TIÊN LỘ YÊN TRẦN
Nguyên tác: Quản Bình Triều.
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam
Quyển 3: Đọa hoài minh nguyệt tam sinh mộng.
-----o0o-----
Chương 40: Thái bình thị phụ khả đàm phong.
Lại nói thiếu niên Tỉnh Ngôn có được thanh "Bảo kiếm" ngoài ý, lập tức hớn hở xách nước ra mài, hy vọng mài cho sáng hơn một chút, đến lúc đem ra tiệm cầm đồ, có thể có được giá tiền tốt.
Chỉ là, Tỉnh Ngôn cảm thấy hơi kỳ quái, bản thân đã mài rất lâu, nhưng ngoài bùn sình cỏ rác bám trên mũi kiếm trôi sạch, còn thân kiếm vẫn mang một sắc xám ảm đạm, thủy chung vẫn không xuất hiện sự thay đổi rõ ràng nào.
Lài mài xẹt xẹt thêm hồi nữa, kết quả vẫn không có gì khởi sắc. Tỉnh Ngôn thầm than xong rồi, lòng nghĩ dù sao đây cũng là vật nhặt được, đem cầm đại chắc cũng được vài đồng tiền. Nhưng y xem kỹ lại, thấy thanh "Bảo kiếm" này giống như rất cổ xưa, nói không chừng chính là đồ cổ. Đợi đến chiều đem ra "Thanh Phù Cư" nhờ Chương lão thẩm định hàng, có khi vận khí tốt, có thể cầm được một hai lượng bạc trắng cũng không chừng.
Thế là, thiếu niên liền đứng dậy, lấy một miếng vải bố khô ráo ở trong nhà, lau chùi sạch sẽ nước bám trên kiếm. Lại quay vô nhà tìm một hồi nữa, kiếm được một mảnh vải bố lớn đã rách, vừa hay bao bọc hết thanh kiếm này, lại dùng dây tết từ cỏ tranh quấn lấy mấy vòng ở bên ngoài, rồi thuận tay đặt nó tựa vào tường đất cạnh cửa.
Thu xếp xong tất cả, Tỉnh Ngôn đi tới chỗ một khối đá bằng trước nhà không xa, giúp mẹ phơi mấy tấm da thú tích cóp từ trước đến giờ, mấy tấm da thú này nhà chỉ dùng có vài tấm, phần còn lại nếu như cất thời gian dài không đem ra phơi nắng, thì mười phần đến tám chín sẽ bị côn trùng gặm cho lỗ chỗ. Nếu để như thế, chỉ có nước đem đống da đó ra bán rẻ mạt mà thôi.
Bận rộn một hồi, lại xách cây sáo ngọc "Thần Tuyết" ra luyện tiếp một trận cho đến lúc ăn trưa.
Bởi vì Tỉnh Ngôn quay về bất ngờ, mẹ Tỉnh Ngôn liền lấy thịt hoẵng phơi khô treo trên tường, cắt một miếng đem nướng cho con trai dùng cơm.
Nói đến loại hoẵng này, chỉ vì bọn chúng nhanh nhẹn giỏi chạy trốn, nhảy nhót trên đá núi như trên đất bằng, cho nên đám sơn dân ở ngoại thành Nhiêu Châu gọi chúng là "Sơn dương". Nếu không hạ thuốc hoặc đặt bẫy kẹp, loại "Sơn dương" này không dễ gì săn được.
Dùng cơm xong, Tỉnh Ngôn liền chào mẹ, hào hứng lên đường trở lại Nhiêu Châu thành.
Lão Trương đầu cha Tỉnh Ngôn, sáng sớm đã đi săn ở các khe núi lân cận. Tỉnh Ngôn rời nhà đi chưa xa lắm thì nhìn thấy trong một hẻm núi sâu gần đường núi, thân ảnh của cha y đang lúi cúi đặt bẫy, liền hướng về chỗ ấy chào một tiếng lớn. Lão Trương đầu nghe tiếng con trai hô, quay đầu nhìn Tỉnh Ngôn cười cười, vẫy vẫy tay, lại cúi người luồn vào trong lùm cây.
Khi Tỉnh Ngôn đến Nhiêu Châu thành, mặt trời đã ngã về Tây. Tỉnh Ngôn không dám lề mề, vội nhắm hướng tiệm cầm đồ "Thanh Phù Cư" duy nhất trong thành mà chạy.
Nói đến "Thanh Phù Cư" này, theo lý, chiêu bài của tiệm cầm đồ thế này, đều lấy chữ "Đương" (cầm) làm chữ cuối. Nhưng lão bản Chương đại chưởng quỹ của Thanh Phù Cư, lại rất hâm mộ khí khái của sĩ tộc, muốn chiêu bài của cửa hiệu phải độc đáo khác người, lấy chữ "Cư" làm chữ kết thúc, dưới con mắt của Tỉnh Ngôn, hai chữ "Thanh Phù" và chữ "Cư" đặt cùng nhau, thật chẳng ra cái gì cả.
Bất quá, Nhiêu Châu thành cũng không quá lớn, tiệm cầm đồ này của lão dù sao cũng đã có nhiều năm, mọi người đều quen cách gọi thế. Nói không chừng nếu "Chương quản gia" một ngày nào đó tâm huyết dâng trào, lại đổi tên thành "Thanh Phù Đương", mọi người có khi còn cảm thấy khó chịu không thích.
Lại nói, Chương lão bản của Thanh Phù Cư cũng là người có chút tính khí cổ quái, thiên sinh không tin tưởng bất kỳ ai ngoài mình, rất sợ thuê người khác làm người làm, nếu định giá hàng quá cao thì chẳng khác nào lấy dao khoét vào thịt lão. Do đó, sau một hai lần thuê người khác quản lý quầy, nhưng trong lòng vẫn suốt ngày suốt đêm nghi thần nghi quỷ, Chương lão bản tự mình thượng trận, bản thân đứng quầy đảm đương việc định giá luôn. Qua một thời gian, người khác đối với lão đều gọi là "Chương quản gia" cho tương xứng.
Còn Trương gia Tỉnh Ngôn, đối với Chương quản gia này mà nói, cũng không phải xa lạ gì. Thấy Tỉnh Ngôn tiểu ca hôm nay đến, trên lưng đeo xeo xéo một vật, Chương quản gia nhướng mày cười nói đón thiếu niên:
"Trương gia tiểu ca, hôm nay lại có dã vật gì đến cầm đây?"
Thì ra, lúc trước cha Tỉnh Ngôn nếu săn được thú sống, bận rộn không rời tay thì kêu Tỉnh Ngôn mang đến Thanh Phù Cư, cầm đại lấy chút tiền. Thú sống nếu dưỡng trong nhà, hao phí thức ăn, đối với nhà nghèo là hết sức hoang phí. Còn Chương quản gia này vừa hay là người thích thưởng thức sơn trân dã hóa tươi sống, trong tay lại có tiền. Do đó, sau vài lần phối hợp ăn ý với nhau, Chương quản gia này đối với Tỉnh Ngôn tiểu ca đến "Cầm cố" dã vật, luôn là trông