11.
Ở sân thể dục, tôi gặp rất nhiều người.
Ngoài quản lý hậu cần, học sinh của trường còn có cả người dân sống ở đây nữa.
Ai nấy đều nhìn chằm chằm những chiếc túi bằng da rắn thả xuống từ trực thăng.
Cũng may mà bọn họ tò mò nhưng không động tay động chân.
Cố Kiêu đẩy hai bưu kiện đến cạnh chân tôi, cúi người mở khóa.
Nhìn thấy đồ bên trong, tôi sững sờ.
Đủ loại sắc màu, ngoài đồ ăn vặt như chocolate, khoai tây,.. còn có rất nhiều đồ dùng hằng ngày.
Bảo không mang cả siêu thị đến đây thì tôi cũng không tin.
“Mang quà chia cho mọi người.”
Anh ta nhìn xung quanh, ánh mắt dừng lại ở thầy hiệu trưởng, “Phiền hiệu trưởng Chu giúp đỡ phân chia một chút.”
“Được… được…”
Hiệu trưởng Chu bị hào quang của Cố Kiêu làm cho kinh động rồi.
“Đi thôi, Tiểu Du, chúng ta cũng trở về mở quà nào.”
Anh ta vác hai cái túi còn to hơn cả người mình trên hai vai, dẫn đầu đi về phía kí túc xá của tôi.
Trong túi lớn có một bưu kiện nhỏ đựng quần áo tắm rửa của anh ta.
Còn lại đều là đồ ăn vặt, thú nhồi bông và các sản phẩm để chăm sóc da cho tôi.
Vốn định nấu cháo, tôi nghĩ lại, bèn lấy bánh mì từ đống đồ ăn văt để giải quyết bữa sáng.
Sau đó, trước khi Cố Kiêu giở trò, tôi thỏa thuận với một thầy giáo không ở lại thường xuyên để mượn kí túc xá, thế là xong vấn đề chỗ ở của Cố Kiêu.
Lúc biết chuyện này, Cố Kiêu phản đối nhưng vô ích.
Anh ta mang nhiều đồ như thế, căn phòng nhỏ xíu của tôi sao chứa nổi, sau khi mẹ tôi trở về thì lại phải dời chúng đi.
Bà cũng hiểu rõ Cố Kiêu từ lâu, biết Cố Kiêu đặc biệt lên núi tìm tôi, bà luôn dặn tôi phải tiếp đón người ta cho tốt.
Tôi chỉ có thể vâng lời.
Là một “người ngoài”, Cố Kiêu thấy mọi thứ ở ngọn núi này đều mới mẻ.
Ngày đầu tiên, anh ta kéo tôi lên núi hái nấm.
Ngày hôm sau thì lôi tôi xuống sông bắt tôm cua.
Ngày thứ ba, quốc đất trồng rau trước nhà mẹ tôi.
Ngày thứ tư trở thành giáo viên thể dục của trường.
Ngày thứ năm hái sạch cây đào trong thôn…
Tôi cứ tưởng anh ta sẽ không chịu được khổ trên ngọn núi này, không ngờ anh ta lại thích thú như vậy.
Nhờ sự chăm chỉ làm lụng của anh ta mà những người xung quanh tôi đã thay đổi xưng hô với anh ta, từ “chàng trai kia”, “Cố Kiêu” thành “Kiêu Kiêu”, “thầy Cố”, “người nhà cô Ninh”.
Từ đầu đến cuối anh ta không hề
nhắc đến Thẩm Diệp Châu, cũng không thắc mắc tại sao tôi bỗng dưng biến mất.
Anh ta không nhắc, tôi cũng không hỏi, cứ xem như là anh ta lên núi nghỉ dưỡng.
Điện thoại anh ta quá nhiều tin nhắn, anh ta cảm thấy phiền phức liền tắt máy rồi quăng vào ngăn kéo để khỏi nhìn thấy nữa.
Một tháng sau, anh ta bắt được con gà rừng trong núi, hào hứng bảo hầm cho tôi ăn nên mở điện thoại để xem hướng dẫn.
Không biết trông thấy gì mà đột nhiên bỏ con gà rừng lại, chạy mất tiêu năm sáu tiếng.
Cuối cùng con gà rừng kia vẫn do mẹ tôi xử lý.
Hôm đó, tôi và Cố Kiêu về nhà ăn cơm, ăn xong anh ta lại kéo tôi lên núi, nói rằng chiêm ngưỡng hoàng hôn.
Biểu cảm của anh ta quá đỗi nghiêm túc.
Tôi im lặng hồi lâu rồi đồng ý.
Lên tới đỉnh núi vừa lúc hoàng hôn buông xuống.
Ánh sáng màu đỏ cam ôm lấy dãy núi trập trùng xanh ngắt như thể một lớp áo lộng lẫy, đẹp đến nao lòng.
“Ninh Du, về thôi.”
Cố Kiêu ngồi trên một tảng đá lớn, mở miệng gọi.
“Được.” Tôi ra điều kiện: “Nhưng anh phải nói cho tôi trước, anh đã giao dịch gì với Thường Bân?”
Từ lúc Thường Bân dùng mánh khóe vòng vèo đưa Cố Kiêu tới gặp tôi, tôi đã biết có những chuyện sớm muộn gì cũng phải đối mặt.
Nhưng đối mặt không có nghĩa là chấp nhận.
“Thường Bân là ai?” Cố Kiêu hỏi ngược lại.
Diễn xuất quá vụng về, tôi lại chẳng đành lòng vạch trần.
“Lái xe cho mẹ Thẩm Diệp Châu, người mà anh đặt biệt danh là “Binh thối chân” ấy. Tôi nghiêm túc nói thêm: “Binh ca ca.”
“À, ra là anh ta…”
Anh ta ngượng ngùng gãi đầu, “Anh ta đồng ý giúp tôi tìm em, tôi đồng ý đưa em về.”
“Nếu tôi không đồng ý quay về thì sao?” Tôi lười vòng vo.