Edit: HiHi
Sông Thanh Khê từ núi chảy xuống về miền không tên.
Trên mặt sông rộng lớn có thể nhìn thấy những chiếc thuyền nhỏ phiêu bồng phía xa xăm, bất kể là ai hay nhà nào muốn qua sông đều phải dùng thuyền.
Đoạn sông hẹp có thể bắc cầu qua, cầu này gọi là cầu hai trượng.
Lục Cốc cõng một sọt tre nhỏ cùng Thẩm Huyền Thanh đi qua cầu.
Ngưu gia trang ở bên kia sông Thanh Khê, cách khá xa.
Bọn họ dọc theo bờ sông đi tới cầu đã mất gần ba khắc (45p).
Ở nơi này của bọn họ, phần lớn thôn trấn đều được xây dựng dọc theo sông, nếu đi thẳng về phía trước không qua sông sẽ gặp được lối rẽ vào đường lớn phía tây nam, đi theo đường lớn là đến trấn Phong Cốc.
Nhưng sau khi xuống cầu, Thẩm Huyền Thanh nói, chỉ cần qua một thôn nữa là đến thôn Ngưu gia.
Trên cầu dưới chân đều đông như nêm, người bán hàng rong mang gánh nặng la hét chào hàng, có kim chỉ, dao kéo, hàng tạp hóa, còn có mứt hoa quả, kẹo đường, bánh ngọt.
Người phụ nữ cầm giỏ dắt theo đứa nhỏ, đứa nhỏ quấy nhiễu muốn ăn kẹo hồ lô, lại bị người phụ nữ tóm lấy cánh tay đi nhanh xuống chân cầu.
Kiệu phu khiêng kiệu lên cầu, phu lang trong kiệu nhẹ vén mành lên nhìn ra bên ngoài.
Người phụ nữ tóc hoa râm nhưng quý phái, trán đeo đai thêu hoa đen, cưỡi lừa do tiểu tử đằng trước dắt, vó lừa lạch cạch đi về nhà thân nương.
Cầu hai trượng náo nhiệt không khác gì trên trấn, mỗi ngày mùng 15 có chợ lớn, người ở mười dặm tám thôn đều vào chợ mua bán đồ đạc.
Thuyền hai bên bờ dưới chân cầu đang dỡ hàng, Thẩm Huyền Thanh đã từng khiêng vác đồ đạc ở đây, coi như là khá quen thuộc khu này.
Người bán kẹo hồ lô đúng lúc đi ngang qua.
Trước kia ngay cả trấn Phong Cốc Lục Cốc cũng chưa được đi mấy lần chứ đừng nói tới nơi này.
Y đang tò mò quan sát, chợt nghe thấy Thẩm Huyền Thanh gọi người bán kẹo hồ lô lại.
Thấy có khách đến hỏi, người bán hàng rong nở nụ cười cười, ân cần hỏi: "Ba văn tiền một cây, ngài muốn mấy cây?"
"Một cây là được, chọn cây lớn chút" Thẩm Huyền Thanh lấy hà bao thêu hình hổ mới trong ngực ra, là Lục Cốc mấy hôm nay nhân lúc rảnh rỗi mà thêu xong, tối hôm kia đưa cho hắn, hôm nay vừa lúc ra ngoài nên dùng luôn.
"Được." Người bán hàng rong thu tiền xong thì lấy xuống một cây, kích cỡ từng cây đêu sêm sêm nhau, nếu không bị người xoi mói sẽ khó bán.
Thẩm Huyền Thanh cất hà bao vào trong ngực, không có ý nhận lấy, người bán hàng rong liền đưa cho Lục Cốc.
Trái cây đỏ bọc trong đường loãng, một cây có bảy, tám quả.
Kẹo hồ lô này thường thấy người ta rao bán ở đầu đường cuối ngõ, nhưng người nông thôn không hay mua, lấy đâu ra nhiều tiền thừa vậy, mà chỉ bọn nhỏ mới thích ăn, một số người không thích vị chua của sơn tra*.
*Quả sơn tra (山楂): Hay quả táo gai, nhân cứng, cùi mỏng, vị hơi chua.
Quả có thể ăn sống hoặc làm bánh, phơi khô dùng làm thuốc, là loài cây ăn quả làm thuốc độc đáo ở Trung Quốc
Người bán hàng rong rời đi, Lục Cốc cầm hồ lô ngào đường trong tay ngẩng đầu nhìn Thẩm Huyền Thanh, ánh mắt e dè cẩn thận.
"Em ăn đi." Thẩm Huyền Thanh nói.
Một cây kẹo hồ lô ngào đường không phải là thứ quý giá gì, nếu đã tới đây, cầu hai trượng không khác chợ nhỏ lắm, mua cho phu lang nhỏ đồ ăn vặt đâu phải chuyện gì lớn.
Khi còn bé hắn đi chợ với người nhà được ăn đồ ngon, mà không chỉ hắn, bọn nhỏ đồng lứa trong thôn thích nhất là khoe với nhau đi chợ được cha nương mua gì cho ăn.
Đối với những nhà nông gia cảnh không tồi, đi chợ mua một ít đồ không thường ăn dường như là một chuyện cần thiết, vậy mới tính là đi chợ một chuyến, nếu không trong lòng không thoải mái.
Thẩm Huyền Thanh đi về phía chân cầu, Lục Cốc chậm lại nửa bước đi cạnh hắn.
Y hơi do dự cắn một miếng quả hồng trên cùng, đường bọc quanh rất ngọt, cắn sâu hơn là nếm được phần thịt quả chua chua.
Y nếm thử rồi cảm thấy ăn một mình không ổn lắm nên quay đầu nhỏ giọng hỏi: "Huyng có ăn không?"
Còn chưa dứt lời đã đưa kẹo cho Thẩm Huyền Thanh bên cạnh.
"Ta không ăn, em ăn đi." Thẩm Huyền Thanh không thích ăn kẹo hồ lô.
Sau khi hai người xuống cầu, không khí vẫn náo nhiệt như trước.
Thầy bói bày sạp vuốt râu giải quẻ, hương thơm các loại đồ ăn thoang thoảng trong không gian, trong quán trà có không ít người.
Thấy có hàng bán bánh phồng, Thẩm Huyền Thanh dừng lại mua hai cái, tốn sáu văn tiền.
Bánh phồng nóng hổi lót một miếng giấy dầu nhỏ bên dưới, có thể cầm ăn luôn.
Bánh không lớn, nhưng thơm nức mềm mại, Thẩm Huyền Thanh cho Lục Cốc một cái, cái còn lại hắn ăn hai ba miếng là hết.
Hai tay đều có đồ ăn, Lục Cốc bỗng chốc không biết nên ăn cái nào trước, tính toán một lúc rồi chọn ăn bánh phồng trước, để lát nguội rồi mất ngon.
Lúc y ăn không nhịn được mà nhìn Thẩm Huyền Thanh một cái.
Dù là lúc nương còn sống, cũng chưa từng một lúc mua cho y hai món ăn vặt, lấp đầy hai tay.
Nghĩ vậy, y bỗng cảm nhận được một niềm vui không tên, khiến ánh mắt y nhìn về phía Thẩm Huyền Thanh hơi sáng hơn chút, nhưng dần dần, y lại cảm thấy có chút chua xót vương trong lồng ngực, hốc mắt trần đầy.
Cho tới giờ y cũng chưa bao giờ nghĩ tới, sẽ có người đối tốt với y như nương, còn mua cho y nhiều đồ hơn cả nương nữa.
Vì thế Thẩm Huyền Thanh vừa quay đầu đã nhìn thấy ánh mắt ướt đẫm của phu lang nhỏ nhà hắn, lộ ra vài phần đáng thương.
Lòng hắn kinh ngạc nhưng lại không biết đã xảy ra chuyện gì, sao y lại khóc nên lập tức hỏi: "Em sao thế? Khóc cái gì?"
Nghe vậy Lục Cốc theo bản năng lắc đầu, ý là không sao.
Y nghĩ một lát mới nói: "Có chút chua xót (酸)."
Thẩm Huyền Thanh liếc mắt nhìn hồ lô sắp ăn hết trong tay y mới yên tâm, xem ra lần sau không thể mua kẹo hồ lô nhà này nữa, sơn tra chua đến nỗi khiến người ta rơi cả nước mắt đây này, còn nói: "Chua (酸) quá thì đừng ăn."
Lục Cốc nói chua là chua xót trong lồng ngực, nhưng y là người không biết biểu lộ cảm xúc, vừa nói ra còn thấy xấu hổ, sợ bị nói là quỷ thích khóc, hơn nữa lúc y nói ra những cảm xúc kia đều đã tan mất.
Y còn ngại giải thích, vốn đang lúng túng cúi đầu, vậy mà vừa nghe Thẩm Huyền Thanh nói không cho ăn nữa, y lại vội vàng nói: "Không chua không chua, chỉ còn mỗi một quả thôi."
Thẩm Huyền Thanh đoán là y thấy tiếc, nhưng hắn cũng không thể cướp lấy rồi ném đi, nên không nói nhiều nữa.
Từ cửa tiệm thuốc đầu đường đi về phía bắc, trên đường vẫn có người lui tới nhưng không còn náo nhiệt như ở dưới chân cầu, xung quanh đều là chút ruộng hoang.
Qua một thôn khác là đến thôn Ngưu gia.
Lục Cốc đi