Nguyễn Hoàng Thường Khanh đương đọc tiểu thuyết "Thầm lặng" do nhà văn Thùy Hương chắp bút.
Câu chuyện kể về chàng sĩ quan Hải Quân tử trận trong cuộc hải chiến Hoàng Sa và mối tình câm với cô nữ sinh Văn Khoa nhỏ bé.
Tiểu thuyết chỉ vỏn vẹn có năm chương, nhưng năm chương ấy đáng giá gấp vạn lần những quyển sách nhố nhăng hiện nay.
"...!Trả lại em yêu, mối tình vời vợi
Ngôi trường thân yêu, bạn bè cũ mới
Đường buồn anh đi bao giờ cho tới
Nỗi đau cao vời, nỗi đau còn dài..."
Giọng hát của đôi song ca Nhật Trường - Thanh Lan trình bày nhạc phẩm "Trả lại em yêu" văng vẳng trong gian phòng khách nhỏ hẹp.
Rất nhanh chóng, nàng đã bật khóc nức nở.
Ngày mai, chồng nàng sẽ trở lại Hoàng Sa, trở lại với trọng trách của mình, với gánh nặng nợ Nước trên vai.
Nàng cố tìm đủ mọi cách để dễ đậu thai, để rủi thằng giặc ngàn đời kéo tới, chồng nàng vẫn có đứa con lo hương hỏa nếu không may...!
Nhưng con cái vốn là do Nhân Duyên Trời định, đâu dễ gì mà cưỡng cầu được.
Nàng đêm nào cũng quỳ dưới bàn thờ Phật, khấn nguyện Đức Phật Bà phù hộ độ trì cho chồng và các anh em chiến hữu đang công tác trên các hòn đảo của Đại Việt được bình an vô sự, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Quỳ riết rồi hai đầu gối chai sạm, nhưng nước Nam ta vẫn chưa bình yên, điều kiện sống của các chiến sĩ ta vẫn thiếu thốn trăm bề, và mấy thằng tham nhũng vẫn chưa bị bắt hay xử tử...
Nghe thấy tiếng vợ khóc, Tăng Trường Sa đương cắt tỉa cây cảnh ở ngoài sân hấp tấp chạy vào phòng khách hỏi thăm.
Anh ta quên béng cả việc bỏ dép, cứ thế đi luôn vào trong này, thành thử ra sàn nhà nhanh chóng trở nên nhếch nhác và đen đúa.
- Em có biết tại sao ông Anh Việt Thu lại viết: "Cho ông cha còn nắm đất phủ mình" trong bài "Trên đầu súng" không?
- Bởi vì nếu để chúng kéo vào, chúng sẽ đào mồ cuốc mả ông bà, tổ tiên mình lên hạ nhục.
- Nên anh phải ra đi...!Dù rằng anh rất yêu em.
- "Bên nợ tình thâm, bên nợ giang san." Em hiểu.
Ông Lê Thương từng viết câu này trong "Trường ca Hòn Vọng Phu" phần Ba.
Tăng Trường Sa nâng bàn tay vợ lên, rồi đặt một nụ hôn thật âu yếm.
- Hãy để anh sống như Ngô Quyền, chết như Trần Bình Trọng.
- Gã mượn lại câu nói của phó đề đốc Giả Nam Phong để tâm tình với người thương.
- Vậy cho em làm công chúa Ngọc Hân nghen?
- Anh không dám đặt mình ngang hàng với Quang Trung đâu.
- Tăng Trường Sa bật cười.
- Nhưng em mãi mãi là công chúa của anh.
Không phải mang tên bà Ngọc Hân, mà là chính danh của em: Thường Khanh.
- Quang Trung hay Gia Long cũng đều từng là vua nước Nam ta, em thấy nhiều người hạ thấp vua Gia Long Nguyễn Ánh quá thể.
- Người càng không hiểu biết nhiều thì họ lại càng phán xét nhiều.
Những bậc trí giả thường phân tích cặn kẽ, chứ không phán xét nặng nề xen lẫn sự miệt thị như một số người lầm tưởng và đang làm hiện nay.
Tăng Trường Sa an ủi thêm đôi câu nữa, rồi mới chìa chiếc hộp đựng nhẫn cưới ra cho vợ xem.
Quá đỗi xúc động, nàng chỉ biết giương mắt nhìn chồng.
Hồi lâu sau mới khẽ khàng nói, "Dạ, em đồng ý."
Bất chợt nhạc chuông điện thoại của Tăng Trường Sa vang lên bên tai hai người.
Anh bạn Tôn Chí Cường rủ họ chiều nay đi hát karaoke.
Anh ta là cảnh sát giao thông trực thuộc đồn cảnh sát Trần Bình Trọng, năm nay ba mươi sáu tuổi, chưa lập gia đình, gia cảnh rất khá giả.
Sau khi lau nhà sạch sẽ và cất đồ nghề làm vườn ngăn nắp, Tăng Trường Sa dẫn vợ ghé một quán ăn tuy bình dân nhưng rất ngon miệng ăn trưa, rồi cùng nhau dạo phố mua sắm và vào một rạp chiếu phim nghỉ chân trước khi tới điểm hẹn với mấy người bạn của gã.
Đồng hồ điểm 19:15 phút.
Hai vợ chồng đã có mặt tại quán karaoke "Niệm khúc cuối"; tên của quán được đặt theo tên của bản tình ca "Niệm khúc cuối" do nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác, có rất nhiều ca sĩ nổi tiếng trình bày như Sĩ Phú, Vũ Khanh, Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Khánh Ly,...
Ngày vui trôi qua nhanh đến ngỡ ngàng.
Đôi vợ chồng nhìn nhau chỉ biết ngậm cười.
Mong rằng chuyện tình của họ sẽ không trở thành "Niệm khúc cuối".
- Này, bọn tôi hát được mấy bài rồi...!Giờ tới phiên hai vợ chồng anh đấy.
- Tôn Chí Cường toan cầm chai bia lên uống, trông thấy hai người thì liền "đẩy cây" kêu hát.
Những người còn lại đều đã thay sang thường phục như anh ta.
Hai vợ chồng song ca nhạc phẩm "Góa phụ ngây thơ" theo tông giọng của đôi song ca Nhật Trường - Thanh Lan, mặc cho những người kia la ó bảo "Điềm không hên".
"...!Anh đoán thấy trong hố sâu quầng mắt
Nhiều xác đêm chồng chất nối theo nhau
Trong tình yêu, em thiệt thòi nhiều nhất
Anh có gì cho mộng ước mai sau?"
Nguyễn Hoàng Thường Khanh gọi một ly nước cam vắt, nàng ngồi xuống khép nép bên chồng và nghe đám bạn của ảnh hát hò.
Thỉnh thoảng lại che miệng cười vì những màn "ép giọng" của mấy chàng ca sĩ nghiệp dư có tuổi chứ không có tên.
Bản nhạc "Khi giấc mơ về" do đôi song ca Lâm Nhật Tiến - Như Loan trình bày vang lên bên tai đôi vợ chồng sĩ quan Hải quân, họ bèn chọn bài đó để song ca tiếp.
"Khi giấc mơ đã quay trở về
Em vẫn không tin rằng có ngày em ra đón anh nơi cuối đường
Anh biết em trách anh cũng vì anh bước đi con đường nơi mà ta
Chẳng thể đến với nhau bao giờ..."
- Hai người bị cái gì mà toàn lựa mấy bài tang tóc, điêu linh không vậy? - Bất đắc dĩ, Tôn Chí Cường phải đứng bật dậy tắt nhạc.
- Tìm mấy bài vui vui lên chứ?
Cũng bất đắc dĩ, hai vợ chồng bèn chọn ca khúc "Một loài chim biển" do đôi song ca Anh Khoa - Hoàng Oanh trình bày để thay đổi bầu không khí nặng nề.
Tiết tấu của nhạc phẩm khá chậm, nên hai người hy vọng có thể "gặt" được con điểm kha khá, bù lại số điểm thấp chũn của hai bài kia.
Kết thúc hai tiếng "luyện giọng" trong quán karaoke, Tôn Chí Cường rủ hai vợ chồng và nhóm bạn ghé nhà hàng do gia đình anh ta mở ăn tối.
Ở đấy bán sườn cây nướng rất nổi tiếng, ai muốn ăn đều phải gọi điện đặt trước hai ngày.
Vì xem họ là khách quý của gia đình mình, nên anh ta đã dặn đầu bếp làm thêm mấy phần sườn nướng để họ ăn tại chỗ và mang về để dành nướng.
- Ai như con trai của tổng tư lệnh vậy? - Một người trong đám cảnh sát đồn Trần Bình Trọng lên tiếng.
Người đang dùng cơm ở bàn số Năm chính là An Tần, người dân biểu mới đắc cử tháng trước.
Ngồi đối diện với anh ta là một chính khách trong Hạ Viện, tuổi đời áng chừng bốn mươi mốt, bốn mươi hai.
- Cậu lớn của tổng tư lệnh có vẻ lông bông nhỉ? Chẳng thấy làm nên tích sự gì cả, ngoài tạo ra hai ứng cử viên cho chức tổng thống tương lai.
Một người đeo kính cận hơi nhếch miệng cười.
Giờ làm việc của An Kỳ là ban đêm, sau khi những người trong nhà đã nghỉ ngơi, gã đàn ông ấy mới mở máy lên điều hành công việc, dưới vỏ bọc là học tại chức.
Hắn là đàn em của gã ta được phân bổ cài cắm vào sở cảnh sát này nên biết được con người đó quỷ quyệt đến chừng nào.
- Mọi người còn nhớ món gạo sấy hồi trước không? - Tôn Chí Cường đột nhiên đề cập đến kỷ niệm xa lắc xa lơ hồi bọn họ mới nhập ngũ.
- Ăn cũng không tệ hỷ?
- Ừ, món này rất thích hợp trong việc làm lương khô và dùng dần khi gặp thiên tai, dịch bệnh.
Vừa bảo quản gạo được lâu, khi cần thì chỉ việc hâm nóng chút đỉnh là có thể ăn được.
- Em có biết cách làm không? - Tăng Trường Sa cất giọng hỏi vợ.
- Dạ không.
- Không sao.
Không biết thì cứ tra Google.
- Tăng Trường Sa bật cười niết cằm người thương.
Bản nhạc chuông "Người yêu lý tưởng" do ca sĩ Shayla trình bày vang lên từ điện thoại của vợ chàng thủy thủ khiến mọi người bật cười.
Một nhạc phẩm ca ngợi hình ảnh người lính tuyệt đẹp của nhạc sĩ Y Vân, đôi song ca "kích động nhạc" Hùng Cường - Mai Lệ Huyền đã từng vang bóng một thời với bài hát này:
"Em thường hay ước mơ
Mơ người yêu lý tưởng
Với vẻ hào hoa, lắm nét kiêu hùng, điểm chút phong sương
Đây là chàng chiến binh
Hay là chàng phi công
Hay là chàng thủy thủ
Biển dâu anh lấp bằng
Biển Đông lai láng tình
Tình anh như núi ngàn
Tình em như suối nguồn..."
Tăng Trường Sa bỗng quay sang hôn lên môi vợ yêu trong tiếng hét hò và cổ vũ nhiệt liệt của đám bạn.
Thôi thì nàng đành thất lễ mà không trả lời điện thoại vậy!
oOo
- Tổng thống chứ có phải con Ông Trời, cháu Ông Phật hay bà con với Chúa đâu mà tao phải sợ nó.
Thuở hàn vi, nó cũng xuất thân từ dân mà ra thôi.
Nó đúng, tao tuyên dương.
Nó sai, tao chửi thẳng mặt.
Tụi bây bớt có cái tư duy nô lệ trong đầu đi.
Không có tiền thuế của dân, thì cũng không có cái chính phủ này đâu.
Một cậu sinh viên khinh khỉnh hỏi:
- Thế tại sao vẫn có người bị bắt đấy ông già?
- Người bình thường mà mày đe dọa ám sát hoặc làm nhục người ta, thì người ta cũng báo cảnh sát bắt mày chứ đừng nói tới tổng thống.
Chúng ta có quyền tự do ngôn luận, chứ không phải là "tự do đe dọa" người khác.
Mấy cậu sinh viên choai choai đó vẫn giữ thái độ coi thường và khinh khi ông cụ.
Nhìn cảnh ngộ của cụ sao giống hệt như câu "Hổ xuống đồng bằng bị chó khinh".
- Còn nữa, coi khinh những người sống ở nước ngoài và lao động hợp pháp thì Tết đừng có ủ ê kêu người ta cho tiền, cho quà, cho bánh mình.
Ngày thường thì hạ nhục họ bằng đủ thứ xú ngữ, tới chừng đánh hơi thấy mùi tiền lại tươm tướp kêu "kiều bào".
Thứ dòng hai mặt thật đáng tởm! Ê, mấy đứa bây có thấy tấm biển báo giao thông ở đầu đường không? Đọc lớn lên cho tao nghe coi.
Một cậu sinh viên bực mình quát lớn:
- "Stop!"
- Ừ, dừng hành động đó mau để còn được trở lại làm người nghen mấy đứa.
Đám sinh viên hừ những tiếng rõ to, rồi vội vàng kéo nhau rời khỏi.
Vài cụm mây trôi dạt trên bầu trời âm u vì sắp chuyển mưa, chuồn chuồn bay rảo trên không như đầm già.
Nắng nhạt nhòa như vừa mới khóc.
"Cạch."
- Họ không muốn nghe cụ nói sự thật đâu, họ còn đương bận xem mấy cái trào lưu mới nhất trên mạng xã hội để bắt chước theo nhằm "theo kịp thời đại".
Ai chết mặc ai, miễn không can hệ tới mình là được.
Rồi rủi lửa bén sang nhà mình, thì lại chỉ biết rống miệng lên chửi thề theo kiểu "phong long", chứ không dám chửi thẳng mặt thằng thực sự gây ra chuyện đó.
Cụ già ấy ngước đôi mắt rất sáng và sâu của mình lên nhìn Đặng Xương Tuyết một đỗi, mới chậm chạp cất giọng cảm ơn.
- Sao cậu biết tôi thích ăn bún thịt nướng, chả giò?
- Cụ thích món này ạ?
- Có cà-phê cho tôi nữa à?
- Dạ.
- Lão Tử gặp Trang Tử rồi...!Mừng quá! Rốt cuộc Bá Nha cũng gặp được Tử Kỳ rồi.
- Bá Di gặp được Thúc Tề, Quản Di Ngô gặp được Bảo Thúc Nha.
- Nguyễn Kim tìm được Lê Trang Tông.
Cụ già ấy nhìn cậu trai xa lạ gắp đồ bổi trong hộp của mình sang cho cụ thì cảm động lắm lắm, nhưng không bộc lộ ra mặt hay thốt thành lời.
Chẳng mấy chốc, cái hộp của cậu ta chỉ còn lại toàn rau và bún, lơ thơ một lát chả giò chiên và vài lát thịt cuốn mỡ chài mỏng vánh.
Bao nhiêu thịt thà, đồ ngon mình có, cậu ta đều nhường cho ông cụ gàn dở.
- Dạ, con mời cụ dùng bữa.
- Cậu là nhà văn họ Đặng nổi tiếng phải không?
- Dạ, con chỉ là một người viết lách nghèo, chứ không phải là nhà văn.
- Đặng Xương Tuyết nói đoạn, cúi xuống hút một ngụm nước tăng lực Red Bull chua chua, ngọt ngọt.
- Hì, tôi đâu có thật tâm công nhận cậu là nhà văn.
Tôi chỉ thử xem cậu có láo toét hay tự mãn như cái đám kia không thôi.
- Nghe cụ già ấy thản nhiên nói thế, anh đáp lại bằng cách cười xòa.
Cụ ấy nhận xét đúng mà, có gì đâu phải giận?
Bà bán bún thịt nướng ngó sang chỗ hai người đương ngồi.
Không phải có ý muốn đuổi đi vì sợ khách ăn phàn nàn, mà là muốn tham gia tán chuyện.
Thời trẻ bà từng là nhà giáo, nhưng vì đấu đá nội bộ nên bị "hất cẳng" ra ngoài ngay vì mới vừa đi dạy học chưa đầy ba năm.
- Làm gì có văn phong nào thuần Việt, hơi hướm Tây phương, Trung Hoa hay xứ Thái Dương Thần Nữ? Những người phát ngôn câu ấy là một kẻ chưa bao giờ đọc đủ một trăm đầu sách do người Việt viết và dịch thuật.
Đặng Xương Tuyết hơi bất ngờ với chủ đề mà cụ muốn giảng giải cho mình.
Song không gặng hỏi điều chi cả.
- Điển hình như tác phẩm "Anh Chi yêu dấu" do nhà văn Đinh Tiến Luyện viết, văn phong của nó gần tương đồng với giọng văn của người dịch cuốn "Rừng Na-Uy" do nhà văn Murakami Haruki chắp bút, trong khi ông Luyện sáng tác trước năm 75, và ông Haruki là sau năm này.
Thậm chí phương pháp miêu tả tâm trạng của nhân vật trong hai tác phẩm cũng có đôi nét giống nhau đến kỳ lạ, đó là cách sử dụng thủ thuật cường điệu hóa tuyến tình cảm, cũng như nội tâm của nam chính đối với người thương đến phi lý và "bất bình thường", mà độc giả vẫn chấp nhận được.
Một người không biết tiếng Nhật và một người cũng không biết tiếng Việt nốt thì làm sao đạo ý tưởng hay giọng văn của người còn lại được?
Đặng Xương Tuyết nhìn tô bún của cụ già mau chóng vơi hơn phân nửa sau mười mấy phút ngừng nói, bỗng chạnh lòng nghĩ tới một người sống ở thời Đông Châu liệt quốc, mang tên Huệ Thi, người đời sau hay gọi là Huệ Tử.
Nỗ lực làm hiền thần cả đời, đến chừng nhà vua thấy không còn lợi dụng được liền kiếm cớ đuổi đi, lại còn bị Trang Tử cười vào mặt vì trước lúc lên đường đến nước Ngụy làm hiền thần, Trang Tử đã cảnh tỉnh rằng, "Uổng công vô ích." Nay trở về quê xưa trong thân phận một con vật bị vứt bỏ, hỏi sao không tủi nhục với bạn hiền cho được?
- Vậy bây giờ viết về một thằng xâm lược phải nói là, "Bạn ơi...!Sao bạn xâm lược nước mình vậy?" sao? Để nhấn mạnh tính cách hỗn láo hoặc nông nổi của một nhân vật, cần phải sử dụng đến những chữ thật tục tĩu để khắc họa thành công.
Và ngoài ra còn dùng trong những ngữ cảnh như bị dồn ép đến bước đường cùng, đùa giỡn với bạn bè thân thiết hoặc bị vu oan giá họa của nhân vật.
Quá nhiều người tự ngộ nhận mình là "nhà văn", "cây viết trẻ" mà không hề hiểu được điều trên.
Tôi đọc "sách" của chúng lần nào cũng lên tăng-xông, vậy mà vẫn có người khen lấy khen để và bảo "văn phong thuần Việt".
Ôi! - Cụ ông ôm ngực, một bộ dáng sắp sửa bị nhồi máu cơ tim do cơn xúc động bất thần gây ra.
Đặng Xương Tuyết cũng cảm thấy nực cười với nhóm chữ "Văn phong thuần Việt".
Văn chương và thi ca phải dụng đến rất nhiều hình thức và lối chơi chữ trong một câu, hòng làm phong phú thêm ý tứ và tỏ rõ tâm tính nhân vật mà bản thân muốn đề cập, khắc họa.
Việc sử dụng toàn những chữ rập khuôn "Việt hóa" không khiến câu cú hay hơn, trái ngược lại đôi lúc còn khiến câu cú trở nên thô thiển và cục mịch.
Anh từng ôm bụng cười bò vì một bài báo gọi "Nữ quân nhân" là "Lính con gái".
Trời ơi!
- "Những người muôn năm cũ.
Chết hết trơn hết rồi.
Để lại một sắp nhỏ.
Nửa người, nửa đười ươi." - Cụ già ngậm ngùi phóng tác câu thơ trong bài "Ông đồ" của cụ Vũ Đình Liên để tỏ rõ tâm tư uất ức.
Đặng Xương Tuyết chép lại những lời mà ông cụ vừa nói bằng lối viết tốc ký khi đi làm phóng sự của mình.
Tô bún anh đã ăn xong rồi.
Thấy nói hoài, nói mãi mà cậu trai kia không hề xụ mặt xuống như những đứa khác, cụ mừng khấp khởi trong bụng, nếu nó chịu học hỏi, cụ sẽ moi tim vắt óc ra tặng hết những tri thức mà mình biết để làm quà cho nó.
- Dạ, cụ còn điều chi dạy bảo con không ạ?
- Để già này nghỉ xả hơi tí đã...!- Cụ già vừa nói vừa dùng ống hút khuấy cà-phê cho đều vị.
Rồi làm một hơi thật khoan khoái, đoạn hỏi Đặng Xương Tuyết.
- Còn cậu? Cậu muốn nhắn gởi điều chi với độc giả?
- "Tôi thành thật xin lỗi bạn đọc vì không thể mang tới những phút giây thư giãn, giải trí mà các bạn mong muốn khi click chọn tác phẩm của tôi để đọc.
Khi chứng kiến những điều xảy ra ở Đất Nước mình, tôi không thể câm lặng và tảng lờ được, nên buộc phải chắp bút.
Nếu như em gái của tôi còn sống, chắc nó...!chắc nó..."
- Em gái của cậu sẽ thốt lên rằng, "Sao anh Hai lại bận tâm đến chuyện chính trị chứ? Mình lo làm ăn là được rồi." - Cụ già vừa nói, vừa gắp một miếng chả giò giòn rộm lên ăn.
- Và chính phủ làm sai làm quấy cái gì cũng phớt lờ sất, cứ sống như một con rùa rút đầu.
- Cụ Ức Trai Nguyễn Trãi đã từng viết trong "Bình Ngô Đại Cáo" một đoạn như thế này:
"Bên ngoài thì giặc phương Bắc dòm ngó, gây hấn, lăm le chỉ chờ thời cơ thuận tiện là nuốt trọn nước ta.
Bên trong, vua chúa hèn mạt bất tài không lo đánh giặc, chỉ lo đàn áp nhũng nhiễu dân, quan lại từ trên xuống dưới tham nhũng nặng nề, khắp làng quê thôn xã cường hào ác bá nhung nhúc đè đầu cưỡi cổ dân đen..."
- Chắc cụ sẽ bị liệt vào thành phần mà những kẻ thiển cận hiện nay hay đem ra chống chế mỗi khi rơi vào cảnh đuối lý.
- Cậu thông cảm cho họ đi.
Cái đầu của họ chỉ nhét được dăm ba con chữ, không nhai lại mới là chuyện lạ.
Người hiểu biết sâu rộng giống hệt như Google, kiến thức của những bậc kỳ tài ấy bao quát đến nỗi trải rộng khắp mọi chủ đề.
Đặng Xương Tuyết hỏi cụ già về vấn đề kinh tế vĩ mô, và được cụ ấy niềm nở giải đáp:
- Bây giờ lấy ví dụ: Hũ kem của hãng A là hàng phẩm chất cao, giá tiền những ba mươi đồng bạc.
Nếu một Quốc gia có tới bảy trong số mười người dân lao động bằng các ngành nghề thông thường và hợp pháp mua nổi hũ kem ấy, tức là nền Kinh tế của họ rất là phát triển, bởi ai cũng có khả năng mua được hết.
Ngược lại, nếu Quốc gia ấy chỉ có vài người thuộc giới giải trí, tầng lớp rất giàu theo tiêu chuẩn của Quốc gia ấy và quan chức chính phủ mới dám bỏ tiền ra mua món ăn vặt xa xỉ này, tức là Quốc gia đó vô cùng nghèo nàn và lạc hậu, chưa kể còn bị nạn tham nhũng làm lũng đoạn Đất Nước nữa.
Đấy là một cách nhận biết Quốc gia đang phát triển hoặc đã phát triển đơn giản nhất mà ai ai cũng có thể làm.
Đặng Xương Tuyết vừa nhai mấy xâu nem nướng mới mua, vừa lắng tai nghe cụ già gàn dở ấy tâm tình.
- Đơn cử như ở Hoa Kỳ, mức lương tối thiểu là mười đồng một giờ, giá một thứ đồ uống ở Starbucks không quá mười đồng và đã bao gồm thuế - Ấy là với điều kiện cậu đòi bỏ thêm thật nhiều topping đủ loại và chọn size Tall, chứ nếu uống theo menu họ đưa ra thì chỉ tốn từ bảy đồng trở xuống - Và cũng đã bao gồm thuế - Là cùng.
Vậy suy ra, một người lao động bình thường ở đó có thể mua khoảng tám đến mười mấy ly cà-phê tại quán này chỉ trong vòng một ngày.
Còn ở nước ta thì sao, năm thì mười họa mới dám đến đó gọi một ly đồ uống, ấy là tôi nói giới nhân viên công sở làm việc cho các công ty - cơ sở nước ngoài, chứ người công nhân làm việc trong các hãng xưởng tư nhân trong nước nào dám bỏ ra mấy chục đồng bạc để uống chứ?
Đặng Xương Tuyết và cụ già chợt nghe tiếng nhạc phát ra từ TV trong nhà bà bán bún thịt nướng.
Không hiểu sao, cụ già nghe được vài câu, bỗng nở một nụ cười mai mỉa:
- Trở cờ như chơi nhảy sạp.
Tới lúc sắp chết thì hối hận mà sáng tác ra bài này hòng chuộc tội vì đã lừa phỉnh mọi người suốt mấy mươi năm qua.
Trời đã phú cho khả năng soạn nhạc, sao không cố gắng trau dồi và chú tâm, mà lại đi bợ đỡ cho thứ phi thực tế ấy chứ?
Bà bán bún thịt nướng vội vã chuyển băng tần.
Người này rất ghét ông nhạc sĩ sáng tác ra ca khúc đó, ghét đến nỗi hễ thấy mặt là chửi, chửi như có thâm cừu đại hận từ muôn vạn kiếp vậy.
- Không phải bên thắng cuộc lúc nào cũng đúng đâu.
Như mấy vụ tai tiếng vì lén sử dụng doping trong các giải thi đấu thể thao lớn trên thế giới chẳng hạn, chiến thắng dựa trên sự gian lận và hèn hạ, tới chừng bị phát giác ra nhục không thể tả, bao nhiêu công sức tô đắp hình tượng anh hùng hằng bao năm qua nhanh chóng trở về với cát bụi.
- Rất tiếc, không phải ai cũng hiểu điều trên, nên cứ bị dắt mũi dài dài.
- Ngó đồng hồ thấy đã quá trưa, đã tới lúc phải về nhà viết bài giao cho tòa soạn, Đặng Xương Tuyết đành nói lời tạm biệt cụ già trong tâm trạng vô cùng luyến tiếc.
Anh biết thừa cụ già không chịu nhận tiền, nên vội chạy đi mua một ly cà-phê khác mời cụ uống thêm.
Sau cái chết của Bàng Đông Quân, người cố vấn của cụ ấy đã suy sụp tinh thần nghiêm trọng, dẫn tới cảnh ngộ như ngày hôm nay.
Lớp trẻ không hiểu cứ giễu cợt rằng ông ta điên khùng, bởi lẽ tài năng của ông ta dư sức mang lại đời sống đủ đầy và giàu sang cho tới tận đời chít chắt, nhưng lại chọn lựa kiếp sống phiêu bạt để thay cho lời kinh sám hối với cố tổng thống họ Bàng.
Sau khi chia tay người cố vấn làm việc thời Bàng tổng thống, Đặng Xương Tuyết tới quán cà-phê "Sóng Nhạc" ngồi nghỉ chân, vì tự dưng anh không muốn về nhà quá sớm.
Anh biết mình đương bị biến thành con cờ trong ván cờ tướng của đám chính khách và giới tư bản đỏ.
Nhưng cũng không buồn ngăn chặn hay đi tố giác.
Hãy cứ "Để gió cuốn đi".
Vừa uống xong một bịch Red Bull đá, món bún thịt nướng hãy còn đầy ứ trong bao tử, nên Đặng Xương Tuyết kêu một ly cà-phê phin để tiện cho việc "câu giờ".
Trong quán lèo tèo vài mống khách vãng lai, bản nhạc "Buồn ga nhỏ" do ca sĩ Anh Khoa trình bày đưa mọi người chìm đắm trong làn giai điệu xa xăm, cô tịch.
- Nhạc hay quá.
- Đặng Xương Tuyết gợi chuyện.
- Anh khách bàn bên yêu cầu đấy.
Lục mãi mới tìm thấy cuốn băng ấy.
- Đặng Thừa Tân vừa đặt dĩa đựng ly cà-phê phin xuống bàn, vừa nhỏ giọng đáp.
- Cảm ơn anh.
- Cũng như thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên ngày trước vô danh tiểu tốt, viết thơ xong chẳng ai đọc nên phải đứng trước cổng trường phát miễn phí.
Thì giờ ông Anh Khoa này hệt thế, để sống với đam mê ca hát của mình, hiện nay ông ấy tổ chức và tham gia các chương trình đại nhạc hội không bán vé và không trả cát-xê.
Chỉ cần có người còn nghe mình hát, là ông ấy thấy đủ lắm rồi, dù rằng không mài ra được một xu.
- Anh có tìm hiểu về đời tư của các nhạc sĩ trong dòng nhạc Vàng không?
- Nhạc sĩ cũng là con người, nên tôi chẳng trách hay bận tâm đến đời tư của họ.
Miễn rằng đừng đạo nhạc là được.
Đời này có mấy ai tới chết vẫn giữ vững được lập trường mà tuổi trẻ đã cố chấp bảo vệ chứ? - Đặng Thừa Tân bật nhạc phẩm "Cho em quên tuổi ngọc" do ca sĩ Ngọc Lan trình bày.
Đây là một bài hát dựa trên một câu chuyện có thật mà rất ít người hay biết, và phần đông mọi người thường nhận định lầm người con gái trong ca khúc này là ca sĩ Bạch Yến - Nhân vật chính trong hàng loạt ca khúc như "Chờ người", "Tình bơ vơ", "Đêm đông",...!do nhạc sĩ Lam Phương sáng tác, bà cũng đồng thời là mối tình mà ông vương vấn nhất thuở còn sinh thời.
- Có.
Có Duy Khánh, Hùng Cường, Trúc Phương, Anh Bằng, Lê Dinh, Hoàng Oanh,...
Có một cậu sinh viên bước tới đặt đồ uống.
Nhìn vóc dáng thì trông có vẻ mới đậu Tú Tài.
Tạm ngưng tán gẫu với người khách mới ghé quán lần đầu, Đặng Thừa Tân rối rít cáo lỗi, rồi quay sang niềm nở tiếp đón cậu sinh viên.
Chắc đặt cho cả phòng nên mua những bảy ly nước và hai hộp cơm cháy chà bông.
Mắt của cậu ta không tốt lắm nên soạn tiền khá lọng cọng và vụng về, vì những tờ tiền dính sát nhau quá nên bị bốc nhầm hoài.
- Nhắc tới Lê Minh Bằng mới nhớ.
Hồi nhạc sĩ Anh Bằng bị tố cáo đạo nhạc, ông Lê Dinh đã chửi thẳng mặt người vu khống và tuyên bố sẵn sàng ra toà làm chứng, cũng như cung cấp bằng chứng giúp ông Anh Bằng chứng minh bản thân vô tội.
Một tình bạn rất đẹp và vô cùng đáng quý.
Tiếc là ông Minh Kỳ mất quá sớm...
- Chẳng ai ngờ một con người viết nhạc phẩm "Lời người ngoại đạo" ướt át, ủy mị khôn cùng, mà ngoài đời lại thẳng thắn, bộc trực đến nỗi không kiêng dè ai.
- Đặng Thừa Tân từng nghe nhạc phẩm này qua giọng ca của ca sĩ Anh Khoa và phần song ca của Tuấn Ngọc - Thùy Dương.
- Trên đời này được mấy ai như ông Lê Dinh? Ông cũng từng chỉ trích nhạc trẻ trong nước đặt cái tựa bài hát còn không ra hồn, nói chi đến chuyện viết lời và soạn nhạc.
Đặng Thừa Tân ngừng việc soạn băng nhạc, để lắng tai nghe câu chuyện của người khách có đôi mắt mang hình tướng chim loan.
- Nếu muốn tìm hiểu thêm về ông ấy, anh nên tra cứu nhóm chữ "Nhạc sĩ Lê Dinh nói về nhạc trẻ" hoặc "Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh", có rất nhiều điều vô cùng tuyệt vời về thanh nhạc mà anh có thể học được từ ông ấy.
Đương nhiên, "Thuốc đắng dã tật, Sự thật mất lòng", có nhiều người sẽ nổi Bồ-Đề gai đầy mình sau khi đọc xong bài viết đó, nhưng chấp nhận sự phê bình thì mới tiến xa hơn được.
Tự ái chỉ tổ làm cho ta ngu thêm.
Đặng Xương Tuyết ôn tồn kể những tin tức mà mình biết được trong tiếng nhạc du dương của ca khúc "Mưa đầu mùa" do ca sĩ Sĩ Phú trình bày:
- Nhóm nhạc Lê Minh Bằng hội tụ ba miền Nam - Trung - Bắc, dầu rằng Minh Kỳ sa cơ thất thế và đã khuất núi, trong một bài phỏng vấn, Lê Dinh vẫn gọi bạn mình với quý danh "Hoàng tộc Huế".
Tình bạn của họ đẹp đến mức độ làm những người chứng kiến phải ngưỡng mộ và ghen tị.
Ông Lê Dinh là người miền Nam, ông Minh Kỳ là người miền Trung, và ông Anh Bằng là người miền Bắc...
- Anh làm tôi cảm thấy có hứng thú tìm hiểu đời tư của nhóm nhạc Lê Minh Bằng đấy! Tôi vốn ngưỡng mộ những tình bạn đẹp và hiếm có trong cõi Ta Bà hỗn loạn.
Đặng Xương Tuyết bưng dĩa cà-phê phin trở lại bàn, để không quấy rầy công việc làm ăn của anh chủ quán.
Anh chợt có ý tưởng mới cho tác phẩm tiếp theo của mình, hy vọng nó có thể phá vỡ hết mọi tư tưởng thủ cựu về nền Văn học nước nhà.
Trong lúc hý hoáy viết, anh không hề hay biết rằng mình đương bị theo dõi từ xa.
Một người đứng trên tòa nhà phía đối diện sử dụng ống nhòm để quan sát nhất cử nhất động của anh.
Khuôn mặt chằng chịt sẹo cứa của anh ta đang phụng phịu "hết cỡ".
- Tưởng anh biểu tôi theo dõi ông nào đẹp trai.
Ai dè...!
- Mặt của cậu cũng đâu có đẹp đâu mà...
- Thời xưa tôi rất là đẹp đấy.
- Nó chưa cho một ca axit là may rồi đấy.
- Gã đàn ông chán ghét nhại giọng.
Anh ta