Vưu Giai rất nhanh đi mang văn phòng tứ bảo đưa tới.
Bút là loạt bút Hồ Châu nổi danh, bút lông sói, bút lông cừu, đủ loại bút lông, mực thuộc loại mực Huy Châu nổi danh, hương thơm của mực nhàn nhạt thấm đẫm vào tận ruột gan, giấy là giấy Tuyên Thành do huyện An Huy sản xuất, chất liệu của giấy nhẵn nhụi, thuộc hàng cao cấp, nghiên mực cũng là nghiên mực Đoan Khê nổi danh, tạo thành phòng cách cổ xưa trang nhã, có thể nói là hàng nghệ thuật cao cấp.
Vưu Giai tự mình giúp Trương Văn Trọng trải giấy Tuyên Thành lên mặt bàn, cùng sử dụng chặn giấy hình con thỏ ngọc trắng đè bằng giấy, sau đó còn đích thân mài mực giúp Trương Văn Trọng.
Bởi vì Vưu lão gia tử không có việc gì khi rãnh rỗi cũng thích viết chữ vẽ tranh cho nên Vưu Giai sớm đã nắm giữ phương pháp mài mực, lúc này nàng mài mực tư thái ưu mỹ lực đạo vừa phải.
Trong lúc Vưu Giai mài mực, Trương Văn Trọng đứng ngay cạnh bàn nhắm hai mắt lại, trong lòng bắt đầu suy tư.
Vưu Giai một bên mài mực, một bên thầm lén nhìn Trương Văn Trọng, trong lúc thầm mắng hắn đầu gỗ, cũng nhịn không được hiếu kỳ suy đoán, rốt cuộc hắn muỗn vẽ tranh gì?
Một người có bản lĩnh viết thư pháp siêu phàm thoát tục, đồng thời còn biết vẽ tranh, một người bị Chu Văn Bân gọi là Quỷ Thần, là Thiên Tài nếu như muốn kiếm tiền hoặc nổi danh chỉ sợ thanh danh sớm đã lan xa rồi! Thế nào lại chịu ẩn tích trong một phòng y tế của trường đại học Ung Thành, cam tâm làm một giáo y không có chút tiếng tăm?
Ngay khi Vưu Giai mài mực xong, chuẩn bị nhắc nhở Trương Văn Trọng thì Trương Văn Trọng cũng mở mạnh hai mắt ra, một đạo tinh mang nhiếp hồn hiện lên ngay trong ánh mắt hắn.
Vưu Giai lại càng hoảng sợ, Chu Văn Bân và Vưu lão gia tử ở hai bên cũng nhướng mạnh lông mày.
Người Trung Quốc khi vẽ tranh chú ý chính là ý tồn bút tiên, dùng khí triển bút.
Lúc này Trương Văn Trọng không thể nghi ngờ là đang phù hợp với loại tình huống này.
Chỉ thấy Trương Văn Trọng đưa tay cầm một cây bút lông, nhúng vào nghiên mực, bút đi như rồng bay lướt trên mặt giấy Tuyên Thành.
Chính có câu hành gia vừa ra tay liền biết có phải hay không.
Ngay khi Trương Văn Trọng vừa đặt bút, Chu Văn Bân liền nhìn ra tài vẽ tranh bất phàm của hắn.
Bởi vì khi Trương Văn Trọng vận khí triển bút, bút tuỳ khí đi, bút bút sinh sôi, trong lúc bất tri bất giác hoàn toàn phô bày ra tài hoa xuất chúng.
Vưu Giai ở bên cạnh, nhìn gương mặt mang theo vẻ mỉm cười tự tin của Trương Văn Trọng, hết sức chăm chú múa bút vẽ tranh thì không khỏi có chút ngây dại.
Không chỉ có Vưu Giai ngây dại, Chu Văn Bân và Vưu lão gia tử cũng ngây dại.
Bất quá Vưu Giai chỉ ngây dại vì Trương Văn Trọng, Chu Văn Bân bà Vưu lão gia tử si mê chính là tài vẽ tranh của hắn.
Động tác múa bút vẽ tranh của Trương Văn Trọng tự nhiên như nước chảy mây trôi, giơ tay nhấc chân không hề có thái độ làm ra vẻ.
Mỗi một động tác của hắn thậm chí mỗi một thần thái đều mang theo một loại mỹ cảm.
Chợt nhiên trong mắt Chu Văn Bân và Vưu lão gia tử, Trương Văn Trọng căn bản không phải đang múa bút vẽ tranh mà đang cầm kiếm khởi múa, xúc động hoan ca.
Nhìn động tác vẽ tranh của Trương Văn Trọng, Chu Văn Bân không tự chủ được nhẹ giọng ngâm xướng lên khúc Kiếm Khí Hành của Đỗ Phủ: “Tích hữu giai nhân Công Tôn thị, nhất vũ kiếm khí động tứ phương.
Quan giả như sơn sắc tự tang, thiên đại vi chi cửu đe ngang.
Hoắc như Nghệ xạ cửu nhật lạc, kiểu như quần đế tham long tường.
Lai như lôi đình thu chấn nộ, bãi như giang hải ngưng thanh quang…”
Dần dần theo động tác vẽ tranh tới cuối cùng của Trương Văn Trọng, trong miệng Chu Văn Bân cũng chỉ còn một câu nói: “Sổ phong lưu nhân vật, hoàn khán kim triêu.
Hoàn khán kim triêu a …”
Tuy rằng bức hoạ của Trương Văn Trọng chưa triệt để hoàn thành nhưng Chu Văn Bân không kiềm chế được sự hiếu kỳ trong lòng mà nhẹ chân nhẹ tay đi tới phía sau Trương Văn Trọng, thò cổ nhìn vào trang giấy Tuyên Thành.
Ngay lúc này ông cũng không dám thở mạnh, rất sợ sẽ ảnh hưởng đến động tác vẽ tranh của Trương Văn Trọng.
Bức tranh của Trương Văn Trọng vẽ một hình người.
Trong hình ảnh là một vị lão nhân râu tóc hoa râm, vóc người to lớn đang đứng trên một ngọn núi nguy nga cao vút dõi mắt nhìn về xa xăm suy tư.
Lão nhân trong bức tranh thần thái như sinh, thần tình trên gương mặt càng được vẽ thật cẩn thận.
Chỉ là không biết vì sao Trương Văn Trọng cũng không điểm mắt cho lão nhân trong bức tranh.
Thế nhưng dù vậy, Chu Văn Bân vẫn như cũ chỉ liếc mắt liền nhìn ra, lão nhân đứng trên ngọc núi cao nhìn về phía xa trong tranh chính là Vưu lão gia tử đang ngồi trên xe lăn bên cạnh.
Bức tranh của Trương Văn Trọng vẽ người, dùng một loại thủ pháp vẽ tranh hoàn toàn mới.
Loại thủ pháp vẽ tranh này là do Trương Văn Trọng trong những năm tháng dài đằng đẵng dung hợp những tinh tuý của nhân vật am hiểu hội hoạ đại biểu, cùng thiên địa khí mà sáng tạo ra.
Nhân vật được vẽ bằng loại thủ pháp này trông rất sống động, làm kẻ khác tán thán tự đáy lòng.
Đồng thời bởi vì Trương Văn Trọng cảm ngộ về “Đạo” nên nhân vật trong bức tranh càng có thêm một cỗ tiên linh khí nhàn nhạt đặc biệt.
Thủ pháp vẽ tranh thần kỳ như vậy, bức tranh lại càng thần kỳ, quả nhiên trước giờ chưa từng có ai làm được!
Rất nhanh, Trương Văn Trọng đã hoàn thành bút cuối cùng, đồng thời ở chỗ trống của bức tranh, đề bút viết: “Tuổi già chí chưa già, chí tại ngàn dặm” tám chữ lớn vô cùng mạnh mẽ.
Sau đó Trương Văn Trọng đã đem bút lông trong tay bỏ lên trên giá bút.
Thế nhưng không biết