Chương 13
Đêm trước khi đi trời bỗng trở lạnh, tuyết rơi nhiều, gió lớn khiến cây cối trong viện ngả nghiêng, vù vù đập vào cửa sổ từng tiếng vang dội.
Đông bá tuổi đã lớn, không cẩn thận bị nhiễm lạnh. Ngẫm nghĩ thân mang bệnh mà đến nhà người ta cũng không tốt lắm, Đông bá dứt khoát không đi cùng Trạm Hi nữa.
Ông không định đi, nhưng vẫn thức dậy thật sớm xem mọi người thu dọn đồ đạc.
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về truyen5z. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của truyen5z. Bản copy sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Ngoài trời âm u, từng bông tuyết bay bay dày đặc trắng xóa. Vừa mở cửa, gió lạnh lập tức lùa vào trong phòng.
Lâm Nguyễn xách rương hành lý của Trạm Hi từ trên lầu xuống, Đông bá nhìn thấy, hỏi: “Quần áo đã thu thập xong rồi? Có mang theo hai bộ quần áo dày chưa?”
“Mang theo rồi ạ .” Lâm Nguyễn đáp.
Đông bá gật đầu, để Lâm Nguyễn mang đồ lên xe. Ông không thích nhàn rỗi, chưa được bao lâu lại đi kiểm tra lễ vật mang tặng Cố gia.
Quan hệ của Trạm Hi và họ hàng thân thích không mấy tốt đẹp, chỉ có một người dì là gần gũi thân thiết, vì vậy cho nên Cố gia còn xếp trước cả vương phủ.
Trạm Hi từ trên lầu xuống, bên trong là tây trang phẳng phiu, khoác một chiếc áo lớn bên ngoài. Tay trái anh đeo một chiếc nhẫn, phía trên đính mấy viên kim cương, mang theo vẻ tùy tiện.
Trạm Hi và Lâm Nguyễn lên xe, Đông bá dặn dò Thế Ninh lái xe chậm, tuyết rơi, đường khó đi.
Thế Ninh đáp lời, Trạm Hi hạ cửa xe xuống nói với Đông bá: “Ngài mau vào nghỉ ngơi đi, bên ngoài lạnh.”
Đông bá đồng ý, nhưng vẫn nhìn Trạm Hi rời đi mới vào nhà.
Cố gia cách Lan Công quán không xa, nhà bọn họ tương tự như Lan Công quán, nhưng nhà họ đông người, ngoài một tòa nhà chính còn có hai tòa phụ, trông như lâu đài cổ của phương Tây.
Xe chầm chậm chạy đến trước cửa Cố Công quán, Trạm Hi dặn dò Thế Ninh: “Đông bá ở nhà tôi không yên tâm, cậu ở lại chăm sóc ông ấy. Nếu bệnh nặng phải đi khám, đừng có nghe Đông bá nói cái gì mà đổ mồ hôi là khỏi.”
Thế Ninh nói: “Tôi biết rồi.”
Trạm Hi xuống xe, trước cửa Cố Công quán đã có người chờ sẵn, nhìn thấy Trạm Hi liền cầm dù đi tới.
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về truyen5z. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của truyen5z. Bản copy sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Lâm Nguyễn nhìn, phát hiện dưới dù là hai cô gái tướng mạo tương tự, áo khoác ngoài váy, lông thú trắng tuyết quấn quanh cổ, tóc uốn xoăn từng cuộn từng cuộn, vừa mang phong cách phương tây lại rất thời thượng.
“Biểu ca!” Một cô gái lên tiếng gọi.
Họ là chị em song sinh của Cố gia, chị là Cố Lưu Phong, em là Cố Hồi Tuyết, tên của hai chị em cô được lấy từ “Lạc Thần Phú”, phiêu diêu hề nhược lưu phong chi hồi tuyết (1).
(1) “Lạc Thần Phú” là bài thơ của thi nhân Tào Thực thời Tam Quốc. Trong đó có câu:
“Phảng phất hề nhược khinh vân chi tế nguyệt
Phiêu diêu hề nhược lưu phong chi hồi tuyết.”
Tạm dịch:
“Phảng phất như trăng bị mây nhẹ che lấp
Phiêu diêu như tuyết bị gió thổi cuốn lên.”
Lưu Phong, Hồi Tuyết được lấy từ câu thơ này.
Nhìn thấy hai người, Trạm Hi hiếm khi lộ ra vui vẻ, hỏi: “Bên ngoài lạnh như vậy, chạy ra đây làm gì?”
“Chúng em đến đón anh!” Hai chị em đến bên người Trạm Hi, không quên tươi cười chào Lâm Nguyễn: “Chào Nguyễn ca!”
Trạm Hi xoa đầu hai cô, cùng hai cô vào đi vào trong. Tuyết vẫn rơi không ngừng, dẫm lên phát ra tiếng soàn soạt.
Vừa vào phòng đã nghe thấy tiếng của Cố phu nhân: “Có phải Trạm Hi đến không?”
Cố phu nhân từ phía sau đi ra, bà mặc sườn xám, choàng một tấm lụa màu xám, tóc búi lên nhẹ nhàng, cài hai cây trâm phỉ thúy xanh biếc, thêm một đôi hoa tai phỉ thúy cùng loại, vừa ung dung lại trang nhã.
Bên cạnh bà là một cậu bé mặc tây trang khoảng mười tuổi, khuôn mặt nhỏ nhắn căng thẳng, tóc chải kỹ lưỡng, cố gắng làm ra vẻ người lớn trưởng thành. Đó là con trai nhỏ của Cố gia Cố Danh.
Cố phu nhân nhìn thấy Trạm Hi, trên mặt mang theo ý cười, tiến lên trước phủi tuyết trên vai anh, nói: “Bên ngoài lạnh lắm đúng không, mau đến đây uống cốc trà nóng cho ấm người.”
Cố Danh học theo dáng vẻ thân sĩ chào hỏi Trạm Hi: “Biểu ca.”
Cố Lưu Phong chê cười cậu làm bộ làm tịch, Cố Danh hừ một tiếng không thèm phản ứng lại.
Sau khi Trạm Hi về nước đã tới Cố Công quán, mùng 3 đầu năm lại tới chúc tết, nhưng khi đó Cố gia có nhiều khách, anh cũng không ở lại lâu.
Trạm Hi lấy lễ vật đã chuẩn bị ra tặng Cố phu nhân. Cố phu nhân đón lấy, gọi người ra nhận, Cố Danh cũng theo mẹ gọi người ra nhận lễ vật. Hai vị tiểu thư lại không quản nhiều quy củ, nhận lấy liền mở ra.
Quà của hai người giống nhau, ngoại trừ một số trang sức theo thông lệ như vàng ngọc phỉ thúy, còn có các loại đồ trang điểm từ nước ngoài mang về như son, nước hoa. Tất cả đều là đồ các tiểu cô nương yêu thích.
Lễ vật của hai người cũng có chút khác, trong lễ vật của Cố Lưu Phong có một sợi dây chuyền kiểu dáng rất đặc biệt. Dưới dây đeo là vỏ một viên đạn, đây là chiếc vỏ đầu tiên của loại đạn này. Cố Lưu Phong rất yêu thích, không muốn rời tay.
Lễ vật của Cố Hồi Tuyết có một chiếc biển phương ngọc trai dát vàng hình con dơi. Xung quanh con dơi vàng nạm những viên đông châu(2) to tròn sáng bóng. Cánh dơi được nạm đá ruby xanh đỏ vô cùng khéo léo. Cố phu nhân vừa nhìn liền biết là tay nghề trong cung đình.
(2) Nhà Thanh gọi những hạt ngọc trai được sản xuất ở phía đông bắc là Đông châu để phân biệt với những viên ngọc trai sản xuất ở phía nam (Bắc châu). Đông châu được khảm trên quần áo trang sức thể hiện quyền lực và danh dự.
Cố Hồi Tuyết rất hứng thú với Kỳ trang, cũng bắt chước dáng vẻ của mẹ cô thời còn là cách cách, đặc biệt yêu thích những