TIÊN LỘ YÊN TRẦN
Nguyên tác: Quản Bình Triều.
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam
Quyển 7: Mỹ nhân như ngọc, kiếm như hồng.
-----o0o-----
Chương 122: : Bằng lan khán kiếm, khuy kiến thân ngoại chi thân.
Đợi khi mây tan mưa tạnh, hai người Tỉnh Ngôn, Cứ Doanh liền xuyên qua từng từng lớp lớp lá sen, đưa bè tre cập vào bờ. Bước lên bờ lại đến ngồi trên tảng đá bên hồ dũ y phục đồ dùng, thiếu niên lấy hộp đồng hình cóc trên đá lên, cùng thiếu nữ quay về Thiên điểu nhai.
Qua một trận mưa bụi mát mẻ, hiện tại cảnh núi trước mắt đang hiển hiện sự trong trẻo đặc biệt. Trời xanh trong vắt, nhìn lên liền sinh cảm giác hoa mắt.
Trên đường về, Tỉnh Ngôn nhìn trên dốc núi bên con đường quanh co, lại thấy vị đồng môn đệ tử chuyên tâm tầm bảo Điền Nhân Bảo.
Thấy người quen, Tỉnh Ngôn liền xoay người sang bên gọi chào. Nghe bên trên có người réo gọi tên mình, Điền Nhân Bảo cũng trong hoảng hốt ngóc đầu lên, thấy rõ thì đáp:
"A! Thì ra là Trương..."
Lời mới nói được nữa chừng thì thình lình nhìn thấy vị đồng môn đó đột nhiên há miệng trợn mắt, trên gương mặt tròn đang xuất hiện thần sắc đờ đẫn. Nhìn biểu hiện đó, Tỉnh Ngôn thầm kêu không hay, vội xuất ngôn nhắc nhở:
"Điền huynh, cẩn thận dưới chân!"
Nhưng đã trể rồi. Lời vừa dứt thì vị Thượng Thanh đệ tử vin ở giữa dốc núi, chớp mắt đã như hồ lô lăn xuống chân núi!
Bất quá may mắn đó là, dốc núi này không cao, chỗ Điền Nhân Bảo vịn cũng không xa chân núi, do đó chuyện này không trở thành thảm kịch thứ hai dưới chân núi chỉ trong hai ngày. Chỉ thấy vị đạo hữu lăn xuống núi đó, vặn vẹo thân mình, duỗi chân tay rồi ra ý chào hỏi người trên núi.
Xem ra, vị Nhân Bảo đạo huynh này đã quen với sự ngoài ý này rồi.
Quay về Thiên điểu nhai, Cứ Doanh rất nhanh đã hòa mình cùng với hai thành viên cũ trong Tứ Hải đường.
Lúc vừa thấy vị tỷ tỷ không quen này, Quỳnh Dung lại có chút sợ sệt, không dám nói chuyện cùng Cứ Doanh, chỉ canh lúc Cứ Doanh không chú ý thì liếc mắt nhìn trộm, quan sát vị tỷ tỷ mới như tiên nữ đó.
Chỉ bất quá, sự sợ sệt của tiểu nữ oa chỉ kéo dài đến sau bữa cơm trưa. Ăn xong cơm trưa, cô nhóc đã liếng thoáng "Cứ Doanh tỷ tỷ", "Cứ Doanh tỷ tỷ". Tứ Hải đường chủ giới thiệu sơ qua ba người với nhau, ba nữ tử liền hợp thành một khối, bắt đầu nói chuyện hòa hợp cùng nhau.
Thấy bọn họ làm quen nhanh chóng như thế, dáng vẻ đầy hứng thú, Tỉnh Ngôn cảm thấy hơi kinh ngạc. Yên lặng nghe thêm một hồi, dần dần mới minh bạch chuyện là thế nào:
Thì ra, tuy Cứ Doanh cùng Tuyết Nghi và Quỳnh Dung trước đây chưa từng quen biết, nhưng bọn họ có chung một dạng đề tài, đó là đàm luận về Trương đại đường chủ mà bọn họ đều quen, trong quá khứ, hiện tại, thậm chí cả tương lai.
Nghe trong căn nhà Tứ Hải đường thỉnh thoảng truyền ra tiếng cười nói, người thiếu niên đang đọc kinh sách trong Tụ Vân đình, trong lòng có chút dao động. Y nghĩ thầm:
"Chẳng lẽ chuyện của ta trước đây thật là đáng cười như thế?"
Tiếng cười nói lúc rõ ràng, lúc rù rì thỉnh thoảng theo gió truyền đến, khiến hiệu suất thanh tu của vị Trương đường chủ sau bữa trưa vô cùng thấp.
Có lẽ, phải qua thêm mấy ngày nữa mới có thể quen được tình trạng này.
Khi mặt trời về tây, ánh nắng đã dịu đi nhiều, Tỉnh Ngôn dẫn theo Quỳnh Dung, nói chính xác là Quỳnh Dung đòi theo Tỉnh Ngôn, hai người xuống La Phù sơn, đến Truyện La thành mua y phục vật phẩm cho các nữ đệ tử trong Tứ Hải đường. Cứ Doanh cũng đòi theo, nhưng thiếu niên suy nghĩ một hồi, vẫn quyết định để nàng ở Tứ Hải đường nghỉ ngơi.
Sau khi Cứ Doanh đến Thiên điểu nhai, ban ngày đều đến Tử Vân điện trên Úc Tú phong, theo Linh Chân tử tu tập thuật dưỡng khí thanh thần. Khi rảnh rỗi thì thay thế Tỉnh Ngôn, dạy cho Tuyết Nghi, Quỳnh Dung viết chữ.
Qua mấy ngày quan sát, xem ra cha mẹ của nha đầu Cứ Doanh này, đúng là có giao tình với chư vị đạo trưởng trên La Phù sơn. Các đạo pháp điển tịch mà đệ tử khác không mượn được, Cứ Doanh đều có thể mượn về.
Mấy điển tịch này, Tỉnh Ngôn tham khảo trước. Sau đó thì giảng giải cho Quỳnh Dung và Tuyết Nghi nghe. Hai người đệ tử này của Tứ Hải đường, tuy Quỳnh Dung đối với việc tu tập pháp thuật vẫn luôn dễ dàng, nhưng đối với Khấu Tuyết Nghi mà nói, mấy bộ đạo gia pháp điển mà Cứ Doanh mang về, đều tỏ thái độ trân quý đặc biệt.
Do hai nữ đệ tử trong đường, lai lịch đều có chút kinh hãi người nghe, Tỉnh Ngôn lúc giới thiệu với Cứ Doanh, khó tránh lời nói không rõ ràng, có nhiều chỗ hàm hồ. Do đó, hiện thấy vị Khấu cô nương thanh nhã hiếu học như thế, Cứ Doanh trong lúc kinh ngạc, lòng hết sức bội phục.
Còn hành vi của bản thân Cứ Doanh, cũng khiến Tỉnh Ngôn vô cùng kì quái. Vị Cứ Doanh tiểu thư hiển nhiên xuất từ gia đình giàu có, lại tán thưởng loại người nghèo hèn như Tuyết Nghi. Thế là, Tỉnh Ngôn thường thấy hai nữ nhân, lúc ở bên dòng suối, lúc ở trong phòng bếp, nói chuyện với nhau vô cùng tâm đắc.
Tuy có chút kinh ngạc, nhưng đương thời mấy chuyện nữ nhân làm, cũng phải coi là thiên kinh địa nghĩa. Qua mấy ngày Tỉnh Ngôn cũng không còn thấy kì quái.
Lúc Cứ Doanh mới đến Thiên điểu nhai, vị Tứ Hải đường chủ vẫn cứ phải suy nghĩ tìm cách phân chia thứ tự trong đường. Hoặc theo thời gian nhập môn, hoặc theo tuổi tác lớn nhỏ, muốn phân ra đại đệ tử, nhị đệ tử..., bình thường cũng dễ xưng hô, chứ để kêu loạn tỷ tỷ, muội muội, người ngoài không biết lại cứ tưởng là một gia đình!
Rất đáng tiếc, phen khổ tâm này của y, sau khi nói ra, lại không ai quan tâm:
Tuyết Nghi khiêm tốn nói mình chỉ là nô tì, Quỳnh Dung thì chỉ muốn làm muội muội của ca ca. Cứ Doanh mỉm cười, tuy cảm thấy vui vẻ, nhưng hiển nhiên cũng chẳng tích cực trong chuyện này.
Thế là, nguyện vọng kiến lập trật tự trong đường của Trương đường chủ, trước sự cản trở của nhiều bên, cuối cùng đã tan biến.
Tạm bỏ qua không nói đến chuyện du nhàn tế nguyệt trên Thiên điểu nhai, lại nói đến một nơi ánh nước lung linh.
Dưới một cây hoa bằng ngọc, có một thiếu nữ tư dung thướt tha, lấy tay chống cằm, ngồi trên một tám đá xanh, yên lặng xuất thần.
Trên cái cây che đầu thiếu nữ, đang nở những đóa hoa ngọc sắc. Mỗi cánh hoa tinh tú óng ánh. Thỉnh thoảng có một cánh hoa rơi, chạm vào đá phát ra âm thanh. Giữa nhưng kẽ lá, có vài con cá nhỏ thân trắng bạc bơi lượn.
"Linh Y con, sao ngồi ngẩn ra vậy?"
Người nói là một vị lệ nhân cung trang, đang từ xa bước đến chỗ thiếu nữ tâm sự trùng trùng.
"Có phải có tâm sự gì không?"
"Không, không có".
Mãi đến khi lệ nhân hỏi câu thứ hai, thiếu nữ mới sực tỉnh.
"Có phải lại nghĩ đến tiểu tử thổi sáo ở Nhiêu Châu thành?"
"Không, không có".
Thiếu nữ hồi đáp theo quán tính. Ngẫm lại mới