Thấy Phạm Thái lại trở về làng, Kiến Xuyên hầu rất vui mừng và đặt tiệc
khoản đãi Phạm Thái khẩn thiết tạ tội vì hôm rời Thanh Nê ra đi, chàng vội vàng
quá không kịp cáo biệt hầu, để xin phép về thăm quê.
Biết Phạm Thái là một nhà văn lỗi lạc, học thức uyên thâm, Kiến Xuyên hầu
ngõ lời lưu chàng Ở lại dạy mấy đứa cháu, con trai và con gái Thanh Xuyên, Phạm
Thái nhận lời ngay. Chàng cũng muốn nghỉ cái đời hoạt động ít lâu để nghe ngóng
thời cuộc Chàng nghĩ thầm: "bây giờ Tây Sơn đưong lúc vận hồng, thế mạnh, khó
lòng làm gì nổi. Ta đợi biết tin tức chúa Nguyễn ánh trong Nam đã. Trong ấy mà
thắng, ngoài này ta mới bắt đầu hoạt động, cũng chẳng muộn."
Thực ra đó chỉ là một câu nói, một ý nghĩ của kẻ anh hùng đã bắt đầu thoái
chí, đã bắt đầu hơi chán nản thời thế. Thường họ tự an ủi như thế. Rồi dần dần họ
quên việc lớn, trong chén rượn nồng hay trong lòng một người thiếu nữ. Trời ơi ?
Cái tuổi ngoài hai mươi, hăng hái thì hăng hái thực. Nhưng đến lúc đã nguội lạnh
thì ngội lạnh hơn tro tàn. Lúc Bấy giờ họ sẽ đem chử nghĩa yếm thế vẩn vơ ra mà
che đậy một tâm hồn hèn yếu.
Hiện bây giờ Phạm Thái cũng chỉ là một ông thầy đồ còn sôi nổi những ý
tưởng cao xa.
Một hôm Kiến Xuyên hầu xuống nhà họ củ Phạm Thái ra vườn xem hoa, rồi
khẽ bảo chàng:
- Lão gia nghe nói triều đình đã một dạo lùng bắt các thiền tăng. SỢ có kẻ lưu
ý tới công tử chăng? Chi bằng phá giớ quách.
Kiến Xuyên hầu cả cười. Phạm Thái lễ phép trả lời:
- Bẩm tướng công, văn sinh lại nhập thế cũng không khó khăn gì, chỉ việc bỏ
bộ thiền phục ra là xong. Vả văn sinh chưa bao giờ đã chính thức xuất thế, chẳng
qua chỉ mượn bộ áo cà sa để ẩn núp trốn tránh, điều ấy văn sinh đã nhiều lần thưa
cùng tướng công.
Trương công reo lên:
- Công tử nói rất hợp ý lão gia.
Mấy hôm sau, Phạm Thái đã trở nên một ông đồ nho thực hiệu, với tấm áo
lương dài, với chiếc khăn nhiễu tam giang chít rất khéo để che cái đầu trọc. Nhân
anh em thường đùa bỡn gọi chàng là chiêu lý, chàng liền lấy tên là Phạm Văn Lý.
Chàng nghĩ thầm: "Thôi thế này thì không còn ai có thể nhận ra được Phổ Chiêu
thiền sư chùa Nghiêm Xá mà cũng chẳng còn ai biết mình là Phạm Thái, một thời
để tìm cái chết với thanh kiếm, cây cung Ở bãi sa trường.
Chàng lấy làm tự thẹn, nhưng còn tự an ủi gượng: "Nhưng nào ta đã thoái chí?
Chẳng qua chỉ nương náu đợi thời. Đợi thời như Trần đại huynh, Nguyễn đại tỷ."
CÓ một cớ khiến lòng chàng trở nên uỷ mị mà chàng không