Theo Bách Hiểu Sinh giải thích, bởi vì Thượng Lăng thí có quá nhiều hạng mục rườm rà —— Nho Đạo Viện khảo thí muốn hỏi sách, chế văn; Tiên Đạo Viện khảo thí muốn quan sát thiên phú khống chế linh lực, ngộ tính chiêu thức võ công vân vân. Thuật Viện lại càng khó hơn, còn phải mở lò luyện đan, đến thực địa xem tinh...... Đủ loại khảo thí, lại không giống nhau, mà số người báo danh Thượng Lăng thí rất lớn, nếu để cẩn thận khảo hạch, không biết sẽ tiêu hao bao nhiêu nhân lực, tài lực cùng thời gian. Để giải quyết vấn đề này, Thượng Lăng Học Cung tập hợp tất cả các bậc thầy trận pháp ở Nam Hạ, đặc biệt chế tác ra đại trận "Thượng Lăng Mộng Cảnh".
Sau khi trận pháp được khởi động, mọi người đều sẽ bị kéo vào ảo cảnh, tiến vào Thượng Lăng Mộng Cảnh. Tất cả kỳ thi của Học Cung đều được tổ chức tại đây, bất luận là Thượng Lăng thí, hay là khảo hạch nửa năm một lần.
—— này thì khác gì cơ khảo (kiểm tra trên máy tính) chứ.
Trái tim Lâm Sơ hẫng một nhịp, nhanh chóng lật sang trang sau.
Trang sau là quá trình Nho Đạo Viện khảo thí trong Thượng Lăng thí, Lâm Sơ lại lật thêm vài trang, đến phần Tiên Đạo Viện.
Khảo thí phân thành ba bậc, giải thích vô cùng dễ hiểu.
Đệ nhất thí: Hợp bão chi mộc, sinh vu hảo mạt; bách xích chi đài, khởi vu lũy thổ, tu tiên trước tiên cần dưỡng khí. (Hiểu vế cuối cùng là được)
Chư vị học sinh ở trong Thượng Lăng Mộng Cảnh tĩnh tọa, đầu tiên đem khí cơ lưu chuyển xung quanh 720 đại huyệt, sau đó mộng cảnh sẽ chỉ định huyệt vị bất kỳ, học sinh cần tự chọn đường đi kinh mạch, đem khí cơ lưu chuyển đến huyệt vị, tổng cộng thi năm lần. Cuối cùng, mộng cảnh sẽ ở huyệt vị trung tâm trong kinh mạch tăng thêm chướng ngại, học sinh phải lựa chọn hoặc phá tan hoặc vòng qua chướng ngại, làm thế nào để khí cơ lưu chuyển thông suốt khắp cơ thể.
Đệ nhị thí: Đạo, phi đạo, diệc phi phi đạo, tu tiên cần ngộ đạo.
Đây là bài kiểm tra thuần túy khảo nghiệm mức độ hiểu biết, mộng cảnh sẽ chọn ra hai mươi câu tinh túy nhất từ các điển tịch khác nhau, học sinh sẽ phải lý giải từng câu một, rồi sau đó, mộng cảnh sẽ đem hai người quan điểm đối lập kéo vào cùng mộng cảnh khác, cùng nhau luận đạo.
Đệ tam thí: Hạ võ tinh kỹ, trung võ nhập triết, thượng võ đắc đạo, võ công không thể tách rời.
Sau khi bước vào đệ tam thí, mộng cảnh lưu chuyển, học sinh tự chọn vũ khí thuận tay, ở trong mười hai mộng cảnh sáng, tối, ngày, đêm; xuân, hạ, thu, đông; âm, tình, vũ, tuyết (u ám, nắng, mưa, tuyết) diễn luyện (biểu diễn & luyện tập) võ công. Bách Hiểu Sinh thêm một chú giải ở đây, võ công cao thấp ngược lại chỉ là thứ yếu, mấu chốt ở đây là ngộ tính võ đạo, người ngộ tính cao, dù có vung một chiếc rìu, cũng khác với người ngộ tính thấp.
Nói xong tam thí, Bách Hiểu Sinh tiếp tục giải thích, đại khái ý tứ là, tam thí này đều phi thường không dễ, nhưng bổn ý Học Cung cũng không phải muốn học tử (học sinh) hoàn thành viên mãn tam thí này, mà là mượn đó quan sát thiên phú ngộ tính mỗi vị. Chỉ cần đệ nhất thí cơ bản thuận lợi, hai thí sau có phân đoạn xuất sắc, đều có khả năng thông qua Thượng Lăng thí, tiến vào Học Cung.
Nói cách khác...... Toàn bộ "Thiên phú" Thượng Lăng thí muốn kiểm nghiệm, là thiên phú huyền học, không phải thiên phú vật lý?
—— cũng đúng, bọn họ căn bản không cần kiểm nghiệm thiên phú vật lý làm gì, bởi vì những người kinh mạch trì trệ không thông, bất luận xem qua bao nhiêu huyệt vị đồ, học thuộc bao nhiêu lần 《 Dưỡng Khí Kinh 》, đều căn bản không có khả năng tụ tập khí cơ lưu chuyển trong cơ thể, trong hiện thực không thể, tự nhiên trong mộng cảnh cũng không thể tưởng tượng ra bất kỳ phương pháp gì.
Thượng Lăng Mộng Cảnh là ảo cảnh.
Nói cách khác, ở nơi đó, hắn căn bản sẽ không bị hạn chế bởi thân thể này.
Những người khác, nếu là trời sinh kinh mạch không thông, đệ nhất thí căn bản vô kế khả thi.
Nhưng kinh mạch trong thân thể hắn kiếp trước, đã không thể dùng hai chữ "Thông suốt" để hình dung, ngày ngày đêm đêm, khí cơ không biết ở 720 đại huyệt lưu chuyển mấy vạn lần, nhâm mạch nhanh, đốc mạch chậm, trùng mạch trơn, đái mạch lợi, kinh mạch nào nên dùng khí cơ như thế nào, đã sớm quen thuộc như lòng bàn tay, nội dung đệ nhất thí, đối với hắn quả thực dễ như uống nước vậy.
Đệ nhị thí quả thực khiến người ta hít thở không thông, hàng ngày