TIÊN LỘ YÊN TRẦN
Nguyên tác: Quản Bình Triều.
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam
Quyển 9: Nhất trình phong vũ nhất trình hoa.
-----o0o-----
Chương 140:: Đương trường hào cử, vi khán xuân trang lưu mị.
Sớm chiều giao tiếp cùng hai người Tuyết Nghi, Quỳnh Dung, quen đến không thể quen hơn, do đó Tứ Hải đường chủ đang toát mồ hôi, nhất thời cũng chẳng suy nghĩ sâu xa về phen đối đáp của nhị nữ vừa rồi.
Mặt trời nóng rát trên đầu, nung Tỉnh Ngôn uể oải cả người, chỉ muốn tìm chỗ mát mẻ nghỉ ngơi, thuận đường cũng tìm nước uống.
Ngay khi hai nữ nhân phía sau đang liên tục thì thầm với nhau, Tỉnh Ngôn bỗng thấy không xa phía trước, thấp thoáng một thôn làng. Hết sức mừng rỡ, y vội gọi mọi người, gia tăng cước bộ đi về phía thôn trang.
Khi đến gần thì thấy thôn làng này nhà cửa tiếp nối, bên con đường vào làng có hai cây dương liễu lớn, tàn cây chằng chịt uốn lượn tỏa rộng. Bất quá, có lẽ do khí trời khô hạn, trên tàng cây vốn phải rậm rì lá, hiện tại chỉ còn chút lá khô héo chưa kịp rụng. Dưới bóng cây thưa thớt, một con chó gầy đang nằm đó, thè cái lưỡi đỏ, gừ gừ mấy tiếng lấy lệ.
"Xem ra, địa phương này khô hạn cũng không phải ngày một ngày hai".
Tỉnh Ngôn thấy tình trạng này, không khỏi nhăn mày.
Vào thôn không lâu, y lại nhìn thấy bên đường, có một nam tử đang tranh chấp với một thôn phụ trẻ tuổi. Lắng tai thì nghe giọng ủy khuất của nam tử theo gió truyền lại:
"Đại tỷ, oan uổng quá!"
"Lão thiên gia ở trên, khăn che mặt của cô quả thật là do gió tốc bay, không liên quan đến ta. Ta chẳng qua chỉ tình cờ đi ngang..."
Không bao lâu, Tỉnh Ngôn tìm được một căn nhà có một lão ông đang uống nước bên trong.
Lão hán đó cũng nhiệt tình, liền mời ba người vào nhà, xuống bếp múc ba bát nước nhỏ, mời mấy người Tỉnh Ngôn giải khát.
Uống một hơi sạch bát, Tỉnh Ngôn đang định lên tiếng cảm tạ thì bỗng thấy chủ nhân chìa tay nói:
"Mấy vị đạo gia, đạo cô, xin cho ba mươi quan tiền!"
"Ách?"
Vừa nghe lời của chủ nhà, thiếu niên kinh ngạc hỏi:
"Lão trượng à, đây đâu phải quán bán trà, uống bát nước lạnh cũng thu tiền sao?"
Thấy y kinh ngạc, lão hán gầy gò đó cũng có chút lúng túng. Ngập ngừng một chút thì cười khổ lên tiếng giải thích với mấy người qua đường.
Thì ra, thôn này kêu là Liễu thụ trang, thuộc địa giới Trinh Dương. Đi tiếp về hướng bắc, cách một tòa thành trấn, chính là Trinh Thủy hà, Trinh Dương huyện thành nằm bên con sông đó. Vốn là, gần với Trinh Thủy hà nên vùng đất của bọn họ hàng năm cũng mưa thuận gió hòa, tuy điền địa không nhiều nhưng ấm no có thừa. Không biết thế nào, vào xuân năm nay, theo như mọi năm thì mưa xuống liên miên, nhưng năm nay đã mấy tháng chẳng có mưa. Trinh Thủy hà vốn mênh mang nước, hiện cũng đã gần cạn kiệt.
Nói đến chỗ này, lão hán đó nhíu chặt mày, sầu khổ nói:
"Địa giới của chúng tôi, đa phần là đồi núi, đất ruộng vốn đã rất ít. Lúa giống gieo xuống, gặp hạn không thể nhú mầm. Sinh kế của thôn làng chúng tôi đều dựa vào mấy chục mẫu ruộng đó, lúa gieo không lên, cũng không có cách nào khác, chỉ đành nghiến răng lấy lúa giống dự trữ ra gieo tiếp. Ai ngờ, hơn nửa tháng qua, cũng chẳng có hạt mưa nào!"
"Vì thế mới làm chuyện uống nước lấy tiền khiến mấy người chê cười. Không dấu tiểu đạo gia, nước vừa rồi cho mấy người uống đều là lão hán phải đi mấy chục dặm, cố sức lấy từ giếng sâu đem về..."
Nghe lão nói đến đây, Tỉnh Ngôn cũng không nhiều lời, lập tức lấy ra ba chục quan tiền trong tay áo đưa cho lão hán.
Thấy tiểu đạo gia thông hiểu tình lý như thế, lão hán đó sau khi nhận tiền thì cảm tạ không thôi.
Thấy thôn ông cũng thật thà, Tỉnh Ngôn thuận miệng hỏi mấy câu:
"Lão trượng có thể cho biết, ở phụ cận làng này, sao lại đào nhiều hố vuông như thế? Không biết để làm gì? Còn nữa, sao có mấy nữ tử lại đeo khăn che mặt..."
Nói đến đây thiếu niên ngập ngừng muốn nói lại thôi. Chỉ nghe lão hán đáp:
"Bẩm đạo gia, mấy cái hố vuông đó, kì thật đều là ao nước. Phương trì trấn của chúng tôi, nổi danh đều từ mấy cái ao đó. Chỉ bất quá, hiện tại trời làm hạn hán, mấy cái ao đều cạn khô rồi, ai!"
"Còn mấy nữ nhân đó...Kì thật cũng chẳng trách bọn họ. Thôn chúng tôi đông người, hiện tại khẩu phần ăn thiếu thốn, phần lớn nhà đều không đủ ăn, mấy nữ nhân đó đang vội tìm chồng để gả. Ai, đã khiến người ngoài cười nhạo rồi, bất quá bọn chúng cũng chẳng có cách..."
"Thì ra như thế!"
Nghe lão ông nói, Tỉnh Ngôn mới bỗng hiểu ra.
Cáo biệt thôn ông, ba người bọn họ đi trên con đường quanh co, tiếp tục thẳng về hướng bắc.
Ước chừng đi được mười dặm thì đến Phương trì trấn mà thôn ông nói.
Vừa đi trên con đường trung tâm Phương trì trấn không lâu thì Tứ Hải đường chủ nghe không xa phía trước, có tiếng huyên náo om xòm vọng lại.
Vừa nghe tiếng nhiệt náo, y vội hối hai môn nhân đi nhanh đến chỗ ồn ào nơi trung tâm trấn đó.
Lúc đến gần mới phát hiện trên một bãi đất rộng, có một cái đài vuông được dựng dựa vào mấy gốc dương liễu, mặt đài được trải vải bố đỏ chói, bên cạnh lại dựng một cây cờ vàng, trên lá cờ dùng mực đen viết mấy chữ lớn:
"Tỉ võ chiêu thân!"
"Khà khà...đi lâu như thế, cuối cùng cũng có nhiệt náo để xem".
Thiếu niên đang chán vì chẳng có gì lạ trên đường, thấy vậy hớn hở, dắt hai nữ nhân xen vào chỗ ít người, cùng xem nhiệt náo trên đài.
Chỉ thấy cái đài trước mặt dựng rất thô sơ, hình như là lấy mấy cái ghế ghép lại, sau đó phủ vải bố lên. Hiện tại trên đài, đang có một nam một nữ. Người nam là một hán tử mặt vàng, thân thể trung bình, đang khoan thai đi trên đài. Người còn lại là một nữ tử trẻ tuổi, thân thể yểu điệu đứng yên trên đài.
Vừa tiếp xúc nữ tử đó, ánh mắt của Tỉnh Ngôn nhất thời không muốn dứt ra.
Thì ra, trên người nữ tử đó đang vận y phục trắng vàng đan xen có chút mỏng manh. Chỗ áo, quần giao tiếp, lộ ra vòng eo trắng muốt, phối hợp với thân thể uyển chuyển, quả thật là hút mắt người.
Chỗ kì lạ là, trên mặt của nữ tử xinh đẹp đó, không biết vì sao lại dùng một mảnh vải đen che lấy hai mắt, khiến người ta không thể thấy được mục quang của nàng.
Lại nhìn một hồi, ngẫm nghĩ trong đầu, thiếu niên đột nhiên bừng tỉnh:
Ở giữa lộ eo, trên mặt bịt mắt, chính là mông mông lung lung, muốn nghênh lại cự, so với mắt sáng càng khiến người tò mò hơn!
Nghĩ thông điểm này, Tứ Hải đường chủ bất giác nuốt một ngụm nước bọt, trong lòng tán thưởng người chiều thân bố trí rất hay, cũng không biết là nhờ cao nhân phương nào thiết kế.
Ngay khi mọi người dưới đài đều hướng mắt nhìn lên, thì bỗng thấy trung niên hán tử mặt vàng trên đài ôm quyền nói:
"Liệt vị hương thân, hôm nay còn có ai muốn lên đấu lôi đài không?"
"Ta lên!"
Lời còn chưa dứt đã có một thanh niên đáp lời lên đài, sau khi lên đài thì lấy một đỉnh bạc ném vào túi đựng trên sàn, rồi triển khai tư thế, chuẩn bị tranh tài cùng hán tử.
"Vì sao phải nộp bạc?"
Thấy thanh niên đó nộp tiền, Tỉnh Ngôn không hiểu liền quay sang hỏi người bên cạnh đang hứng phấn đứng xem. Nghe y hỏi, người đó cũng chẳng quay đầu, miệng hồi đáp:
"Đây là quy củ. Mỗi lần lên đài là một lượng bạc".
"Đắt thế!"
"Đắt? Cũng xứng đáng thôi! Thắng được một hiệp, tiểu nương tử đó sẽ cởi một món đồ! Nếu như thắng được bốn hiệp trong một lần lên đài, tiểu mĩ nhân sẽ gả cho người đó. Như vậy thì có gì mà đắt".
Người xem đó tùy miệng đáp, mắt vẫn không rời khỏi lôi đài.
"?"
Nghe lời người đó ly kì, thiếu niên tức thì ngạc nhiên. Đang định hỏi thêm thì thấy người đó quá chăm chú quan sát nên cũng thôi không hỏi nữa, lại quay đầu nhìn lên đài.
Chỉ thấy hai người trên đài, ngươi tới ta lui, quyền đấm cước đá, đang đánh đến mức lâm ly. Còn chúng nhân dưới đài, lúc này cũng muôn người một lòng, hoan hô cổ vũ, tăng thêm khí thế cho thanh niên lên đài giao đấu.
Bị không khí xung quanh cảm nhiễm, Tứ Hải đường chủ quan sát thiếu niên thượng đài, cũng lớn tiếng cổ vũ theo mọi người.
Chỉ đáng tiếc, trường cổ vũ khí thế kinh người đó, dường như chẳng có hiệu quả thực tế. Qua không bao lâu chỉ nghe một tiếng "Bốp", người thanh niên lên đài đã bị chủ đài đá một cú rơi khỏi đài.
"Ai!"
Một tiếng than lớn do toàn bộ người dưới đài đồng loạt cất lên.
Lại thắng được một trận nhưng thần sắc hán tử vẫn bình thường, chỉ ôm quyền hướng xuống đài hòa ái nói:
"Nhường rồi, nhường rồi! Lần này Vương tiểu ca quyền cước công phu lại có tiến bộ lớn. Ca ca thắng phen này, cũng mệt nhọc hơn hai lần trước nhiều!"
Cười một tiếng rồi lại quét mắt quanh đài, lớn giọng nói:
"Các vị, có câu nói Quyền không rời tay, lưỡi không rời miệng, xem ra mấy kẻ đọc sách cũng không gạt chúng ta. Các người không thấy Vương tiểu ca càng lúc càng lợi hại à? Nói không chừng lần tới đã thành em rể ta rồi!"
Vừa nghe lời này, dưới đài lập