Chương 23.2: Tôi rất nhớ em
Editor: Yue
Đại Tráng nhắn lại ngay: "Viễn ca, anh đi đâu vậy?"
Hứa Viễn Hàng không trả lời.
Đại Tráng lại hỏi: "Được rồi, vậy lúc nào thì về?"
"Còn chưa rõ lắm."
Từ Miên Thành đến ga tàu hỏa ở quận lỵ của thị trấn Vũ Lai mất khoảng sáu tiếng. Khi Hứa Viễn Hàng đến nơi thì đã hơn hai giờ chiều. Điều đầu tiên anh làm là đến cây ATM gần ga tàu để lấy một nghìn nhân dân tệ tiền mặt bỏ vào trong túi.
Mặc dù anh đang mặc đồng phục học sinh nhưng khuôn mặt không được tốt, cả người toát ra vẻ lạnh lùng tà ác như thù cả thế giới. Bên ngoài ga tàu, những người chủ khách sạn ăn mặc chỉnh tề giơ bảng hiệuchèo kéo khách hay người đàn ông có râu ria xồm xoàm lái xe ô tô đen nhìn thấy anh đi tới, đều rất thức thời né tránh từ đằng xa.
Hứa Viễn Hàng đã ba năm không đến nơi này, chính xác mà nói, đây là lần thứ ba anh đến đây, cũng giống như khi anh rời đi, chỉ có một mình, không có hành lý gì, nhưng ký ức về đường xá vẫn còn đó. Anh đón taxi đến trạm xe buýt, lên xe buýt đi về thị trấn Vũ Lai.
Xe buýt vừa đi vừa ngừng đón khách, cuối cùng cũng đến trạm thị trấn Vũ Lai trước khi trời tối, Hứa Viễn Hàng xuống xe liếc mắt nhìn thị trấn miền núi có vài phần xa lạ này. Thế giới bên ngoài thay đổi theo từng ngày, nhưng ở đây dường như bị thời gian phong ấn lại, vẫn duy trì vẻ ngoài bế tắc bần cùng rách nát, đến ngay cả cái bảng tên trạm vẫn bị treo lủng lẳng nhìn vô hồn như lần trước anh rời đi, muốn rớt cũng không xong.
Trên thị trấn đã lâu rồi chưa thấy gương mặt khách du lịch, xe gắn máy cùng xe xích lô cùng nhau tuôn qua đoạt mối làm ăn, nói chuyện sôi nổi bằng tiếng Quan thoại với chất giọng địa phương. Hứa Viễn Hàng không để ý đến họ, chân dài bước đi, di chuyển sang phía bên tay phải sau đó đi xuống một con đường đầy cỏ dại, đi khoảng mười phút rồi dừng lại trước một cánh cửa gỗ.
Cửa không khóa.
Anh tiện tay đẩy, cửa liền kẽo kẹt mở ra.
Chú Khôn là thợ mộc, cả đời chỉ sống trong một căn nhà gỗ, Hứa Viễn Hàng bước vào sân, các góc tường và giếng đã phủ đầy rêu xanh, hoa lá, cây cối được chăm sóc nhìn khá tươi tốt, sống động. Anh tiếp tục đi vào trong, qua khung cửa sổ bằng gỗ, thấy được một bóng người gù lưng ở bên trong.
Đã ba năm không gặp, chú Khôn càng gầy yếu, lưng cũng cong hơn.
Sự phức tạp cuồn cuộn dưới đáy mắt Hứa Viễn Hàng.
Chú Khôn và Mạc Thanh Như-mẹ của Hứa Viễn Hàng là thanh mai trúc mã. Họ lớn lên cùng nhau, gia đình cũng định thông gia từ bé cho bọn họ. Về sau Mạc Thanh Như càng lớn càng trổ mã, trở thành một đại mỹ nhân trăm dặm khó gặp. Chú Khôn học tới trung học liền thôi học, vào học việc trong một xưởng gỗ trên thị trấn, tự biết mình không xứng với bà ấy, càng chăm chỉ kiếm tiền hơn.
Mười tám tuổi, Mạc Thanh Như rời thị trấn đi làm công ở thành phố lớn cùng mọi người. Dựa vào ưu thế ngoại hình xuất chúng, tình cờ gặp doanh nhân ngành xây dựng là Hứa Hồng An, cũng chính là ba ba của Hứa Viễn Hàng.
Hứa Hồng An không biết rằng Mạc Thanh Như đã được định thông gia từ bé, hai người nhanh chóng rơi vào bể tình. Khi sắp nói chuyện cưới gả, Mạc Thanh Như mới thổ lộ tình hình thực tế với ông, nhưng đã trễ, bà mang thai.
Chú Khôn, người ở thị trấn Vũ Lai ngày nào cũng mong ngóng tin tức về vị hôn thê của mình, chịu đựng vô vàn khó khăn vất vả cuối cùng cũng tự tay xây được một căn nhà hai tầng bằng gỗ nguy nga, nhưng mà, nó chưa kịp chờ được nữ chủ nhân về lại chờ được một tin như sấm sét giữa trời quang.
Sau nỗi đau đớn vô vàn đó, chú Khôn buộc phải chấp nhận thực tế.
Ông trở ngày càng trầm mặc kiệm lời hơn, độc thân từ năm này qua năm khác.
Dường như mọi người đều biết ông đang chờ đợi điều gì, dù không đành lòng, nhưng vẫn có lòng tốt nhắc nhở ông, đừng chờ nữa, bà ta đã bay lên cành cao trở thành phượng hoàng rồi, sẽ không quay lại đâu.
Chú Khôn cũng không nói gì.
Khi Hứa Viễn Hàng mười sáu tuổi, ba ba anh tự sát và qua đời, Mạc Thanh Như mang theo anh trở lại thị trấn Vũ Lai, về ngôi nhà gỗ nhỏ ban đầu thuộc về bà ta. Khóc lóc kể lể về sự bất hạnh của mình, chú Khôn mềm lòng, chịu đựng mọi tủi nhục, hứa sau này sẽ chăm sóc mẹ con bọn họ.
Đáng buồn thay, ngay ngày thứ hai khi tên của Hứa Viễn Hàng xuất hiện trên hộ khẩu nhà chú Khôn, Mạc Thanh Như liền bỏ trốn cùng số tiền mà Hứa Hồng An để lại cho bà ta và con trai. Kể từ đó không còn thấy bóng dáng nữa.
Cứ như vậy, Hứa Viễn Hàng bị bà ta vứt bỏ ở nhà chú Khôn.
Anh trải qua nỗi đau mất cha, lại nói lời vĩnh biệt với môn nhảy cầu, rơi vào thời kỳ đen tối nhất cuộc đời. Buông thả bản thân, hút thuốc, say rượu, không muốn sống tìm người đánh nhau ở khắp nơi, mỗi khi say như chết hoặc người đầy vết thương nằm ở
Tác giả có lời muốn nói: