhìn hắn đầy thâm ý.
Tim hắn đập thình thịch, thiếu chút nữa đã cho rằng công chúa phát hiện ra gì đó.
Nhưng Mộ Vãn Diêu cũng không hỏi nhiều mà chỉ xoay người đi về chỗ mình ở.
Cái này khiến tiểu thái giám nhẹ nhàng thở ra.
Mộ Vãn Diêu hàn huyên vài câu với các đại thần sau đó trở về nghỉ tạm.
Ngôn Thượng không ở bên cạnh nên nàng có chút hứng thú rã rời, cảm thấy không hề thú vị.
Nàng đọc sách một lát đã thấy chán, đánh đàn cũng chẳng ai nghe thế là nàng ngồi trước gương trang điểm lại lần nữa.
Hiện giờ Hạ Dung đã lập gia đình nên thị nữ đắc lực bên người nàng đổi thành Thu Tứ.
Lúc này Thu Tứ vừa mới ra ngoài hỏi thăm về đã lo lắng nói với công chúa: “Năm nay sơn trang quản cực nghiêm, thị nữ không thể đi lại lung tung, mặc kệ đút bao nhiều tiền đám thái giám kia cũng không cho đi.
Điện hạ, chẳng lẽ ngài sẽ gặp chuyện không may ư?”
Mộ Vãn Diêu nhìn dung nhan mỹ mạo của mình trong gương rồi chậm rãi nói: “Gặp chuyện không may cũng không sợ.
Chỉ sợ không có việc gì xảy ra thôi.”
Thu Tứ nhất thời khẩn trương “A?!” một tiếng.
Mộ Vãn Diêu cúi đầu, chiếc lược ngà voi ôn nhu vuốt qua mái tóc đen nhưng nàng vẫn trầm tư lặng lẽ không nói gì.
Đúng lúc này bên ngoài đột nhiên vang lên tiếng xôn xao, chủ tớ hai người ngồi trong phòng cũng kinh ngạc.
Phương Đồng không hề giữ lễ phép ngày thường mà lập tức xông vào không thông báo, giọng hắn cũng khẩn trương: “Điện hạ, xảy ra chuyện rồi! Tần Vương lãnh binh mã vây quanh sơn trang nói là để ‘thanh quân sườn’ rồi ‘trừ gian nịnh’ gì đó!”
Thu Tứ chỉ là một tiểu nha đầu 15 tuổi nên lập tức sợ hãi vén rèm lên.
Vừa nhìn thấy vết máu trên người Phương Đồng là mặt nàng ta đã tái nhợt, hoang mang lo sợ nhìn về phía công chúa.
Mộ Vãn Diêu lắc lắc cái lược ngà voi trong tay rồi cười nhạo nói: “Rốt cuộc vẫn đi tới bước này.”
Tần Vương mưu phản.
.
.
.
.
.
đây là do nàng và phụ hoàng bức hắn.
Bọn họ bức bách hắn từ năm trước tới năm nay, rốt cuộc cũng buộc hắn phản.
Bọn họ muốn trừ khử Khương thị, để thế gia kia không thể làm chỗ dựa cho Tần Vương lớn mạnh.
Đó là lý do hoàng đế phải tiêu diệt thế gia lớn nhất hiện nay là Khương thị trước khi ông ta lìa đời.
Nhưng làm thế làm sao khiến Tần Vương không oán, không làm phản đây? Thế gia, thế gia, đây giống như ma chướng trong lòng hoàng đế vậy ——
Lúc ông ta còn sống nhất định phải chèn ép thế gia không cho ngóc đầu.
Trước khi ông ta chết nhất định phải để quan lại hàn môn ngăn chặn thế gia.
Không