Nhà hàng đang mở bài hát "Sing" do ban nhạc "The Carpenters" trình bày, một sáng tác của nhạc sĩ Joe Raposo và thuộc thể loại ca khúc thiếu nhi.
Người Nhật và một số quốc gia khác cũng có một bản viết lời theo ngôn ngữ của họ.
Bàn ăn mà Bạch Lãng đặt nằm trên sân thượng được che nắng bằng giàn nho xanh mát điểm xuyết thêm vài nét yêu kiều của loài hồng leo và tử đằng.
Do nhận được yêu cầu của thiếu tướng Vân nên khu vực này không mở cửa đón khách ngoài.
Nhưng để tránh bị tình nghi, ông tướng bù nhìn dặn dò chàng quản lý hãy mở những bản nhạc yêu thích lên nghe.
Jo Meol Bin và So Yeong Gwa đã ngồi sẵn ở đó đợi họ được một tiếng.
Hai viên cảnh sát Đại Hàn đang thảo luận về tình tiết một vụ án nổi đình nổi đám bên nước mình bằng tiếng mẹ đẻ.
Tiếng đằng hắng của Phạm Đình Vân đã cắt ngang cuộc đàm thoại của hai chàng trai xứ ôn đới.
Vừa nhác thấy Daeshim, Tô Anh Khoa liền đứng dậy bắt tay với anh ta và giới thiệu bản thân:
- Tôi là So Yeong Gwa, đồng hương với anh.
Vì đã được "cò mồi" trước rằng đây là cảnh sát Đại Hàn nên Daeshim mừng lắm, lại thêm việc thấy anh ta nói tiếng Việt sành sõi hơn mình thì cơn mừng càng tăng bội phần.
- Dạ, gặp được đồng hương tôi mừng quá.
Chàng quản lý hơi căng thẳng khi trao cuốn thực đơn cho từng người khách, vì sợ đắc tội với ông thiếu tướng già.
Không biết tự bao giờ, anh ta đã nở nụ cười méo xệch trông khó coi vô cùng.
Và điều này đã bị Bạch Lãng để tâm tới, ông cười mơn mà hỏi:
- Cậu bị hen suyễn phải không?
- Dạ, tôi bị hen suyễn.
- Căng thẳng có thể khiến cho căn bịnh tái phát.
- Thứ cho tôi thất lễ, tại sao ông biết vậy?
- Nhìn khẩu hình nơi miệng và cái ống thuốc cậu cất trong túi áo vest thì biết.
Anh ta ôm ngực thở dốc.
Bình thường anh rất khỏe mạnh, nhưng hễ có sự kiện quan trọng là căn bệnh tái phát; nhất là lúc đối diện người nổi tiếng hay "tai to mặt lớn".
- Bình tĩnh, từ từ hít vào...!từ từ thở ra...!Rồi, lặp lại một lần nữa...!Thêm một lần nữa nghen? Đã đỡ run chưa?
- Dạ, khỏe hơn rồi, rất cảm ơn ông.
Bạch Lãng ngỏ ý mời mọi người cùng mình ăn khai vị bằng món kem trứ danh của "Dairy Queen"; ai nấy đều đồng ý vì thời tiết nóng bức quá nên họ chưa muốn dùng bữa chính.
Nhà hàng Nhật Bản này chia một gian nhỏ cho người nhượng quyền hãng kem trên buôn bán.
Người nhượng quyền là bà con bên vợ của ông chủ nhà hàng.
Đợi cho nhân viên dọn kem xong, mọi người mới lên tiếng trò chuyện.
Người "khai màn" là Bang Daeshim:
- Bữa hổm tôi có đọc được một bình luận trên một kênh Youtube, rằng có người thấy logo của hãng mỳ gói sốt cay Trung Quốc mà chủ kênh đang ăn đã nhái thương hiệu mỳ cay "Samyang" của Đại Hàn nên lên tiếng phê bình, một anh Ba Tàu vô phản bác huề trớt, "Mỳ gói sốt cay đâu phải độc quyền của Hàn Quốc", rõ ràng thằng cha này đã ngụy biện đánh tráo khái niệm, bởi vì người đăng bình luận cho rằng hãng mỳ Trung Quốc đã nhái logo hãng mỳ Đại Hàn chứ không hề nói người Đại Hàn độc quyền món mỳ gói sốt cay.
Chưa dừng lại ở đó, lại thêm một anh Ba Tàu đá giò lái sang chuyện khác bằng cách viết bình luận rằng người Hàn đã sao chép hệ thống chữ viết của họ.
So Yeong Gwa góp thêm một mẩu chuyện:
- Cũng có một khứa Ba Tàu ba trợn nữa.
Số là vầy, chủ kênh là người Nhật Bản giới thiệu món cơm chiên bổn xứ, anh ta bay vô nói món này xuất xứ từ Trung Quốc nên chỉ có mỗi nước anh ta là làm ngon thôi.
Để đáp lại cái sự vô duyên và chứng "Đông Á bệnh phu" của anh ta, hàng loạt bình luận đến từ người dùng ở các quốc gia khác vô chửi anh ta một chập.
Tào Việt Bân chợt hướng chủ đề sang chỗ khác:
- Cứ hễ thấy diễn viên nữ Nhật Bản là lại chụp mũ họ đóng phim người lớn.
Bản thân thì ghét ai nói đụng tới nước mình, vậy mà lại đi chụp mũ và sửa tên nước người ta thành chữ nghĩa tục tĩu.
Shito bây giờ mới lên tiếng:
- Tôi cũng thấy nhiều người ở đây chế nhạo Nước tôi chỉ có đóng JAV là hay.
- Tôi xin mạn phép thay mặt những kẻ hồ đồ đó cúi đầu nhận lỗi với cậu.
- Ông Vân không cần phải hạ mình vì những kẻ hồ đồ đâu.
Phùng Bác Văn nói lảng sang chuyện khác để cứu vãn tình hình:
- Si giới thiệu đôi nét về đồ ăn - thức uống xứ Phù Tang đi.
Shito mím môi gật đầu, rồi mới cất giọng giới thiệu đồ ăn - thức uống quê nhà.
Ông tướng bù nhìn đặt một vài món theo lời kể của gã trai Phù Tang với hy vọng làm dịu lòng hắn.
"Họa mi xứ Phù Tang" Ayumi Hamasaki đang hát ca khúc "Crossroad".
Đời tư của cô bi thảm khôn cùng và cũng đáng ngưỡng mộ khôn cùng.
Phùng Bác Văn lại mời người yêu giới thiệu tiểu sử của cô ấy.
Và bầu không khí nơi bàn ăn lại được lắng đọng xuống.
Chuyện gẫu thêm nửa tiếng nữa, mọi người với bắt đầu vô đề và dùng bữa chính.
Chàng quản lý được lệnh rời khỏi đây, và sau khi nhân viên dọn bàn thì không được phép để ai lên trên này.
Tưởng chừng mọi việc đã yên, dè đâu khi nhân viên bưng đồ ăn lên, Tào Việt Bân bỗng dưng đứng bật dậy rồi thở hổn hển mà hỏi:
- Lươn?
Shito hơi khó hiểu khi thấy người trai Đại Hàn họ Jo thảng thốt kêu lên.
Song cũng lên tiếng xác nhận:
- Ừ.
Bên Nước tôi món này quý lắm.
Hóa ra Jo Meol Bin mắc chứng sợ lươn và rắn, kể cả cá lóc luôn vì cái đầu của nó rất giống hai loài trên.
- Bân qua ngồi chỗ tôi đi.
- Cảm ơn Cường.
Tào Việt Bân cúi đầu xin lỗi, rồi luống cuống đi lại chỗ của Mạnh Cường và ngồi xuống.
Viên cảnh sát có nước da bánh mật ấy phụ các nhân viên hãy còn đang trong cơn ngơ ngác dọn đồ ăn, thức uống lên bàn.
Trần Cảnh Chiêu đã nắm được nỗi sợ của thằng cha Hàn đới.
Nhưng không nỡ xoáy sâu thêm, chỉ ngồi tủm tỉm cười.
Trước lúc nhập tiệc, chàng pháp y Bạc Liêu đọc Kinh cảm tạ Chúa rồi làm dấu Thánh, gã trai Nhựt Bổn thực hiện "nghi thức" mời cơm của quê cha đất tổ, còn ba người Đại Hàn thì chắp tay cất giọng thông báo "khai mạc" bữa cơm.
Phùng Bác Văn cũng góp vui bằng một câu chúc tiếng Pháp.
Phùng Bác Văn và Shito chia sẻ đồ ăn với nhau.
Điều tra viên Kai vẫn còn mắc cười chuyện "kỳ phùng địch thủ" sợ món mỳ Soba lươn nướng.
Người yêu của y khẽ đá chân y, ngầm ra hiệu im lặng.
Daeshim nhìn món bắp cải muối trong khay thức ăn của Shito mà cười hỏi:
- Anh cũng thích ăn kim chi à?
- Phải, tôi thích ăn kimuchi.
Phùng Bác Văn chữa lời:
- Tên gọi tuy khác nhưng công thức và nguyên liệu y chang.
Riêng tôi thích ăn cải chua hơn.
- Gác chiến sự qua một bên được không?
Lời trên là của Phạm Đình Vân.
Vừa dứt câu, ông đứng dậy rót rượu "Martell" vào ly thủy tinh bầu tròn chân cao cho từng người.
Rồi hỏi Shito về người cha quá cố của anh ta.
Và anh ta thuật lại như sau:
- Để lấy lòng tay trùm ma túy ấy, A đã đi khắp nơi tìm nguồn thận phù hợp với đứa cháu gái của ông ta.
Vừa hay có một người đàn ông trạc lục tuần mắc bịnh tăng-xông nghĩ rằng mình không thể sống lâu nên đã tự nguyện hiến thận cứu mạng cô gái nhỏ đó.
Nhưng không hiểu sao, sau khi ca mổ của đôi bên kết thúc, bác sĩ trưởng đã bỏ xứ mà bay qua nước ngoài ẩn thân cùng với gia đình và bà con dòng họ.
Cô gái nhỏ đó chắc giờ đã gần ba mươi hoặc hơn, còn "người tốt đáng ngờ" áng chừng tám mươi tuổi.
Vừa dùng dao cắt thịt heo chiên xù thành những miếng nhỏ, Trần Cảnh Chiêu vừa hỏi cơ:
- Theo một nguồn tin bên lề, hình như "người tốt đáng ngờ" đó bị gạt nên mới tự nguyện hiến thận; tức là ông bác sĩ trưởng nói đứa bé đó là cháu gái của ổng nên ông kia mới cảm ân cứu mạng mà đứng ra giúp đỡ miễn phí.
Shito nghiêng đầu nhìn chàng pháp y:
- Có chuyện đó sao?
- Ờ.
Anh tính ăn hột gà sống hả?
Shito gật đầu, rồi cười khoe hàm răng trắng phởn:
- Hột gà này nhập cảng từ Nhựt Bổn nên ăn sống rất an toàn.
Tôi không thể ăn Natto mà thiếu trứng được.
Theo như khẩu cung mà Linh mục Giuse - Blanc Cao Nhật Thành đã cung cấp cho cơ quan điều tra, thì tay bác sĩ đó đã nói sẽ tha cho cụ một con đường sống nếu chịu nhượng lại một trái thận cho cháu gái ổng, và cụ đã chấp thuận giao kèo trên.
Khốn khổ ở chỗ, ca phẫu thuật lấy thận chưa được bao lâu thì cụ bị đưa lên bàn mổ thay đổi diện mạo.
Năm ấy cụ gần sáu mươi nên sức khỏe kiệt quệ hẳn sau hai cuộc đại phẫu, may nhờ có con trai nuôi Simon Đào Duy Tử sớm hôm chăm sóc nên mới giữ được cái mạng này.
Kể tới đây, cụ xúc động quá nên khóc òa lên, làm buổi thẩm vấn bị gián đoạn.
Bạch Lãng thuật lại hết đầu cua tai nheo nội dung khẩu cung của Cha Sở St.
Pio cho người cảnh sát "Thái Dương Thần Nữ" hay.
Nghe xong, Shito cắn ngón tay cái nghĩ ngợi.
Rốt cuộc ai mới là người nói dóc đây?
Phạm Đình Vân phá tan im lặng.
Vì đang nhai thức ăn nên ông vừa che miệng vừa nói:
- Câu trả lời thuộc về cô gái đó.
Chỉ có nước trích ra một mẩu tế bào trên trái thận rồi đem đi xét nghiệm mới biết ai là người hiến tạng.
Rồi viên tướng sắp chạm ngưỡng tuổi hạc mời Shito giới thiệu đôi nét về cha ruột.
Hắn nói cha có thói quen viết nhật ký nên hắn đã nhờ vào đó mà truy tìm được thi hài của ông.
Ở những trang cuối của quyển nhật ký, cha hắn nói miếng đất mà đại gia đình thương gia họ Vệ đang ở trước đây là nơi phi tang thi thể của một băng đảng tội phạm; đáng chú ý ở chỗ, những thành viên trong băng đảng này lại có mối giao hảo với các nạn nhân trong thảm án "Hai Mươi", trong đó có một trang ông viết rằng một tên đã ra tay giết người yêu để bịt đầu mối và chôn xác cổ ở một nơi nào đó dưới mảnh đất tư dinh Vệ gia.
Trần Cảnh Chiêu tính xen vô nói, nhưng sợ sẽ khiến gã trai Phù Tang bị xao nhãng nên tiếp tục ăn mỳ thịt bò.
Công nhận chỗ này nêm nước lèo rất thanh và không gây ngán ngấy.
Shito đưa ra một câu hỏi: Tại sao cha hắn lại có thể dễ dàng biết chuyện giết người phi tang xác?
Phạm Đình Vân khoanh tay:
- Rất có thể là để thử lòng cha cậu...!
- Lý do đó tôi có nghĩ rồi, nhưng cảm thấy không hợp tình không lý nên đã loại bỏ.
Daeshim xin góp ý kiến:
- Có thể ông ấy bị trở thành đồng phạm bất đắc dĩ.
Mấy người đó muốn chia sớt tội trạng với cha anh để uy hiếp cha anh phải trung thành với chúng.
Xin lỗi vì vốn liếng tiếng Việt quá tệ!
Phạm Đình Vân gõ muỗng trên thành tô mỳ mà ông đang ăn, rồi thông báo:
- Quay trở lại với em gái của cậu thôi, cậu Daeshim.
Daeshim chắp tay nói với nụ cười trên môi:
- Dạ, rất cảm ơn ông.
Shito lắng nghe câu chuyện về em gái Kae Heun của anh chàng Daeshim mà trong lòng ngán ngẫm không thôi.
Tự dưng lại đi tin tưởng một người đàn ông lạ mặt trên Facebook chỉ vì khuôn mặt "con lai" của anh ta.
- Kể từ ngày quen với cậu đó, cái nết chưng diện của nó càng tăng bội phần.
Vốn là một người mẫu bình thường, lợi tức chủ yếu dựa vô công việc làm người mẫu cho đại lý hãng xe Huyndai mà ba tôi làm nhân viên bán hàng, nên nó chẳng bao giờ đủ tiền chăm sóc sắc đẹp.
Nay nghe một công ty bên xứ này mời qua làm đại diện thương hiệu mỹ phẩm, nên nó mặc kệ lời khuyên lơn của ba mẹ và anh Hai nó mà bay sang đây thực hiện ước mơ và đoàn tụ với người yêu.
Tô Anh Khoa tổng kết lại cho rõ ý của Daeshim:
- Thứ nhứt, Bang Kae Heun là một người mẫu bình thường, sống dựa vô việc làm người mẫu cho đại lý hãng xe Hyundai mà cha cô đang làm việc.
Thứ nhì, cô có thói quen chưng diện và không tiếc tiến để chăm sóc sắc đẹp.
Thứ ba, cô rất dại trai.
Thứ tư, cô vô cùng cả tin và có tham vọng với ngành giải trí.
Daeshim trình bày tiếp:
- Nó có gởi cho gia đình tôi một tấm hình nó chụp cùng bạn đồng nghiệp trên một vùng cao nguyên ở đây; không rõ là Sapa, Đà Lạt, An Giang, Châu Đốc hay Tây Nguyên nữa.
Trần Cảnh Chiêu mạn phép được xem trước vì anh đã ghé An Giang cách đây không lâu nên còn nhớ khá rõ địa hình ở Cô Tô.
- Chà...!
Daeshim giương mắt hỏi:
- Sao anh?
Trần Cảnh Chiêu cho Daeshim coi hình chụp của mình lúc ở Cô Tô.
Anh ta nhận thấy ngọn núi phía sau lưng em gái và các bạn rất giống với tấm ảnh phong cảnh của chàng pháp y.
Trời bỗng nhiên tối sầm lại như sắp có bão.
Daeshim hoang mang không hiểu điềm gì mà trời đang nắng chang chang mà tự dưng lại tối như hũ nút.
Anh hết xoay Đông, lại xoay Bắc, chừng như đang tìm kiếm điều chi trên bầu trời dày đặc mây mù đen kịt.
Hình như hiểu được thắc mắc của người anh Hai, Tào Việt Bân cất giọng phân trần:
- Không phải hiện tượng tâm linh gì đâu anh ơi.
Cái đất Nam Kỳ này chợt nắng chợt mưa là chuyện thường tình hà.
Phùng Bác Văn thấy đồ ăn còn ê hề nên giục mọi người mau ăn cho hết, để còn kịp thời gian xuống phòng riêng của nhà hàng ngồi bàn luận.
oOo
Judas ở lại chơi với nhóm anh em Mục sư sau buổi Lễ ngày Chúa Nhựt.
Gã mang tới mấy hộp kem "Magnum" làm quà; người mừng nhứt là bé Hải, con trai của Hai Nghĩa, đáng lẽ anh Năm và cha con anh Hai ở Huế hai tuần, nhưng vì bé Hải lạ nước lạ cái nên sanh bịnh thành ra ba người phải về sớm.
Thấy trời sắp chuyển mưa nên không nắng lắm, Hai Nghĩa bèn mời mọi người ra ngồi chơi ở sân sau của nhà nguyện; tại đây có thể nhìn một cách bao quát khu yên nghỉ của những người con của Chúa.
Ôn mệ, cha mạ của Năm Tường nằm quây quần bên nhau dưới bóng mát, hoa thơm của cây sứ trắng.
Mỗi ngôi mộ chỉ có tấm bia và một ô vuông đá Cubic nho nhỏ đặt phía trước tấm bia để đánh dấu nơi chôn cái tiểu.
Cây Thánh giá uốn bằng sắt không rỉ và đã quét một lớp sơn đen tĩnh điện được đặt ở trung tâm bốn ngôi mộ; vì ở giữa rỗng không nên một mầm hoa đậu biếc đã bám vào cái khung của cây Thánh giá rồi nảy nở, sinh sôi.
Rất nhiều tín hữu biết đây là phần mộ gia đình của chàng Mục sư "Huế thương" nên đã đem bông tới viếng.
Micae Nghĩa vừa khui hộp kem vừa hỏi người tín hữu Mỹ Latin về giá tiền của hộp kem "Magnum" bên Mỹ.
- Một hộp kem "Magnum" bên Mỹ chỉ có giá gần năm, sáu đồng.
Tôi thường mua ở "Food 4 Less".
- Còn kem cây?
- Khoảng năm tới tám đồng một hộp/ba cây.
Không có chị Tâm, anh Hai Nghĩa không buồn sửa soạn, cạo râu.
Anh mới ngoài ba mươi mà dáng vẻ coi bộ đã qua hàng bốn.
Tám Khiêm chỉ vô bộ râu của anh Hai mà bình phẩm:
- Em thấy anh sắp sửa cải Đạo rồi đó.
- Bậy mày.
Năm Tường hùa thêm:
- Phát cho ổng thêm cái khăn nữa.
- Thôi tôi vô nhà vệ sinh cạo râu.
Bé Hải thấy cha đi rồi, liền xề lại chỗ Judas mà hỏi xin gã thêm một cây kem nữa.
Gã bèn dẫn nó xuống nhà bếp lựa kem.
Tám Khiêm lắc đầu:
- Hết ba mẹ chiều giờ thêm ông thần Judas.
Hết năm nay không biết nó tăng bao nhiêu ký.
Vì chiều nay có ca mổ nên Martino Lê không ngồi chơi với mọi người được lâu.
Anh vô nhà vệ sinh của nhà nguyện đánh răng, súc miệng rồi thay sang trang phục đi làm; đồ dơ thì anh nhờ em Mười giặt, sấy và phơi giùm.
Anh Hai đang đứng ở ngoài hành lang nhà vệ sinh mà nghe điện thoại, sắc mặt không tươi lắm, mong rằng không phải chuyện buồn liên quan tới hôn nhân với chị Tâm.
Tiễn chân em Tám đi làm xong, Micae Nghĩa trở lại sân sau nhà nguyện tán gẫu với mọi người.
Anh rất bực mình khi thấy con trai vẫn còn chưa chịu ngưng ăn, nên có la nó mấy câu.
Nó buồn hiu khoanh tay xin lỗi, rồi ráng ăn hết cây kem thiệt mau.
Manuel Ngô hỏi Judas:
- Alain có vẻ ưa ăn tôm, mực quá hỉ?
- Chắc Manuel nhìn lầm, vì nó kiêng thịt heo và một số loại đồ biển, động vật nước ngọt theo giáo lý tín ngưỡng Do Thái.
Thậm chí đồ uống đóng chai cũng phải có quy tắc riêng.
- Hả? Nó cũng kiêng thịt heo như Đạo Hồi sao?
- Tôi không rành về các nhánh của Do Thái Giáo, chỉ biết cha nó đã dạy nó kiêng những loại thức phẩm trên trước lúc ông ta qua đời.
- Hèn gì tôi toàn thấy nó ăn thịt gà.
- Nó ưa món đó lắm.
Còn mấy viên bột chiên mà Manuel thường thấy là đậu ngựa và hành tây.
Hai Nghĩa xen vô:
- Chế độ ăn Kosher.
Judas gật đầu xác nhận, rồi gãi đầu cười trừ:
- Mỗi bận đi ăn với nó là mỗi bận tôi đi Tây Thiên thỉnh kinh.
Năm Tường vừa lau miệng cho bé Hải vừa bình phẩm:
- Dẫu sao cũng là tín ngưỡng của nó.
Chín Tân hỏi Judas về cách thức tính thuế tiêu thụ đồ uống ở Hoa Kỳ, và được gã trai đó khuyên rằng:
- Anh hãy tra từ khóa "Drink tax", "Soft drink tax", "CRV",...!để tìm hiểu về các loại thuế tiêu thụ đồ uống ở Hoa Kỳ.
Đọc bằng tiếng Anh sẽ đầy đủ và dễ hiểu hơn.
Ba Đức giờ này mới có mặt.
Anh lại bị tín hữu mai mối, lần này là với con gái chủ tịch công ty địa ốc; vẫn như mọi khi, anh thất lễ từ chối.
Hai Nghĩa giao cây guitar cho Ba Đức, rồi mời em Ba đẹp trai hát góp vui một bản.
- Tôi sẽ hát ca khúc "Em đẹp như mơ" mà song ca Duy Quang - Billy Shane từng kết hợp rất thành công và ăn ý.
Đây là lời Việt do nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng dịch từ ca khúc "Elle etait si jolie" của ca - nhạc sĩ Alain Barrière.
Ba Đức so dây đàn, tay lướt nhẹ trên mặt phím, rồi khẽ húng hắng ho vài tiếng trước lúc cất cao giọng hát:
"...!Đẹp tuyệt vời hỡi em dấu yêu
Nên tôi đâu dám trao tình
Đẹp rạng ngời tựa như đóa hoa
Tim tôi ngây ngất si mê
Nhưng tôi không nói yêu thương em
Nên tôi muôn đời sầu đau
Như cây thông đứng trong rừng vắng
Em như mây trắng trên trời
Rồi một chiều cánh mây khép lại
Mây đang bay bỗng rơi rụng
Em ra đi bỏ lại sắc hương
Ôi thiên thu mãi xa nhau
Ôi đôi ta cách ngăn đôi đời
Em ra đi vào mù khơi
Trong hơi sương áo em lộng gió
Cho tôi thương nhớ vô bờ..."
Một gia đình tín hữu đang viếng mộ người thân cũng phải bỏ ngang để thưởng thức giọng ca tuyệt diệu và tiếng đàn du dương của Mục sư Trương Vĩnh Đức.
Nhiều người đã từng thầm đoán, nếu không phải gánh vác vai trò mục vụ, ắt hẳn chàng ta sẽ trở thành một ca sĩ nổi danh.
- Bài hát trên làm tôi nhớ đến một người...!Manuel đã đoán ra chưa?
Manuel Ngô đoán là Alain.
Nhưng Judas lắc đầu, biểu không phải, rồi kể sơ về những mối thân thích của Gấu Nga để mọi người hiểu, sau đó mới vô đề:
- Người phó bang đó yêu thầm mẹ Gấu Nga nên đã bỏ cả cuộc đời để gầy dựng lại băng đảng cho con trai của người tình.
"Nếu một mai tôi chết, làm ơn nuôi nó giùm tôi." Chỉ vì một nụ hôn kiểu Pháp mà ông ấy đã tự nguyện cắt đứt cơ hội hoàn lương của mình.
- Anh có từng yêu ai chưa Judas?
Judas đưa mắt nhìn Manuel Ngô một hồi, rồi lắc đầu và nói, "Không".
Gã không hề biết Thầy Phương đã thấy cái nhìn đó của mình.
Mười Anh bật cười:
- Yêu chi cho khổ...!
Judas lặp lại lời y:
- Phải, yêu chi cho khổ.
Bé Hải thấy tới giờ chiếu phim siêu nhân nên khoanh tay thưa bọn họ trước khi vào phòng khách của nhà nguyện coi truyền hình.
Thầy Phương đón nó nơi hàng ba nhà nguyện, hai ông cháu vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ.
Đợi bóng hình hai ông cháu khuất dạng, Judas mới kể:
- Ông ấy gá nghĩa với một người đàn bà điệp viên cũng đau khổ vì tình như mình.
Bà ấy nói rằng, "Mối tình đầu của chúng ta đều đang nằm dưới mồ, mày cần một con đàn bà lo chuyện bếp núc, tao cần một thằng đàn ông chăm sóc cửa nhà, chúng ta sống gá nghĩa chớ chẳng yêu đương con c** gì hết." Vậy mà họ cũng có được một mụn con, giống ổng y như khuôn đúc, nhứt là cái miệng hô.
Thấy câu chuyện của Judas ly kỳ như tiểu thuyết của đại văn hào Mario Puzo, nên những Mục sư chưa biết gặng hỏi anh ta cho ra lẽ.
Tới đoạn "đồng tính luyến ái", sắc mặt của Ba Đức thoáng buồn, nhưng chẳng ai để ý tới nên anh không gặp phải tình huống khó xử.
Judas kể:
- Số của Gấu Nga thật là đen đủi.
Cái thân thì ghét LBGT mà lại qua đêm với người chuyển giới, đã vậy đứa em trai kết nghĩa cũng là Bisexual.
Manuel Ngô hỏi:
- Có thể cho tôi biết hoàn cảnh nên duyên anh em của họ không?
Judas gật, gật đầu:
- Được.
Số là vầy: Cha của Gấu Nga và cha của Justin kết nghĩa kim bằng với nhau để tương trợ lẫn nhau trên con đường bành trướng thế lực ngầm.
Do đó, Justin và Gấu Nga quen nhau từ nhỏ; năm Justin gặp Gấu Nga là vào dịp sinh nhật ba tuổi.
Gấu Nga đã đặt biệt danh cho đứa em trai là "Bạch Tuyết" vì vẻ ngoài y hệt nàng công chúa này; ban đầu anh ta còn lầm tưởng Justin là con gái, và đã lãnh về mấy cái ký đầu của cậu em, "Tao con trai, tao con trai, mày hổng được nói tao là con gái." Bây giờ mỗi bận thấy Justin có những cử chỉ quá trớn với phó bang Matthew, Gấu Nga lại lôi câu này ra hỏi, "Cậu còn nhớ hay cậu đã quên?" Xin kể thêm, sau buổi sinh nhật mấy tháng, cha của Justin bị người yêu của mẹ cậu ấy rút súng bắn chết.
Thật ra bà ấy không yêu ông ta, chỉ là bị ép cưới để cứu mạng gia đình.
Người yêu của mẹ cậu ấy về sau trở thành cảnh sát nên đã quay lại phục thù.
Từ sau cái chết của cha, Justin bị tống vô cô nhi viện, mẹ ruột không hề ngó ngàng, còn các đàn em của cha đều bỏ mặc cậu hết, duy chỉ có vợ của một tên đàn em là đón cậu về nuôi và yêu thương cậu ấy như con đẻ.
Hai người sống êm đềm chưa được bao lâu, bỗng một ngày cậu bị kẻ thù của cha phun hơi độc vô mặt, cũng may lúc đó cậu đang quay sang nhìn xe bán kem nên chỉ bị bỏng một bên mắt.
Không biết đào đâu ra tiền chữa mắt cho con nuôi, bà ấy đành trở về quê cha bên Brazil để xin giúp đỡ.
Tại đây, hai mẹ con gặp Matthew, lúc này Matthew là một món đồ chơi của một ông trùm giàu sụ.
Nhờ có Matthew nói giúp mà ông trùm đó đã giúp Justin sang Mỹ chữa mắt...!
Hai Nghĩa bất ngờ kêu lên:
- Chúa ơi, ông trùm đó có xâm hại người tên Matthew không?
- Theo lời kể của Matthew thì không, ông ta thích nuôi những bé trai mồ côi trong nhà như thú cưng, chớ không đụng chạm gì đến chúng.
- Dữ hôn!
Judas cảm thấy khát nước nên cất giọng cáo lỗi, rồi đi một hơi xuống bếp lấy đồ uống.
Manuel Ngô thấy anh Ba ngó mông lung ra con lộ, y thấy trong lòng buồn man mác, một nỗi buồn vô cớ cứ thế khiến mắt y cay xè.
Trong nhà thờ, sắp nhỏ đang tập hát bài "Hồ Lãng Bạc" của nhạc sĩ Xuân Tùng, đây là một bản sử ca kể về cuộc kháng chiến chống giặc Tàu oanh liệt của hai vị Trưng Nữ, nhưng thay vì chọn tiết tấu hào hùng, dồn dập thì ông lại chọn giai điệu nhẹ nhàng, réo rắt như để hiện nét nữ tính ẩn sau lớp chiến bào của Hai Bà.
Hằng tháng nhà thờ sẽ tổ chức chương trình "Việt sử giai thoại" để giúp mọi người học Sử, người phụ trách là Sáu Nghệ.
Sáu Nghệ kèm những đứa trẻ học yếu trong suốt ba tháng hè mà chẳng lấy đồng cắc nào.
Anh chỉ mệt ở chỗ sử Nước Nhà thì không tìm hiểu, tối ngày cắm đầu vô những chuyện tai tiếng và ruồi bu kiến đậu của đám "thần tượng".
Mỗi bận tới giờ Sử là các trò lại than chán, than nhức đầu.
oOo
Nửa đêm giựt mình tỉnh dậy vì mắc tiểu nên Phan Hoài Việt mới thấy cảnh anh bạn cùng quê đứng ngắm sao sau hè.
Bữa nay có trăng nên dáng hình đơn côi của người điên ấy khắc họa rõ trong đêm; trên mặt bàn đá hoa cương có sự hiện diện của một cuốn sổ tay, một cây viết bi và một lon nước tăng lực giàu cà-phê-in.
- Khuya rồi hổng vô ngủ đi Tuyết?
- Không biết viết cái gì nên đứng đây "hấp thụ tinh hoa Nhật - Nguyệt" cho mau ra ý tưởng.
- Rồi viết mà hổng bật đèn, hư mắt chết.
- Mắt hư rồi đâu còn sợ nữa...!
Anh thầy thất chí thôi không cãi nữa.
Anh lại gần người bạn nửa tỉnh nửa điên mà cùng lặng ngắm bầu trời đêm huyền diệu với anh ta.
Ánh đèn đô thị xa xôi lắm nên muôn vạn vì sao và Ông Trăng già cỗi thỏa sức soi rọi nhân gian.
Thảng có một ngôi sao băng lướt mau qua một góc trời, để lại trong lòng người thấy cảm giác hư ảo khó phân.
Đôi lúc gió đêm thi gan tao nhân mặc khách, bằng cách bất thình lình thổi một làn hơi mang dư hương lành lạnh tới chỗ họ, không quên gieo thêm vài tiếng rên hừ hừ.
Bầy dế vẫn thản nhiên gáy váng mảnh đất sau hè, như muốn gọi cây cỏ quanh đây sống dậy.
Có con uỳnh oang lạc đàn lếch thếch lại ngồi nghỉ chân dưới gốc một bụi môn cao khỏi đầu gối hai người, nghe gió nổi thì run rẩy giương mắt chờ êm xuôi hết mới cất tiếng gọi đàn.
- Đạo Giáo và Nho Giáo giống nhau hả anh Tuyết?
- Không, tư tưởng của Đạo Giáo và Nho Giáo khác nhau như Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.
Gã điên vươn tay đón bông sứ trắng.
Nhưng chụp không được, đành tiếc nuối để nó rớt xuống.
Bằng một giọng trầm trầm, gã điên nói:
- "Đạo" ở đây là "Đạo đức", chớ hổng phải "Đạo phép" hay "Huyền thuật" gì hết.
Chữ "Đạo" được trích ra từ nhan đề quyển sách "Đạo Đức Kinh" của Lão Tử.
Về sau tam sao thất bổn, thành ra phần đông đều hiểu lầm Đạo Giáo là một trường phái tu tiên, luyện đan và biến phép.
Không biết tự bao giờ, Ông Trăng đã nhếch lên đỉnh trời một chút.
Dáng của Ông càng lúc càng nhỏ, nhưng hãy còn sáng vằng vặc.
Chòm sao Bắc Đẩu đã lướt về góc trời cao thật cao nơi Tây Phương.
- Thông qua câu chuyện ngụ ngôn hai con ốc sên, Trang Tử đã từng chất vấn vua Sở rằng chết có mang theo cục đất nào được đâu mà ham đi cướp đất quá vậy? Cho nên họ vịn vào Nho Giáo mới dễ đàn áp, chứ thực hiện "Thuyết Vô Vi" của Đạo Giáo thì sao mị dân được.
- Tức là sao?
- Nhà cầm quyền phải coi dân như bạn, không được tự tôn mình thành "đấng tối cao".
- Nói rõ hơn đi Tuyết.
Đặng Xương Tuyết vừa chắp tay sau lưng rảo bước vừa kể:
- Có một thời gian Trang Tử phải sang nước của bạn mình mà làm chức quan trông coi vườn sơn, ông ấy đã áp dụng "Thuyết Vô Vi" vào chuyện điều hành và giám sát công việc.
Vườn sơn do ông ấy phụ trách tháng nào cũng vượt chỉ tiêu mà triều đình giao, bạn ổng mới hỏi chắc anh dùng cực hình dữ lắm nên tụi nó mới siêng năng làm lụng phải không, ông trả lời rằng, "Không.
Ai muốn làm thì làm, muốn về sớm thì về sớm, miễn sao cuối tháng người đó nộp đủ số sơn mà bên anh đưa ra mà thôi." Bạn ổng nhất quyết không tin, nên đã lén tới đó kiểm tra.
Và quả đúng như lời nhà triết gia ấy nói, bầu không khí trong vườn sơn vô cùng vui vẻ và hòa thuận, những người bị lưu đày đến đây làm việc không những không bị hành hạ mà còn được ông đối xử như anh em một nhà, có người thậm chí không làm mà nằm ngả lưng dưới bóng cây ngủ khò cũng không bị ông quất roi gọi dậy, hễ người nào già cả làm không nổi thì những người trẻ góp vô phụ một tay và để cho người cao niên đó được nghỉ ngơi.
Cho nên lúc Trang Tử trở về nước, toàn bộ công nhân vườn sơn khi hay tin đều khóc òa vì biết những ngày tháng tươi đẹp đã chấm dứt, lại thêm một thằng khứa miệng lưỡi ra rả Nho Gia nhưng lại hành xử trái ngược những gì đã học sẽ tới đây hành hạ và khinh miệt họ.
- Anh nghĩ như thế nào về "Thuyết Vô Vi"?
- Theo thiển ý của tôi, "Thuyết Vô Vi" có ý nghĩa tương tự như câu "Dân Chủ - Bình Đẳng - Nhân Quyền - Bác Ái - Tự Do".
Cho nên anh thấy đó, Viện Khổng Tử thì mọc ra khắp nơi, nhưng Viện Lão Tử thì không.
Trang Tử nói ước gì người lớn cũng có đầu óc như trẻ thơ thì tốt biết mấy, có nhiều ông Hủ Nho vin vô để chỉ trích ông, nhưng kỳ thực ý của ông là muốn mọi người yêu thương nhau trên tinh thần bất vụ lợi và trong sáng.
Tôi cho anh cái bánh, nhưng trong đầu lại tòm tèm muốn anh phải biết điều cho lại thứ khác; đó không phải là cái Chân Thiện.
Có tiếng ho gà của ai đó vang lên đằng sau lũy tre đầy cú.
Chàng nhạc sĩ tài tử đeo đàn guitar trên lưng bước lại gần chào hỏi họ.
Nói một hồi mới biết, anh ta muốn đi thăm xứ dừa vài ba hôm cho biết đó biết đây.
Để khách đứng coi cũng kỳ, nên hai người cùng quê mời Thương Hận ngồi xuống băng ghế hoa cương nghỉ chân.
Đặng Xương Tuyết buộc anh thầy ở lại tiếp chuyện với anh nhạc sĩ, còn mình thì vô bếp nấu nước đặng pha trà đãi khách.
Vừa nhác thấy mặt ký giả Sương Tuyết, Thương Hận liền xổ hết cơn bực tức trong lòng và hỏi gã điên nghĩ như thế nào về mớ bình luận đó.
- Nhóm chữ kỳ cục nhất trong mắt tôi là "Anh hùng bàn phím".
Thường những khứa dùng nhóm chữ này là thành phần chuyên đi chụp mũ và dập tắt những ai nói đụng tới thực trạng của xã hội và đất nước, thêm nữa là thành phần cuồng si hay tôn thờ một cá nhân nào đó trong giới giải trí hay chính trường - thương trường đến cùng cực.
Rất nhiều người hiện nay không phân biệt nổi đâu là tranh biện, vạch trần cái sai, đóng góp ý kiến, thảo luận về một vấn đề,...!và đâu là bắt nạt qua mạng xã hội, kỳ thị, vu oan giá họa, hạ bệ kẻ mình ghét, đặt điều nhằm tăng lượng tương tác,...!Hễ thấy ai nói trái ý mình thì liền phán xét "Anh hùng bàn phím", "Phật online", "Đạo đức giả", "Tự nhục", "Phản động", "Không thích thì cút qua nước ngoài sống", "Nhìn sang nước A, nước B đi kìa...", "ABC quyền",...!
Cho nên tôi thấy hiện nay nhiều người chửi thề và nói tục rất giỏi, nhưng biểu họ trình bày quan điểm một cách lịch sự và đàng hoàng thì họ làm không được.
Đặc biệt thành phần này chuyên môn đi chụp mũ những ai ăn nói không như họ là phường đạo đức giả, "Phật online",...!
Phan Hoài Việt nhếch miệng cười:
- Cha mẹ ở nhà chửi thì cự lại, gào khóc và làm mình làm mẩy ầm lên.
Còn lên mạng ngồi nghe "thầy cô" chửi thì gật gù khen hay, rồi học theo lối ăn nói kỳ khôi đó.
- Tôi đâu có dư thời gian ngồi nghe đám đó chửi.
Sách hay và tài liệu quý giá còn cả đống kìa.
Bỗng gã điên thay đổi chủ đề.
Anh ta mời nhạc sĩ Thương Hận tới nhà hai má con khốn khổ để cô bé mắc bịnh ung thư máu được vui.
Nguyện vọng của cô bé là được gặp gỡ người nổi tiếng, nếu biết đàn hát thì càng mừng.
Đặng Xương Tuyết đem mấy món bánh trái và kem nhập cảng qua ngôi nhà tang thương đó.
Con đường đất hẹp té phân ranh hai thửa ruộng làm chậm bước chân của ba người.
Vòng qua năm, sáu thửa ruộng và hai cây cầu dừa, rốt cuộc cũng tới nơi.
Ngôi nhà tranh vách đất có cửa chính xiêu vẹo và dàn màng xối đã rỉ sét gần hết, mấy cái chum nước đặt trước hàng ba dành để hứng nước mưa thay máng xối và trữ nước xài, sau hè toàn chuối và dừa.
Gã điên gõ cửa ba tiếng thật nhẹ.
"Kẹt..."
- Ủa Tuyết? Con qua chơi sớm vậy?
- Dạ, em nó ngủ rồi hả dì?
- Đâu có.
Còn nằm tòn ten trên võng kìa.
Mấy thứ mà gã điên mang qua giúp cái tủ lạnh bớt trống trải.
Anh vừa sắp đồ vô tủ vừa kiểm tra coi tủ lạnh hoạt động tốt không.
Thím Bảy nhờ anh lấy đồ ăn cho con gái bịnh hoạn, về phần mình thím đang soạn thuốc cho nó uống.
- Oa, em biết anh này...!Ảnh là nhạc sĩ Thương Hận phải hôn? Nếu đúng thì anh hát cho em nghe vài bản đi.
Đi anh...!
Thương Hận hát những ca khúc tự sáng tác.
Cô bé chống cằm nhìn anh đăm đăm, đôi mắt to một cách bất thường vì cơ thể quá gầy yếu nên đã khiến cho khuôn mặt hóp lại và đôi mắt trông rất to.
- Em sống hổng còn được bao lâu nữa, anh hát bài nào tặng em đi.
- Vậy anh sẽ hát bài "Nếu chỉ còn một ngày để sống" của nhạc sĩ Hoài An.
"Cho tôi như bóng mây lang thang qua cõi này
Cho tôi được ngắm sao trên trời giữa hương đồng cỏ nội
Cho tôi như khúc ca, bay đi xa rất xa
Cho tôi được cảm ơn cuộc đời, cảm ơn mọi người..."
Con nhỏ lại tặng cho anh một tràng pháo tay nhiệt liệt.
- Nè, ăn đi nhỏ.
Con nhỏ nhìn vô cái tô chè Thái mua trên đường Nguyễn Tri Phương ở Sài Gòn mà đôi mắt sáng như sao.
Nó reo lên nho nhỏ:
- Hoan hô anh Tuyết...!
"Cộc...!Cộc...!Cộc..."
- Ủa anh Hai? Anh qua kiếm cậu Tuyết hả?
- Ờ, sẵn qua thăm hai má con chị luôn.
Cũng như khi thấy mặt Thương Hận, con nhỏ hết sức mừng vui khi thấy ông già Ba Tri qua chơi.
Nó vòi ông già kể chuyện cho nó nghe trong lúc đợi chàng nhạc sĩ nghỉ mệt rồi hát tiếp cho nó nghe nữa.
Ông già Ba Tri "đẩy cây" sang thằng cháu.
Gã điên bèn kể rằng:
- Việc làm lễ xin phước hay chiêu bùa ngải cầu tài cũng giống như xài tiền trong thẻ tín dụng, tức là anh phải tạo ra thật nhiều Phước Đức mới để bù vô khoản Phước Đức anh đã lấy ra xài trước, cũng như việc anh phải đi làm để trả hết số tiền đã mượn, nếu không hậu quả nhận lại sẽ khủng khiếp vô cùng.
Nói cho rõ ràng hơn thì anh lấy phước hậu vận và các tiền kiếp của mình ra xài, hết rồi thì đời anh và con, cháu, chít, chắt của anh sẽ đi tong; cho nên mới có cảnh bạo phát bạo tàn hoặc chết bất đắc kỳ tử của một người giàu có hay dòng họ của người đó.
Quan điểm trên đây không phải do tôi nghĩ ra, nó thuộc về bài viết đăng trên Facebook cá nhân của một nữ cư sĩ Phật Giáo - Mật Tông.
Có nhiều chỗ chưa đủ ý và không rõ nghĩa, nên tìm xem bài viết gốc cho dễ hiểu hơn.
Ông già Ba Tri bây giờ mới kể chuyện của mình:
- Bùa yêu à? Có đó.
Con nhỏ giục ông bác luật sư kể lẹ cho nó nghe.
- Má tôi kể rằng, hồi má còn nhỏ gia đình bên ngoại hay đón tiếp một cặp tình nhân rất xứng đôi vừa lứa và môn đăng hộ đối.
Đùng một cái, ông đó tự nhiên hủy đám cưới với cô bạn gái, và đòi cưới người khác, người này đã mang thai con ông.
Má của ổng và cô bạn gái hết sức tức giận, nên hai người quyết tâm coi tận mặt bạn gái lẫn đàng gái ra sao mà ổng phải trở thành kẻ phụ tình bạc nghĩa.
Tới ngày đó, má ổng dặn con dâu hụt núp trong buồng ngủ dòm ra, sự tình sau đó hai má con sẽ cùng nhau ứng biến và phân giải cho ổng hiểu để nối lại duyên xưa.
Mới vừa nhác thấy mặt con dâu mới, má ổng té xỉu cái đụi, vì dung mạo và tướng tá con dâu mới không khác chi con dã nhân.
Sau khi nhờ người dò la gốc gác gia cảnh con dâu mới, má ổng khóc ròng vì biết đây là nhà của một ông thầy cúng rất giỏi bùa ngải, nên việc con trai mình bỏ đứa con dâu kim chi ngọc diệp để đi lấy con dã nhân là do bị bùa ngải sai khiến.
Sau năm 75, cô con dâu hụt cưới chồng ngoại quốc và có cuộc sống rất viên mãn; còn ổng thì ở vậy với người vợ dị tướng, những đứa con của họ đều định cư bên Pháp và có cuộc sống giàu sang, đã vậy còn rất mực hiếu thảo với hai vợ chồng...!
Con nhỏ chu môi bình luận:
- Nhưng lỡ ổng yêu cô gái xấu xí đó vì tâm hồn thì sao?
- Tâm hồn gì bây? Kể từ ngày bỏ người vợ sắp cưới và kết thân với cô gái đó tới nỗi mang bầu, thần trí của ổng không bao giờ minh mẫn, hai con mắt cứ lờ đờ, ai hỏi gì cũng trả lời lại rất chậm, suốt ngày nằng nặc đòi cưới cho bằng được cô gái đó và không còn thiết tha gì với sự việc, cảnh vật chung quanh.
Ngộ đời ở chỗ là hễ cứ đúng giờ cơm là ổng lại tự giác có mặt ở nhà, y hệt như bị triệu hồn về vậy.
Thím Bảy phụ họa:
- Cho nên người ta rất kỵ cho người dưng nước lã biết ngày sanh tháng đẻ, và nhứt là giờ sanh.
Cũng không được cho tóc luôn.
Nhiều người đi cắt tóc ngoài tiệm còn phải đem mớ tóc thừa về nhà nữa.
Đặng Xương Tuyết góp vô một câu:
- Sách "Tướng pháp Ngô Hùng Diễn" coi cũng thú vị lắm.
Sau khi uống xong cử thuốc đặc trị, con nhỏ ngáp ngắn ngáp dài, rồi ngoẹo đầu ngủ thiếp đi.
Cái tô chè Thái hãy còn hơn phân nửa, gã điên bèn đem cất vô tủ lạnh giùm nó.
Nhạc sĩ Thương Hận hỏi ký giả Sương Tuyết về chuyện của Giáo xứ Saint Pio.
Và nhận về câu trả lời như thế này:
- Tôi đâu có quởn mà viết bài về sai phạm và những hành vi không đẹp của tôn giáo ngoại đạo.
Tôi theo Phật thì tôi diễn giải về Phật, hết.
Trích dẫn kinh sách của Đạo người ta thì có, nhưng diễn giải hay phê bình thì sẽ không làm.
Uống xong một ngụm trà đóng chai, gã điên nói tiếp:
- Tôi biết một thầy tu ngoại đạo bày người ta nấu cháo nano chữa ung thư, nhưng tôi không nêu đích danh vì không muốn gây hiềm khích giữa đôi bên.
Chuyện gì mà dễ khiến tôn giáo của người ta bị tổn hại thanh danh thì tôi sẽ không đụng tới.
Vả chăng, tôi theo Phật thì tôi lo xây dựng và chấn chỉnh bên Phật, hết.
Thím Bảy bật cười:
- Vậy là thêm một ông "thần y" nữa.
Đặng Xương Tuyết gật đầu xác nhận, rồi nhìn chàng nhạc sĩ "Rong chơi cuối trời quên lãng" mà tâm tình:
- Đức Phật đã khuyên tôi rằng, "Không phải Sự Thật nào cũng nên nói ra.
Trước khi tiết lộ điều gì, hãy lường hết mọi hậu quả rồi hẵng nói ra." Thành thử, nhiều người ngoại đạo tới hỏi Ngài rất nhiều điều nhưng Ngài chỉ tiết lộ và giải đáp một vài câu thôi, bởi Ngài biết người đó không phải tới đây để tìm hiểu và học hỏi nên có nói cũng bằng thừa.
Con nhỏ bị ung thư máu đã ngủ say.
Hơi thở yếu ớt và tiếng ngáy nho nhỏ của nó làm yên lòng người đàn bà chân chai tay sạn.
- Tuyết.
Đặng Xương Tuyết ngửng mặt lên nhìn thím Bảy.
- Cảm ơn con.
Gã điên cười xòa.
- Nó sắp chết nên đòi hỏi đủ thứ.
May nhờ có con mà nó được toại nguyện đôi phần.
Thương Hận đưa mắt nhìn người đã lên tiếng bênh vực mình, rồi cúi mặt xuống viết lời bài hát tiếp.
- Bữa nay con ốm thấy rõ...!Bỏ hút thuốc chưa con?
- Đang cai từ từ thưa thím.
- Nó suốt ngày cắm mặt vô miếng vườn của tôi.
Còn không thì đi các tỉnh lân cận làm mướn cho các vườn trái cây.
Thím Bảy nở nụ cười đầy yêu thương với gã điên.
Sau này tới lượt thím chết, thím sẽ để lại miếng đất này cho đứa con trai không máu mủ, ruột rà này.
Người tốt nhất định phải được hưởng Phước.
oOo
Thương Hận lại gần hành lang dẫn vô khu nhà vệ sinh để đọc tờ nhạc "Ghé bến Sài Gòn".
Giờ anh mới thấy hóa ra phần lời là của một vị tên Huyền Linh, còn phần nhạc là của cụ Văn Phụng; bà Châu Hà - Phu nhân của cụ Văn Phụng hát ca khúc này rất hay.
- Anh là nhạc sĩ Thương Hận phải không?
- Phải.
- Chà, lấy bút hiệu theo tên bài hát của ca - nhạc sĩ Chế Linh - Tú Nhi và thi sĩ Hồ Đình Phương.
Thương Hận bắt đầu cảm thấy nghi ngại người đàn ông đang nói chuyện với mình.
- Anh có biết cụ Bùi Giáng đố mọi người rằng Trịnh Công Sơn viết tắt thành TCS thì sẽ ra nghĩa gì không?
- Biết.
- Tôi hy vọng anh không phải là tắc kè bông như ông Sơn.
- Tôi là Nhật Trường - Trần Thiện Thanh, không phải TCS.
- Vậy tại sao cha tôi bị đánh bầm mình?
- Anh hỏi tôi, tôi biết hỏi ai? Một thằng ngồi chầu chực chờ giá cổ phiếu lên cao để bán lại kiếm lời thì lấy đâu ra tiền mướn người hành hung cha anh?
Một người khách nam bước ra từ nhà vệ sinh tiến lại can ngăn hai người.
Anh ta có cách ăn mặc giống hệt như công tử họ Huỳnh, dung mạo rất mực hào hoa, phong nhã.
Con trai của người tài xế đó hậm hực bỏ đi.
Vì bị khuất tấm bình phong nên Thương Hận không biết người này trở về chỗ ngồi hay rời khỏi quán.
Trong quán đang phát bản nhạc "Thu Ca" của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương do Nguyễn Hưng trình bày để mừng mùa Thu về.
Dường như bài hát này đã chạm đến vết thương lòng của anh khách lạ nên sắc mặt anh ta thoáng buồn.
Đặng Thừa Tân thấy người khách "mới tinh" không vui nên bèn bước lại bắt chuyện, rồi mời anh ta chọn một bản nhạc theo ý thích.
- Tôi muốn nghe bài "Người tình Việt Nam" do ca - nhạc sĩ Đức Huy trình bày.
Anh chủ quán nói để Ngọc Lan hát xong bài "Lá Thu" thì anh ta sẽ phát bài mà anh yêu cầu.
- Thôi phát luôn bản "Lá Thu" do cô Lưu Hồng tự đặt lời Việt theo ca khúc "Les feuilles morles" rồi trình bày đi.
Lời trên là của ai vậy anh?
- À, ca - nhạc sĩ Đức Huy.
Đây là một trong những bài hát ngoại quốc được nhiều nhạc sĩ Nước mình soạn lời Việt nhứt; kể sơ thì có Y Vân, Nguyễn Đình Toàn, Phong Vũ, Lữ Liên,...!
Tài Tử lựa một chỗ ngồi nơi quầy thu ngân, rồi cắm mặt vô điện thoại coi tin tức trên mạng xã hội.
Ly bạc xỉu đã loãng mà anh ta vẫn chưa chịu ghé môi uống.
Anh chủ quán thấy lạ nhưng do lu bu công việc nên không rảnh để hỏi han.
Một anh bạn đeo máy quay phim hiệu "Canon" trước ngực bước lại gần quầy thu ngân và cất giọng hỏi anh chủ quán:
- Nghe đâu dòng nhạc trước năm 75 của miền Nam toàn là bài sến rện, bi thảm không hả chủ quán?
- Không.
Những bài hát nổi tiếng trong giới trẻ và trên mạng xã hội hiện nay phần đông là bài buồn nên gây ra ngộ nhận về dòng nhạc này.
Và cũng đừng xin gọi nó là Bolero, vì nó không chỉ có mỗi giai điệu này mà còn có vô số giai điệu khác, như Twist của Y Vân, Tango của Hoàng Trọng,...!chẳng hạn.
Anh ta khoanh tay cười hỏi:
- Anh có cảm thấy mệt không khi phải giải thích câu hỏi đó với từng người?
- Chừng nào còn có người nhìn nhận nhạc Vàng - nhạc Tiền Chiến một cách phiến diện, chừng đó tôi còn cất công giải thích.
Người đàn ông có tác phong giống với dân nhiếp ảnh hay nhà báo chuyện nghiệp gọi một ly trà dâu ngọt.
Vừa rửa tay trước khi pha chế đồ uống cho khách, Đặng Thừa Tân vừa nói:
- Có nhiều khứa còn dùng danh từ "Dân Bolero" để miệt thị người Nam Kỳ chúng tôi, với những đứa đó tôi hổng có rảnh để tốn hơi tốn sức cắt nghĩa cho hiểu.
Nghe nhạc lính sôi động thì nói "Phản động", nhạc lính buồn thì cười mỉa "Ủy mị",...!Nếu đã không thích nghe thì mắc gì phải bỏ thời gian nghe rồi nhận xét phiến diện? Như tôi không thích nghe nhạc Đỏ, đời nào tôi vô nghe hay bình luận.
- Anh bật thử bản nhạc lính nào sôi động đi, chớ nghe bài buồn hoài...!
- Hai bản "Đám cưới nhà binh" và "Những ngày nghỉ phép" do ca sĩ đa tài Hùng Cường trình bày.
Bài đầu do nhóm nhạc sĩ "Lê Minh Bằng" sáng tác, nhưng đề bút hiệu là Minh Kỳ - Vũ Chương; bài sau là của nhạc sĩ Y Vũ.
- Ủa sao kiếm lẹ vậy?
- Trời, nhạc lính sôi động có hàng trăm bài, đâu phải thiên thạch hay sao Chổi đâu mà khó kiếm?
Người khách nọ yêu cầu thêm một bản nhạc nữa.
Và anh chủ quán chọn bản "Giấc mơ ngày nghỉ phép" do đôi nhạc sĩ Đài Phương Trang - Thái Ngọc Sơn sáng tác, còn người ca là một trong "Tứ trụ nhạc Vàng", tức nghệ sĩ Hùng Cường.
Thương Hận ngồi bàn đối diện với quầy thu ngân nên không thể tán gẫu với anh chủ quán.
Nhờ vậy anh mới có thể lắng nghe mọi người nói.
Đủ mọi chủ đề trên đời, từ ruồi bu kiến đậu tới chuyện biển Đông, từ bàn ăn gia đình cho đến sắc lệnh tổng thống.
- Bây giờ chuyển tông sang bài buồn nẫu ruột "Sài Gòn chiều mưa" do cô Thanh Thúy ca; đôi nhạc sĩ Thái Ngọc Sơn - Trường Hải đồng sáng tác.
Chắc hẳn hai vị nhạc sĩ viết bài này cho cô Thanh Thúy vì trong bài có một câu nhắc tới tiếng hát của cô.
Một ông bác đã ngoài hàng bảy bình phẩm với hai thằng bạn già:
- Nghe Ngọc Lan - Duy Quang song ca bài "Anh không chết đâu anh" và "Người ở lại Charlie" của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh mà ta nói nó lạc quẻ gì đâu.
Giọng hát của hai cố ca sĩ quá hiền để làm sống dậy hai khúc bi ca của chàng nhạc sĩ của lính.
Ông bác đeo kiếng gãi cằm:
- Chỉ có Nhật Trường hát nhạc của Trần Thiện Thanh là hay.
Và Thanh Lan là người hát cặp tuyệt nhứt, ngay cả vợ của ông là bà Mỹ Lan hát cặp cũng không sánh bằng.
Ông bác bị cảm mạo xen vô:
- Bây giờ không biết ai đầu têu cái trò hát méo giọng, dễ thương, điệu đàng và không rõ tiếng.
Ông Thanh là "chuyên gia hát điệu" mà có bao giờ hát không rõ lời đâu? "Lỡ làng" ra "Lỡ làng", không hát lộn thành "Lở làn".
Cái sở trường vừa cười vừa hát của ông Thanh hiếm ai bắt chước được.
Một người trai trẻ làm trong êkip sản xuất âm nhạc khẽ trách mấy "bô lão" sao khó tính quá, và được ông bác đeo kiếng giảng giải như sau:
- Mấy cậu hãy cố gắng nâng cao phẩm chất tân nhạc Nước Nhà thì trước hay sau, sớm hay muộn, dòng nhạc Vàng - nhạc Tiền Chiến - Tân nhạc hải ngoại sẽ lui vào dĩ vãng thôi.
Chứ còn ba chìm bảy nổi kiểu này ai ủng hộ cho?
Ông bác dán Salonpas nơi cổ và hai bên màng tang vuốt râu mà nói:
- Với lại mấy cậu nên khuyên ca sĩ thuộc công ty mình nên đặt tên sao cho dễ nhớ.
Nhiều đứa bây giờ đặt nghệ danh mà còn khó hiểu hơn mật mã Da Vinci, đôi lúc thấy hát hay muốn tìm nghe thêm mà hổng nhớ tên nổi.
- Vâng, bác nói rõ hơn được không?
- Thời trước, những ca sĩ thường biểu diễn ở hộp đêm, vũ trường và quán rượu có nhiều khách nước ngoài lui tới sẽ đặt tên Anh - Việt, ví dụ như Cathy Huệ, Carol Kim, Mary Linh,...,để khách dễ nhớ tên mình hơn và do đó sẽ có cơ hội được chủ gọi đi hát nhiều hơn.
Một số trường hợp khác lấy tên ngoại quốc vì những lý do đặc biệt, như nam ca sĩ Paolo lấy tên Thánh Bổn Mạng của mình làm nghệ danh, nữ ca sĩ Julie gốc Ấn Độ chọn nghệ danh theo tên thật do cha đặt, nam ca sĩ Elvis Phương ái mộ "tượng đài âm nhạc" Elvis Presley nên đặt tên theo thần tượng,...!Còn lại đều chọn tên Hán - Việt và rất hiếm trường hợp trùng lặp nhau.
Sau này có cô Maria Lê Thanh Lan, tức ca sĩ Ngọc Lan, thấy tên thật của mình trùng với "đàn chị" Thanh Lan nên đã chọn nghệ danh là Ngọc Lan.
Anh chàng gãi đầu thỉnh ý kiến các "bô lão":
- Vậy các bác thấy lời bài hát bây giờ như thế nào ạ?
Ông bác có bộ râu bạc trắng dè dặt trình bày:
- Mong cậu thứ lỗi cho tôi, chớ phần đông nhạc phẩm bây giờ nếu để nhạc sĩ Phạm Duy, Nguyễn Văn Đông, Hoàng Thi Thơ, Lê Dinh,...!nhìn thấy chắc mấy ổng "đi tiếp" quá.
Ý là giọng của Duy Quang cũng rất hay mà nhạc sĩ Phạm Duy còn phê là tiếng hát bình thường, không đặc sắc, cần phải mài giũa thêm; thử để anh đớt kia hát bài do ảnh tự sáng tác chắc ông Duy vác roi ra uýnh chết.
- Anh chủ quán ơi! Cho tôi xin một bản nhạc do chú Duy Quang hát!
- Có liền!
Đặng Thừa Tân mở bản nhạc "Làm sao mà quên được" của nhạc sĩ Phạm Duy.
Anh chàng nói giọng Bắc đó nghe xong rồi ngồi thừ người.
- Chưa, còn một người hát bài này nữa, có khi còn hay hơn Duy Quang, đó là Sĩ Phú.
Mới nghe non nửa bài qua giọng ca trầm ấm của người ca sĩ gốc Lào Sĩ Phú, anh chàng cười khổ tâm tình:
- Chắc tôi bỏ nghề quá.
Ca sĩ thuộc công ty tôi toàn ngọng với đớt, toàn phụ thuộc vào máy móc chỉnh giọng...!Thôi gác chuyện này qua một bên đi...!Hai vị này tốt nghiệp ở học viện thanh nhạc nào mà hát tuyệt vời thế anh?
- Đâu, có học hát ở học viện đâu.
Duy Quang thì do cha ruột Phạm Duy kèm, còn Sĩ Phú là tay ngang nhảy vô hát.
- Trời!
Ông bác đeo kiếng gọng đen tủm tỉm cười:
- Thời bây giờ khoái lấy tấm bằng học viện ra khè lắm, mà đâu chịu hiểu điều sẽ đọng lại trong lòng khán - thính giả sau này là giọng ca của người đó có thực sự hay và đặc sắc không.
Như Tuấn Vũ, Ngọc Lan, Nhật Trường, Thái Thanh, Duy Trác, Mai Hương,...!chẳng hạn; chỉ cần liệt kê tên họ ra là tiếng hát của họ sẽ tái hiện trong đầu người đọc và nghe liền.
Ông bác râu bạc trắng vỗ vai an ủi chàng nhân viên công ty giải trí và chúc anh ta sẽ đạt được ý nguyện trong tương lai.
Nghe vậy, anh ta chỉ biết nở nụ cười mà như mếu.
Một cô gái ngồi cùng bàn với anh ta hỏi Đặng Thừa Tân:
- À, có phải là nền Tân nhạc hải ngoại toàn lấy nhạc nước ngoài viết lời Việt không?
- Không.
- Vậy chứng minh đi.
- Những sáng tác của nhạc sĩ Ngọc Trọng, Lê Tín Hương, Đức Huy, Trần Quảng Nam, Sỹ Đan, Trúc Hồ, Trầm Tử Thiêng,...!
- Một bài cụ thể kìa.
- "Trắng" của nhạc sĩ Trần Quảng Nam, do song ca Don Hồ - Thanh Hà trình bày.
Anh ta lại bị thêm một đòn hạ đo ván sau khi nghe bài hát trên.
Có một bài hát thời nay mang motif tương tự vậy, cũng nói về màu sắc rồi dẫn sang tình yêu và cuộc sống, nhưng giai điệu, lời ca và tiếng hát đều thua xa tình khúc này.
Một anh nhân viên rỉ tai nói nhỏ với anh chủ quán rằng, "Con nhỏ chảnh chọe đó là ca sĩ nổi tiếng hiện nay.
Nó có giọng hát đớt đát và yếu ớt hơn con nít mới sinh bị hen suyễn nữa.
Nên nó ưa khinh chê những bài hát nhạc ngoại lời Việt để thể hiện ta đây yêu Nước không hát nhạc có nguồn gốc "xa xôi", trong khi cách ăn mặc, vũ đạo và đoạn rap thì nó nhái bên Hàn và Hollywood!"
Đặng Thừa Tân nghe vậy, hơi nhếch miệng cười; rồi lo pha chế đồ uống cho khách.
Anh vừa xắt chanh, vừa ngân nga theo giai điệu của ca khúc "Đời phi công" của nữ nhạc sĩ Lê Tín Hương do ca sĩ hải ngoại Anh Dũng ca.
- Thôi tôi về nhé anh, ngồi đây nghe ca sĩ thực thụ hát nhạc của nhạc sĩ thực thụ riết chắc tôi bỏ nghề quá.
- Nói đoạn, anh ta đưa thẻ cho Đặng Thừa Tân đặng trả tiền nước.
Anh chủ quán vẫy tay chào hai người, lòng thầm chúc họ sẽ thành công trên con đường kiến thiết nền Tân nhạc Việt Nam.
Thương Hận tính nghe hết "Đoàn tụ" của nhóm nhạc sĩ "Lê Minh Bằng" do tam ca Elvis Phương - Diễm Chi - Ái Phương trình bày rồi rời khỏi quán.
Nhưng một tin tức đáng buồn đã níu chân anh lại.
- Chuyện gì vậy ông?
Ông bác đeo kiếng nói:
- Mấy đứa hát lại bài "Đời cọng rơm" của Thương Hận bị lũ tay sai của gia đình thằng mặt nọng đó vô báo cáo và chửi rủa um trời.
Một ông bác khác phụ họa:
- Bởi thằng cha kiếm tiền bằng cách bất chính nên đẻ ra lũ con bất lương, bất hiếu, bất tài và bất nghĩa.
Nói ngắn gọn lại thì súc sanh đẻ ra súc sanh.
Đặng Thừa Tân cau mày nhìn chàng nhạc sĩ "Giữa đường thấy chuyện bất bình/ Nhảy vô nói đỡ rồi sanh tầy quầy" mà hỏi:
- Buồn không Thương Hận?
- "Buồn mà chi anh?"
Mới vừa dứt lời, Thương Hận đưa cho anh chủ quán coi video mình đăng tải lên Youtube hồi khuya qua.
- Tôi phát luôn nghen?
- Xin anh hãy nghe thử cho kỹ, rồi hẵng quyết định phát cho bà con.
Nhưng Đặng Thừa Tân vẫn quyết định phát luôn, anh giờ hết ngán đứa nào rồi, bất quá thì vô tù ngồi chung với anh bạn ký giả, nhạc sĩ Thương Hận và nhà báo Hoành Sơn.
Bài hát vừa phát được nửa bài đã tạo một làn sóng tranh cãi sôi nổi trong quán cà-phê.
Sợ anh bạn gặp chuyện không hay nên Đặng Thừa Tân mời chàng nhạc sĩ ra về.
Tiễn chân anh ta tới tận quán cơm gà, cách hàng cà-phê của anh chừng ba trăm mét, anh mới đỡ lo mà trở lại quán bán nước tiếp.
Thương Hận men lối cỏ mòn mà lần bước về căn nhà ba má để lại cho anh nơi ngoại ô đô thành.
Quê nội của anh tuốt tận Sa Đéc, Đồng Tháp; sống bằng nghề trồng kiểng bán bông ngày Tết, giỗ quải và đám tiệc.
Má anh là tiểu thơ đô thành, lỡ thương ba anh nên thương luôn mảnh đất sen thơm.
Sau bao nhiêu năm bươn chải nơi đô thành, hai vợ chồng đã hú hí nhau về quê nối nghiệp bên nội, bỏ lại mình anh ở nơi này cùng "túp lều lý tưởng" một thuở của họ.
Nhớ tới đây, trong đầu anh mường tượng ca khúc "Túp lều lý tưởng" của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ qua phần trình bày của đôi vợ chồng Tommy Ngô - Lynda Trang Đài.
Chỉ còn cách nhà hai cây cầu, bỗng đâu một toán người cầm mã tấu xông tới chặn đường anh.
Hóa ra chúng đã phục sẵn trong quán bún của dì Năm, cách chỗ anh đang đứng áng chừng mười mấy mét và nằm mé bên tay phải.
Thương Hận lấy cây đàn guitar làm vũ khí tự vệ tạm bợ.
Anh luống cuống lùi về sau vài bước, định bụng sẽ ra hiệu cầu cứu gia đình dì Năm.
Nhưng hỡi ôi, anh đã thấy một tên trong bọn đã kề mã tấu vô cổ dì Năm, dì chắp tay van xin hắn hay anh đây không biết nữa.
- Mô Phật!
- Thằng thầy chùa này ở đâu ra vậy? Mày...!
Hoàng Kỳ tước được cây mã tấu từ tay một tên du đãng mới nạt nộ mình.
Rồi bắt đầu vung mã tấu chống trả.
Chú không tấn công ai hết, chỉ quần cho họ mệt để họ tự giác đầu hàng.
Tuy vậy, chú cũng nhận về không ít vết thương nặng nề.
Ngay khi lưỡi mã tấu của tên cầm đầu sắp sửa bổ xuống vai người Tăng sĩ Theravada, chợt có tiếng còi hụ của đoàn xe cảnh sát vang lên.
Đám côn đồ hốt hoảng bỏ trốn; tiếng nẹt bô từ những chiếc xe gắn máy phân khối lớn làm ầm ĩ con đường ngoại ô thanh vắng.
Dì Năm được tha mạng té xuống đất cái bịch như mít rụng xuống mương, rồi ráng lết vô trong nhà mà lấy điện thoại báo cảnh sát.
Nhìn những vết thương trên người vị Tăng sĩ mà Thương Hận rưng rưng lệ.
Anh thấy người đó đang ráng điều chỉnh hơi thở để nén cơn đau rát do vết thương gây ra, những giọt mồ hôi ướt đầm khuôn mặt rặt sắc dân Châu Phi ấy.
- Có một kiếp Đức Phật phải tiêu diệt băng đảng hải tặc để trừ hại cho bá tánh...!
Thương Hận gật gật đầu.
Anh đang dìu người Tăng sĩ đó tới chỗ đoàn xe cảnh sát.
- Nghiệp tôi, tôi gánh; chỉ mong thí chủ bình an.
- Rất cảm ơn Thầy.
Bình thường cảnh sát sẽ ập liền tới nơi người dân trình báo, nhưng sao đã hơn mười lăm phút mà chẳng thấy ai vậy cà?
- Ủa, xe cảnh sát đâu?
Hoàng Kỳ mỉm miệng cười:
- Đi hướng này nè thí chủ.
Hóa ra đây là kế hoãn binh của Châu Lợi.
Ông biết hiền đệ đang lâm nạn nên tới đây ứng cứu.
Đi cùng với ông là Quý Tâm, người cư sĩ kiêm pháp y xách theo hộp đựng dụng cụ y tế và thuốc men.
Còn người mở điện thoại phát tiếng còi hụ của đoàn xe cảnh sát là cậu tài xế taxi.
Trên đường đi tới nhà thương, cậu tài xế xin phép được mở nhạc để nghe cho thần kinh bớt căng thẳng.
Cậu bị mắc chứng sợ máu nên không thể chú tâm lái xe trong không gian nặc nồng mùi máu tanh.
Bài hát mà cậu chọn là bản "Nhìn những mùa Thu đi" do Hà Thanh ca, một sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Châu Lợi cất tiếng gọi chàng nhạc sĩ phong trần:
- Thương Hận.
- Dạ, chi Thầy?
- Đừng vì cái Bất Thiện mà đánh mất sự lương thiện trong lòng mình.
Sống mà phải lệ thuộc theo mệnh lệnh của chủ nhân thì cũng chẳng khác nào một cực hình nơi Địa Ngục.
- Dạ.
Vì Quý Tâm đã từng làm việc ở đây nên thủ tục khám - chữa bệnh của Hoàng Kỳ rất mau lẹ.
Chú được chuyển tới phòng riêng đánh số 195 có nhà vệ sinh và bếp nấu, ở đó đã có một đội ngũ y tá và bác sĩ đứng đợi sẵn.
Cũng may vết thương đa phần ngoài da, chỉ có một vài chỗ phạm sâu tới thịt nên không hành hạ Hoàng Kỳ nhiều.
Tuy vậy, để cho chắc ăn, bác sĩ lấy máu của chú đi xét nghiệm nhằm ngăn chặn và chữa trị kịp thời chứng nhiễm trùng máu và uốn ván nếu có.
Sau khi lấy máu xong, ông ta giao ống nghiệm cho những người đồng nghiệp, về phần mình thì ở lại theo dõi tình hình sức khỏe của chú, nhân tiện tán gẫu với anh bạn pháp y mà mình hằng ngưỡng mộ.
Vừa giúp hiền đệ chỉnh trang y phục bịnh nhân, Châu Lợi vừa cười nói:
- Đệ cần ăn chút gì thì mới uống thuốc được.
- Dạ.
- Đức Phật hướng chúng ta theo con đường Trung Đạo, còn Khổ Hạnh là chủ trương của Đề Bà Đạt Đa.
Còn đằng này, Quý Tâm và ông bác sĩ đang chuyện trò hết sức vui vẻ.
Họ chia sẻ những hiện tượng tâm linh từng gặp phải khi trực ở nhà xác và tản bộ trên các dãy hành lang, cầu thang và thang máy; và kinh nghiệm khám - chữa trị, cũng như các trường hợp khó hiểu của tử thi.
Mới vừa dứt lời, bên ngoài vọng vào tiếng gõ cửa phòng rất lớn.
Châu Lợi từ tốn mở cửa và mời người bạn đồng niên ngồi xuống cái ghế đặt bên phải giường bệnh mà Hoàng Kỳ đang nằm.
Ông bác sĩ đầu hói dặn dò thêm vài câu nữa mới an tâm rời đi; cử thuốc của chú sẽ được y tá đem lên sau.
Vệ Thu mua cho Hoàng Kỳ một tô nui cỡ lớn, vì ông nghĩ nhiêu đây mới đủ để dưỡng cái bao tử của cậu ta.
Hóa ra ông thương gia đã bám theo họ từ lúc đầu nên đã biết hết mọi chuyện.
Hiện giờ cậu tài xế taxi đã cầm một ngàn đồng tiền "boa" của ông về dắt nguyên nhà đi ăn sinh nhật muộn của bà nội; ông tính cho nhiều hơn nhưng rất tiếc trong túi không có đủ tiền mặt.
Chợt Vệ Thu thấy Hoàng Kỳ ngửa đầu cười lớn, tác phong không hề giống một người tu tập điềm đạm mà ông thường thấy ở chú.
- Hồi trước, sử dụng vũ lực để kiếm tiền, không màng sống chết của đối phương, miễn sao tiền đầy túi là được; bây giờ nếm trải cảm giác xé thịt, rách da mới thấy thời xưa mình hồ đồ và tàn nhẫn ra sao.
Vệ Thu thấy Hoàng Kỳ lau những giọt nước mắt đang không ngừng đổ xuống khuôn mặt chú.
Vì hai bên đã giao kèo dẫu xảy ra bất kỳ chuyện gì thì cũng không được truy cứu trách nhiệm đối phương, nên chú không bị truy tố ra tòa và kết án tù, cũng như đòi tiền bồi thường; nhưng lương tâm của chú đã thức tỉnh sau khi thấy dáng đi què quặt của đối thủ, do đó chú đã bán hết tài sản và cho anh ta hơn phân nửa gia tài của mình để phần đời về sau của anh ta đỡ cực nhọc hơn, tịnh thất mà chú đang tu tập có một phần tiền bạc của chú góp vô.
- Đây là Báo Ứng của đệ phải không huynh trưởng?
- Phải.
Thương Hận sững người nhìn người ân nhân đắp áo cà-sa.
- Đệ không phải là Trì Thương nên việc vô tình đi khất thực tới nơi hẻo lánh này là một sự sắp đặt của Duyên - Nghiệp...!- Đang nói tới đó, Châu Lợi đưa mắt nhìn Thương Hận, rồi mỉm miệng cười.
-...!Trả nợ kiếp trước, trừ nghiệp kiếp này.
Châu Lợi đặt tay lên miệng ly nước lọc, đôi mắt khép hờ, động tác như đang khấn nguyện.
Ước khoảng vài phút sau, ông mới mở mắt và uống một ngụm.
Người tới thăm Hoàng Kỳ tiếp theo là Trì Thương.
Chú vẫn giữ khuôn mặt tươi cười như mọi ngày, chẳng có gì khác lạ nữa.
Nhác thấy mặt chú, Vệ Thu liền mời ăn nui chung với mình và Hoàng Kỳ.
Chú thấp giọng khước từ, rồi ngồi xuống chân giường bệnh mà người hiền đệ sẽ ngủ ở đây thêm một tuần nữa.
Sau khi thăm hỏi Hoàng Kỳ, Trì Thương dẫn Châu Lợi đi tới khoa "Cấp cứu".
Còn cách dãy phòng bệnh mười mấy bước, hai huynh đệ đã nghe thấy tiếng quát tháo, mạ lị nặng nề:
- Mấy thằng thầy chùa lấy tiền thì nhanh lắm, tới chừng nhà người ta có hữu sự thì không thấy mặt thằng nào.
Không một ai trong hai người tỏ vẻ bất bình.
Đôi huynh đệ nhìn nhau cười xòa, rồi khoan thai bước lại gần căn phòng đó.
- Rồi đám nào nữa đây? Ăn bận gì kỳ khôi quá vậy?
Trì Thương chắp tay trình bày:
- Đây là y phục mà Đấng Thế Tôn đã mặc cách đây gần hai ngàn sáu trăm năm.
Người đàn ông đó được vẻ mặt rạng rỡ như hướng dương đón nắng của Trì Thương xoa dịu cảm xúc, nên lời lẽ không còn gay gắt và nặng nề như trước nữa.
Bác hỏi hai vị cần chi.
Người đối đáp vẫn là Trì Thương:
- Tôi sẽ giúp thí chủ thuyết phục má và vợ.
"Được lời như cởi tấm lòng", bác tức mình kể cho họ nghe mấy ông thầy chùa gần nhà lừa đảo ra sao và vợ với má bị gạt như thế nào.
Rồi á, nghe lời mua mấy cái hũ thuốc tầm bậy tầm bạ về uống bị ngộ độc, giờ nằm bẹp dí ở đây súc ruột và truyền nước biển.
Hình như đã lường được cách ăn mặc của phụ nữ nơi đây và hành động cho con bú của các bà mẹ nên hai huynh đệ nhất quyết không bước vô phòng.
Ông bác hiểu được giới luật mà hai vị Tăng sĩ phải giữ nên mau lẹ "lôi" hai người đàn bà cuồng tín trong nhà ra.
Má bác tính há miệng chửi, vợ bác cũng tính hùa theo mắng, nhưng thấy hai vị thầy tu nên đổi giận làm vui.
Châu Lợi mời gia đình bác theo mình vô vườn hoa của bịnh viện ngồi đàm đạo; nơi đây hiện giờ không một bóng người.
Châu Lợi mở lời trước tiên:
- Thí chủ có biết chúng tôi theo Đạo nào không?
Con dâu, má chồng đồng thanh đáp:
- Dạ không.
Người đàn ông khốn khổ đó kêu lên:
- Rồi xong.
- Vậy thí chủ có biết "Theravada" là gì không?
- Dạ không.
Ông bác khảy đờn bằng miệng, "Tắng tăng tăng tằng..." rồi trề môi và lắc đầu chán chường.
- "Theravada" là lối tu theo Pháp của Phật Tổ, không thêm bớt và cải tiến.
Chúng tôi là nhóm tăng sĩ "Theravada - Phật Giáo Nguyên Thủy".
Má chồng chắp tay hỏi:
- Sao Thầy mặc đồ ngộ vậy Thầy? Hổng giống mấy Thầy ở ngôi chùa gần nhà.
- Đó là nhánh tu Bắc Tông.
- Còn hai Thầy?
- Chúng tôi không theo cái tông nào hết.
Chúng tôi đi theo con đường Chánh Pháp của Như Lai.
Ông bác đang xụ mặt xuống cũng phải bật cười sằng sặc.
Vợ bác vét túi được ít tiền, rồi kính cẩn nói:
- Thầy ơi, cho con cúng dường tiền.
Châu Lợi làm ấn thủ trì pháp:
- Tại sao phải đưa tôi tiền?
- Dạ...!
- Như Lai chỉ cho phép chúng tôi thọ nhận nhu yếu phẩm, đồ ăn - thức uống, hoa cỏ,...!của tín đồ; những thứ hiện kim, nếu không phải tình huống bắt buộc cần nhận để dùng tới, thì tuyệt đối không được lấy.
Má chồng nhớ tới số tiền đã cúng cho cái chùa gần nhà, tự nhiên trong đầu bà vỡ lẽ ra một điều mà bà hằng lú lẫn và lầm lạc.
Một số tín đồ Phật Giáo không biết được ai thông báo mà tề tựu về đây.
Họ đứng xếp thành vòng vây chung quanh hai người Tăng sĩ có vẻ ngoài rất mực thoát tục.
Không cần họ trình bày, hai người đều biết họ là thân nhân của những bệnh nhân "định cư" trong khoa "Ung Bướu", đến đây với hy vọng có một phép màu nào đó cứu rỗi người thân yêu của mình.
Kế đó Trưởng Lão Như Phong xuất hiện cùng với sa-di Tố Nguyệt, cụ bắt đầu thuyết pháp cho các tín đồ Phật Giáo hiểu thêm và hiểu lại về đức tin này.
- "Phụng sự chúng sanh là cúng dường cho Chư Phật."
Không có nghĩa là phải bao nuôi ai đó suốt đời.
"Phụng sự" ở đây là giúp người ta có công ăn việc làm ổn định; làm chủ thì trả công nhân viên xứng đáng và sòng phẳng; dạy học thì tận tâm tận lực, không ém nhẹm kiến thức để ép học trò đi học thêm lớp của mình; giúp người thì hoan hỷ và không kể lể um sùm; đặc biệt không bày trò phóng sanh, nếu vô tình thấy thì hãy ứng cứu chớ đừng bắt nó rồi thả ra, đó không phải là phóng sanh, đó gọi là tạo Nghiệp.
Một người đàn ông bước lên thưa chuyện với Như Phong.
Ông đã phát tâm cạo đầu, ăn chay, niệm Phật và làm Phước để giúp con gái mình chiến thắng căn bịnh máu trắng, nhưng bịnh tình của nó vẫn ngày một tệ hơn.
Ông bắt đầu nghi ngờ đức tin này và thắc mắc rằng đọc Kinh sao không linh nghiệm.
- Ngay từ đầu, Như Lai đã nói là Ngài ấy không ban phước hay giáng họa cho ai hết.
Đọc Kinh hay nghe Kinh phổ thành nhạc chỉ có tác dụng xoa dịu tinh thần và ổn định tâm trí.
Muốn giàu, phải làm ăn chân chính và chăm chỉ.
Muốn có trí tuệ, phải siêng năng học hành và chịu khó đọc sách, tra cứu tài liệu, cũng như cậy người hiền đức và tài giỏi chỉ dạy.
Muốn khỏe mạnh, phải ăn uống điều độ, sinh hoạt đúng giờ giấc, không tham đắm các hoạt động Vô Minh như bài bạc, điếm đàng,...!năng luyện tập những môn thể thao vừa với sức mình.
Muốn hết bịnh, phải đi bác sĩ và vô chuyên khoa thăm khám - chữa trị.
Rồi Như Phong kể cho người cha đáng thương đó nghe một tích truyện Phật Giáo:
- Số là vầy, thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, có một vị Sa-di rất nhỏ đang ngồi thiền định thì bỗng bật cười rất lớn.
Thầy của chú bèn hỏi rằng sao con cười vậy? Vẫn với tư thế nhắm mắt, chú kể cho thầy nghe về các kiếp trước của mình.
Kiếp đầu tiên, chú chết ngay khi mới lọt lòng mẹ; người đàn bà đó cứ hễ thấy ai bồng con đi ngang nhà mình là kêu khóc om sòm, bà than, "Con ơi, sao con bỏ mẹ đi sớm vậy con? Mẹ còn chưa cho con bú được một giọt sữa nào." Kiếp thứ hai, chú lìa đời khi mới chập chững biết đi; người đàn bà đó cứ hễ thấy người ta dạy con tập đi là lại quỳ mọp xuống đất gào khóc inh ỏi, bà oán, "Tại sao con lại bỏ mẹ mà đi?" Kiếp thứ ba, chú chết khi mới vừa trạc tuổi vị thành niên; người đàn bà đó cứ hễ thấy con cái nhà ai trạc tuổi chú là lại nhào ra than khóc, bà trách, "Ông Trời sao tàn nhẫn với con quá.
Nuôi lớn như vầy mà Ngài còn nỡ bắt nó đi nữa." Kiếp thứ tư, chú chết khi đã tới tuổi cập kê; người đàn bà đó cứ hễ nghe tin gia đình ai có hỷ sự là nước mắt lưng tròng, trách Trời trách Đất không thôi.
Thuật hết chuyện kiếp trước của mình, chú cảm khái nói rằng những người mẹ mang nặng đẻ đau đó đã không hiểu thấu lẽ Vô Thường nên tự mình chiêu hết chủng tử Ác Nghiệp về mình.
Trong lúc thầy chú còn đang hoang mang vì những gì chú nói, thì chú đã chứng đắc quả vị A-La-Hán và nhập diệt Niết Bàn.
Tất cả thân nhân của những người mắc bệnh nặng lặng thinh.
Người đàn ông phát tâm tu hành vì con sụt sùi:
- Dạ, con hiểu rồi.
Nhân - Duyên cha con giữa con và con gái chỉ tới đây là đoạn, không nên cưỡng cầu hay bắt ép Thần Linh phải giúp đỡ.
- Nếu đã theo chân Như Lai thì sẽ không còn sợ cái chết nữa.
Bởi vì kiếp nào cũng phải sanh ra, rồi lại chết đi; trẻ trung, quyến rũ, rạng ngời sức sống rồi thoắt một cái thành cành khô, liễu gãy; gia đình tề tựu đông vui rồi bỗng dưng từng người ra đi khi cạn số hoặc vì những lý do khó chấp nhận nổi; giàu sang, phú quý rồi bất thình lình phải đi quỳ mọp cầu cạnh người hảo tâm mà sống...!Ôi thôi muôn vẻ muôn màu cõi Ta-Bà, chung quy đều hiện diện chữ Khổ.
Một người đàn ông cự nự:
- Nói vậy có bi quan quá không Thầy?
Như Phong bật cười và lắc đầu thật nhẹ.
Rồi nói:
- Bởi vì hiểu được kiếp nhân sinh là cõi Vô Thường nên chúng ta đón nhận mọi tác động bằng tâm thức buông bỏ.
Như Trưởng lão Cấp Cô Độc chẳng hạn, từ một thương gia giàu nứt đố đổ vách, chỉ vì lòng độ lượng quá sức mà gia sản cạn kiệt, thay vì ngồi đó nghi ngờ Phật - Pháp - Tăng và kể công với những ai đã được mình giúp thì ông đón nhận bằng tâm thức buông bỏ, tức là vẫn tiếp tục hành thiện tích đức, lo gầy dựng lại sự nghiệp và ném khỏi tâm thức những ý nghĩ tiêu cực như trách móc người này, đổ lỗi người kia, than thân trách phận...!Chính chữ Đức mà ông ấy hằng giữ đã vực dậy sự nghiệp của ông ấy.
Số là vầy: Các thương lái ở những quốc gia khác cảm phục lối sống từ bi, nhân ái của ông nên đã tin tưởng cho ông lấy hàng trước mà không cần đặt cọc và rủ buôn bán chung mà không cần bỏ vốn, chừng nào có dư thì trích ra trả lại họ; nhờ vậy nên chỉ trong vòng mấy năm ngắn ngủi ông đã giàu sang trở lại.
Một người đàn bà gầy đét như cái cây lâu ngày không tưới tắm cảm thán:
- "Đức năng thắng Số", "Có Đức mặc sức mà ăn" là vậy.
Như Phong giơ ấn thủ trì pháp, rồi giảng giải tiếp:
- Nếu như thuộc hết kinh điển, tạng luật mà thành Phật được thì Thánh Tăng Ananda đã chứng đắc từ lúc Đấng Thế Tôn còn tại thế.
Trong Kinh Pháp Cú, Như Lai thường nhắc nhở những Tăng sĩ không nên lệ thuộc vào kinh điển, tạng luật; muốn tu tập thành tựu nên kiên trì giữ Giới - Định - Tuệ.
Một người thanh niên đặt câu hỏi:
- Những bậc chân tu họ hiện đương ở đâu vậy Thầy?
- Ở Bhutan, Nepal, Ấn Độ, Tây Tạng và những khu vực hẻo lánh ít ai lui viếng và bỏ vốn đầu tư.
- Tại sao các Ngài không xuất thế để cứu độ chúng sanh?
- Thí chủ bị đứt tay, thí chủ sẽ tự đi rửa vết thương, lau khô, xức thuốc và băng bó hay là cứ để khơi khơi vậy và phó thác hết cho Trời?
- Dạ, đương nhiên là phải tự rửa ráy và cầm máu rồi, để khơi khơi nhiễm trùng chết.
- Nghiệp - Quả của ai người đó tự trả và tự giải quyết; Trời, Phật, Bồ-Tát, A-La-Hán, Đế Thích cùng các Chư Thiên thường sẽ không can thiệp vô, chúng sanh quá tham lam khi gieo Nghiệp Bất Thiện rồi van vỉ các Ngài cùng các đệ tử cứu độ, khi không được toại nguyện lại quay qua chửi Trời trách Đất và cho rằng Nhân Quả - Báo Ứng không có thật.
Thấy trời cũng đã khuya, Như Phong khuyên mọi người nên giải tán để tránh bị nhiễm sương sanh bịnh thì khốn.
Ai nấy xin cụ tổ chức buổi giảng pháp, cụ vui lòng ưng thuận.
Trước lúc trở về phòng bệnh của Hoàng Kỳ, Châu Lợi gọi ông bác lại và phê bình:
- Tôi thấy thí chủ rất tốt, nhưng hiềm nỗi cái miệng đã làm thí chủ đánh mất rất nhiều Nhân Duyên tốt đẹp trong đời mình.
- Dạ, tôi sẽ sửa, cảm ơn Thầy đã nhắc nhở.
- Hãy gọi tôi bằng tên "Lợi" nếu đáy lòng muốn vậy.
Xin đừng cưỡng cầu gọi tôi bằng "Thầy".
Ông bác cười gượng, nhưng đã "tâm phục khẩu phục":
- Ừm, tôi nghe rồi Lợi.
Tố Nguyệt đang ngồi ăn cơm gà xối mỡ với Thương Hận; người trả tiền là ông thương gia Vệ Thu.
Sợ bị la nên nó ngừng ăn mà ngửng mặt lên và khoanh tay nhìn Châu Lợi.
Trì Thương đỡ lời giùm nó:
- Sa-di Tố Nguyệt không phải là tôn giả La Hầu La.
Đừng ép nó quá, sẽ gãy.
Châu Lợi ra hiệu mời nó ăn tiếp, rồi nói:
- Nó vốn dĩ không có căn tu, Nghiệp - Quả còn trùng trùng điệp điệp thì lánh bụi hồng trần sao được?
Như Phong ngồi kiết già trên cái ghế đặt mé bên tay trái giường bịnh.
Ước khoảng nửa tiếng sau, cụ mở mắt và chỉ vào Tố Nguyệt mà nói:
- Nó vốn là cháu của thí chủ, má nó tên là Tố Nguyệt.
Vệ Thu đứng bật dậy và chạy tới hỏi Trưởng lão bằng một giọng thảng thốt:
- Tôi có tới ba đứa em trai và cả chục đứa cháu, biết nó là con của ai đây hả cụ?
Như Phong vẫn để tay trên đầu gối và bắt ấn:
- Là con của Vệ Tân.
Anh đó ngoại tình với một người con gái làm việc ở hộp đêm mà người yêu cũ của Quý Tâm làm chủ.
- Trời!
Thương Hận và Tố Nguyệt hết ăn cơm nổi.
Hai người đưa mắt ngó Vệ Thu đăm đăm, chờ coi người đàn ông giàu có đó tính phân xử ra sao với chuyện long trời lở đất này.
Sau khi đi đi lại lại trong phòng mấy vòng, Vệ Thu tự vỗ đầu vài cái rồi đưa ra quyết định:
- Tôi sẽ xét nghiệm DNA với nó.
Nếu đúng là cháu ruột, tôi sẽ làm cha nuôi nó và bảo lãnh nó qua Mỹ sống.
oOo
Martin Cảnh thường ghé thăm Cha Thành và thầy Dự.
Anh cũng hay đi Lễ ở Giáo xứ Saint Pio và chuyện gẫu với hai vị Linh mục trẻ tuổi.
Bữa nay cũng vậy, chàng pháp y tới đây hỏi han hai cha con vài câu rồi mới đi làm.
Anh đem qua một bịch mận đỏ Long An và nhãn da bò Bạc Liêu.
Hay tin Cha Thành vừa từ nhà thương về, anh xin phép được coi hồ sơ y tế của Cha, Cha vui vẻ ưng thuận.
Vì chỉ còn một trái thận nên Cha phải kiểm tra sức khỏe định kỳ và ăn uống kiêng khem khắt khe, có đôi lúc phải chạy thận bất thình lình.
Tiễn chân con chiên của Chúa xong, hai cha con quay lại nếp sống êm đềm tự tại.
Thầy Dự mang mớ mận ra rửa với nước muối, rồi xẻ từng trái thành hai mảnh.
Còn Cha Thành đang vót tre để làm lồng đèn cho sắp nhỏ trong xóm chơi Trung Thu; cụ không làm thành hình ngôi sao vì biểu tượng này không tốt đẹp mấy trong tín ngưỡng Cơ Đốc.
- Cha nhớ có một ông Cha Sở nhỏ hơn con chừng mười mấy tuổi, viết trên Facebook như vầy: "Các bạn mục vụ như tôi ơi, lúc giảng bài xin nhớ đừng hướng miệng vô dĩa bánh để tránh gây mất vệ sinh thực phẩm.
Và cũng để các Giáo dân hưởng Mình Thánh Chúa trọn vẹn, chớ không phải bị pha tạp bởi nước miếng của chúng ta." Đây là lời Cha diễn đạt ngắn gọn lại, chớ nguyên văn cậu đó nói hay lắm, Cha đọc xong phải tấm tắc khen suốt.
Thầy Dự ra hiệu cho ông bố già lắm tật nói tiếp.
- Nhưng có một điều đáng buồn là, một số Giáo dân và Kitô hữu sống ở Giáo xứ khác nói cậu đó muốn chia rẽ Giáo Hội và tánh nết khó chịu quá.
- Nhiều người thích rót mật vào tai chứ chả muốn nghe lời thật đâu Bố.
Cha Thành cất giọng rầu rầu; tay cụ vẫn không ngừng vót tre:
- Trong suốt khoảng thời gian này, "từ đầu mùa tới cuối giải", cậu đó đã hăng hái đi giúp và phát chẩn lương thực cũng như nhu yếu phẩm cho đồng bào mình.
Vậy mà vẫn bị một số kẻ vô chửi "Phản động" vì cậu đó dám phát biểu ý kiến của mình về tình hình xã hội.
- Con có thấy, thưa Bố.
Chúng phớt lờ những bài đăng về hoạt động thiện nguyện của cậu đó và đoàn thể Giáo xứ, mà tập trung vào những bài đăng phát biểu ý kiến cá nhân của cậu đó để chửi bới, nhục mạ; chúng thậm chí sỉ nhục luôn tới Chúa và Đạo mình.
Sao Bố khóc hở Bố?
Cha Thành nói trong tiếng nấc nghẹn:
- Cha cảm thấy những con người đó rất đáng thương.
Cuộc đời họ khốn khổ tới nỗi phải bán luôn lương tri để đổi lấy miếng cơm manh áo.
Rất tiếc, Cha bất tài kém trí nên không biết làm cách nào để giúp họ trở về đường ngay nẻo Thiện.
Thầy Dự dằn cái rổ mận xuống bồn rửa một cái rầm, rồi sang sảng hỏi:
- Tự chúng nó chọn thì chúng nó ráng chịu, hơi sức đâu Bố khóc cho chúng nó?
- Chúa đã dạy cho cha con mình những gì hả Dự? Thương người khác hơn cả chính bản thân mình...!
- Bố thương người tốt, Bố xót người hiền, con đồng ý, còn dư nước mắt cho lũ chúng nó...!
- Đức Jesus Christ chết vì người tốt hay người hiền?
Thầy Dự thừ người.
- Ngài không chết vì hạng người nào hết, Ngài chịu khổ hình trên cây Thập Tự cho toàn nhân loại.
- Bố...!
Thầy Dự làm dấu Thánh, rồi hứng nước tráng rổ mận trước khi bưng lên mời Bố ăn.
Ông vừa làm vừa càu nhàu:
- Nhưng hằng bao năm qua, Bố chịu đủ mọi khổ hình mà lũ quỷ đó có thôi làm ác đâu.
Chúng còn tưởng Bố hèn nên không dám ra mặt vạch trần chúng, chứ nào biết Bố đã cho chúng một cơ hội hướng thiện và làm lại cuộc đời.
- Con à.
Tất cả chỉ là những thử thách mà họ ban cho Cha trên con đường vác Thập Tự này hòng tôi rèn đức tin và ý chí thêm vững chắc.
Đức Jesus Christ và các vị Thánh Tông đồ đã trải qua không biết bao nhiêu gian truân trên con đường này mới thành tựu được, thì một chút đau đớn và khốn khó trong đời Cha tính ra có sá là bao.
Thầy Dự leo lên bộ ngựa ngồi.
Bố ông đã để sẵn hũ muối tôm Tây Ninh và cái chén nhỏ.
- Bố nghĩ thế nào về chuyện chúng xúc phạm Đạo Gia-tô trên mạng xã hội, còn ngoài đời đói khổ thì kéo tới nhà thờ xin tiền và quà?
- Không nghĩ thế nào hết con à.
- Bố nói cho con nghe đi.
Cha Thành bật cười, rồi vô thức đưa tay sờ mái đầu sắp hói gần hết của mình mà dịu dàng trình bày:
- Họ cần thì chúng ta cho, không cần đòi hỏi họ phải tôn trọng hay thương mến Chúa.
Chúa sẽ có cách sắp xếp riêng dành cho họ mà chúng ta không thể nào biết hay đoán được.
Hãy yêu và đón nhận họ như cách Đức Jesus Christ đã yêu và thọ nạn cho nhân loại.
- Nhưng chúng vẫn...!
- Dự ơi.
Cha Trung chưa từng phán xét Cha nửa lời.
Mỗi bận trong xóm bị mất cắp, ai nấy đều nhìn vào hình tướng và xuất thân của Cha mà cho rằng Cha là thủ phạm.
Chỉ có một mình Cha Trung là tin tưởng Cha tuyệt đối, ông ấy đặt tay lên ngực Cha và nói, "Cha cảm nhận được ngọn lửa thiện lương trong trái tim con, cho nên xin con đừng vì ác ý và nghi kỵ thế gian mà tự tay dập tắt nó." Ông ấy biết, nếu đẩy một người vào cái hố phán xét, rất có thể sẽ biến những lời phán xét đó trở thành thật.
Phán xét và Nhận xét hoàn toàn khác nhau, "Phán xét" sẽ biến một người tốt hoặc chưa tốt lắm thành xấu hẳn, còn "Nhận xét" sẽ thay đổi người bị nêu tên theo chiều hướng tốt đẹp hơn xưa.
- Con thấy...!đáng ra Bố nên được phong Thánh...!
Cha Thành nhún vai và cười xòa.
Đoạn với tay lấy cặp kiếng lão đeo vô cho dễ thấy đường.
Cụ sắp làm xong cái lồng đèn hình con cá chép.
Thầy Dự làm cho ông