Tôn Bách Nhật đút USB vào ổ cắm của chiếc Chrome Book mới cáu.
Cơn đau bao tử do ăn uống thiếu điều độ và sự căng thẳng thần kinh đã khiến cho hắn gần như không ngồi nổi, nhưng vì người cha quá cố, hắn đã gượng dậy được.
Một lần nữa lại gượng dậy được...!
Hà Nhất Hương không gạt hắn! Đó là dấu hiệu đáng mừng đầu tiên.
Cha của hắn vẫn còn sống! Đó là dấu hiệu đáng mừng tiếp theo.
Nhưng...!
Cha của hắn sống để làm gì?
Cụ già đang ngồi ôm chiếc bình sứ có kiểu dáng như hũ tro cốt trong đoạn băng đã xấp xỉ bảy mươi, luôn miệng lảm nhảm cái tên ai đó.
Cái tên đó...!là của một vị thám trưởng.
Vị thám trưởng đó đã bị chặt đầu do nhất quyết không khai ra tên của gã gián điệp hai mang đang trà trộn trong băng đảng.
Cha...!Cha của hắn là một người đồng tính.
Thảo nào mà diện mạo của hắn và cha chưa từng có lấy nửa điểm giống nhau.
Bởi vì vốn dĩ hai người không phải là cha con ruột.
Tôn Bách Nhật không khóc nổi.
Hắn ngồi thừ người cả buổi trên giường, rồi rút chiếc USB ra, đoạn tắt laptop.
Đi ngủ.
Việc gì tới thì sẽ tới.
oOo
Viện dưỡng lão vẫn an tĩnh như mọi khi, mặc cho mùa xuân đã kéo đến trước cổng rào.
Dường như thời gian và mùi hương ở đây luôn đuộm màu ảm đạm, nên khách ghé qua thường dễ cảm thấy bức bối kỳ lạ, như thể bước qua cánh cổng tương lai và nhìn thấy tình cảnh của mình khi hết đát vậy.
Chiếc SH với nước sơn đen tuyền trầm lắng dựng ở trong góc khuất nhất của nhà xe một cách bất đắc dĩ.
Bác bảo vệ bảo rằng nếu để gần cổng quá thì dễ bị "rinh" đi lắm.
Nên là dù muốn dù không, Tôn Bách Nhật cũng phải để xe theo sự gợi ý của ông bác bụng phệ này.
Bụi cây sơn trà ngăn cách sân chơi với khu vực hành chính của viện dưỡng lão, nhằm ngăn chặn tình trạng bắt cóc tống tiền đối những bậc lão niên có con cái giàu có.
Thật là buồn cười khi nghe đến vấn nạn này, song đây là một sự thật trăm phần trăm.
Tôn Bách Nhật rảo bước đi theo con đường được lát gạch đỏ cam, khói bụi nhân gian đã phủ một tầng xám trắng lên chúng, biến cho những viên gạch đỏ cam như được khoác thêm lớp vải mỏng vậy.
Hắn phó mặc cho sự dẫn đường của nó, đến phòng nào thì tùy, tới khu gì cũng mặc.
Cứ thế hắn bị con đường mê hoặc, rồi càng lúc càng dấn sâu vào khoảng thông tầng kết nối giữa hai khối nhà bằng một cây cầu suôn đuột.
Khoảng thông tầng khá lớn, nom như một con hẻm vậy, có điều chiều ngang rộng hơn rất nhiều so với các con hẻm mà hắn thường đi qua.
Hắn có thể khẳng định điều đó bởi vì đã nhìn thấy chiếc Container giao thuốc đang nằm chễm chệ phía cuối đường.
Và trước đó mươi - mười lăm mét về phía bên trái, một chiếc xe cấp cứu đang nằm theo hình bình hành với chiếc Container; khoảng trống mà hai chiếc xe tạo ra đủ để dựng thêm một chiếc xe hơi bốn chỗ mà không sợ choáng lối đi của khách bộ hành.
Bảo vệ bất thình lình chặn Tôn Bách Nhật lại.
Anh ta có vẻ nhỏ hơn hắn nhiều nhất ba tuổi, dáng người hơi gầy, xương gò má nhô cao, còn quai hàm thì bạnh ra.
- Xin hỏi tôi có thể giúp gì được cho anh không?
Tôn Bách Nhật đang cố nhớ ra anh chàng này giống loài nào trong bộ "Tứ linh" nên không nghe thấy câu hỏi.
- Can I help you?
- Xin lỗi cậu nhưng tôi đang tìm một người tên gọi Tôn Ngọc Minh, ông ấy là cha r-u-ộ-t của tôi, đã mất tích cách đây mười mấy năm.
Hiện tôi phải đến khu vực nào để làm thủ tục hành chính vậy? - Tôn Bách Nhật không còn đùa nữa, hắn mau mắn trình bày cho Cao Tuấn hay về chuyện cha mình.
Cao Tuấn nghe xong, liền sốt sắng dẫn Tôn Bách Nhật vào phòng 101 để gặp Viện trưởng Trình Ninh Hinh.
Viện trưởng là một người đàn ông đứng tuổi, nghiêm cẩn và có cặp mắt sắc nét như loài diều hâu.
Chỉ cần vài ngón đòn thủ thuật, là ông ta đã bắt thóp được Tôn Bách Nhật.
Làm xong thủ tục hành chính và trả lời đủ "Mười vạn câu hỏi vì sao" của Trình Ninh Hinh, Tôn Bách Nhật được cấp giấy phép thăm nuôi tạm thời.
Thời gian lần đầu thăm nuôi là ba tiếng đồng hồ, còn những lần kế sẽ được gia hạn thêm.
Cao Tuấn dẫn Tôn Ngọc Minh đến lối vào sân chơi.
Nơi đây còn lắp cả cổng rào điện tử để bảo đảm an toàn cho các cụ.
Phía trên cổng rào có mái che lợp ngói, viện trưởng tận dụng giàn khung trong đó trồng thêm hoa giấy cho đỡ tẻ nhạt.
Tôn Ngọc Minh đang ngồi trên băng đá, ông không ôm hũ tro cốt như trong đoạn băng, ánh mắt ông đang hướng đến bờ vai và tấm lưng khỏe khoắn của một cậu trai điều dưỡng.
Chốc chốc, ông lại hỏi dăm câu vô thưởng vô phạt với anh ta.
Trên môi luôn nở một nụ cười vô cùng hạnh phúc.
Ắt hẳn Tôn Ngọc Minh đã bị lú lẫn nặng, nên mới tưởng nhầm người thanh niên kia là mình, dẫn đến toàn bộ biểu hiện trên.
Tôn Bách Nhật vừa suy đoán, vừa tự bật cười.
Hộp bánh bông lan trứng muối vẫn lẳng lặng tỏa ra mùi hương quyến rũ.
Nhưng cũng chính vì suy đoán này, mà Tôn Bách Nhật hơi trở nên lúng túng, không biết phải xưng hô thế nào để tránh kích động tới hệ thần kinh nhạy cảm của cha mình.
- Cậu Nhật! Mới tới hả? - Anh ta thôi không tưới nước cho cây, vội máng vòi nước lên một gốc cây sứ đang nở hoa trắng xóa.
- Con trai, mới tới hả? - Tôn Ngọc Minh nhìn người điều dưỡng của mình ướt sũng nước mà bật cười thành tiếng.
- Ây...!Hai cha con đợi tôi vào trong nhà thay áo cái nhé? Sẵn tiện pha bình trà nóng luôn.
- Vừa khóa vòi nước, anh ta vừa bẽn lẽn nói với hai người.
Tôn Bách Nhật ngỏ ý muốn phụ, anh ta liền vui vẻ nhận lời.
Vừa đáp "Ừ", vừa vắt chiếc áo ướt nhẹp.
Chiếc bàn nhựa xanh biển và một chiếc ghế đồng màu, đồng chất liệu rất nhanh được đem ra.
Tiếp đấy là một khay đựng tách trà cùng với một ấm trà hoa đậu biếc thanh nhiệt.
Cuối cùng mới là anh ta, bước ra trong bộ dạng mặc áo phông trắng và quần đồng phục bệnh viện.
Tôn Bách Nhật bày biện hộ anh ta xong, mới đủng đỉnh ngồi xuống băng ghế đá, đoạn mở hộp bánh bông lan trứng muối ra.
Hộp bánh bông lan trứng muối gồm một tá, nên rất dễ chia cho ba người.
Nhấp một ngụm trà đậu biếc tim tím, Tôn Ngọc Minh hồ hởi hỏi Tôn Bách Nhật về cuộc sống hiện giờ của hắn như thế nào.
Tôn Bách Nhật trả lời được dăm câu, thì bỗng nhiên bắp chân ngưa ngứa.
Hắn khom người xuống, căng mắt xem bên dưới có cái gì chạm vào mà ngứa rân dữ vậy?
"Cốp."
Trán hắn đập vào một bề mặt cực kỳ cứng, cứng như bê-tông cốt thép già tuổi.
Khiến cho hắn đau đến nỗi hai mắt đỏ hoe, nơi hốc mắt dần dần ngập nước.
Tôn Bách Nhật thở hổn hển, rồi cố gắng ngẩng mặt lên nhìn.
Đập vào mắt hắn là một vùng tối đen và đầy bụi bẩn.
Nom rất giống...!cái gầm giường kiêm ổ cún của mình!
- Cha!!
Hóa ra hết thảy chỉ là một cơn mộng...!
Tôn Bạch Nhật ngồi ôm điện thoại trên giường đến sáng.
Phải mất năm giờ đồng hồ nữa thì viện dưỡng lão mới mở cửa.
Hai mí mắt liên tục sụp xuống, miệng thì không ngừng ngáp ngắn, ngáp dài, Tôn Bách Nhật đành lê cái thân lười xuống bếp pha một tách Americano.
Tích tắc...!Tích tắc...!Tích tắc...!
Kim đồng hồ rốt cuộc cũng điểm tám giờ.
Chiếc đồng hồ cổ mà cha hắn để lại đập tám tiếng trầm khàn như chất giọng của người vừa mới ốm dậy.
Tôn Bách Nhật lập tức gọi đến số điện thoại mà hắn nhìn thấy trong giấc mơ.
Hắn thật mong nghe thấy hai từ "Lộn số" hoặc "Nhầm rồi".
Sau khoảng mười phút chờ đợi, cuối cùng thì cũng có người chịu nhấc máy, cái ngáp vụng trộm của người đang cầm ống nghe bên kia vọng vào tai hắn thật rõ ràng.
- Ông Tôn Ngọc Minh sống ở phòng 289? - Nữ hộ sĩ nhướng mày hỏi.
- Chúng tôi đã lo hậu sự cho ông ấy từ tuần trước rồi.
oOo
Tôn Bách Nhật quỳ dưới chân ngôi mộ của cha mình.
Mưa lất phất rơi, gió lướt qua những ngôi mộ đã nhuốm màu thời gian; thảm cỏ xanh rì chung quanh đan xen với những tấm bia mộ trắng, nom như thể bàn cờ.
"Phật."
Chiếc ô năm nào lại lặng lẽ giương lên nơi nghĩa trang vắng lặng.
Hà Tễ lau khô những giọt nước mắt của Tôn Bách Nhật bằng lòng bàn tay thô kệch của mình, rồi áp cái bánh bao hãy còn nóng hổi lên má hắn.
Sau đó tự nhiên cắn một miếng bánh bao lớn.
- Tôi ăn nước mắt của em, xem như một lời cam kết nửa đời còn lại không bao giờ để em phải rơi thêm một giọt lệ nào nữa.
- Mày học ở đâu ra cái câu sến rện đó vậy? - Tôn Bách Nhật khẽ thở hắt ra.
Mưa vẫn tiếp tục rơi trên bầu trời tháng Chạp.
- Thầy Đặng dạy anh...!
Tôn Bách Nhật bất ngờ nôn oẹ lên người Hà Tễ.
Một thứ mùi kinh tởm nhanh chóng xâm chiếm không gian đang thơm thảo mùi mưa.
Hà Tễ hốt hoảng cởi phăng cái áo đang mặc, biểu cảm trên gương mặt gã thể hiện rõ mồn một nỗi kinh hãi tột độ.
Đặng Chấn Hưng ôm Hà Tễ vào lòng, rồi khe khẽ hát ru gã.
Nguyễn Hữu